Thứ năm, Ngày 19/09/2024 (Âm lịch: 17/08/2024)T5, 19/09/2024 (ÂL: 17/08/2024)
Tìm kiếm
MÓN ĂN

Bánh ít trần lá dứa nhân đậu xanh thơm ngon lạ miệng với lớp vỏ bánh dẻo dai, phần nhân thơm thơm, béo béo vị dừa với đậu xanh thật hấp dẫn. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh ít trần lá dứa nhân đậu xanh nhé!

Nguyên liệu làm Bánh ít trần lá dứa nhân đậu xanh (Cho 4 người ăn)

·       Đậu xanh không vỏ 150 g 

·       Dừa xay 200 g 

·       Bột nếp 400 g 

·       Bột năng 50 g 

·       Đường bột 30 g 

·       Đường thốt nốt 170 g 

·       Dầu dừa 15 ml 

·       Dầu ăn 15 ml 

·       Nước lá dứa 400 ml 

·       Muối 1 muỗng cà phê

·       Dụng cụ cần có

·       Máy xay, chảo, vá, bát tô, xửng hấp,...

Cách chế biến Bánh ít trần lá dứa nhân đậu xanh

Bước 1: Xào dừa

Cho 200g dừa xay vào 1 cái chảo rồi bắc lên bếp, để lửa vừa. Cho vào 60g đường thốt nốt rồi xào trong 3 phút để đường chảy ra, quyện vào dừa xay.

Bước 2: Nấu đậu xanh

Nấu 150g đậu xanh không vỏ với 500ml nước và 1 muỗng cà phê muối trong vòng 20 - 25 phút, cho đến khi đậu xanh chín mềm thì bạn dùng vá khuấy đều cho đậu xanh tan ra.

Đợi cho đậu xanh nguội, bạn dùng máy xay, xay mịn đậu xanh.

Bước 3: Sên nhân dừa đậu xanh

Đậu xanh sau khi được xay mịn thì lại được cho vào 1 cái chảo, bắc lên bếp. Cho vào 110g đường thốt nốt và 15ml dầu dừa, khuấy đều.

Tiếp tục cho dừa đã xào đường vào, sên nhỏ lửa trong 30 phút cho đến khi nhân bánh trở nên sánh và dẻo.

Để nguội nhân bánh rồi chia nhỏ nhân thành những viên có trọng lượng khoảng 20g.

Bước 4: Trộn bột bánh

400g bột nếp bạn trộn với 50g bột nếp, 30g đường bột và 15ml dầu ăn.

Sau đó cho từ từ 400ml nước lá dứa vào, cùng lúc là bạn bắt đầu nhào bột để bột không bị lỏng hoặc khô. Cứ thế nhào bột trong khoảng 10 phút, cho đến khi bột dẻo và mịn.

Cho bột nghỉ 10 phút để bột nở ra.

Bước 5: Tạo hình bánh

Chia nhỏ bột bánh, cán dẹp rồi bỏ phần nhân vào bên trong, gói kín nhân lại là được. Cho bánh lên giấy nến hoặc lá chuối để khi hấp, bánh không bị dính vào nồi.

Làm lần lượt cho đến khi hết bột và nhân.

Bước 6: Hấp bánh ít

Cho bánh vào xửng hấp và hấp trong 15 phút.

Thành phẩm

Bánh ít trần ngọt ngào thơm ngon, có vị béo bùi của nhân dừa đậu xanh và màu xanh đẹp mắt của vỏ ngoài, là một món ăn cực kì hấp dẫn cho cả gia đình.

Kinh nghiệm:

- Khi hấp bánh, bạn bọc thêm một lớp vải vào nắp xửng để tránh hơi nước bốc lên trên rơi xuống làm bánh lâu chín, bánh cũng bị rỗ, không ngon.

- Bánh được bảo quản trong hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh có thể dùng trong 1 - 2 ngày.

Bánh khọt chay là loại bánh khọt chỉ có bột không thôi, không có thịt thà, hải sản gì hết. Bánh khọt chay mềm mềm chứ không phải giòn nhưng cuốn với rau sau đó chấm nước chấm thì cũng rất ngon. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh khọt chay nhé!

Nguyên liệu làm Bánh khọt chay (Cho 3 người ăn)

·       Bột bánh xèo 250 g 

·       Đậu xanh cà vỏ 20 g 

·       Nấm đùi gà 20 g 

·       Cà rốt 1/2 củ 

·       Ớt chuông 1/2 quả 

·       Hành lá 1 ít 

·       Nước cốt dừa 250 ml 

·       Bia 250 ml

Cách chế biến Bánh khọt chay

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đầu tiên, bạn ngâm mềm đậu xanh với nước lạnh trong vòng 5 tiếng. Sau đó, bạn rửa sạch đậu rồi đem đi luộc chín. Sau khi đậu đã chín, bạn vớt ra để ráo.

Nấm đùi gà bạn gọt sạch phần chân, cà rốt gọt vỏ, ớt chuông bỏ hạt và phần cuống, hành lá nhặt sạch. Sau đó, mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi cắt hạt lựu, riêng hành lá bạn cắt nhuyễn.

Bước 2: Xào nhân bánh khọt

Bạn bắc chảo lên bếp phi thơm đầu hành lá đã cắt, sau đó cho nấm đùi gà, cà rốt, ớt chuông đã sơ chế vào xào chín. Tiếp đến, bạn cho hành lá cắt nhuyễn, đậu xanh đã luộc vào đảo đều.

Tiếp tục, bạn cho vào chảo 1 thìa cà phê hạt nêm chay, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.

Bước 3: Pha bột bánh khọt

Bạn trộn 250g bột bánh xèo với 250ml bia và 250ml nước cốt dừa đến khi bột hòa tan hết. Sau đó, cho thêm 2 thìa canh dầu ăn, 1/2 thìa cà phê hạt nêm chay, tiếp tục trộn đều, rồi để bột nghỉ trong vòng 30 phút.

Bước 4: Làm bánh khọt chay

Bạn cho khuôn bánh lên bếp với lửa nhỏ để tránh bị cháy. Khi khuôn bánh đã nóng lên, bạn quét một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn. Sau đó, bạn cho từng thìa bột bánh khọt vừa đủ vào khuôn.

Tiếp tục, bạn cho nhân đã xào lên từng bánh khọt trong khuôn, rồi đậy nắp lại cho bánh chín.

Thành phẩm

Mẻ bánh khọt chay có màu vàng bắt mắt, phần vỏ không bị cháy, thơm nức, giòn béo, phần nhân được nêm vừa ăn, không bị ngấy.

Bánh khọt là một trong những loại bánh được mọi người yêu thích vì hương vị đặc biệt mà nó mang đến, hôm nay hãy thử chế biến thêm bánh khọt lá cẩm nhân nấm hạt sen thơm béo, ngọt bùi dưới đây, đảm bảo cả nhà bạn sẽ trầm trồ cho mà xem.

Nguyên liệu làm bánh khọt lá cẩm nhân nấm hạt sen

·       200g bột bánh khọt (hoặc bột bánh xèo)

·       100g nước lá cẩm tím

·       150g nấm mỡ trắng

·       50g cà rốt

·       200g giá

·       200g hạt sen tươi

·       100g chân nấm chà bông

·       150g nước cốt dừa

·       1 chén nước dừa tươi

·       3 muỗng nước mắm chay

·       Mùi Tàu

·       Gia vị: Hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt

Dụng cụ: Khuôn đổ bánh khọt, cọ.

Kinh nghiệm:
- Để chọn nấm mỡ trắng thì bạn nên chọn nấm có màu trắng đều, không bị dập, không bị thâm đen, nấm có mùi thơm đặc trưng là nấm tươi, còn nấm có mùi hôi khó chịu thì hạn chế mua, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ.
- Cách chọn hạt sen: Muốn mua hạt sen tươi ngon bạn nên chọn hạt sen chưa tách vỏ, sau đó mang đem phơi nắng và tách vỏ, đây là cách tốt nhất có được hạt sen tươi ngon, còn hạt sen già thì sẽ có màu trắng ngà, vàng đậm cùng lớp ngoài căng tròn không nên chọn.

Cách làm bánh khọt lá cẩm nhân nấm hạt sen

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm mỡ sau khi mua về cắt bỏ chân, ngâm trong nước muối sau đó để ráo và thái mỏng, cà rốt rửa sạch, bào vỏ sau đó thái sợi, giá cũng rửa sạch và thái nhuyễn, hạt sen ngâm trong nước muối sau đó để ráo nước. Ngò rí cắt bỏ rễ, rửa sạch và tiến hành thái nhuyễn.

Bước 2: Pha bột bánh khọt

Cho vào tô 200g bột bánh khọt, 100ml nước lá cẩm tím, 150ml nước cốt dừa, 150ml nước, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh ngò rí băm nhuyễn, đánh bột cho tan đều rồi để bột nghỉ khoảng 30 phút.

Bước 3: Xào nhân

Cho một muỗng dầu ăn vào chảo đun sôi, sau đó cho nấm mỡ đã thái lát vào chảo, cà rốt thái sợi vào và tiến hành nêm nếm khoảng 1 muỗng cà phê hạt nêm và đảo đều cho đến khi nấm chín. Sau đó cho 100g chà bông vào chảo xào sơ rồi tắt bếp.

Bước 4: Nấu nước mắm

Đun sôi 1 chén nước dừa tươi, 5 muỗng canh nước mắm chay, 1 muỗng canh đường, ⅓ muỗng canh muối, ⅓ muỗng canh bột ngọt. Nấu với lửa nhỏ đến khi nước mắm kẹo lại thì cho ra chén.

Bước 5: Hoàn thiện món ăn

Hoàn thiện món ănCho giá đã thái ngắn vào bột bánh khọt, trộn đều để tạo độ xốp cho bánh. Cho một ít dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó cho một ít bột vào khuôn (½ khuôn) xoay khuôn thật đều để rìa bánh mỏng và giòn, sau đó cho một ít nhân đã xào kèm hạt sen.

Cuối cùng đậy nắp chờ bánh chín, khi bánh đã chín thì cho một ít dầu ăn vào bánh để bánh không bị khô và cũng giúp lấy bánh dễ dàng hơn.

Thành phẩm

Bánh khọt khi hoàn thành có màu tím cực đẹp mắt, nhân thì thơm lừng hạt sen kèm nấm và cà rốt xào, ăn kèm nước mắm đậm đà và một ít rau sống vô cùng ngon miệng, hấp dẫn.

Thưởng thức

Thưởng thức đĩa bánh khọt với màu tím bắt mắt có nhân hấp dẫn, ăn vô cùng lạ miệng khác với hương vị bánh khọt thông thường, hãy thử chế biến bánh khọt theo cách này để chiêu đãi cả nhà nhé.


Bánh khọt có hình tròn giống như bánh bèo nhưng được làm chín bằng cách nướng trong khuôn có láng dầu. Công đoạn làm món bánh này không phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến. Nếu bạn cho nước nhiều hơn bột thì bánh khọt dễ vỡ vụn trong quá trình chiên và bánh khi lấy ra khỏi vỉ cũng không giòn. Còn cho bột nhiều hơn lượng nước quy định sẽ làm bánh không ngon vì không có độ dai.

Bánh khọt khá phổ biến tại các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam. Tại mỗi vùng miền, bánh khọt lại có sự khác biệt, tuy vậy vẫn cùng chung đặc điểm đã tạo nên sức hấp dẫn của món bánh này, đó là kết cấu giòn ngoài, mềm trong, và hương vị thơm ngon.

Nguyên liệu làm bánh khọt miền Tây (cho 5 người ăn)

·       1kg bột bánh khọt/bột bánh xèo (bột này bạn có thể mua tại siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, bột đã pha sẵn bột nghệ trong đó, nhưng nếu thích bánh vàng hơn thì bạn có thể cho thêm ½ thìa café bột nghệ vào nữa nhé).

·       400g thịt nạc dăm

·       300g tôm tươi

·       3 quả trứng

·       500ml nước cốt dừa

·       300g đậu xanh

·       1 củ cà rốt

·       1 củ cải trắng

·       Hành lá

·       Hành tím: 3 củ

·       Hành tây: 1 củ

·       Gia vị: tiêu, đường, muối, bột ngọt,…

·       Chanh, ớt, nước mắm, rau sống (cải xanh, xà lách, rau thơm các loại)

Dụng cụ cần thiết:

- Khuôn bánh khọt

- Bát sạch

- Thìa, thìa

Cách làm bánh khọt miền Tây

Bước 1: Làm bột bánh và nhân bánh

- Hành lá thái nhỏ. Đập trứng vô bát, khuấy đều.

- Trộn bột bánh xèo, hành lá, trứng, 400ml nước cốt dừa vào trong nước ấm. Khuấy đều để bột không bị vón cục, để nguyên bột nghỉ khoảng 15 phút.

- Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu. Bạn có thể để nguyên con hoặc thái hạt lựu tùy thích.

- Đậu xanh hấp vừa chín tới. Hành tây cắt hạt lựu, hành tím thái mỏng, hành lá cắt khúc.

- Cà rốt và củ cải trắng cắt sợi mỏng, bóp với ít muối, rửa sạch, vắt cho ráo.

Bước 2: Xào nhân và làm bánh

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím, sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh hấp chín tới, hành tây vào xào sơ qua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho thêm nước cốt dừa, trộn đều.

- Đặt khuôn bánh lên bếp, tráng dầu ăn vào từng khuôn sau đó đổ bột vào, cho nhân vào giữa rồi đậy nắp vung lại.

- Khi thấy bánh trở vàng, nhân màu nâu đỏ, hành lá trong mỡ dầu bám vào tạo thành màu xanh thì bánh chín, nhanh tay lấy bánh ra khỏi khuôn.

Bước 3: Pha nước chấm và trang trí

- Giã nhuyễn tỏi, ớt. Đổ đường vào nước và khuấy đường cho tan hết. Cho thêm nước cốt chanh, nước mắm, tỏi, ớt vào khuấy đều. Nêm nếm sao cho nước chấm có vị chua ngọt vừa phải.

- Đặt bánh lên dĩa, trang trí bằng rau ăn kèm và ăn nóng.

Vỏ bánh khọt vàng ươm, nhân tôm thịt đậm đà, ăn kèm cà rốt, củ cải bào sợi cùng nước chấm và rau sống, rau thơm thì còn gì tuyệt vời bằng! Chúc các bạn thành công với cách làm bánh khọt hương vị miền Tây ngay tại nhà này nhé!

Bạn đã biết cách làm món bánh khọt nước cốt dừa chuẩn vị miền Tây thơm ngon, giòn rụm chưa? Nếu chưa bạn hãy tham khảo ngay công thức được chia sẻ trong bài viết dưới đây để có kinh nghiệm chế biến món ăn ngon cho cả nhà cùng thưởng thức.

Nguyên liệu làm món bánh khọt nước cốt dừa

·       500g bột gạo

·       1 chén cơm nguội

·       10g bột nghệ

·       200g thịt ba chỉ

·       300g tôm

·       100g giá

·       100ml nước cốt dừa

·       100ml nước dừa

·       2 củ hành tím

·       20g hành lá

·       1 củ tỏi

·       2 trái ớt hiểm

·       Đồ chua hoặc 1 trái chanh.

·       Gia vị: Muối, nước mắm, đường, dầu ăn.

Kinh nghiệm
- Cách chọn tôm đất ngon đó là bạn nên chọn tôm còn sống, có đủ chân, đủ càng. Bạn có thể chọn mua tôm đất tươi ở các cửa hàng bán hải sản, hệ thống siêu thị lớn, uy tín. Ngoài ra khi chọn mua tôm đất để làm bánh khọt thì bạn nên chọn con tôm cỡ nhỏ bằng khoảng ½ ngón tay.
- Phần thịt heo xay bạn nên chọn phần thịt heo có cả nạc cả mỡ để thịt không bị khô.
- Cơm nguội bạn nên chọn loại được nấu từ loại gạo nở xốp thì bánh khọt khi được làm ra sẽ xốp và ngon.

Cách làm món bánh khọt nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bột gạo lọc bạn cho vào 1 chiếc tô, đồng thời chừa lại 1 thìa canh để cho vào phần nước cốt dừa tạo cho nước cốt dừa có độ sánh nhẹ.

Hành tím bóc vỏ băm nhỏ; hành lá rửa sạch cắt nhỏ; tỏi băm nhuyễn; ớt hiểm cắt nhỏ.

Tôm đất bạn cắt bỏ đầu, chân, rút chỉ lưng rồi rửa sạch để ráo.

Giá cắt khúc ngắn khoảng 1cm. Cơm nguội bạn cho vào máy xay sinh tố, thêm vào khoảng 100ml nước và xay cho cơm nguội nhuyễn ra.

Bước 2: Pha bột

Bạn cho 100ml nước vào tô bột gạo lọc, tiếp đến đổ phần cơm nguội đã xay vào tô, sau đó bạn cho thêm vào tô: 1 thìa cà phê muối, 10g bột nghệ và 100ml nước cốt dừa dùng thìa khuấy đều và để bột nghỉ khoảng 60 - 90 phút.

Bước 3: Nấu nước mắm

Bạn cho vào nồi phần nước dừa, sau đó là 2 thìa canh nước mắm, ½ thìa cà phê muối, 2 thìa canh đường dùng thìa khuấy đều đun cho nước mắm sôi lên thì bạn tắt bếp.

Đổ nước mắm ra tô, đợi khi nước mắm nguội hẳn thì bạn cho phần tỏi băm, ớt cắt nhỏ vào khuấy đều nếu như nhà bạn có sẵn đồ chua thì bạn cho đồ chua vào còn nếu không bạn có thể cho thêm 1 thìa canh nước cốt chanh vào để nước mắm có độ chua nhẹ.

Bước 4: Xào tôm

Bạn bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì bạn cho vào chảo 1 thìa canh dầu ăn, khi dầu ăn nóng lên thì bạn cho hành tím băm vào phi thơm sau đó bạn cho tôm vào xào, nêm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm đảo đều tay để gia vị thấm vào tôm. Bạn xào tôm khoảng 3 phút là tôm chín bạn tắt bếp.

Bước 5: Xào thịt

Bạn tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo bỏ hành tím vào phi thơm sau đó cho thịt vào xào chung, nêm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm xào thịt khoảng 3 - 4 phút là thịt chín, bạn đem cho ra đĩa.

Bước 6: Nấu nước cốt dừa

Cho 1 thìa canh bột gạo lọc đã chừa lại trước đó vào chén, sau đó thêm 50ml nước rồi bạn dùng thìa khuấy đều cho bột tan hết.

Đồng thời đặt chảo lên bếp, đổ nước cốt dừa vào chảo sau đó đổ nước bột gạo lọc vừa pha vào, nêm thêm ½ thìa cà phê muối. Dùng thìa khuấy đều đun nước cốt dừa sôi lên để nước cốt dừa có độ đặc sánh lại thì bạn tắt bếp rồi cho ra tô.

Bước 7: Đổ bánh khọt

Bạn cho hành lá, giá đỗ vào phần bột gạo lọc đã pha trước đó, dùng thìa khuấy đều.

Tiếp theo bạn đặt khuôn bánh khọt lên bếp, đun cho khuôn nóng lên sau đó bạn múc bột đổ vào khuôn bánh khọt. Thấy mặt bánh se lại thì bạn múc thịt cho lên trên mặt bánh, tiếp đến là tôm và nước cốt dừa.

Khi mặt dưới của bánh khọt có màu vàng đẹp, bột phía trên cũng chín thì bạn lấy bánh cho ra đĩa.

Lưu ý: Khi đổ bánh khọt bạn nên để lửa nhỏ để bánh khọt được chín đều và không bị cháy nhé!

Thành phẩm

Món bánh khọt nước cốt dừa khi ăn bạn sẽ cảm nhận được phần bánh khọt xốp, giòn rụm, thịt tôm ngọt, quyện cùng vị nước cốt dừa béo béo, ăn kèm với rau sống chấm với nước mắm chua chua, ngọt ngọt, cay cay đảm bảo ngon hết sảy luôn nhé!

 

Món bánh khọt - đặc sản Vũng Tàu nức tiếng luôn làm nhiều thực khách say mê bởi hương vị hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để cùng làm món bánh này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh khọt Vũng Tàu (Cho 4 người ăn)

·       Bột bánh khọt 200 g 

·       Nước cốt dừa 400 ml 

·       Tôm thẻ 300 g 

·       Mực 300 g 

·       Nước cốt chanh 2 thìa cà phê 

·       Hành lá 50 g(cắt nhỏ) 

·       Tỏi băm 2 thìa cà phê 

·       Rau thơm 1 ít 

·       Ớt băm 2 thìa cà phê 

·       Nước mắm 2 thìa canh 

·       Đường 4 thìa cà phê 

·       Dầu ăn 1 ít

Dụng cụ thực hiện

Khuôn bánh khọt, bếp, dao, thớt, thìa,...

Cách chế biến Bánh khọt Vũng Tàu

Bước 1: Sơ chế tôm mực

Mực mua về, rút lấy phần đầu mực, rút bỏ nhẹ nhàng phần túi mực để tránh làm vỡ túi, xương sống, rửa thật sạch dưới vòi nước nếu làm vỡ túi mực.

Cắt bỏ phần mắt mực và khối tròn cứng ở giữ đầu mực hay còn được gọi là răng mực. Sau đó rửa lại với nước sạch rồi cắt khoanh.

Tôm mua về lột vỏ, rút chỉ, bỏ đuôi rồi lấy thịt, sau đó xé nhỏ thịt.

Kinh nghiệm rút chỉ lưng tôm nhanh:

Bạn đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua vị trí này và kéo nhẹ phần chỉ đen để rút chỉ tôm ra ngoài.

Không cần dùng dao cắt lưng tôm bạn cũng có thể dùng tăm để moi ngay phần đầu của thân tôm ra sẽ thấy cọng chỉ màu đen. Dùng tay nhẹ nhàng rút sợi chỉ đen này ra thế là tôm đã sạch.

Bước 2: Pha bột bánh khọt

Trộn bột bánh khọt với 400ml nước cốt dừa, 50g hành lá cắt nhỏ, khuấy đều và để bột nghỉ khoảng 5 - 10 phút.

Bước 3: Pha nước chấm

Trộn đều 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước lọc, 4 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê nước cốt chanh, khuấy đều cho đường tan rồi cho 2 thìa cà phê tỏi băm và 2 thìa cà phê ớt băm vào.

Bước 4: Đổ bánh

Chuẩn bị một khuôn đổ bánh khọt, cho khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào mỗi khuôn, khi dầu nóng thì từ từ đổ bánh vào khuôn, cho 1 con tôm hoặc mực lên mỗi khuôn, đậy nắp lại và chiên khoảng 3 phút trên lửa vừa đến khi vàng, sau đó gắp ra.

Kinh nghiệm: Để bánh giòn hơn bạn đổ ngập dầu khi đổ bánh.

Thành phẩm

Món bánh khọt Vũng Tàu nổi bật với mùi thơm, béo ngậy của nước cốt dừa, phần nhân tôm mực thơm ngon, ăn kèm nước chấm đậm đà và rau thơm thì rất tuyệt. Đây là món ăn cực kì phù hợp cho những ngày cuối tuần họp mặt gia đình.


Món bánh khúc nóng truyền thống với hương vị vô cùng thơm ngon, bánh được làm từ các nguyên như là gạo nếp, bột gạo tẻ, lá khúc, thịt ba chỉ, đậu xanh. Đây là những nguyên liệu rất quen thuộc mà các bạn có thể tìm mua và chế biến được món bánh khúc cho gia đình của chúng ta

Sự kết hợp của những nguyên liệu trên lại với nhau tạo thành món bánh khúc bên ngoài dẻo bên trong thì béo từ thịt bà chỉ và vị bùi của đậu xanh vô cùng tuyệt vời. Hôm nay, bạn và chúng tôi cùng vào bếp để làm món bánh khúc này nhé!

Nguyên liệu làm món bánh khúc nóng

·       1kg gạo nếp

·       200g bột gạo nếp

·       100g bột gạo tẻ

·       100g thịt ba chỉ heo

·       200g đậu xanh vàng

·       300g lá khúc

·       Hành tím

·       Các loại gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm

Dụng cụ nấu: Nồi hấp, chảo chống dính, nồi inox, dao, máy xay đa năng, máy xay sinh tố, bát tô, thìa, rây lọc

Cách thực hiện món bánh khúc nóng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn đem ướp thịt với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm.

Gạo nếp và đỗ xanh ngâm với nước khoảng 3 - 4 giờ, vo sạch, vớt ra, để ráo.

Lá khúc rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bạn dùng rây lọc lọc lấy nước của lá khúc.

Bước 2: Thực hiện món bánh khúc

Đậu xanh cho vào nồi hấp hấp chín rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho đậu xanh vào chảo xào cùng với dầu ăn, thêm chút nước lọc vào cho đậu bết lại, tăng độ kết dính, nêm nếm sao cho vừa miệng.

Hành phi cho vào chảo, phi thơm vàng rồi đổ thịt cùng 1/2 bát nước lọc vào đun cho mềm, cạn nước thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

Cho bột nếp, 1/2 bát nước lọc nhỏ vào bát tô, trộn đều cho bột hòa quyện. Tiếp theo, bạn đổ bột khô và phần nước lá khúc vừa xay vào bát bột nếp, trộn và nhào đều để tạo thành một khối mịn, dẻo không dính tay.

Bước 3: Tạo hình bánh khúc

Lấy một lượng đậu xanh vừa phải bọc kín viên thịt bên trong.

Tiếp tục, bạn dùng phần bột lá khúc bọc viên đậu xanh vừa nặn lại.

Bạn hãy lăn viên bánh qua gạo nếp để gạo bọc kín viên bột.

Bước 4: Hấp bánh

Trải một lớp gạo nếp dày khoảng 1cm vào tầng trên của nồi hấp (bạn có thể dùng lá chuối hoặc quét một lớp dầu ăn quanh đáy, thành nồi để chống dính), rồi xếp các viên bánh khúc vào nồi hấp, mỗi viên cách nhau khoảng 1cm.

Rắc một lớp gạo nếp lên các viên bánh khúc.

Thêm nước vào tầng dưới nồi hấp, đun sôi và tiến hành hấp bánh khúc trong khoảng 30 phút.

Thành phẩm

Tuy rằng khâu sơ chế nguyên liệu hơi nhiều bước nhưng lại không quá khó để thực hiện nhỉ?!

Món bánh khúc nóng hổi, thơm mùi nếp, có vị mặn mặn, béo béo của phần nhân bên trong sẽ khiến ai ăn vào cũng "trầm trồ" khen ngợi đó!

Qua bài viết này các bạn nên thực hiện ngay món bánh khúc thơm ngon cho gia đình người thân của mình thưởng thức cũng như dâng lên cúng trong dịp tết Đoan Ngọ nhé. 

Bánh mì được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước.

Thông thường chẳng ai tự làm bánh mì tại nhà vì nghĩ rằng cách thực hiện rất khó nhưng nếu bạn có lò nướng và chỉ cần khéo tay một chút là làm được rồi.

Nguyên liệu làm bánh mì truyền thống bằng lò nướng tại nhà

·       280g bột mì

·       5g men nở khô

·       1 quả trứng gà

·       1 thìa sữa bột

·       20g bơ lạt

·       15g đường

·       Một ít muối

Cách làm bánh mì truyền thống bằng lò nướng tại nhà

Bước 1: Trộn hỗn hợp các nguyên liệu

Cho 280g bột mì, 15g đường, 1 thìa sữa bột, 5g men nở khô và một ít muối vào rồi trộn đều lên.

Bước 2: Nhồi bột

Đập 1 quả trứng gà vào, thêm vào 120mlnước và bắt đầu nhồi bột.

Bước 3: Ủ bột

Cho thêm 15g bơ và tiếp tục nhồi tiếp cho đến khi bột mềm mịn, dẻo mà không dính tay rồi cho khối bột vào tô và bọc kín lại, ủ bột khoảng 1-2 tiếng tới khi nở to gấp đôi.

Bước 4: Để bột nghỉ

Rắc một chút bột lên bàn rồi ấn xẹp, chia thành 7 phần bột bằng nhau rồi vo tròn, đậy kín và để bột nghỉ khoảng 5 - 10 phút.

Bước 5: Tạo hình làm bánh mì

Đặt bột lên bàn rồi dùng cây cán bột cán xẹp bọt khí, dùng 2 tay nhẹ nhàng cuốn từ trên xuống dưới, nối mép bột lại, vuốt 2 đầu miếng bột nhọn lại để tạo hình chiếc bánh mì, lần lượt thực hiện cho đến khi hết bột.

Cho vào khay nướng, dùng khăn đậy kín và ủ thêm 60 phút để chobột nở gấp đôi. Nếu bạn thích có đường xẻ giống ngoài tiệm thì có thể dùng dao lam rạch lên 1 đường.

Bước 6: Nướng bánh mì bằng lò nướng

Làm nóng lò ở 200 độ C trong vòng 10 phút trước khi nướng rồi cho khay bánh vào nướng khoảng 20 - 25 phút là bánh chín vàng.

Thành phẩm

Sau khi hoàn thành là bạn đã có một mẻ bánh mì truyền thống thơm nức mũi. Bánh mì thơm, sậm màu bên trong và giòn bên ngoài.

Thưởng thức

Đợi cho bánh nguội bớt là có thể thưởng thức, có thể ăn kèm pate, xíu mại chấm sữa đặc, lagu hay cà ri gà đều rất ngon. Cách làm bánh mì đặc ruột tại nhà thơm ngon đơn giản quá phải không nào. Hãy thử ngay nhé!

Bí quyết cách làm bánh mì ngon

Chọn bột làm bánh mì

Bạn nên chọn bột làm bánh mì có hàm lượng protein cao, tốt nhất là nằm trong khoảng từ 12% - 13 %, bởi vì nếu dùng bột có hàm lượng protein thấp hơn 10% sẽ khiến bánh không dai.

Bạn cũng có thể dùng bột mì đa dụng với hàm lượng protein từ 10% - 11%, bánh thành phẩm sẽ xốp và dai hơn.

Chú ý trong khâu nhồi bột

Trước khi nhồi bột, bạn nên cho bột nghỉ một khoảng thời gian, điều này giúp cho các sợi gluten hình thành dễ dàng hơn và bạn sẽ không mất quá nhiều sức cho những công đoạn tiếp theo.

Nếu sau khi nhồi bột xong mà cảm giác bột chắc tay thì là bột khô, do bạn đã cho quá nhiều bột áo hay bột có độ hút nước cao. Lúc này bạn có thể thêm 10g bột áo, 15g nước để bột có thể mềm mịn và dẻo.

Nếu bạn nhồi bột bằng máy thì chỉ nên nhồi ở tốc độ thấp để tránh làm cho các sợi gluten đứt gãy khiến bột nở không như ý muốn. Nếu bạn nhồi bột bằng tay thì cần cho bột áo lên mặt phẳng rồi túm và đập bột liên tục đến khi bột dai, kéo mỏng được.

Lưu ý khi ủ bột

Bạn không nên ủ bột ở nơi có nhiệt độ quá 45°C, bột sẽ nở kém hoặc không nở được do men bị ảnh hưởng.

Trong lần ủ thứ 2, bạn phải ủ ở thời gian vừa đủ, vì nếu quá thời gian sẽ khiến vết rạch bánh bị nhăn nheo, bánh bị xẹp. Ngược lại, nếu ủ bánh chưa đủ thời gian sẽ khiến bánh nở nhiều và vết rạch bị xấu khi nướng xong.

Ngoài ra, sau khi rạch bánh thì nên xịt thêm nước lên bề mặt bánh, nhất là ở vết rạch.

Bí quyết trong cách nướng bánh mì

Tốt nhất là bạn nên dùng khay nướng có các lỗ và rãnh, giúp bánh được giòn đều hơn sau khi nướng, do các lỗ sẽ thoát được hơi nước ở dưới bốc lên.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho nước sôi vào một khay hay cốc có thể để trong lò nướng, rồi cho xuống đáy lò, giúp nước bốc lên cho vỏ bánh giòn hơn.

Cách giữ bánh mì giòn lâu

Để giữ bánh mì giòn lâu, bạn có thể bảo quản bánh mì trong ngăn đá của tủ lạnh hay gói lại bằng giấy báo.

Bánh nậm là một loại bánh dân dã nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế cùng với bánh bèo và bánh bột lọc. Chiếc bánh này có nguồn gốc từ làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km.

Khi xưa, những người phụ nữ đã dùng bột gạo, tôm, tép giã nhuyễn để làm nên chiếc bánh nậm. Sau này, món bánh ngày càng phổ biến ở làng Nam Phổ. Với hương vị thơm ngon, người dân đã làm bánh và mang đi giao thương khắp các đường phố cho đến kinh thành Huế.

Đặc điểm của bánh nậm

Vẻ ngoài của chiếc bánh nậm khá giống với bánh bột lọc vì cả hai đều được gói trong lá chuối. Tuy nhiên, khác với màu trong suốt nhìn thấu phần nhân của bánh bột lọc, bánh nậm có màu trắng đặc trưng của bột gạo với lớp nhân trải đều lên mặt trên trông vô cùng hấp dẫn.

Độ dày của chiếc bánh chỉ khoảng 1cm và được làm từ bột gạo, tôm, thịt và được người làm bánh khéo léo bọc cẩn thận bởi lá chuối. Chính vì vậy, không chỉ thơm ngon mà còn đẹp mắt.

Bánh nậm làm từ bột gì và những nguyên liệu nào?

Hương vị đặc trưng của món bánh này đến từ phần bột gạo ngon và nguyên chất. Bột gạo được hòa tan với nước sau đó người đầu bếp nêm thêm bột ngọt, muối rồi bắc lên bếp khuấy đều.

Bí quyết làm nên chiếc bánh nậm ngon phần lớn phụ thuộc vào kỹ thuật khuấy bột. Người làm bánh phải đảm bảo luôn khuấy đều tay để bột không bị dính nồi, nổi cục hoặc khét. Bột đạt yêu cầu phải có độ đặc vừa phải, không chảy cũng không cứng.

Lúc bột đã nhuyễn và dẻo, người ta lấy thìa trải ra tấm lá dong, màu sắc của bột trắng ngần rất đẹp mắt.

Phần nhân bánh nậm thường được làm bằng thịt lợn nạc, thịt gà băm nhuyễn, tôm, ruốc,… Đối với bánh nậm chay, phần nhân này sẽ được thay thế thành nhân đậu xanh. Mỗi loại nhân sẽ đem đến một hương vị khác nhau, vô cùng đặc biệt, khiến người thưởng thức luôn say đắm.

Bánh nậm ăn chung với gì?

Bánh nậm thường được dùng chung với nước mắm ớt pha loãng, có vị hơi ngọt. Khi thưởng thức, thông thường mọi người lột bánh ra, trải lên đĩa và để nguyên phần lá gói. Với cách làm này, mùi hương của lá chuối sẽ giúp người ăn cảm thấy đỡ ngấy hơn.

Không những vậy, khi ăn bánh nậm dùng chung với một số thực phẩm khác như chả cốm, thịt viên nướng, chả bò, giò tai luôn mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Ngoài ra, thưởng thức bánh nậm cùng với các loại bánh như bánh bột lọc, bánh bèo,... cũng đem lại hương vị khó quên mà chúng ta không nên bỏ qua đấy!

Cách làm bánh nậm Huế tôm thịt thơm ngon dễ làm tại nhà ai cũng mê

Nguyên liệu làm bánh nậm Huế tôm thịt

·       250g bột gạo

·       200g tôm

·       200g thịt lợn xay

·       20g bột năng

·       1kg lá chuối

·       Hành tím, hành lá

·       Gia vị: dầu ăn, dầu điều, hạt nêm, tiêu, nước mắm

Cách làm bánh nậm Huế tôm thịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, tôm bạn bóc vỏ, lấy chỉ đen ở lưng tôm rồi đập dập và băm nhuyễn. Bạn cho tôm vào tô ướp 1 thìa canh hành tím băm, ½ thìa canh hạt nêm, ½ thìa canh tiêu, 1 thìa nước mắm và đảo đều cho tôm thấm gia vị.

Thịt xay mua về bạn cho vào tô ướp 1 thìa canh hành tím băm, ½ thìa canh hạt nêm, ½ thìa canh tiêu, 1 thìa nước mắm và trộn đều.

Lá chuối bạn rửa sạch, cắt miếng khoảng 15 x 20 cm và trụng sơ qua nước sôi với 1 thìa canh dầu ăn.

Kinh nghiệm: Bạn có thể bóc vỏ tôm và lấy chỉ tôm đơn giản chỉ với một con dao và một cây tăm.

Bước 2: Xào tôm thịt

Bạn cho vào chảo 3 thìa canh màu dầu điều khi dầu sôi nhẹ bạn cho 1 thìa canh hành tím băm vào và đảo cho thơm.

Tiếp theo bạn cho thịt xay đã ướp vào xào chín, sau đó bạn cho tôm vào xào chung với thịt, sau khi tôm thịt gần chín bạn cho vào 2 thìa canh hành lá cắt nhỏ và đảo đều rồi tắt bếp.

Lưu ý: Màu dầu điều giúp món ăn của bạn có màu sắc đẹp và bắt mắt hơn, đừng bỏ qua nhé!

Bước 3: Làm bột bánh nậm

Bạn cho vào nồi 250g bột gạo, 20g bột năng, 1 thìa canh muối và 1 lít nước lọc, bạn khuấy đều cho bột hoà với nhau. Bột đã tan bạn cho 1 thìa canh dầu ăn vào đảo đều rồi để bột nghỉ 1 tiếng.

Sau 1 tiếng bạn bắt nồi bột lên bếp khuấy đều tay với lửa vừa, bạn khuấy đến khi hơi nặng tay và hỗn hợp sệt lại thì bạn nhấc nồi xuống bếp khuấy thêm 2 phút nữa.

Lưu ý: trong quá trình khuấy bột, bạn nhớ để lửa vừa và khuấy đều tay để bột không chị cháy nhé!

Bước 4: Gói bánh và hấp bánh

Bạn trải lá chuối mặt không gân lên thớt rồi cho 1 thìa bột lên và phết bột mỏng ra. Tiếp theo bạn cho nhân vào giữa bột vào gói các mép lá chuối lại thành hình chữ nhật, bạn dùng tay vuốt nhẹ cho bánh dàn đều mỏng.

Bánh đã gói xong bạn cho vào xửng hấp chín với lửa lớn trong 15 phút là bánh hoàn thành.

Bước 5: Làm nước mắm chấm bánh

Bạn nấu sôi 3,5 chén nước lọc với ½ chén đường trên lửa nhỏ, sau đó cho vào ½ chén nước mắm ngon rồi khuấy đều. Để nước mắm ngon hơn bạn vắt một chút chanh và cắt vài lát ớt vào ăn kèm nhé.

Thành phẩm

Bánh nậm Huế sau khi hoàn thành có màu trắng sữa loang màu nhân tôm thịt vàng hấp dẫn, nhân bên trong bánh được dàn đều, khi ăn cảm nhận được bánh vừa ăn, không bị bở và thơm nhẹ mùi lá chuối. Những chiếc bánh nậm Huế thơm ngon, hấp dẫn hãy nhanh tay làm bánh nậm Huế tại nhà để chiêu đãi gia đình bạn nhé!

Bánh tằm cay là món ăn đặc trưng của đất mũi Cà Mau.
Đến Cà Mau, không thể không thử món bánh tằm cay với hương vị thơm ngon, đậm đà gây thương nhớ.
Bánh tầm cay hay bánh tằm cà ri cay, nhìn khá giống cà ri gà nhưng có mùi vị đặc trưng. Đây là món đặc trưng của Cà Mau, xuất xứ từ món bánh tằm ngọt ăn chơi miền Tây sông nước nhưng biến tấu với cà ri chà và của người Khmer.


Món bánh tằm cay có sợi bánh tằm làm từ bột gạo trộn chung với bột năng rồi được nắn lại tròn tròn như bánh tằm cùng với nước sốt cà ri Chà Và cùng với thịt gà hay thịt vịt, hoặc có thịt xíu mại hòa quyện lại tạo thành hương vị khó quên.

Nguyên liệu làm món bánh tầm cay Cà Mau

·       1 con vịt

·       500g bánh tằm

·       1 củ hành tây

·       15g sả cây

·       15g sả băm

·       50g tỏi băm

·       15g bột năng

·       1 ít lá chanh (không bắt buộc)

·       50g rau ăn kèm gồm xà lách, rau thơm, giá đỗ, hẹ

·       Bánh mì và muối tiêu ăn kèm

·       Gia vị: Bột cà ri, sa tế tôm, đường, muối, bột ngọt, dầu ăn

Cách làm món bánh tầm cay Cà Mau

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn mua con vịt tách riêng bộ lòng và đem rửa sạch, dùng giấm hoặc rượu thoa điều khăp còn vịt và để trong 10 phút. Sau đó đem đi luộc sơ trong nước nóng 10 phút, sau đó dùng nhíp nhổ lông sạch rồi đem rửa sạch và đem cắt từng miếng vừa ăn.

Tiếp đó, bạn đem sả cây rửa sạch, cắt khúc rồi đem đập dập. Hành tây bạn lột vỏ và đem cắt từng múi cau. Các loại rau ăn kèm gồm xà lách, rau thơm, giá đỗ và hẹ cùng rửa sạch, đem ngâm muối và vớt để ráo. Lá chanh bạn rửa sạch.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Bạn cho thịt vịt vào một cái tô, dùng tay ướp với gia vị theo tỉ lệ gồm 20g sả băm, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột cà ri, 1 muỗng cà phê sa tế tôm, ướp điều cho thấm thịt vịt.

Bước 3: Xào thịt vịt hành tây

Tiếp đó bạn bắc một cái nồi lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn,... 1 muỗng cà phê tỏi băm phi cho thơm. Sau đó, bạn cho thêm 30g sả, 1 thìa cà phê bột cà ri, 1 thìa cà phê sa tế tôm rồi đảo cho đều cho hòa quyện.

Kế đó, bạn cho thịt vịt vào cùng hành tây và sả cây đập dập vào đảo điều trong 10 phút với lửa nhỏ vừa, đảo đến khi thịt vịt săn lại và dậy mùi thơm.

Bước 4: Hầm cà ri vịt và hoàn thành

Tiếp tục, bạn nấu một nồi nước sôi rồi đổ vào nồi vịt xào sao cho vừa đủ ngập thịt vịt. Sau đó, bạn cho vào bộ lòng vịt cùng 1 ít lá chanh vò mềm và đập nắp kín, để lửa nhỏ và hầm 30 phút đến khi thịt mềm.

Bạn pha loãng 1 muỗng canh bột năng với 1 ít nước và cho từ từ vào nồi cà ri rồi khuấy điều nhẹ nhàng đến khi nước lèo đạt được độ sánh mong muốn là được.

Bạn lấy tô cho 1 ít rau ăn kèm vào, bánh tằm và chan nước lèo cà ri cùng thịt vịt vào, lúc này bạn có thể thưởng thức.

Thành phẩm

Món bánh tằm cay Cà Mau có mùi thơm của lá chanh, cà ri và vị cay sa tế. Thịt vịt chín mềm, sợi bánh tằm dai, mọi thứ hòa quyện với nhau cảm thấy bá cháy, món này có thể ăn chung với bánh mì và muối tiêu.

 

Cá bạc má chế biến được khá nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Thịt cá kho chín vừa và có vị béo thơm đặc trưng hòa cùng vị ngọt của cà chua. Nếu ăn cay được bạn rắc thêm ít tiêu cay và ớt lên nữa ăn cùng với cơm nóng là siêu cuốn hút.

Bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để nấu cá bạc má kho cà chua thơm ngon này nhé!

Nguyên liệu làm Cá bạc má kho cà chua (Cho 2 người ăn)

·       Cá bạc má 500 g 

·       Cà chua 100 g 

·       Hành lá 10 g 

·       Hành tím 5 g 

·       Tỏi 5 g 

·       Nước mắm 10 ml 

·       Đường 10 g 

·       Muối 10 g 

·       Ớt hiểm đỏ 5 g

Cách chế biến Cá bạc má kho cà chua

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn nên mua cá đã được làm sẵn để tiết kiệm thời gian sơ chế nhé.

Rửa cá với nước muối pha loãng, giấm hoặc nước cốt chanh để cá sạch nhớt và giảm được mùi tanh.

Cắt cá thành 2 - 3 khúc vừa ăn hoặc để nguyên đối với cá nhỏ nhé. Cá để nguyên thì bạn dùng dao khứa nhẹ 2 - 3 đường trên mình cá để giúp cá dễ thấm gia vị hơn nhé.

Cà chua đem rửa sạch với nước rồi cắt thành hình múi cau nhé.

Hành và tỏi bỏ vỏ rồi đem băm nhuyễn. Ớt rửa sơ với nước rồi cắt nhỏ. Hành lá cũng rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Bước 2: Uớp cá

Khi cá đã ráo nước thì bạn cho cá ra tô rồi cho vào 1 nửa hành, ớt tỏi băm và hành lá cùng với 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm và 1 thìa cà phê hạt nêm.

Dùng đũa trộn đều rồi để khoảng 10 - 15 phút cho cá thấm gia vị rồi mới bắt đầu kho cá.

Bước 3: Chiên cá

Bắc lên bếp 1 cái chảo chống dính, cho dầu ăn vào và đun nóng, dầu ăn nóng lên thì cho lần lượt từng con cá vào và chiên cho cá vàng đều 2 mặt là được.

Bước 4: Kho cá

Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn rồi cho phần hành và tỏi băm còn lại vào phi cho thơm.

Hành và tỏi đã thơm thì bạn cho cà chua vào và xào sơ khoảng 2 - 3 phút thì cho vào nồi 1 tô nước lọc rồi tiến hành đun sôi.

Nước sôi lên thì cho cá đã chiên sơ vào rồi đun sôi thêm khoảng 10 - 15 phút. Bạn nên cho thêm nước sao cho nước ngập hết cá rồi tiến hành kho với lửa nhỏ cho cá nhừ và còn lại 1 ít nước sốt là được.

Thành phẩm

Cá bạc má kho cà chua hứa hẹn là món ăn hao cơm cho gia đình bạn. Cá chín vừa mềm thơm, bên ngoài thì vàng giòn do được chiên sơ. Thêm vào 1 vài trái ớt thì sẽ là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị chua nhẹ của cà chua và vị cay thơm của ớt.

Cá bạc má là loài cá biển ngon giàu giá trị đinh dưỡng thường được các bà nội trợ thường xuyên chọn làm nguyên liệu chính để nấu các món ăn ngon cho gia đình.
Một trong những món ăn với cá bạc má được nhiều người thích nhất là món cá bạc má kho lạt siêu ngon và dân dã với các sớ cá mềm ngon nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu, điểm thêm chút tiêu xanh và ớt đỏ nữa trông món ăn vô cùng đẹp mắt.
Dùng để cuốn bánh tráng với chút bún tươi và rau sống chấm ăn nước cá kho. Đảm bảo sẽ khiến cả nhà bạn được đổi vị và bất ngờ với tài nấu ăn của bạn. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món này thôi!

Nguyên liệu làm Cá bạc má kho lạt (Cho 5 người ăn)

·       Cá bạc má 1 kg 

·       Tiêu xanh 3 nhánh 

·       Ớt tươi 3 trái 

·       Hành lá 5 nhánh 

·       Hành tím 4 củ 

·       Tỏi 4 tép 

·       Giấm 2 thìa canh 

·       Nước màu 1 thìa canh 

·       Nước mắm 3 thìa canh 

·       Dầu ăn 3 thìa canh 

·       Bột ngọt 1/2 thìa cà phê 

·       Đường 2 thìa canh

Cách chế biến Cá bạc má kho lạt

Bước 1: Sơ chế cá

Mua cá bạc má đã được loại bỏ phần ruột và mang cá, về nhà bạn chỉ cần cắt bớt vây, đuôi và ngâm trong nước giấm pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, vớt cá rửa lại với nước sạch.

Bạn có thể khứa 2 đường chéo lên mình cá giúp cá được thấm gia vị hơn khi kho.

Cách khử mùi tanh cá bạc má:

Cách 1: Dùng muối chà xát lên mình cá, nhất là phần mang cá để loại bỏ phần máu còn sót và rửa lại với nước sạch.

Cách 2: Ngâm trong nước vo gạo khoảng 10 phút, rồi rửa lại nước sạch.

Cách 3: Ngâm trong hỗn hợp nước và gừng giã nhuyễn khoảng 10 phút, rửa lại với nước.

Cách 4: Dùng rượu trắng để rửa cá, rồi rửa lại nước sạch.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Bạn bóc vỏ tỏi và hành tím, rồi dùng dao đập dập. Hành lá thì bạn rửa sạch với nước và cắt lấy phần đầu hành dài khoảng 3 - 5 lóng tay.

Đối với ớt và tiêu xanh, bạn rửa sạch, để ráo.

Bước 3: Chiên cá

Đặt chảo lên bếp, bạn cho vào 3 thìa canh dầu ăn để phi thơm hết phần tỏi và hành tím (đã đập dập) với lửa vừa.

Sau đó, bạn cho cá vào chiên đến khi nào thịt cá săn lại, hơi vàng là được.

Bước 4: Kho cá

Bạn cho vào chảo gia vị gồm có: 2 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa canh nước màu và 3 thìa canh nước mắm.

Tiếp tục nấu và trở mặt cá để thấm đều gia vị khoảng 10 phút, rồi đậy nắp kho thêm 10 phút.

Sau đó, bạn cho vào khoảng 1 chén nước lọc, vặn lửa lớn và kho thêm 5 phút cho đến khi sôi. Lúc này, bạn cho vào 3 nhánh tiêu xanh, 3 trái ớt tươi và 5 cọng đầu hành lá, nấu thêm khoảng 4 phút.

Cuối cùng, nêm nếm lại gia vị vừa ăn trước khi tắt bếp là hoàn thành.

Kinh nghiệm: Bạn nên dùng chảo chống dính và lớn (hoặc nồi lớn) để kho cá được ngon hơn mà không bị nát.

Thành phẩm

Cá bạc má kho lạt có sớ thịt mềm nhưng không bị nát sau khi kho và thấm đều gia vị. Ngoài việc ăn chung với cơm nóng, bạn có thể dùng rau sống hoặc rau luộc để chấm vào nước cá kho. Đây chắc chắn sẽ là món cá kho rất được ưa thích trong gia đình bạn, chúc bạn thành công!

Cá bạc má kho măng thơm ngon hấp dẫn với màu sắc vàng ươm vô cùng bắt mắt. Thịt cá kho chín vừa và có vị béo thơm đặc trưng hòa cùng vị giòn ngọt của măng. Nếu ăn cay được bạn rắc thêm ít tiêu cay và ớt lên nữa ăn cùng với cơm nóng là siêu cuốn hút.

Bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để nấu cá bạc má kho măng thơm ngon này nhé!

Nguyên liệu làm Cá bạc má kho măng (Cho 2 người ăn)

·       Cá bạc má 500 g 

·       Măng 200 g (có thể dùng măng tươi hoặc măng khô) 

·       Hành tím 5 g 

·       Tỏi 5 g 

·       Hành lá 20 g 

·       Đường 10 g 

·       Muối 10 g 

·       Nước mắm 10 ml 

·       Hạt nêm 1 ít 

·       Nước màu 10 g

Cách chế biến Cá bạc má kho măng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn nên mua cá được làm sẵn về rồi dùng muối và gừng chà xát nhẹ nhàng lên mình cá để loại bỏ nhớt và giảm mùi tanh. Bạn có thể rửa cá với nước muối loãng, nước cốt chanh hoặc giấm ăn để cá sạch hơn nhé.

Nếu mua cá chưa qua sơ chế thì bạn cầncạo sạch, mổ bụng rồi dùng dao hoặc kéo lấy sạch ruột cá và phần mang. Sau đó tiến hành rửa cá như bước trên là được.

Đối với cá nhỏ thì bạn để nguyên con, còn cá to thì có thể cắt thành 2 - 3 khúc cho dễ sử dụng nhé.

Hành tím và tỏi bạn bỏ phần vỏ rồi băm nhuyễn. Ớt rửa sơ với nước rồi cắt nhỏ.

Phần măng bạn nên ngâm với nước muối rồi chần qua nước sôi để giảm vị hăng và loại bỏ độc tố.

Kinh nghiệm

Nếu dùng măng tươi thì bạn nên mua măng đã được cắt sẵn ở chợ, lưu ý dùng ngón tay ngắt nhẹ phần măng, nếu măng mềm, dễ gãy thì đó là măng còn non.

Sau khi mua về bạn đem ngâm măng với nước muối khoảng 5 - 7 phút, rồi đem đi chần sơ qua nước sôi có pha 1 ít muối khoảng 7 - 10 phút. Làm như vậy có thể giảm vị đắng và loại bỏ các độc tố nhé.

Đối với măng khô thì bạn phải ngâm trước khoảng 3 - 4 ngày rồi rửa lại với nước thật kỹ. Sau đó cũng phải chần sơ qua nước sôi rồi mới tiến hành chế biến món ăn.

Bước 2: Xào măng

Bắc lên bếp 1 cái chảo chống dính và cho vào 1 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng thì cho hành và tỏi băm còn lại vào phi thơm.

Khi hành và tỏi bắt dầu thơm thì bạn cho phần măng vào và xào đều tay. Nếm nếm gia vị với 1/2 thìa hạt nêm, 1/2 thìa đường và 1/3 thìa bột ngọt.

Tiếp tục xào khoảng 5 - 7 phút cho măng chín đều là được

Bước 3: Chiên cá

Bắc chảo lên bếp và cho vào 1 chén nhỏ dần ăn rồi đun sôi, khi dầu sôi thì cho lần lượt cá vào chiên cho vàng đều 2 mặt.

Bạn có thể cho phần hành tỏi ướp cá vào chiên chung hoặc cho vào khi kho cá đều được

Bước 4: Kho cá

Khi cá đã vàng đều 2 mặt thì bạn cho vào đó khoảng1 chén nước lọc, thêm 1 ít nước màu để tạo màu cho món ăn.

Nước dần sôi lên thì cho phần măng đã xào sơ vào kho chung với cá. Nước sôi lại 1 lần nữa thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi kho cho đến khi nước hơi sệt lại là hoàn thành.

Kinh nghiệm: Bạn có thể sử dụng chảo vừa chiên để kho cá cũng được hoặc sử dụng 1 cái nồi đất để món ăn thơm ngon đậm đà hơn.

Thành phẩm

Cá kho măng thơm ngon hấp dẫn với màu sắc vô cùng bắt mắt. Thịt cá chín vừa và có vị béo đặc trưng cùng với măng có vị giòn và ngọt. Nếu ăn cay bạn có thể cho thêm tiêu và ớt vào để món ăn hấp dẫn hơn nhé.

Cá basa chiên nước mắm có vị béo, thơm, đậm đà cay cay, ăn cùng với cơm sẽ rất là ngon. Món cá basa sau khi thành phẩm sẽ có màu sắc đẹp mắt cùng vị ngon đậm đà. Thịt cá bên trong thì mềm ngọt, không bị khô, bên ngoài giòn giòn, thấm đẫm nước sốt mặn mặn ngọt ngọt. Hãy vào bếp để thực hiện ngay món ăn này để cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa chiên nước mắm (Cho 3 người ăn)

·       Cá basa 300 gram (khoảng 3 khứa cá) 

·       Nước mắm 3 thìa canh 

·       Đường 2 thìa canh 

·       Bột mì 20 gram 

·       Tương ớt 1 thìa cà phê 

·       Tỏi băm nhuyễn 4 tép 

·       Ớt băm nhuyễn 2 quả

Cách chế biến Cá basa chiên nước mắm

Bước 1: Sơ chế cá

Bạn đem cá đi cắt mang cá, dùng nước nóng rưới lên mình cá rồi dùng dao cạo sạch vẩy, xẻ dọc phần bụng lấy hết sạch ruột cá ra ngoài.

Cắt cá thành các khúc vừa ăn cho vào một thau lớn rồi cho muối và giấm vào và bóp đều các khúc cá trong vài phút để loại sạch nhớt và khử mùi thì rửa sạch lại với nước, để ráo.

Sao khi sơ chế và để ráo, các bạn rắc 1 lớp bột mì áo đều bề mặt cá.

Bước 2: Chiên cá

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng các bạn lần lượt cho cá vào chiên ở lửa nhỏ đến khi vàng giòn hai mặt. Vớt cá ra dĩa, để ráo dầu.

Thành phẩm

Cá basa chiên nước mắm có vị ngon đậm đà. Thịt cá bên ngoài giòn ngon, bên trong lại mềm ngọt, thấm đều sốt, thấm vị và không hề bị khô. Món ăn hấp dẫn này nếu ăn cùng chén cơm trắng thì còn gì bằng.

Món cá basa chiên sả ớt với cách làm đơn giản, mùi vị thơm lừng bắt cơm. Cá basa được ướp đậm đà với các gia vị thông dụng cùng sả và ớt, sau đó sẽ đem chiên đến khi chín vàng đẹp mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận được thịt cá mềm ngon, có vị cay cay cùng mùi hương thơm phức của sả, hấp dẫn vô cùng.

Nguyên liệu làm Cá basa chiên sả ớt (Cho 4 người ăn)

·       Phi lê cá basa 1.5 kg 

·       Sả băm 4 thìa canh 

·       Hành tím băm 1 thìa canh 

·       Muối 3 thìa cà phê 

·       Bột ngọt 1/2 thìa cà phê 

·       Bột nghệ 2 thìa cà phê 

·       Bột ngũ vị hương 1/3 thìa cà phê 

·       Ớt băm 1/2 thìa cà phê 

·       Đầu hành lá băm 1 thìa cà phê

Cách chế biến Cá basa chiên sả ớt

Bước 1: Sơ chế và ướp cá

Cá basa mua về, các bạn ngâm với với nước cốt chanh pha với rượu trắng sau đó xả với nước 3 - 4 lần cho cá sạch và khử được mùi tanh. Để cho cá ráo nước.

Sau khi cá đã ráo nước, các bạn dùng dao lột bỏ phần da rồi thái cá thành các miếng vừa ăn.

Lưu ý: Tùy vào sở thích, nếu các bạn thích ăn da cá thì có thể giữ lại phần da, không cần loại bỏ.

Ướp cá với 4 thìa canh sả băm, 1/2 thìa cà phê ớt băm 1 thìa cà phê đầu hành lá băm, 1 thìa canh hành tím băm, 3 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê bột nghệ, 1/3 thìa cà phê bột ngũ vị hương. Trộn đều và ướp cá khoảng 30 phút.

Kinh nghiệm: Nếu bạn có thời gian chuẩn bị, bạn có thể ướp cá lâu hơn, hoặc đem đi phơi nắng từ 3 - 4 tiếng cho cá thấm đều gia vị, khi ăn sẽ ngon hơn.

Bước 2: Chiên cá

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng, các bạn cho cá vào chiên ngập dầu ở lửa nhỏ đến khi cá chín đều.

Thành phẩm

Cá basa chiên sả ớt sau khi hoàn thành có màu sắc vô cùng hấp dẫn. Thịt cá thơm béo bên ngoài phủ sả ớt cay cay và đậm vị. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp ngay với món ăn hấp dẫn này.

Cá basa chiên xù ắt hẳn là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với các chị em nội trợ. Món ăn này không chỉ khiến người lớn yêu thích mà chắc chắn các em bé nhỏ cũng rất mê mẩn đấy nhé!
Những miếng phi lê cá basa được chiên vàng ruộm, giòn thơm trông vô cùng đẹp mắt. Cắn một miếng cá sẽ cảm nhận được lớp bột giòn rụm bên ngoài, thịt cá bên trong thì trắng hồng, mềm ẩm, mang vị ngọt tự nhiên. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa chiên xù (Cho 3 người ăn)

·       Phi lê cá basa 200 g 

·       Trứng gà 1 quả 

·       Bột chiên giòn 50 g 

·       Bột chiên xù 100 g 

·       Dầu ăn 100 ml 

·       Muối 1 ít

Cách chế biến Cá basa chiên xù

Bước 1: Sơ chế phi lê cá ba sa

Phi lê cá làm sẵn mua về dùng muối chà xát khắp miếng phi lê, sau đó rửa sạch, dùng khăn thấm khô bề mặt cá. Cắt cá thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Ướp cá với 1 thìa cà phê muối.

Kinh nghiệm sơ chế phi lê cá sạch không tanh

Nếu không sử dụng muối, bạn có thể chà xát bằng chanh hoặc rửa cá với nước lạnh có pha 1 ít rượu hay giấm ăn đều được.

Bạn cũng có thể đun nước cho sôi rồi đổ lên cá, điều này sẽ giúp loại bỏ chất nhớt và mùi tanh của cá.

Bước 2: Nhúng bột cá

Đâp 1 quả trứng vào 1 cái tô rồi đánh trứng đều lên.

Lần lượt nhúng phi lê cá vào bột chiên giòn, trứng và bột chiên xù sao cho từng lớp đều áo đều bên ngoài miếng phi lê cá.

Bước 3: Chiên cá

Bắc 1 cái chảo lên bếp và đổ vào 100ml dầu ăn rồi đun nóng.

Khi dầu đã nóng già, cho phi lê cá vào chiên cho đến khi vàng đều rồi vớt ra.

Thành phẩm

Phi lê cá basa chiên xù, bên ngoài giòn tan bên trong cực mềm và thấm vị đã sẵn sàng phục vụ cả gia đình rồi đây!

Bạn có thể ăn kèm món ăn cùng với tương ớt, tương cà và sốt mayonnaise hoặc trộn hỗn hợp này lại để chấm cá, ăn sẽ rất bắt vị đấy.

Cá basa là loại cá giàu dinh dưỡng và không còn quá xa lạ trong các bữa ăn của gia đình. Hôm nay chúng ta hãy thử món cá basa hấp bầu được kết hợp từ cá basa với bầu và các nguyên liệu khác nhau để thưởng thức thêm nhiều hương vị mới nhé. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa hấp bầu (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa phi lê 300 g 

·       Bầu 1 trái 

·       Hành tím băm 2 thìa canh 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Rau mùi 2 nhánh 

·       Nước mắm 1 thìa cà phê 

·       Dầu vừng 1 thìa cà phê 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (hạt nêm/ tiêu/ đường)

Cách chế biến Cá basa hấp bầu

Bước 1: Sơ chế cá basa

Phi lê cá đem rửa sạch với nước. Sau đó bạn dùng dao cứa ở giữa sống lưng cá làm đôi, rồi cắt thành từng miếng hình chữ nhật dài khoảng 2 lóng tay.

Bước 2: Ướp cá

Bạn cho lần lượt 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê dầu vừng, 2 thìa canh hành tím băm, 1 thìa cà phê nước mắm vào trong phần cá và ướp cá trong 20 phút.

Bước 3: Nhồi cá vào bầu

Bầu bạn khoét một lỗ ở giữa để tạo ra nơi bỏ cá và nắp bầu. Tiếp theo, bạn xếp hành lá cắt khúc, rau mùi và cho hết phần cá đã ướp vào trong trái bầu.

Cuối cùng rắc thêm ngò lên phía trên cá để khi hấp thơm hơn. Bạn lấy nắp bầu đậy lại và dùng hành lá đã trụng nước sôi buộc cho nắp và thân bầu dính chắc vào nhau.

Bước 4: Hấp cá

Bạn cho nước sôi vào xửng hấp rồi đặt trái bầu vào, hấp cách thủy với lửa lớn trong 20 - 25 phút cho đến khi bầu chín thì bạn lấy bầu ra và tắt bếp.

Thành phẩm

Phần bầu mềm, vô cùng đậm đà thơm ngon; phần cá săn chắc, ngọt thịt, thơm phức và giữ trọn hương vị tươi ngon của cá.

Bạn có thể dùng kèm bát nước mắm ớt cay để tăng hương vị kích thích vị giác hơn nhé!

Cá basa hấp gừng là một món ăn ưa thích của nhiều gia đình. Cá basa kết hợp với gừng không chỉ giúp làm giảm mùi tanh của cá mà còn giúp cho thịt cá thấm đẫm vị thơm ngon. Một đĩa cá basa hấp gừng trong bữa cơm chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn ngon miệng hơn rất nhiều. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa hấp gừng (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa nguyên con 500 g 

·       Gừng 3 củ 

·       Hành lá 5 nhánh 

·       Hành tím 2 thìa canh 

·       Ngò rí 1 ít 

·       Ớt 15 trái 

·       Tỏi 5 tép 

·       Bột năng 1 thìa canh 

·       Nước mắm 1 thìa canh 

·       Nước tương 1 thìa canh 

·       Dầu hào 1 thìa cà phê 

·       Dầu ăn 1/2 thìa canh 

·       Gia vị trông dụng 1 ít (đường/ hạt nêm/tiêu/ muối)

Cách chế biến Cá basa hấp gừng

Bước 1: Sơ chế cá basa

Cá bạn làm sạch, bạn có thể dùng muối để làm hạn chế mùi tanh bằng cách chà xát muối lên cá, để khoảng 5 phút và rửa sạch với nước.

Sau đó bạn, cắt phần đầu và đuôi cá ra. Đối với phần thân cá, bạn khứa cá thành từng khoang sao cho các lát cá không bị tách rời ra mà vẫn dính trên sống lưng cá.

Bước 2: Pha và rưới gia vị lên cá

Bạn cắt lát 2 củ gừng và khoảng 10 trái ớt rồi đem xếp từng lát gừng và từng lát ớt vào giữa những miếng cá, sau đó rắc lên phía trên hành tím thái lát, hành lá cắt khúc và một ít ớt bao phủ hết xung quanh và bên ngoài phần cá.

Bạn băm nhỏ 1 củ gừng, 5 trái ớt và 5 tép tỏi rồi cho vào chén.

Tiếp theo cho thêm 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước tương, 2 thìa cà phê đường, 4 thìa cà phê hạt nêm, 4 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê dầu hào vào chén gừng, ớt, tỏi và trộn đều lên để làm sốt ướp cá.

Bây giờ bạn rưới hỗn hợp các nguyên liệu trên lên hết phần cá.

Bước 3: Hấp cá

Bạn bắc nồi hấp lên bếp rồi cho nước sôi vào, sau đó cho cá vào nồi hấp cách thủy ở lửa lớn trong 20 - 25 phút cho đến khi cá chín thì bạn lấy cá ra và tắt bếp.

Bước 4: Nấu sốt và hoàn thành

Tiếp theo bạn bắc chảo lên bếp rồi cho 1/2 thìa canh dầu ăn vào và phi hành, tỏi, ớt cho thơm rồi cho nước lạnh vào đun sôi. Sau đó, bạn cho 1 thìa canh bột năng vào khuấy đều đến khi sánh lại thì cho thêm ít ngò rí vào khuấy đều lần nữa và tắt bếp.

Bây giờ bạn rưới nước sốt lên phần cá đã hấp là có thể thưởng thức ngay rồi.

Thành phẩm

Cá vừa thơm, vừa béo, thịt cá ngọt và đậm đà. Hấp dẫn tuyệt vời nhờ mùi thơm của gừng và cay cay của ớt làm cho món cá rất bắt vị mà không tanh.

Cá basa hấp xì dầu là một món ăn truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Với sự kết hợp tinh tế giữa cá basa tươi ngon và hương vị đậm đà của xì dầu, món này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến cho các bữa ăn gia đình. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa hấp xì dầu (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa phi lê 300 g 

·       Cà chua thái miếng 4 lát 

·       Cam thái miếng 2 lát 

·       Gừng 2 củ 

·       Hành lá 5 nhánh 

·       Nước tương 1 ít 

·       Muối/ tiêu 1 ít

Cách chế biến Cá basa hấp xì dầu

Bước 1: Sơ chế cá basa

Cá phi lê sau khi mua về bạn ngâm vào nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch cá sẽ bớt mùi tanh.

Bước 2: Ướp cá

Đầu tiên bạn xếp gừng đã thái sợi mỏng lên phủ hết bề mặt cá, sau đó rải thêm lớp hành cọng lên phía trên nữa và ướp cá như vậy trong 10 phút.

Sau khi ướp cá xong bạn gập đôi cá lại, rải thêm một lớp gừng và hành cọng lên một mặt cá nữa.

Sau đó xếp gừng thái lát mỏng và hành lá ra đĩa rồi cho phần cá lên phía trên, rắc thêm một chút muối và tiêu cho vừa ăn.

Bước 3: Hấp cá

Tiếp theo, đem đĩa cá đi hấp cách thủy trong 10 phút trên lửa vừa cho cá chín rồi tắt bếp.

Bạn xếp thêm cà chua và cam thái lát để trang trí cho đẹp và rắc thêm một chút hành lá nữa cho thơm.

Thành phẩm

Cá thơm và săn chắc, nêm nếm vừa vị. Hương thơm của gừng và hành lá làm cho món cá không bị tanh mà lại rất thơm, ăn rất ngon miệng.

Cá basa kho cà chua là một món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi không chỉ dễ ăn mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng. Những miếng cá basa mềm mềm, beo béo thấm đẫm trong nước sốt cà chua đặc sệt đậm đà hương vị từ mặn mặn, ngọt ngọt rồi đến vị chua chua vô cùng hấp dẫn. Món cá basa kho cà chua không chỉ đẹp mắt mà hương vị của nó đem đến chẳng chê vào đâu được. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho cà chua (Cho 2 người ăn)

·       Cá basa 400 g

·       Cà chua 3 quả 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Tỏi cô đơn 2 củ 

·       Hành tím 2 củ 

·       Nước mắm 2 thìa cà phê 

·       Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ hạt nêm) 

Dầu ăn. 3 thìa canh

Cách chế biến Cá basa kho cà chua

Bước 1: Sơ chế cá basa

Để thực hiện món ăn dễ dàng hơn, bạn nên chọn mua con cá basa đã được cắt lát sẵn tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị uy tín.

Để khử mùi tanh và làm sạch cá, bạn để cá basa vào một cái thau nhỏ, cho thêm 1 ít muối rồi dùng tay mát xa nhẹ nhàng lên thịt cá. Sau đó, rửa lại với nước sạch rồi để cho ráo.

Cách khử mùi tanh cá basa

Bạn có thể chà xát bằng muối hoặc rửa cá với nước lạnh có pha 1 ít rượu hay giấm ăn đều được.

Tiếp tục rửa sơ cá với nước sạch một lần nữa, rồi cho ra rổ để ráo nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước cho sôi rồi rưới nhẹ lên mình cá, dùng dao cạo sạch chất nhầy, điều này sẽ giúp loại bỏ chất nhớt và mùi tanh của cá.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Chuẩn bị một thau nước muối pha loãng, cho cà chua vào ngâm trong khoảng 5 phút để loại bỏ hết tạp chất rồi vớt ra, rửa lại với nước sạch. Dùng dao cắt cà chua thành hình hạt lựu.

2 củ tỏi bóc vỏ, cắt thành những lát nhỏ. Tương tự như vậy, bạn cũng cắt lát 2 củ hành tím.

Hành lá mua về rửa sạch, phần lá dùng dao cắt nhỏ, phần đầu cắt lát theo chiều dọc.

Bước 3: Chiên sơ cá

Đầu tiên, bạn đặt chảo lên bếp và đun sôi 3 thìa canh dầu ăn. Sau đó, cho cá basa vào chiên ở lửa vừa trong khoảng 10 - 15 phút. Dùng đũa trở đều cả 2 mặt cá.

Khi thịt cá săn lại, 2 mặt chín vàng đẹp mắt, lớp da giòn ngon thì bạn tắt bếp và gắp cá ra đĩa.

Bước 4: Làm nước sốt cà chua

Đầu tiên, bạn đặt một cái nồi nhỏ lên bếp và đun sôi 2 thìa canh dầu ăn (dầu chiên cá lúc nãy). Tiếp đến, cho hành tím, tỏi thái lát vào phi lên cho thơm. Dùng đũa đảo đều tay, phi cho đến khi hành tỏi chín vàng, dậy mùi thơm là được.

Sau đó, bạn đổ cà chua vào xào ở lửa vừa trong khoảng 4 - 5 phút rồi đậy nắp lại, om trong khoảng 5 phút để cà chua ra nước.

Khi thấy cà chua đã chín mềm, bạn cho vào đó 1 ít nước lọc, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm và 2 thìa cà phê nước mắm. Dùng đũa khuấy đều tay để các gia vị hòa quyện vào nhau, nêm nếm lại 1 lần nữa cho vừa ăn.

Cuối cùng, khi nước sốt cà chua đã sệt lại, bạn cho hành lá vào, nấu thêm khoảng 1 - 2 phút rồi tắt bếp.

Dùng thìa múc nước sốt cà chua rưới đều lên mặt cá basa chiên. Trang trí thêm 1 ít rau xà lách cho đẹp mắt và chuẩn bị thưởng thức thôi nào!

Thành phẩm

Món cá basa kho cà chua trông thật hấp dẫn! Những miếng cá giòn, dai thơm ngon thấm đều vị chua ngọt đậm đà của nước sốt cà chua.

Còn gì tuyệt vời khi được thưởng thức món cá basa sốt cà chua thơm nồng, kế bên là dĩa rau sống dùng để ăn kèm và chén cơm trắng nóng hổi đúng không nào!

Cá basa kho dứa là một món đậm đà, hấp dẫn và ưa thích của nhiều người. Món ăn sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng tươi của dứa kết hợp với màu hành lá tươi xanh trông vô cùng đẹp mắt. Cắn một miếng cá basa cùng với dứa sẽ cảm nhận được độ mềm, ngọt hòa quyện cùng vị chua chua vô cùng hoàn hảo. Tất cả tạo nên một món kho cực kì hấp dẫn, thơm nức cả gian bếp nhà bạn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho dứa (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 500 g 

·       Dứa 1/2 trái 

·       Hành tỏi băm 30 g 

·       Đầu hành lá 10 g (cắt nhỏ) 

·       Hành lá 10 g(cắt nhỏ) 

·       Ớt băm 10 g 

·       Đường 3 thìa canh 

·       Nước mắm 3 thìa canh 

·       Bột ngọt 10 g 

·       Tiêu xay 10 g 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Nước lọc 1/2 chén

Cách chế biến Cá basa kho dứa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá basa mua về bạn xát muối vào cá rồi rửa lại nước sạch cho cá bớt nhớt. Sau đó ngâm cá trong nước chanh loãng hoặc nước pha chút giấm trong khoảng 5 phút để khử mùi tanh của cá. Kế đến bạn cắt cá thành từng khứa nhỏ vừa ăn.

Kinh nghiệm: Ngoài xát muối cho cá bớt nhớt bạn cũng có thể dùng nước ấm có pha một ít muối gừng để cạo sạch nhớt trên mình cá nữa đấy nhé!

Dứa gọt vỏ, rửa sạch, bỏ mắt rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Ướp cá basa

Cá basa sau khi cắt thành từng khứa thì đem ướp với 2 thìa canh đường, nước mắm, đầu hành lá, hành tỏi băm, ớt băm, bột ngọt rồi trộn đều. Để cá ngấm gia vị trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Làm nước màu

Bắc nồi hay chảo sâu lòng lên bếp, đợi nóng rồi cho vào khoảng 2 thìa canh dầu ăn cùng 1 thìa canh đường. Để lửa nhỏ cho đường tan hết thành màu vàng cánh gián là được.

Bước 4: Kho cá

Khi nước màu đã xong, bạn tiếp tục cho hết phần cá đã ngấm gia vị vào, để lửa vừa khoảng 2 - 3 phút rồi cho 1/2 chén nước lọc vào. Chỉnh lại lửa liu riu, thi thoảng dùng đũa đảo nhẹ cho 2 mặt cá chín đều.

Khi kho cá được khoảng 15 - 20 phút, 2 mặt cá đã vàng săn lại, rút bớt nước thì cho tiếp hết phần dứa đã chuẩn bị vào.

Kho thêm 5 - 10 phút nữa thì tắt bếp. Cho hết phần hành lá và tiêu xay lên trên mặt là hoàn thành.

Thành phẩm

Cá basa kho dứa nóng hổi, màu vàng tươi của dứa kết hợp cùng màu xanh của hành lá cùng những khứa cá basa thấm đều gia vị. Tất cả tạo nên một món cá basa kho cực kì hấp dẫn, thơm nức cả gian bếp gia đình. Đây chắc hẳn là một món mặn hao cơm đấy nhé!

Cá basa kho khế là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà bạn nên bổ sung vào thực đơn món ăn ngon của bạn đấy nhé!
Món ăn sau khi hoàn thành sẽ có màu sắc mùi thơm quyến rũ, thịt cá basa thì mềm ngon, beo béo, có hương vị đậm đà hòa quyện cùng với khế chua chua giòn giòn vô cùng bắt miệng. Món cá basa kho khế này ăn cùng với cơm trắng sẽ rất ngon! Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho khế (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 1 kg 

·       Khế 300 g 

·       Ớt 5 quả

·       Màu điều 1 thìa cà phê 

·       Bột nêm 2 thìa cà phê 

·       Bột ngọt 1/3 thìa cà phê 

·       Nước mắm 3 thìa canh 

·       Tương cà 1 thìa canh 

·       Tiêu xay 1/2 thìa cà phê 

·       Đường 1 thìa canh

Cách chế biến Cá basa kho khế

Bước 1: Sơ chế cá

Cho cá basa sau khi đã được cắt khúc cho vào một thau lớn rồi cho muối và giấm vào và bóp đều các khúc cá trong vài phút để loại sạch nhót và khử mùi thì rửa sạch lại với nước, để ráo.

Bước 2: Ướp cá

Ướp cá cùng với lượng bột nêm, muối, đường, nước mắm, tương cà, bột ngọt, tiêu như ở phần nguyên liệu.

Cuối cùng cho dầu màu điều vào để tạo màu cho món cá kho đẹp mắt và trộn đều lên. Để cá ướp như vậy trong vòng 30 phút.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Khế gọt phần viền các cánh, cắt hình cánh sao mỏng 0.3 mm. Hành tím gọt vỏ, cắt lát.

Bước 4: Kho cá

Phi hành cho thơm vàng trên chảo dầu rồi thêm cá basa đã ướp gia vị vào và rưới phần nước ướp cá lên.

Trong quá trình kho thì trở đều mặt cá để phần nước kho thấm đều và cá săn lại, khi nước kho sôi thì giảm nhỏ lửa. Cuối cùng cho phần khế vào.

Chừa lại một nửa phần khế để trang trí cho bắt mắt.

Cho nước vào chảo kho cá và nấu với lửa lớn, khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ và ninh cho nước cá sệt lại thì cho ra đĩa.

Thành phẩm

Cá basa kho khế chua có hương vị chua ngọt của cá basa và khế khi được nấu cùng gia vị. Cá thơm ngon đậm đà, ăn cùng cơm trắng rất bắt miệng.

Cá basa kho nghệ là một món kho cực kì thơm ngon, hấp dẫn lại đơn giản dễ làm cho bữa ăn gia đình, đặc biệt thích hợp cho những ngày mưa hơi se lạnh. Món cá basa kho nghệ có màu sắc bắt mắt cùng hương thơm lừng đặc trưng từ nghệ. Thịt cá thì tươi ngon, béo ngọt thấm đẫm gia vị, hòa cùng một chút cay cay the the của ớt khiến cho món ăn vô cùng đưa cơm. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho nghệ (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 700 g 

·       Nghệ tươi 1 nhánh 

·       Hành tím 1 củ 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Ớt 2 trái 

·       Bột nghệ 1/2 thìa cà phê 

·       Giấm ăn 1 ít 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Nước mắm 1 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm)

Cách chế biến Cá basa kho nghệ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá basa mua về, bạn bỏ mang, làm sạch ruột rồi dùng nước nóng đổ lên thân cá, dùng dao cạo sạch chất nhầy rồi rửa lại với nước cho sạch. Tiếp đến, bạn cắt cá thành từng khúc vừa ăn.

Để loại bỏ được mùi tanh của cá, bạn cho cá vào thau ngâm với ít muối và giấm ăn trong 10 phút, sau đó vớt cá ra rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ớt tươi rửa sạch, 1 quả bỏ cuống và 1 quả băm nhỏ.

Nghệ cạo sạch bỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch và chia làm 2 phần: phần đầu hành băm nhuyễn, lá hành cắt nhỏ.

Bước 2: Ướp cá

Cho cá vào 1 cái bát to, ướp cá với hành tím băm, đầu hành lá băm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa canh nước mắm.

Thêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê bột nghệ, ớt băm, nghệ tươi băm. Trộn đều và ướp cá trong 30 phút.

Bước 3: Kho cá

Bắc chảo lên bếp, bật bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào. Dầu nóng thì cho phần nghệ băm còn lại vào xào cho thơm.

Sau đó xếp cá vào chảo, rồi cho hết phần nước gia vị đã ướp cá vào, đậy nắp lại kho với lửa nhỏ trong 15 phút cho đến khi nước kho cá gần cạn lại thì nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp là hoàn thành.

Thành phẩm

Bạn cho cá basa kho ra thố, rắc thêm 1 ít lá hành cắt nhỏ, ớt tươi còn lại lên trên và thưởng thức cùng cơm nóng nhé!

Món cá basa kho nghệ thơm lừng lại có vị cay cay, dùng kèm cơm trắng nóng là đảm bảo "đưa cơm". Đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa tối gia đình bạn!

Cá basa kho thịt ba chỉ là món kho mang đậm nét đặc trưng của miền Tây sông nước với hương vị đậm đà, cay cay đầy hấp dẫn.
Cá basa kho thịt ba chỉ với màu sắc bắt mắt cùng hương thơm quyến rũ lan tỏa cả gian bếp. Thịt ba chỉ giòn giòn kết hợp với cá basa thơm béo hòa cùng vị nước kho đậm đà, cay cay đặc trưng của tiêu. Món này dùng chung với cơm nóng và chấm cùng với 1 ít rau sống thì quá là tuyệt vời!

Nguyên liệu làm Cá basa kho thịt ba chỉ (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 500 g 

·       Thịt ba chỉ 120 g 

·       Hành tím băm 1 thìa canh 

·       Tỏi băm 1 thìa canh 

·       Ớt hiểm 2 trái 

·       Nước dừa tươi 100 ml 

·       Hành lá cắt nhỏ 1 ít 

·       Nước mắm 4 thìa canh 

·       Nước cốt chanh/giấm 1 ít 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu/ bột ngọt)

Cách chế biến Cá basa kho thịt ba chỉ

Bước 1: Sơ chế và ướp cá

Để loại sạch nhớt và mùi tanh, cá basa sau khi mua về bạn chà sạch với muối, mang ngâm với nước có pha 1 ít nước cốt chanh hoặc giấm khoảng 5 phút, sau đó xả sạch lại với nước, để ráo. Kế đến bạn cắt cá thành từng khứa nhỏ vừa ăn.

Cách khử mùi tanh cá basa

Bạn có thể chà xát bằng muối hoặc rửa cá với nước lạnh có pha 1 ít rượu hay giấm ăn đều được.

Tiếp tục rửa sơ cá với nước sạch một lần nữa, rồi cho ra rổ để ráo nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước cho sôi rồi rưới nhẹ lên mình cá, dùng dao cạo sạch chất nhầy, điều này sẽ giúp loại bỏ chất nhớt và mùi tanh của cá.

Ướp cá với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu xay sau đó trộn đều và để cá ngấm gia vị khoảng 15 - 20 phút.

Bước 2: Sơ chế thịt lợn

Đối với thịt ba rọi, để loại sạch bụi bẩn và mùi hôi các bạn mang đi chà sạch với muối, sau đó rửa lại với nước lạnh và để ráo. Dùng dao cắt thịt thành các miếng nhỏ vừa ăn dày khoảng 1/2 lóng tay.

Cách khử mùi hôi thịt lợn

Để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi của thịt lợn, trước khi thực hiện món ăn hãy nhúng sơ miếng thịt qua nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt ra xả lại với nước lạnh.

Một kinh nghiệm khác cũng khá hay đó là bạn có thể cho thêm một ít rượu trắng vào nước chần thịt lợn. Rượu có khả năng khử sạch mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Sử dụng chanh, giấm, muối hoặc gừng chà xát lên thịt lợn và để yên khoảng 5 - 10 phút sau đó rửa lại với nước.

Bước 3: Xào thịt

Bắc nồi lên bếp và đun nóng, cho phần thịt ba rọi đã sơ chế vào. Đảo đều ở lửa vừa cho đến khi thịt tiết ra bớt dầu mỡ và chín vàng thì vớt ra ngoài, để ráo dầu.

Bước 4: Kho cá

Sử dụng chiếc nồi và lượng dầu xào thịt khi nãy, cho tiếp 2 thìa canh đường vào và khuấy đều cho đường tan và ngã vàng.

Khi đường bắt đầu chuyển sang màu vàng, các bạn hạ về mức lửa nhỏ nhất, sau đó tiếp tục khuấy đều và đun cho hỗn hợp đường sôi và chuyển sang màu nâu cánh gián thì tắt bếp.

Kinh nghiệm

Vì đường rất dễ cháy nên trong công đoạn thắng nước màu này bạn cần khuấy đều tay và đun ở lửa thấp nhất.

Tranh thủ khi nồi còn nóng, cho ngay 1 thìa canh tỏi băm, 1 thìa canh hành tím băm và 1 ít tiêu vào phi thơm. Khi hành, tỏi, tiêu đã dạy mùi, các bạn thêm tiếp 100ml nước dừa tươi, 1/2 thìa cà phê muối và 4 thìa canh nước mắm vào.

Kinh nghiệm: Nên tắt bếp rồi mới phi hành tỏi để phần nước màu không bị cháy và khi cho nước dừa vào sẽ không bị bắn dầu.

Bật bếp trở lại và nấu cho phần nước dừa sôi, sau đó cho cá basa vào. Hạ nhỏ lửa và tiến hành kho cá khoảng 10 - 15 phút cho phần nước sốt bắt đầu sánh lại và cá lên màu nâu đẹp mắt.

Kinh nghiệm

Bạn nên nấu nước dừa thật sôi rồi mới cho cá vào để tránh làm cá bị tanh.

Khi kho cá, cứ 5 phút bạn mới trở cá 1 lần, tránh trở cá quá nhiều lần sẽ làm nát thịt cá.

Kế đến, cho phần thịt ba rọi và 2 trái ớt hiểm vào nồi và tiếp tục kho ở lửa nhỏ thêm 10 phút nữa cho các nguyên liệu thấm đều gia vị.

Cuối cùng, rắc thêm 1/4 thìa cà phê bột ngọt, 1 ít hành lá cắt nhỏ và 1 ít tiêu vào nồi, sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn là hoàn thành.

Thành phẩm

Cá basa kho thịt ba chỉ sau khi hoàn thành có màu sắc vô cùng hấp dẫn. Thịt cá mềm, thơm béo, thịt ba rọi giòn giòn hòa cùng vị nước kho đậm đà, cay cay đặc trưng của tiêu.

Món này dùng với cơm nóng và chấm cùng với 1 ít rau sống thì còn gì bằng. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp ngay với món ăn hấp dẫn này nào.

Cá basa kho tiêu là một món kho dân dã, được nhiều gia đình yêu thích nhờ hương vị cay cay, béo béo. Món cá basa kho tiêu sau khi hoàn thành sẽ có mùi thơm nức mũi, thịt cá thì chín mềm, khi ăn sẽ cảm nhận được vị beo béo, ngọt ngọt hòa quyện cùng chút vị cay cay của tiêu và ớt cực kỳ hấp dẫn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho tiêu (Cho 2 người ăn)

·       Cá basa 300 g

·       Hành tím 2 củ 

·       Ớt tươi 3 quả 

·       Hành lá 1 nhánh 

·       Dầu ăn 1 thìa cà phê 

·       Nước mắm 1 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ tiêu xay)

Cách chế biến Cá basa kho tiêu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá basa mua về rửa sạch. Để khử đi mùi tanh của cá, dùng muối chà xát quanh mặt cá để khoảng 2 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.

Ướp cá với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, để khoảng 30 phút cho cá thấm gia vị.

Cách khử mùi tanh cá basa

Bạn có thể rửa cá với nước lạnh có pha 1 ít rượu hay giấm ăn rồi rửa lại thật sạch với nước.

Một cách khác, bạn có thể dùng hỗn hợp muối hạt và nước cốt chanh chà xát lên mình cá rồi rửa lại với nước. Như vậy sẽ làm giảm mùi tanh đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước cho sôi rồi rưới nhẹ lên mình cá, dùng dao cạo sạch chất nhầy rồi rửa lại thật sạch, có thể khử mùi tanh của cá rất tốt.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và cắt lát. Ớt bỏ cuống cắt nhỏ. Hành lá rửa sạch và cắt khúc.

Bước 2: Kho cá

Đầu tiên, cho vào nồi 1 thìa cà phê dầu ăn và phi thơm phần hành tím, ớt tươi.

Kế đến, thêm vào nồi 300ml nước, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh tiêu xay, 1 thìa cà phê đường và đun sôi.

Khi nước sôi thì bạn cho cá vào, hạ lửa nhỏ, đậy nắp và kho trong khoảng 15 phút đến khi cá chín và phần nước kho kẹo lại.

Cuối cùng, nêm nếm lại cho vừa ăn, rắc thêm hành lá cắt khúc cho thêm hấp dẫn là có thể thưởng thức ngay.

Thành phẩm

Cá basa kho tiêu sau khi hoàn thành dậy mùi thơm nức mũi. Cá chín mềm, béo béo, ngọt ngọt hòa quyện cùng chút vị cay của tiêu, ớt.

Phần nước kho thì đậm đà, dùng kèm với cơm trắng thì cực hao cơm luôn nhé!

Cá basa kho tộ là một món ăn ưa thích của nhiều người. Cá basa sẽ được sơ chế cho sạch sẽ, sau đó đem đi ướp gia vị đậm đà. Kế đến, phi hành tỏi cho dậy mùi thì cho cá basa vào nồi và bắt đầu kho đến khi chín mềm. Thịt cá sau khi chín sẽ có màu vàng cam hấp dẫn, mềm ngon, thấm đều gia vị. Ăn kèm món cá basa kho tộ này cùng cơm trắng nóng hổi vào một ngày mưa se se lạnh thì còn gì bằng đúng không nào? Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho tộ (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 300 g 

·       Hành tỏi băm 40 g 

·       Hành lá 3 nhánh (cắt nhỏ) 

·       Ớt 1 trái(cắt nhỏ) 

·       Tương ớt 1 thìa cà phê 

·       Hành lá 3 nhánh (cắt nhot) 

·       Nước mắm 2 thìa canh 

·       Nước màu 1 thìa canh 

·       Nước chanh 1 ít 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ hạt nêm/ tiêu) 

·       Dầu ăn 2 thìa canh

Cách chế biến Cá basa kho tộ

Bước 1: Sơ chế cá basa

Cá basa mua về bạn xát muối vào cá rồi rửa lại nước sạch cho cá bớt nhớt. Sau đó ngâm cá trong nước chanh loãng hoặc nước pha chút giấm trong khoảng 5 phút để khử mùi tanh của cá.

Kế đến bạn cắt cá thành từng khứa nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Ướp cá

Cho các khứa cá vào tô lớn, ướp vào cá 1/2 phần hành tỏi băm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tương ớt, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước màu và 1/2 thìa cà phê tiêu xay.

Trộn đều nhẹ nhàng rồi để khoảng 30 phút cho thịt cá thấm gia vị.

Kinh nghiệm: Uớp cá cùng tương ớt sẽ giúp cho thịt cá kho có màu vàng cam rất bắt mắt đấy nhé!

Bước 3: Kho cá

Bắc nồi đất lên bếp, cho vào 2 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng, cho tiếp phần hành tỏi băm còn lại vào, để lửa nhỏ, phi cho hành tỏi dậy mùi thơm.

Sau đó, bạn cho các khứa cá đã ướp gia vị vào, trở đều cho cá thấm hành tỏi. Kế đến bạn chỉnh lửa lớn, cho hết phần nước ướp cá vào, thêm 50ml nước lọc.

Khi cá sôi bùng lên, bạn chỉnh lại lửa nhỏ liu riu rồi tiếp tục kho cá thêm 15 phút nữa.

Kinh nghiệm: Cứ khoảng 5 - 7 phút bạn đảo nhẹ nhàng mặt cá 1 lần để cá được chín đều 2 mặt mà không bị nát cá nhé!

Khi cá đã chuyển màu và nước cá sệt lại dần, bạn cho phần hành lá và ớt cắt nhỏ lên bề mặt, kho thêm 3 - 5 phút nữa là hoàn tất.

Thành phẩm

Nồi cá basa kho tộ thơm phức, nóng hổi. Thịt cá basa có màu vàng cam hấp dẫn, mềm ngon, thấm đều gia vị. Điểm trên món cá kho là chút màu đỏ tươi của ớt cắt cùng màu xanh của hành lá, tất cả tạo nên một nồi cá basa kho tộ thật là bắt mắt, nhìn là muốn ăn ngay!

Cá basa kho tộ nước cốt dừa được nhiều người yêu thích và được chế biến thành rất nhiều món ăn thơm ngon và phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Nước kho đậm đà cùng với vị thơm, ngọt của nước dừa, vị cay the của của ớt và tiêu hòa quyện với vị béo bùi ngọt thơm của thịt cá tươi ngon. Hương vị mà bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng mê mẩn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho tộ nước cốt dừa (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 500 g

·       Đầu hành lá băm 1 thìa canh 

·       Tỏi băm 2 thìa canh 

·       Hành tím băm 2 thìa canh 

·       Ớt sừng 1 quả 

·       Nước cốt chanh 1 ít (có thể thay bằng giấm) 

·       Nước cốt dừa 3 thìa canh 

·       Nước màu 1 thìa canh 

·       Nước mắm 3 thìa canh 

·       Dầu ăn 1 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ Đường/ Tiêu/ Hạt nêm)

·       Cách chế biến Cá basa kho tộ nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế cá

Để loại sạch nhớt và mùi tanh, cá basa sau khi mua về bạn xát sạch với muối, mang ngâm với nước có pha 1 ít nước cốt chanh khoảng 5 phút, sau đó xả sạch lại với nước, để ráo.

Cắt cá thành từng khoanh nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Ướp cá

Ướp cá với 1 thìa canh đầu hành lá băm, 1 thìa canh hành tím băm và tỏi băm mỗi loại, 1/3 thìa canh hạt nêm, 1/3 thìa canh đường, 1/3 thìa canh tiêu, 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước màu.

Sau đó trộn đều và để cá ngấm gia vị khoảng 1 tiếng.

Bước 3: Kho cá

Bạn bắc nồi lên bếp ở lửa vừa, thêm 1 thìa canh dầu ăn, đợi dầu nóng bạn phi thơm 1 thìa canh tỏi và hành tím băm mỗi loại.

Tiếp đó bạn cho cá basa vào nồi, thêm 300ml nước sôi, đậy nắp và kho trong khoảng 25 - 30 phút.

Khi đủ thời gian, bạn mở nắp, thêm 3 thìa canh nước cốt dừa, ớt sừng cắt lát rồi nêm nếm lại cho vừa ăn, kho thêm 10 phút nữa cho tới khi thấy nước kho hơi sệt lại thì tắt bếp.

Thành phẩm

Cá basa kho tộ sau khi hoàn thành có màu sắc vô cùng hấp dẫn. Thịt cá mềm, thơm béo, nước kho đậm đà, cay cay đặc trưng của tiêu, ớt sừng, beo béo của cốt dừa.

Món này dùng với cơm nóng thì còn gì bằng, còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp ngay với món ăn hấp dẫn này nào.

Thay đổi khẩu vị cho cả gia đình bạn với món cá basa kho tương hấp dẫn có cách chế biến cũng vô cùng đơn giản. Thịt cá được kho mềm ngon hòa quyện với tương hột mặn mặn ngọt ngọt rất thơm ngon, lạ miệng. Trổ tài vào bếp với món ăn này chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn phải trầm trồ khen ngợi đấy nhé! Hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Cá basa kho tương (Cho 4 người ăn)

·       Cá basa 1 kg 

·       Tương hột 200 g 

·       Tỏi băm 1 thìa cà phê 

·       Hành lá 1 ít 

·       Ngò rí 1 ít 

·       Ớt hiểm 1 quả 

·       Chanh 1 quả Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt)

Cách chế biến Cá basa kho tương

Bước 1: Sơ chế cá basa

Bạn mua cá basa đã làm sẵn ngoài chợ về, dùng muối chà xát lên mình cá, rửa lại với nước cho sạch nhớt.

Để khử mùi tanh của cá basa, bạn cho cá vào ngâm trong nước chanh pha loãng 5 phút rồi ra rửa lại với nước, để ráo, cắt khúc vừa ăn.

Cách sơ chế cá basa sạch nhớt không tanh:

Cách 1: Bạn cắt bỏ đi phần nội tạng cá, dùng tro bếp chà xát lên mình cá để loại bỏ chất nhầy rồi rửa lại với nước nhiều lần

Cách 2: Bạn có thể sử dụng nước sôi rưới lên mình cá, dùng dao cạo sạch nhớt rồi rửa với nước là được.

Bước 2: Xào tương hột

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn. Dầu nóng thì cho 1 thìa cà phê tỏi băm vào phi vàng.

Tiếp đến cho tương hột vào xào khoảng 2 - 3 phút với lửa vừa.

Bước 3: Kho cá

Cho cá vào cùng chảo tương hột kho khoảng 3 phút với lửa vừa thì trở mặt cá.

Thêm vào 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê đường, 8 thìa canh nước lọc, đảo đều rồi tiếp tục trở mặt cá.

Kho cá thêm khoảng 10 - 15 phút với lửa vừa để cá chín đều. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi cho hành lá, ngò rí và ớt đã cắt vào thì tắt bếp.

Thành phẩm

Món cá basa kho tương nóng hổi với mùi thơm hấp dẫn vô cùng. Cá chín mềm, vị mặn mặn ngọt ngọt ăn cùng cơm trắng thì quá là tuyệt vời đấy!

1 2 3 4 5 6 ... 35
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn