Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
MÓN ĂN

Bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt gói lá chuối là đặc sản thơm ngon của người Huế mà ai ai trên mọi miền đất nước cũng đều rất yêu thích.
Ăn bánh bột lọc từ lâu nhưng bạn đã biết cách làm bánh bột lọc gói lá chuối dai ngon mà không cần khuấy này chưa?
Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh bột lọc gói lá chuối dai ngon không cần khuấy bột, đảm bảo thơm ngon mà lại đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với cách làm truyền thống.

Nguyên liệu làm Bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt gói lá chuối

·       1 gói lá chuối

·       400g bột năng

·       300g tôm

·       300g thịt heo

·       Hành tím xay nhuyễn, tỏi băm

·       Gia vị: Muối, tiêu, dầu ăn, ớt bột Hàn Quốc, hạt nêm

Dụng cụ: Máy trộn bột bánh, chảo, tô, màng bọc thực phẩm

Kinh nghiệm:
- Thịt heo tươi ngon có màu hồng nhạt, không có thâm xanh hay chảy nhớt, bề ngoài khô ráo. Phần mỡ cứng vừa và không có màu lạ. Khi nhấn vào miếng thịt cảm thấy có độ đàn hồi tốt.
- Ngoài ra, bạn nên chọn những miếng thịt nạc mông hoặc thịt ba rọi bởi thịt sẽ mềm và ngọt hơn khi băm nhuyễn.
- Lá chuối bạn có thể mua ngoài chợ hoặc mua lá chuối được đóng gói sẵn ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa đều có.

Cách làm Bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt gói lá chuối

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lá chuối sau khi mua về bạn rửa sạch với nước, dùng khăn lau sạch rồi cắt lá chuối thành những khổ vuông có cạnh dài 17-20cm.

Bạn bắc 1 chảo nước lên bếp, cho lá chuối vừa cắt vào luộc trong vòng 5 -7 phút, đợi nước sôi lên thì bạn tắt bếp, lấy lá chuối ra gấp thử. Nếu bạn không nghe tiếng gấp của lá chuối nữa là có thể vớt lá chuối ra.

Luộc lá chuối xong, bạn dùng 1 cái khăn khô để lau lá chuối thêm 1 lần nữa nhé!

300g thịt heo bạn tiến hành rửa sạch, cắt nhỏ cỡ hạt lựu.

300g tôm bạn bỏ vỏ và đầu, lấy chỉ lưng và rửa sạch với nước.

Bước 2: Pha bột bánh

Bạn cho vào máy trộn bột 400g bột năng, 300ml nước sôi, 1 muỗng cà phê muối và bật công tắt cho máy trộn bột trong vòng 15-20 phút.

Sau khi bột đã được trộn khá mịn, bạn lấy bột ra, cho 2 muỗng canh dầu ăn lên tay và tiến hành nhồi bột thêm một lát nữa để bột được mềm mịn hơn.

Nhồi bột xong bạn lấy màng bọc thực phẩm để bọc bột lại để ủ trong 2-3 tiếng.

Lưu ý: Nếu không có máy trộn bột, bạn có thể trộn bột trong thau với công thức 400g bột năng và 400ml nước sôi nhé! Đối với cách làm truyền thống này, tuy hơi mất thời gian và mất sức nhưng thành quả vẫn ngon không kém.

Bước 3: Ướp tôm thịt làm nhân bánh bột lọc

Bạn bỏ 300g tôm và 300g thịt vào 2 cái tô riêng, sau đó nêm vào mỗi tô 1 muỗng cà phê hành tím xay nhuyễn, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê ớt bột Hàn Quốc, 1 muỗng cà phê muối.

Bạn trộn đều rồi để tôm và thịt được thấm gia vị trong khoảng 30 phút.

Bước 4: Xào nhân bánh

Tiếp đến bạn bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng bạn cho 1 muỗng canh tỏi và 1 muỗng canh hành tím băm vào phi thơm.

Khi hành tỏi dậy mùi thơm bạn cho thịt heo vào xào trước. Đảo đều tay đến khi thịt heo săn lại và mỡ heo bắt đầu chuyển sang màu hơi trong thì bạn cho tôm vào xào chung.

Bạn xào đến khi tôm chuyển sang màu đỏ thì nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, đảo đều tay 1 lượt nữa rồi tắt bếp.

Bước 5: Gói bánh

Chuẩn bị nhân bánh và ủ bột bánh xong, chúng ta tiến hành gói bánh bột lọc nhé!

Bạn chia bột thành những phần bằng nhau và ép dẹt thật mỏng. Bạn nhẹ nhàng đặt 1 lượng nhân vừa đủ bao gồm tôm và thịt lên rồi gấp cho mép bánh dính chặt lại với nhau để khi luộc, nhân không bị rơi ra khỏi bánh.

Khi đã gói nhân bánh vào trong toàn bộ phần vỏ bánh, bạn bắt đầu gói bánh vào lá chuối.

Bạn quét 1 lớp dầu mỏng lên lá chuối, đặt 1 cái bánh bột lọc vào và gập lá chuối lại cho đến khi lá chuối bao phủ lên toàn bộ bánh.

Lưu ý: Ở bước này, nếu bạn gói lá chuối không quen tay thì có thể dùng dây để buộc lại để cố định bánh nhé!

Bước 6: Hấp bánh

Bạn chuẩn bị 1 nồi hấp, xếp bánh lên xửng hấp rồi đổ nước vào, bạn tiến hành hấp bánh bột lọc trong vòng 15-20 phút.

Sau 15 phút, bạn thử lấy 1 cái bánh ra, nếu bánh chuyển sang màu trong, ăn thử có vị ngọt, mềm thì bánh đã chín.

Bước 7: Hoàn thành

Bánh bột lọc sau khi hấp chín, bạn bày ra dĩa để chuẩn bị thưởng thức cùng với 1 chút nước mắm chua ngọt. Bạn nên ăn ngay khi bánh còn nóng mới ngon!

Thưởng thức

Bánh được hấp chín tới, vỏ bánh dai mềm, nhân tôm thịt được xào thơm, thấm đẫm gia vị. Ngoài cách làm này bạn cũng có thể biến tấu với cách làm bánh bột lọc nhân thịt cũng rất ngon đấy! Ngày rảnh rỗi bạn hãy thử trổ tài làm món ăn đặc sản này cho gia đình cùng thưởng thức nhé!

 

Bánh bột lọc nhân đậu xanh ăn bùi bùi thơm ngậy khá lạ miệng. Phần bánh mềm thơm, vỏ dẻo dai chấm kèm với bát nước mắm tỏi ớt, ai cũng cũng mê.
Bánh bột lọc nhân đậu xanh có một hương vị hài hòa, hợp vị cho cả người ăn kiêng lẫn ăn chay. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để thực hiện ngay món bánh bột lọc thơm ngon này cho gia đình của mình cùng thưởng thức nhé!

Nguyên liệu làm bánh bột lọc nhân đậu xanh

·       Bột năng: 250 g

·       Đậu xanh tách vỏ: 60 g

·       Hành tím: 2 củ

·       Quất: 2 quả

·       Ớt: 1 quả

·       Dầu ăn: 1 thìa canh

·       Nước mắm chay: 1 thìa canh

·       Hạt nêm chay: 1 thìa cà phê

·       Đường: 3 thìa canh

·       Muối: 1/2 thìa cà phê

·       Cà rốt: Nửa củ

Cách làm bánh bột lọc nhân đậu xanh

Bước 1: Đậu xanh tách vỏ mua về cho vào thau, ngâm trong nước nóng khoảng 4-6 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho nở mềm ra. Sau đó, vo 2-3 lần nước lạnh cho sạch rồi cho đậu xanh vào nồi đổ nước vào đun trong vòng 25 phút với lửa vừa cho đến khi đậu chín mềm có thể tán nhuyễn ra được.

Bước 2: Bắc chảo chống dính lên bếp, cho dầu ăn vào chảo, cho tiếp hành tím vào phi thơm. Sau đó, cho phần đậu xanh tán nhuyễn vào xào cùng rồi thêm 1 thìa đường, hạt nêm vào xào thêm khoảng 15 phút nữa cho đến khi chúng hòa quyện thành 1 khối đồng nhất thì tắt bếp. Khi nhân nguội rồi vo tròn thành những viên nhỏ vừa ăn.

Bước 3: Bột năng thành 2 phần 100g và 150g. Sau đó, cho 200ml nước sôi vào 100g bột trộn đều rồi cho 150gr bột còn lại vào, nhồi cho đến khi bột dẻo mịn.

Bước 4: Vê bột thành hình trụ dài, sau đó chia thành những viên bột nhỏ vừa đủ 1 cái bánh, vo tròn rồi tán mỏng bột ra, cho viên nhân đậu xanh vào giữa miếng bột, gấp các mép lại tạo hình theo ý thích. Làm tương tự cho đến khi hết phần bột và nhân bánh.

Bước 5: Nấu một nồi nước vừa cho đến khi sôi, cho thêm 1 thìa canh dầu ăn để khi luộc bánh sẽ bóng đẹp và không bị dính vào nhau. Cho bánh vào luộc với lửa nhỏ. Khi phần vỏ bánh trong lại thì vớt ra, để bánh được trong hơn, bạn nên cho bánh vào âu nước lá lạnh vài phút rồi vớt bánh ra khay.

Bước 6: Làm nước chấm ăn kèm

Cho 2 thìa canh đường vào chén, thêm 1 thìa canh nước mắm chay vào, đánh tan ra rồi cho 1 thìa canh nước lọc vào. Sau đó, dùng dao cắt quất, bỏ hạt vắt lấy nước vào, thêm một chút ớt cà rà rốt vào cho đẹp.

Bước 7: Gắp bánh ra đĩa, thêm ít cà rốt và chan nước chấm lên bánh và thưởng thức khi còn nóng bánh sẽ ngon hơn.

Một số lưu ý khi làm bánh bột lọc nhân đậu xanh

Để làm bánh bột lọc nhân đậu xanh, bạn nên chọn mua đậu xanh đã tróc vỏ có màu vàng tươi, sáng bóng, chắc mẩy, không bị sâu mọt hoặc lấm chấm đen, khi ngửi cảm nhận được hương thơm đặc trưng của đậu xanh. Tránh mua những hạt đậu xanh bị nấm mốc, hôi và khi sờ bị nhớt.

Món bánh bột lọc nhân đậu xanh có sự kết hợp của vỏ bánh bột năng dai dai, giòn giòn, phần nhân đậu xanh bùi bùi thơm mùi hành phi, thêm chút hấp dẫn của mỡ hành chấm cùng nước chấm chua ngọt tạo nên hương vị khó quên.

Hi vọng với cách làm bánh bột lọc nhân đậu xanh trên đây bạn sẽ làm được món bánh ngon cho gia đình thưởng thức. Chúc các bạn thành công!

 

Bánh bột lọc nhân tôm thịt mộc nhĩ gói lá chuối làm đơn giản, hương thơm dịu của lá chuối kết hợp vị thanh đạm, giòn giòn của vỏ bánh và mộc nhĩ rất hấp dẫn.

Nguyên liệu làm Bánh bột lọc nhân tôm thịt mộc nhĩ gói lá chuối

·       Bột năng 400g

·       Thịt lợn nạc: 150g

·       Tôm: 100g

·       Mộc nhĩ, hành khô

·       Lá chuối

·       Gia vị: hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, chanh, ớt.

Cách làm Bánh bột lọc nhân tôm thịt mộc nhĩ gói lá chuối

Bước 1:

Rửa sạch thịt rồi xay hoặc băm nhuyễn. Mộc nhĩ ngâm nở rồi đem rửa sạch, băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhuyễn. Tôm rửa sạch, bỏ râu. Lá chuối rửa sạch để ráo nước.

Bước 2:

Phi hành khô xào thịt băm với hạt nêm, nước mắm cho săn lại rồi đổ mộc nhĩ vào xào cùng. Đảo liên tục khoảng 2 - 3 phút thì cho xíu hạt tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp.

Tôm ướp với tỏi băm, hạt tiêu, hạt nêm và xíu muối trong 10 phút rồi đem xào chín.

Bước 3:

Thêm xíu muối vào bột năng, nhào bột với nước ấm để được khối bột mịn dẻo không bị dính tay là được.

Bước 4:

Lá chuối luộc qua cho tái rồi cắt thành từng miếng nhỏ chừng 5cm.

Bước 5:

Chia bột thành từng miếng nhỏ, đặt vào lá chuối tán mỏng, cho nhân thịt mộc nhĩ và tôm vào giữa sau đó gập đôi lá chuối lại, dùng dây buộc giữa. Gói lần lượt cho tới khi hết bột và nhân.

Bước 6:

Xếp bánh vào xửng hấp, hấp từ 15 - 30 phút tùy vào từng kích cỡ của chiếc bánh. Bánh vừa chín thì vớt ra.

Bước 7:

Nước chấm đơn giản dùng nước mắm loại ngon pha với xíu chanh và ớt chỉ thiên.

Món bánh bột lọc nhân thịt mộc nhĩ vị thanh, độ giòn giòn của mộc nhĩ và vỏ bánh kết hợp độ ngậy vừa phải của thịt lợn tạo nên hương vị hấp dẫn.


Bánh bột lọc tôm chiên là "biến tấu" món bánh bột lọc truyền thống thành món chiên lạ miệng để chiêu đãi gia đình cho những ngày cuối tuần. Bạn hãy vào bếp cùng chúng tôi để học ngay công thức làm bánh bột lọc tôm chiên giòn thơm ngon, hấp dẫn này ngay nhé!

Nguyên liệu làm Bánh bột lọc tôm chiên (Cho 2 người)

·       Bột năng 120 g 

·       Tôm 150 g 

·       Hành tím băm 20 g 

·       Muối 1 thìa cà phê 

·       Nước mắm 1 thìa cà phê 

·       Hạt nêm 1/2 thìa cà phê 

·       Bột ngọt 1/4 thìa cà phê 

·       Tiêu 1/2 thìa cà phê

Cách chế biến Bánh bột lọc tôm chiên

Bước 1: Ướp tôm

Tôm rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và phần đuôi tôm, để ráo nước.

Cho tôm ra tôm ướp với 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê tiêu. Sau đó trộn đều lại với nhau và để tôm nghỉ trong khoảng 15 - 20 phút để tôm thấm gia vị.

Bước 2: Rang tôm

Bắc chảo lên bếp, lửa vừa. Cho khoảng 2 thìa canh dầu ăn vào chảo, rồi cho hành tím vào phi thơm

Sau đó cho tôm đã ướp vào chảo, đảo đều rồi nêm thêm 1/2 thìa cà phê đường. Xào cho tới khi tôm chín tới thì vớt ra dĩa, để nguội.

Bước 3: Trộn bột bánh

Cho 120g bột năng ra tô, cho thêm 1/2 thìa cà phê muối trộn đều.

Bắn nồi lên bếp, đun nóng khoảng 200ml nước. Khi nước đã sôi thì cho lần lượt từng giá nước vào tô bột, trộn đều đến khi bột trong và đạt độ dẻo. Tiếp đến dùng tay nhào bột đến khi bột tạo thành một khối và không bị dính tay là được nhé.

Lưu ý: Nước phải thật sôi thì bột mới chín và có độ dẻo dai nhé.

Bước 4: Tạo hình bánh

Chia bột ra một nữa để tạo hình trước. Phần còn lại dùng dĩa đậy lại để tránh bột bị khô.

Dùng dao chia nhỏ bột ra thành các viên khoảng 2 - 3cm. Sau đó cán bột thật mỏng. Cho nhân tôm vào giữa bánh, gấp đôi 2 mép bánh lại với nhau. Tiếp tục làm lần lượt như vậy cho đến khi hết bột

Bước 5: Luộc bánh

Bắc nồi nước lên bếp, lửa vừa. Đến khi nước sôi thì cho lần lượt phần bánh đã gói vào. Luộc bánh trong khoảng 5 - 7 phút đến khi bánh bắt đầu nổi lên thì vớt bánh ra dĩa. Cho khoảng 1 thìa canh dầu ăn vào dĩa, trộn đều để bánh không bị dính vào nhau.

Bước 6: Chiên bánh

Cho chảo lên bếp. Đổ dầu vào chảo đến khi dầu sôi thì lần lượt cho bánh vào chiên, hạ lửa nhỏ.

Chiên đến khi 2 mặt vàng đều, có độ giòn thì dùng vợt vớt phần bánh ra dĩa để cho ráo dầu.

Thành phẩm

Phần bánh giòn rụm, bên trong tôm vẫn giữ được độ tươi, ngọt được nêm nếm vừa phải. Bạn có thể dùng kèm với tương ớt để có độ cay cay sẽ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn!


Bánh bột lọc trần làm từ bột năng hay còn có tên gọi khác là bột sắn hoặc bột đao. Loại bột này có độ sánh và kết dính cực kỳ tốt vì thế nó được sử dụng rộng rãi trong chế biến. Hôm nay, chúng tôi vào bếp hướng dẫn cho mọi người cách làm bánh bột lọc trần chuẩn hương vị Huế.

Nguyên liệu làm Bánh bột lọc trần

·       Tôm sông loại vừa: 100g

·       Bột năng: 500g

·       Thịt ba chỉ: 200g

·       Nước sôi

·       Tỏi, ớt bột, ớt quả, hành lá

·       Gia vị: Đường, bột nêm, dầu ăn, mắm, muối

Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc trần

Bước 1: Làm nhân bánh

- Thịt ba chỉ rửa sạch thái hạt lựu. Tôm rửa sạch để ráo nước.

- Ướp thịt ba chỉ với hạt nêm, tiêu, trộn thêm hành lá đã thái nhỏ.

- Tôm ướp với tỏi băm, ½ thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối trong 10 phút.

- Thịt ba chỉ rim khoảng 15 phút, cho tôm đã ướp vào rim cùng khoảng 10 - 15 phút nữa.

Bước 2: Làm vỏ bánh

- Trộn 250g bột năng với một chút muối, tạo thành hình tròn trũng giữa.

- Cho nước sôi vào giữa lòng bột, trộn đều. Sau đó đổ chỗ bột còn lại vào dùng tay trộn cùng cho đến khi bột mịn, dẻo.

- Bọc bột vào một chiếc túi nilon để tránh bị khô nếu chưa dùng đến

Lưu ý: Khi trộn bột chú ý căn chỉnh nước để bánh không bị khô hoặc nát.

Bước 3: Gói bánh bột lọc trần

Bột đã nhào mịn, ngắt một phần nhỏ, lăn tròn rồi ấn dẹt, cho một ít nhân tôm với thịt đã làm trước đó vào giữa, gấp đôi miệng bột lại, vuốt chặt mép để được miếng bánh hình bán nguyệt. Làm những chiếc bánh khác tương tự.

Bước 4: Luộc bánh

- Bắc nồi nước lên đun sôi cho thêm ít dầu ăn và muối, thả bánh vào luộc cho đến khi bánh nổi lên là đã chín.

- Vớt bánh ra thả ngay vào một bát nước đun sôi để nguội lớn, sau đó vớt lên đĩa, thoa một chút dầu ăn để bánh không bị dính vào nhau và có độ bóng.

Lưu ý: Để bánh có được độ giòn bên ngoài, hương vị thơm quyện của thịt và tôm thì các bạn cần chờ nước sôi hẳn mới thả từng chiếc bánh vào một.

Bước 5: Pha nước chấm

Nước chấm bánh bột lọc pha đơn giản theo tỷ lệ 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 8 thìa nước lọc và ½ quả chanh, ớt cắt khoanh, bắc bếp đun hơi nóng.

Đặc trưng nước chấm của người Huế là chỉ dùng nước mắm loại ngon với ớt chỉ thiên thái nhỏ.

 

Bột năng vốn có độ dẻo và dai, rất thích hợp trong chế biến bánh bột lọc. Dưới đây là hướng dẫn cách làm bánh bột lọc từ bột năng mà không cần đến nhồi bột đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên liệu bánh bột lọc từ bột năng không cần nhồi bột

·       Bột năng: Khoảng 300g

·       Thịt lợn: 200g thịt ba chỉ hoặc thịt vai

·       Tôm: Khoảng 200g

·       Nguyên liệu khác: Hành lá, hành khô, ớt, tỏi,...

·       Giấy bạc tart hoặc khuôn silicon

Các bước thực hiện làm bánh bột lọc từ bột năng không cần nhồi bột

Bước 1: Tương tự với cách làm bánh bột lọc Huế nhân thịt tôm từ bột năng, bạn cần sơ chế và làm sạch các nguyên liệu mua về. Thịt lợn đem rửa sạch cùng muối và xay nhuyễn, tôm lột vỏ rồi đem cắt nhỏ. Cho dầu vào chảo và phi thơm hành. Sau đó đổ lần lượt thịt rồi đến tôm vào xào. Tiến hành nêm nếm các gia vị theo khẩu vị của gia đình bạn.

Bột năng bạn đem hòa cùng nước theo tỷ lệ 1 bột 2 nước. Sau đó, thêm chút dầu ăn cùng muối vào phần bột và đem khuấy đều.

Bước 2: Bạn chuẩn bị nồi nước sôi cùng chiếc rổ hấp, đặt khuôn lên. Sau đó, cho lần lượt nhân bánh vào các khuôn. Tiến hành múc bột đã pha vào khuôn sao cho ngập phần tôm thịt. Tiến hành hấp trong khoảng 10 phút hoặc đến khi bánh trong lại.

Với cách làm bánh bột lọc từ bột năng không cần nhào này, bạn sẽ có được thành phẩm bánh nhanh chóng và rất mềm, dẻo, thơm ngon với nhân thịt, tôm vừa miệng, hấp dẫn. Các bạn hãy thử ngay để cùng gia đình thưởng thức nhé!

 

Nhắc đến những nơi có bánh căn ngon, người ta liền nhớ ngay đến những chiếc bánh căn dân dã, mang hương vị phố núi đặc trưng ở thành phố sương mù Đà Lạt.
Bánh căn Đà Lạt là một món ăn hấp dẫn kết hợp giữa vi giòn béo của bánh với nước chấm đặc trưng. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh căn Đà Lạt (Cho 4 người ăn)

·       Gạo 1 kg 

·       Cơm khô 1 bát 

·       Thịt nạt dăm 500 g 

·       Củ sắn 1 củ 

·       Trứng cút 20 quả

Cách chế biến Bánh căn Đà Lạt

Bước 1: Xay bột gạo

Ngâm gạo với nước qua đêm. Sau khi ngâm xong, bạn cho gạo cùng cơm khô và 2 bát nước lọc vào máy xay và xay nhuyễn thành bột.

Bước 2: Làm xíu mại

- Thit nạc mua về rửa sạch, sau đó xay nhuyễn.

- Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.

- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.

- Cho thịt vào tô, thêm hành lá, hành tây, củ sắn cùng đường, hạt nêm, nước mắm và tiêu xay theo khẩu vị rồi trộn đều. Ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.

- Sau khi ướp, nặn thịt thành viên và cho vào xửng hấp.

Bước 3: Làm nước chấm

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng và phi thơm hành, tỏi băm.

- Cho mắm nêm vào chảo, khi mắm sôi, thêm 1/2 bát nước lọc vào nấu cùng.

- Cuối cùng bạn cho thêm ớt, đường tùy theo khẩu vị.

Bước 4: Làm mỡ hành

- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

- Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng. Sau đó, bạn cho hành vào, đảo đều tay rồi tắt bếp, cho mỡ hành ra chén.

Bước 5: Đổ bánh căn

- Đun nóng khuôn bánh. Sau đó, cho múc bột vào khuôn. Bạn cho bột vào khoảng 2/3 khuôn rồi đậy nắp.

- Khi mặt bánh se lại, bạn cho trứng cút lên bề mặt, sau đó đậy nắp và chờ bánh chín.

- Khi bánh chín, gắp bánh ra và tiếp tục đổ bánh cho đến khi hết bột.

Bạn xếp bánh căn lên đĩa. Cho xíu mại vào nước chấm rồi thêm một ít mỡ hành vào. Sau đó, thưởng thức bánh căn với nước chấm. Bạn cũng có thể ăn kèm với rau sống và chả nếu thích.

Kinh nghiệm thực hiện món ăn thành công:

- Khi pha bột bánh, bạn có thể cho thêm môt ít dầu ăn hoặc nước cốt dừa để bánh có vi ngậy và thơm hơn.

- Bạn có thể thay mắm nêm bằng nước mắm thường tùy theo khẩu vị.

 

Bánh căn Đà Nẵng là một món chiên rất hấp dẫn kết hợp giữa vị giòn tan của bánh với nhân tôm, trứng béo ngậy. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh căn thơm ngon chuẩn vị đặc sản Đà Nẵng.

Nguyên liệu làm Bánh căn Đà Nẵng (Cho 5 người)

·       Tôm 200 g 

·       Trứng cút 10 quả 

·       Bột gạo 200 g 

·       Bột năng 100 g 

·       Đu đủ 100 g 

·       Tỏi băm 2 thìa 

·       Hành lá 3 nhánh 

·       Giấm 2 thìa 

·       Nước mắm 12 thìa 

·       Dầu ăn 100 ml 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ đường/ tiêu)

Cách chế biến Bánh căn Đà Nẵng

Bước 1: Trộn bột

Bạn trộn 200g bột gạo với 100g bột năng vào một cái tô đựng. Cho thêm vào tô bột 1 thìa bột nghệ, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 1/2 thìa tiêu.

Kế đến đổ khoảng 450ml nước lọc vào tô, dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột tan ra hết.

Cuối cùng để bột nghỉ khoảng 1 tiếng.

Mách bạn: Bạn có thể cho thêm vào tô bột một ít hành lá cắt nhỏ tùy theo sở thích nhé.

Bước 2: Sơ chế và ướp tôm

Tôm mua về để khử đi mùi tanh, sau khi lột bỏ đi phần đầu, vỏ, chân và chỉ tôm thì đem ngâm tôm trong nước muối loãng từ 2 - 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo.

Ướp tôm với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa đầu hành lá băm (hoặc thay bằng hành tím băm). Trộn đều và ướp trong vòng 30 phút cho tôm thấm gia vị.

Cách rút chỉ lưng tôm nhanh

Cách 1: Dùng mũi dao rạch 1 đường dọc sống lưng tôm rồi lấy chỉ tôm ra ngoài.

Cách 2: Đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2, nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua và kéo để rút chỉ tôm ra ngoài.

Cách 3: Lật ngửa tôm lên, dùng 1 tay giữ phần thân tôm, tay còn lại bóc 2 bên của đầu tôm rồi giữ chặt phần nối đầu và thân tôm, từ từ tách đầu tôm ra khỏi thân tôm. Lúc này chỉ tôm dính với phần phân ở đầu tôm nên sẽ được kéo ra theo.

Bước 3: Làm đồ chua ăn kèm

Để làm phần đồ chua ăn kèm, đầu tiên đu đủ bạn gọt vỏ, bào sơi.

Kế đến cho khoảng 2 thìa giấm, 2 thìa đường vào tô đựng, khuấy đều cho đường tan ra. Sau đó bạn cho đu đủ đã bào sợi vào, trộn đều và ngâm khoảng 1 tiếng.

Kinh nghiệm: Bạn có thể ngâm trước đu đủ với đường để đu đủ giòn hơn nhé.

Bước 4: Làm nước chấm

Bạn cho lần lượt vào chén 10 thìa nước mắm, 10 thìa đường, 20 thìa nước lọc, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa tỏi băm, 1/2 thìa ớt băm, khuấy đều cho các nguyên liệu tan ra.

Bước 5: Đổ bánh căn

Sử dụng chảo có các khuôn tròn nhỏ chuyên dùng cho các món bánh căn bánh khọt, bắc chảo lên bếp, đổ dầu ngập các ô trong chảo, đun nóng ở lửa nhỏ.

Khi thấy dầu bắt đầu sôi, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột bánh vào các ô, tránh để tràn bột ra ngoài các ô nhé.

Tiếp theo cho đập vỡ trứng cút cho vào các ô bột, gắp theo khoảng 1 - 2 con tôm vào cùng. Đậy nắp lại và tiếp tục chiên ở lửa nhỏ trong vòng 2 phút.

Sau đó mở nắp ra và chiên thêm khoảng 2 phút đến khi thấy bánh vàng đều, tôm và trứng cút đã chín hết thì bạn gắp từng cái bánh dĩa (cót lót giấy thấm dầu) để cho ráo dầu.

Thành phẩm

Bánh căn nóng hồi, thơm lừng. Lớp vỏ giòn tan rôm rốp trong miệng, phần nhân với tôm tươi, ngọt thịt được nêm nếm đậm vị, trứng cút béo bùi. Đặc biệt chấm kèm bánh căn với nước mắm chua chua ngọt ngọt cùng đu đủ giòn, chua nhẹ làm cho món ăn không bị ngấy. Hãy cùng vào bếp để thử ngay món ăn này cho cuối tuần thêm thú vị nhé!

 

Bánh căn là một món đặc sản miền Trung dân dã, mộc mạc nhưng được nhiều người yêu thích. Cùng học cách làm bánh căn miền Trung đơn giản chuẩn vị quê hương.

Bánh căn là một món ăn đặc sản miền Trung nổi tiếng và được nhiều người yêu thích bởi hương vị giòn rụm, đậm đà. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm bánh căn miền Trung đơn giản chuẩn vị!

Nguyên liệu làm món bánh căn miền Trung

·       200g tôm

·       10 quả trứng cút

·       200g bột gạo

·       100g bột năng

·       100g đu đủ bào sợi

·       20g hành lá cắt nhuyễn

·       Tỏi băm, hành tím băm, ớt băm

·       Gia vị: Bột nghệ, giấm, nước mắm, dầu ăn, muối, đường, tiêu, hạt nêm, giấm trắng, nước cốt chanh

Dụng cụ: Chảo khuôn đổ bánh căn (khuôn đổ bánh khọt), tô, dĩa, dao, thìa, đũa, giấy thấm dầu..

Kinh nghiệm:
-  Để giúp món ăn được thêm hấp dẫn, tươi ngon, bạn cần lưu ý khi chọn mua tôm thì chỉ nên chọn những con còn sống, chân tôm còn gắn chặt với thân tôm, vỏ tôm phải trơn, bóng và giữa thân tôm có màu xám trong.
- Bên cạnh đó, để không chọn trúng những trái trứng cút bị hỏng, bạn cần lưu ý khi mua nên chọn những trái không có mùi hôi bất thường, không bị nứt, nhão hay có bột, đồng thời nếu được bạn có thể thả trứng vào nước muối, khi chìm xuống nghĩa là trứng còn tươi, ngược lại thì là trứng đã bị hư và cũ.

Cách làm món bánh căn miền Trung

Bước 1: Pha bột đổ bánh căn

Đầu tiên, bạn cho vào một tô lớn 200g bột gạo, 100g bột năng, 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê hạt tiêu và 450ml nước, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện với nhau rồi cho tiếp khoảng 20g hành lá cắt nhuyễn, khuấy nhẹ và để bột nghỉ 1 tiếng.

Kinh nghiệm: Nếu bạn hoặc một số các thành viên khác trong gia đình không thể ăn hành được, bạn vẫn có thể lựa chọn không cho hành lá vào tô bột của mình vẫn sẽ chế biến được món ăn bình thường nhé!

Bước 2: Sơ chế và ướp tôm

Kế tiếp, bạn đem 200g tôm đi rửa sạch với nước lạnh, vớt ra để ráo, đem bỏ phần đầu và vỏ tôm đi rồi dùng dao rạch phần sống lưng để rút chỉ đen trên lưng tôm.

Sau đó, bạn tiến hành ướp tôm với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, trộn đều và để tôm trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

Kinh nghiệm: Bên cạnh việc rửa tôm với nước sạch như trên, bạn có thể sử dụng nước muối hoặc hỗn hợp đường và rượu trắng  để giúp tôm được khử hoàn toàn mùi tanh nhé!

Bước 3: Làm đu đủ chua ngọt ăn kèm

Bước tiếp theo, bạn cho lần lượt vào chén 2 thìa canh giấm trắng và 2 thìa canh đường, khuấy đều để hỗn hợp tan với nhau rồi cho tiếp 100g đu đủ bào sợi vào chén, sau đó để như vậy khoảng 1 tiếng để đu đủ ngấm đều gia vị.

Bước 4: Làm nước chấm ăn kèm

Để làm nước mắm chua ngọt ăn kèm với bánh căn, bạn cho lần lượt vào chén 10 thìa canh nước mắm, 10 thìa canh đường, 20 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa canh ớt băm và 1 thìa canh tỏi băm, sau đó khuấy đều hỗn hợp nước mắm chua ngọt.

Bước 5: Đổ bánh căn

Bắc loại chảo có khuôn để đổ bánh căn lên bếp, sau đó bạn cho ngập dầu ăn vào các khuôn bánh trong chảo và đun dầu nóng ở mức lửa nhỏ. Khi dầu đã sôi, bạn cho lần lượt vào các khuôn phần bột đã pha ở trên, trứng cút được đập vỡ và 1 - 2 con tôm, đậy nắp rồi tiếp tục chiên bánh trong khoảng 2 phút.

Khi mở nắp ra, bạn chiên bánh căn thêm khoảng 2 phút nữa, đến khi bánh vàng đều và tôm lẫn trứng cút đều đã chín hết thì bạn gắp bánh ra dĩa có lót giấy thấm dầu.

Thành phẩm

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết từ các nguyên liệu khác nhau, món bánh căn sau khi chế biến xong còn sẽ mang hương vị giòn rụm của lớp vỏ, sự tươi ngon, ngọt thịt của phần nhân tôm cũng như là vị bùi bùi, béo béo từ trứng cút.

 

Bánh căn hay còn gọi là bánh bột gạo nướng có nguồn gốc từ người Chăm ở Ninh Thuận, sau đó trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều tại các tỉnh thành khác như Quy Nhơn, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đà Lạt,... Tuy nhiên, bánh căn Nha Trang có cách chế biến mới lạ với hương vị đặc trưng riêng mà chỉ có thể tìm thấy tại thành phố biển này. Bánh được phủ lên một lớp trứng mỏng và một lớp tôm, mực hấp dẫn. Vị béo ngậy hoà lẫn với vị ngọt nước từ hải sản tươi, tan dần trên đầu lưỡi.

Nguyên liệu làm bánh căn Nha Trang

·       Gạo: 1kg

·       Cơm nguội: 1 bát

·       Tôm

·       Mực

·       Trứng

·       Hẹ

·       Mắm, đường, tỏi, ớt, muối, bột ngọt, hạt nêm.

·       Cà chua: 2 quả

Cách làm bánh căn Nha Trang

Bước 1: Làm bột bánh căn

Ngâm gạo và cơm nguội qua đêm sau đó xay nhuyễn thành bột.

Cho vào bột một ít dầu lạc cho thơm và ngậy.

Bước 2: Nướng bánh căn

Cho khuôn đúc lên bếp than làm nóng, quét ít dầu lên để bánh không dính.

Đổ bột vào và cho mực, trứng, tôm lên chờ bánh chín, cho ra dĩa.

Bước 3: Làm nước chấm

Hẹ hành lá cắt nhỏ, bắt chảo dầu đợi dầu nóng cho hành, hẹ vào tắt lửa.

Chọn nước mắm cá cơm, khèo với đường, bột ngọt, hạt nêm, tỏi băm, cà chua cắt hạt lựu và ớt khoảng 2 phút.

Cho hỗn hợp hành hẹ vào nước mắm.

Thành phẩm

Bánh căn giòn, tôm,mực, trứng béo giàu dinh dưỡng, giúp món ăn không bị ngấy. Món ăn này ăn kèm nước chấm ngon, ngọt vô cùng kích thích vị giác.

 

Bánh canh cua biển là một món ăn hết sức thân thuộc với mọi người. Hương vị sợi bột bánh canh dai dai kết hợp cùng nước dùng ngọt thanh của cua đã mang đến vị ngon khó chối từ của món ăn này. Hãy cùng chúng tôi vào bếp thực hiện ngay món canh cua biển đơn giản này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh canh cua biển (Cho 6 người ăn)

·       Cua biển 3 con 

·       Bánh canh bột gạo 1 kg 

·       Tôm tươi 400 g 

·       Nấm rơm 200 g 

·       Trứng cút 15 quả 

·       Bột năng 2 thìa canh 

·       Củ cải trắng 1 củ 

·       Hành tím 3 củ 

·       Hành lá 1 nhánh 

·       Màu dầu điều 1 thìa canh 

·       Nước mắm 1 thìa canh 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ đường/ tiêu)

Cách chế biến Bánh canh cua biển

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Để sơ chế cua đầu tiên bạn dùng mũi kéo cứng đâm vào vị trí nhọn ở phần yếm cua để làm cua chết rồi dùng bàn chải cọ rửa sạch những vết dơ ở vỏ cua. Sau đó dùng dao chặt đôi cua.

Tôm mua về để khử đi mùi tanh bạn ngâm tôm trong nước muối loãng khoảng 3 phút sau đó rửa lại với nước sạch rồi lột bỏ vỏ, để ráo.

Nấm rơm mua về để khử mùi hôi bạn ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 phút sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo.

Củ cải trắng bạn rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các đoạn có chiều dài khoảng 2 lóng tay. Hành lá bạn rửa sạch, bỏ rễ và cắt nhỏ. Hành tím, lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Luộc trứng

Cho trứng cút cùng ít muối cùng 800ml nước vào nồi, đun sôi và luộc khoảng 10 phút với lửa vừa cho trứng chín thì vớt ra cho vào tô nước lạnh, lột vỏ.

Cách luộc trứng bóc vỏ dễ dàng

Cách 1: Luộc trứng khoảng 10 phút cùng với 1 vài lát chanh tươi.

Cách 2: Thêm 1 thìa cà phê giấm ăn vào nồi rồi khuấy đều trong vài phút sau đó luộc đến khi trứng chín rồi vớt ra để nguội lột vỏ.

Bước 3: Nấu nước dùng

Trước tiên bạn cho vào bát 2 thìa canh bột năng và 100ml nước vào khuấy tan.

Tiếp theo bạn cho 1 thìa canh hạt màu điều cùng 1 thìa canh dầu ăn vào nồi, phi đều với lửa vừa cho đến khi hạt màu điều ra hết màu rồi vớt bỏ hạt.

Tiếp đó bạn cho hành tím vào phi thơm rồi đổ 3 lít nước vào nấu cùng với củ cải trắng cắt khúc hầm khoảng 15 phút cho nước sôi bùng lên thì bạn cho cua vào.

Nấu cho cua chín khoảng 20 phút với lửa vừa thì cho tôm đã lột cùng nấm rơm vào.

Nấu thêm 10 phút nữa thì nêm vào 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa canh hạt nêm, 2.5 thìa canh đường và 100ml (1/2 chén ăn cơm) nước bột năng pha loãng vào nồi.

Khuấy đều tay cho các gia vị tan ra và phần nước dùng có độ sệt nhất định thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Kinh nghiệm:

Nếu bạn muốn giảm đi mùi cua trong nước dùng thì bạn có thể mang cua đi hấp chín rồi cho vào nấu.

Nhưng nếu bạn muốn nước dùng được ngọt hơn thì cho cua sống vào, tuy nhiên nước dùng sẽ có mùi hăng nhẹ đặc trưng của cua.

Bước 4: Nhúng bánh canh

Cho 1 lít nước vào nồi cùng với 1 thìa canh dầu ăn vào, đun đến khi nước sôi thì cho bánh canh vào nấu khoảng 10 phút cho cọng bánh canh trong, chín mềm thì tắt bếp.

Sau đó cho bánh canh vào tô cùng trứng cút, hành lá chan thêm nước dùng vào và thưởng thức thôi!

Kinh nghiệm: Dầu ăn sẽ giúp bánh canh không bị dính vào nhau.

Thành phẩm

Bánh canh cua biển với nước dùng đậm đà, thơm lừng. Bánh canh mềm và dẻo, thịt tôm thì thấm đều gia vị, dai ngọt, kết hợp cùng vị béo, ngọt thơm ngon của cua biển và trứng cút.

 

Món bánh canh truyền thống nay được biến tấu thành bánh canh gõ gáo dừa chả cá lăng thơm ngon. Một món ăn sáng siêu đỉnh, ngon miệng, rất dễ làm. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh canh gõ gáo dừa chả cá lăng (Cho 4 người ăn)

·       Bột gạo 400 g 

·       Bột năng 150 g 

·       Xương heo 200 g 

·       Đầu cá/xương cá lăng 1 ít 

·       Chả cá lăng 100 g 

·       Cải trắng 1 củ 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Hành lá 3 nhánh 

·       Tỏi phi 2 thìa canh 

·       Hành tìm phi 3 thìa canh 

·       Dầu màu điều 1 thìa canh 

·       Nước mắm 3 thìa cà phê 

·       Giá/hẹ 1 ít (ăn kèm) 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/muối/hạt nêm)

Cách chế biến Bánh canh gõ gáo dừa chả cá lăng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để khử mùi hôi và làm sạch xương ống, bạn rửa sạch với nước lọc, rồi dùng muối chà xát, đem trụng sơ qua nước sôi có pha ít muối trong khoảng 4 - 5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch với nước lạnh rồi để ráo.

Củ cải, cà rốt bạn gọt bỏ vỏ, cắt khúc vừa ăn khoảng 1 lóng tay.

Cách sơ chế xương heo sạch, không hôi

Một kinh nghiệm khác cũng khá hay đó là bạn có thể cho thêm một ít rượu trắng vào nước chần xương heo. Rượu có khả năng khử sạch mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Bạn cũng có thể sử dụng chanh, giấm, muối hoặc gừng chà xát lên xương heo và để yên khoảng 5 - 10 phút sau đó rửa lại với nước.

Bước 2: Hầm xương

Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 lít nước đợi sôi, bạn cho xương heo, cà rốt, củ cải, xương cá lăng, đầu cá lăng và 1/2 thìa canh muối vào hầm 30 phút lấy nước ngọt.

Kinh nghiệm: Trong quá trình hầm xương, nếu có bọt thì bạn vớt ra để nước dùng được trong và thơm ngon hơn nhé!

Bước 3: Nhồi bột làm bánh canh

Bạn cho vào tô 400g bột gạo, 150g bột năng, 1 ít muối và nhào với 500ml nước nóng (khoảng 70 độ C) đến khi bột mịn tạo thành khối.

Ém bột thật chặt rồi chế nước sôi vào ngập cao hơn bột khoảng 4cm, đậy nắp ủ bột khoảng 4 tiếng.

Tiếp đó chắt bỏ nước rồi nhào lại cho mịn, chế từ từ khoảng 200ml nước nóng trộn đều.

Kinh nghiệm: Trong quá trình nhào bạn với nước nóng, bạn cẩn thận và đeo găng tay để tránh bị bỏng nhé!

Bước 4: nhúng bánh canh

Bắc chảo nước để sôi rồi hạ lửa nhỏ, cho bột vào gáo dừa có đục lỗ, dùng thìa gõ để bột chảy xuống, bột chín sẽ nổi lên để thêm khoảng 1 - 2 phút rồi vớt qua thau nước lạnh, rồi vớt ra để ráo

Lưu ý: Lúc gõ tay cầm gáo dừa không được lắc, kéo thật chậm và gáo dừa luôn để gần sát mặt nước. Bánh canh sẽ không bị đứt khúc.

Bước 5: Nấu bánh canh

Khi đủ thời gian hầm xương, bạn thêm 1 thìa canh dầu màu điều, vo tròn chả cá lăng vào nồi, nấu thêm 2 phút.

Nêm gia vị với 2 thìa cà phê hạt nêm, 3 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê nước mắm, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.

Cho bánh canh vào tô, thêm ít giá, hẹ, hành lá cắt nhỏ, chan nước dùng và thêm chả cá lăng chiên, tỏi phi, hành phi, thưởng thức thôi.

Thành phẩm

Món bánh canh gõ gáo dừa chả cá lăng ăn rất ngon miệng, với nước dùng thanh ngọt, đậm đà, sợi bánh canh dai dai, cộng thêm vị ngon đặc trưng của chả cá lăng.

Trổ tài vào bếp thực hiện cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

Có lẽ bánh chưng là một món ăn truyền thống, quen thuộc, gắn liền với chúng ta từ khi còn bé.
Bánh chưng tự làm luôn khiến người ta cảm thấy ngon miệng và yên tâm khi ăn hơn bánh chưng mua ở ngoài hàng. Nếu bạn muốn biết cách làm và gói bánh chưng ngon đẹp mắt, hãy tham khảo hướng dẫn ngay sau đây.

Nguyên liệu bánh chưng ngon

·       650g gạo nếp

·       300g thịt ba chỉ

·       400g đậu xanh tách vỏ

·       Lá chuối hoặc lá dong

·       Gia vị: Muối, đường, tiêu

Kinh nghiệm
Bánh chưng làm bằng gạo gì? Để làm nhân bánh chưng thì bạn sử dụng gạo nếp để bánh được dẻo thơm. bạn nên chọn gạo nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều nhau.

Cách làm bánh chưng

Bước 1: Chuẩn bị nhân bánh và lá gói bánh

Lá chuối hay lá dong mua về, rửa sạch.

Ngâm gạo nếp, đậu xanh không vỏ trước khi gói tầm 4 tiếng hoặc để qua đêm, có thể ngâm gạo nếp với lá chuối hay lá dứa để nếp thơm ngon và có màu xanh.

Kinh nghiệm
Cách ngâm gạo gói bánh chưng để bánh chưng dẻo thơm thì bạn cần ngâm gạo nếp qua đêm, hoặc ít nhất là 4 tiếng.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Sau khi ngâm xong, bạn đổ nếp ra rổ và để ráo, thêm 1 tới 2 muỗng muối vào và trộn đều. Đậu xanh cũng đổ ra rổ, thêm muối và tiêu rồi trộn đều.

Thịt lợn rửa và cắt miếng. Cách ướp thịt gói bánh chưng rất đơn giản, bạn chỉ cần ướp với muối, đường, tiêu với lượng vừa ăn là được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách làm nhân bánh chưng ngon

Kinh nghiệm
Cách nấu đỗ gói bánh chưng: Nếu bạn muốn sử dụng đậu xanh chín để gói bánh chưng thì bạn chỉ cần lấy lượng đỗ đã ngâm và nấu đến khi đỗ chín là được. Sau đó bạn lấy nhân đỗ ra và làm bánh như một quy trình bình thường là được

Bước 3: Gói bánh

Gói bánh bằng khuôn

Để bánh chưng vuông vức đẹp mắt, bạn nên chuẩn bị các khuôn gói bánh chưng hình vuông để cố định hình dạng bánh.

Kinh nghiệm: Tùy vào kích thước bánh chừng mà bạn muốn thì sẽ có nhiều loại khuôn khác nhau, kích thước khuôn bánh chưng chuẩn thường là 12 x 12cm.

Bạn xếp khoảng 4 miếng lá chuối vào khuôn, mỗi lá bạn gập ngang lại tạo 1 đường thẳng, đặt lá chuối đứng theo đường thẳng này và xếp vào 4 góc của khung sau đó cho nếp, đậu xanh, thịt lợn vào như hình bên dưới.

Rải nếp đều 4 góc để tránh bánh bị lồi lõm, cho đậu xanh vào rồi thêm thịt sau đó lại thêm một lớp đậu xanh, cuối cùng là rải nếp phủ lên.

Sau đó bạn gấp lá chuối lại, dùng 1 tay giữ miệng gấp rồi nhấc khuôn lên, lấy dây buộc 2 vòng theo hình chữ thập. Không buộc dây quá chặt, để tránh bánh nở không đẹp, ngon.

Gói bánh chưng bằng tay

Đầu tiên bạn úp mặt xanh đậm của 1 lá dong xuống theo chiều dọc. Kế đến bạn ngửa mặt xanh đậm của 2 lá dong còn lại lên và và đặt theo chiều ngang, xếp sao cho 4 lá vuông góc với nhau

Bạn cho vào theo thứ tự 1 lớp gạo nếp, 1 lớp đậu xanh, 1 lớp thịt lợn, 1 lớp đậu xanh và cuối cùng cho 1 lớp gạo nếp.

Đầu tiên bạn giữ 2 mép lá nằm phía dọc của bánh rồi dùng tay gấp và cuộn lá sao cho phần nếp được cố định.

Bước tiếp theo thì bạn giữ mép vừa gấp bằng một tay, tay còn lại thì bạn gập 1 bên của lá theo chiều ngang.

Sau đó bạn dựng đứng bánh lên, giữ chặt và vỗ nhẹ bánh xuống mặt bàn để phần nhân bánh được dàn dều. Tiếp theo bạn gấp phần lá ở phía trên vào, dựng bánh phía bên này xuống mặt bàn và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Lấy 2 dây lạt buộc song song với nhau để giữ chặt bánh và không bị bung chặt. Tiếp theo, bạn buộc tiếp 2 chiếc lạt vuông góc với 2 lạt trên.

Bước 4: Luộc bánh chưng

Cách luộc bánh chưng thì bạn thực hiện như sau:

Đầu tiên xếp bánh chưng đã gói vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh, luộc bánh kích cỡ nhỏ khoảng 5 tiếng sẽ chín nhưng bánh cỡ lớn sẽ có thời gian nấu lâu hơn.

Luôn chuẩn bị 1 ấm nước sôi bên cạnh để khi nước trong nồi cạn, bạn kịp thời tiếp thêm nước, không đổ nước lạnh vào nồi. Khi luộc được nửa thời gian bạn nên mở nắp nồi, đảo mặt bánh để bánh chín đều hơn.

Kinh nghiệm
Cách chữa bánh chưng sống thì đầu tiên bạn nên mở vỏ bánh ra sau đó gói bánh, lưu ý không gói chặt, sau đó đem bánh đi hấp hoặc luộc để bánh chín.

Bước 5: Hoàn thành

Sau khi bánh chín, bạn lấy ra khỏi nồi cho bánh vào nước lạnh ngâm tầm 20 phút rồi xếp bánh ra mặt bàn, dùng đồ nặng đè lên để ép nước ra khỏi cho bánh ráo ngon và giữ được lâu, thời gian ép hết nước từ khoảng 5 đến 8 tiếng.

Sau đó là có thể thưởng thức rồi nhé!

Thưởng thức

Trong suốt thời gian luộc bánh chưng, bạn cần lưu ý những điều sau là cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh và giữ hương vị thơm ngon:

Trước khi xếp bánh chưng vào nồi, bạn cần xếp một lớp cuống lá dong bên dưới để bánh không bị cháy và dính đáy nồi.

Xếp bánh thành các tầng chồng lên nhau ngay ngắn và chặt để bánh được giữ cố định, phòng khi nước sôi có lực đẩy khiến bánh bị xô đẩy sẽ bị vỡ.

Sau khi nồi bánh chưng đã sôi, bạn giảm lửa (đối với nồi luộc bếp than, bếp củi) hoặc giảm nhiệt độ (nếu luộc bánh chưng bằng nồi áp suất hoặc bằng điện). Chỉ để lửa nhỏ trong suốt quá trình luộc bánh chưng.

Bánh chưng ngon, gói đẹp, bạn có thể tự tin đặt trên mâm cổ cúng gia tiên hoặc gửi tặng cho người thân, bạn bè. Ngoài ra, nếu dùng không hết, bạn có thể đem bảo quản bánh trong ngăn mát của tủ lạnh. Lúc dùng chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hâm lại là được!

Bánh chưng hoa đậu biếc với màu sắc đẹp mắt, mới lạ đem đến sự khác biệt cho ngày năm mới. Cùng với vị nhân bùi bùi từ đậu xanh và vị beo béo của miếng ba chỉ hấp dẫn. Cùng lưu ngay công thức này nhé vừa tận dụng những hoa đậu biếc có sẵn. Lại tạo nên những chiếc bánh với màu xanh dương thu hút cho mâm cỗ ngày Tết.

Bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, cành mai vàng, cành đào tươi…đều là những hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết. Năm nay hãy cùng Bếp điểm tô cho mâm cỗ dịp năm mới màu xanh đẹp mắt từ hoa đậu biếc. Tạo nên những chiếc bánh chưng mang đậm hương vị truyền thống. Nhưng có chút biến tấu vừa ngon lại kích thích vị giác cho mùa xuân yêu thương.

Nguyên liệu làm Bánh chưng hoa đậu biếc (Số lượng 5 cái)

·       Đậu xanh 500 g 

·       Gạo nếp 1 kg 

·       Hoa đậu biếc 35 g 

·       Thịt ba chỉ 700 g 

·       Hạt nêm 1/2 thìa canh 

·       Bột ngọt 1/3 thìa canh 

·       Hạt tiêu 1/3 thìa canh 

·       Nước mắm 1 thìa canh

Cách chế biến Bánh chưng hoa đậu biếc

Bước 1: Hãm lấy nước hoa đậu biếc

Hãm hoa đậu biếc với 300ml nước nóng rồi khuấy đều và chờ hoa ra màu.

Bước 2: Ngâm đậu và nếp

Ngâm qua đêm 500g đậu xanh trong nước.

Ngâm qua đêm 1kg gạo nếp trong nước hoa đậu biếc, sau đó vớt ra để ráo.

Bước 3: Ướp thịt

Cho vào tô 700g thịt ba chỉ, ½ thìa canh hạt nêm, ⅓ thìa canh bột ngọt, ⅓ thìa canh hạt tiêu, 1 thìa canh nước mắm rồi dùng đũa đảo đều.

Lưu ý: Ướp thịt qua đêm sẽ giúp thịt thấm gia vị và ngon hơn. Hoặc bạn có thể cho thịt lên chảo chần sơ để gia vị rút vào thịt nhanh giúp thịt đậm vị hơn.

Bước 4: Trộn gia vị vào đậu và nếp

Cho vào mỗi phần nếp và đậu đã ngâm ⅓ thìa canh muối, sau đó dùng đũa đảo đều.

Bước 5: Gói bánh

Lá dong bạn mua về rửa sạch, lau khô rồi dùng dao sắc gọt bỏ bớt phần xương sống mặt sau của lá. Mỗi chiếc bánh sẽ tương ứng với 4 lớp lá dong.

Đầu tiên, bạn gập lá dong theo chiều dọc, sau đó gập làm 4 theo chiều ngang. Đo chiều dài cạnh lòng khuôn rồi đo từ phần gập ngang của lá đến đầu lá và dùng kéo cắt bỏ phần lá thừa.

Tiếp theo, bạn lần lượt xếp 4 lá dong thành các cạnh hình vuông trong khuôn rồi cho nhân vào.

Dàn đều 1 lớp nếp ở đáy, sau đó đến 1 lớp đậu xanh và xếp 2 miếng ba chỉ vào cho vừa khuôn. Bạn tiếp tục phủ thêm 1 lớp đậu xanh, 1 lớp nếp và một miếng lá dong mỏng lên bề mặt rồi lần lượt gấp các mép bánh lại.

Nhẹ nhàng nhấc khuôn ra và dùng lạt buộc chặt bánh.

Lưu ý: Bạn không nên buộc quá chặt vì trong quá trình nấu bánh sẽ còn nở ra.

Bước 6: Luộc bánh

Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thông thường thời gian luộc sẽ dao động từ 5 - 8 tiếng tùy thuộc vào kích cỡ của bánh.

Trong quá trình luộc, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn một nồi nước sôi để khi nước nồi luộc cạn thì châm thêm. Khi luộc bánh được một nửa thời gian thì trở bánh lại và thay nước mới, nếu không bánh sẽ bị sống, không chín đều.

Thành phẩm

Bánh chưng hoa đậu biếc có màu xanh dương lạ mắt, vị nhân bùi bùi từ đậu xanh và béo ngậy của thịt ba chỉ. Món bánh này hứa hẹn sẽ giúp mâm cỗ ngày Tết nhà bạn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn đấy!

 

Kinh nghiệm thực hiện thành công:

Trước khi cho bánh chưng vào nồi, bạn nên xếp một lớp cuống lá dong ở bên dưới để bánh khi luộc không bị cháy và dính đáy nồi.

Xếp bánh thành các tầng chồng lên nhau ngay ngắn và chặt để bánh giữ cố định. Vì khi nước sôi sẽ có lực đẩy khiến bánh bị xô đẩy, dễ gây vỡ bánh.

Khi nước trong nồi bánh sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ liu riu và tiếp tục luộc đến khi bánh chín.

Kinh nghiệm bảo quán bánh lâu:

Khi bánh chín, bạn vớt ra rồi ngâm vào nồi nước lạnh trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Cách này sẽ giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Thời gian ép trong vòng 5 - 8 tiếng là đạt.

Bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát của tủ lạnh, khi ăn chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hâm lại là dùng được.

Bánh cống hay còn được nhiều người gọi với cái tên là bánh cóng. Đây là món ăn đã được xuất hiện từ lâu đời, chế biến bởi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Khmer. Bánh cống còn được vinh dự là một trong 50 món ăn đặc sản nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy món ăn này không góp mặt vào các dịp lễ hội ở Sóc Trăng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi đây.

Tên gọi bánh cống khiến cho không ít người tò mò. Tuy nhiên nó lại vô cùng gần gũi, xuất phát từ chính hình dáng của nó. Vì khuôn để đổ bột làm bánh có dạng như hình những chiếc cống trụ cao 10cm nên để gọi tên nghe cho thân thuộc, người ta đặt là bánh cống. Kể từ đó loại bánh này trở thành một món ăn được mọi người từ khắp mọi miền đất nước yêu thích. 

Bánh cống là đặc sản trứ danh là vậy nhưng để làm nên món bánh cống thơm ngon chỉ cần những nguyên liệu khá đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đậu nành, hành tím Vĩnh Châu, củ sắn, thịt heo, tôm. Quan trọng ở đây là bước chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh và các nhân ăn kèm như tôm, thịt heo phải đảm bảo thơm ngon, chất lượng nhất. Như vậy những mẻ bánh ra lò mới đảm bảo chuẩn vị.

Bánh cống được chiên trong chảo ngập dầu nên giòn rụm và có màu vàng sẫm giống màu Bánh gừng của người Khmer Sóc Trăng. Món này càng trông hấp dẫn hơn khi được điểm thêm 1 con tôm đặt ở phía trên. Để chiên được những chiếc bánh cống thơm ngon thì người ta thường đổ đầy khuôn bột và nhân sau đó nhúng trực tiếp vào chảo dầu sôi đến khi chín. Ăn kèm với món bánh cống sẽ có các loại rau sống, bắp cải, diếp cá, nước mắm tỏi ớt và một chút đồ chua. Những ngày trời mưa, ngồi cùng bạn bè thưởng thức những chiếc bánh cống thơm ngon thì còn gì bằng. Cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được sự ngập ngụa của miếng bánh, mùi thơm của bột gạo, giòn tan vì được chiên ngập dầu, vị chua ngọt của nước chấm. Tất cả hòa quyện vào nhau khiến cho ai đã một lần thưởng thức đều sẽ nhớ mãi không quên. 

Nguyên liệu làm bánh cống

·       150g củ sắn

·       80g bột mì đa dụng

·       40g bột gạo

·       20g bột nếp

·       10g bột năng

·       Hành lá, rau mùi ta

·       200ml nước

·       Gia vị ướp thịt bò

·       Ớt khô sa tế

·       Đường, hạt nêm, bột ngọt

·       Dầu ăn

Cách làm món bánh công

Bước 1: Làm bột bánh cống

Cho 80g bột mì đa dụng, 40g bột gạo, 20g bột nếp,10g bột năng vào thau cùng với 2 thìa cà phê hạt nêm, ⅔ thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa rưỡi cà phê đường rồi trộn đều và cho nước từ từ vào cho đến khi bột sệt. Tán bột đều tay để bột dẻo và không bị vón cục.

Sau đó cho vào bột ngò rí và hành lá đã băm nhuyễn, 1 thìa cà phê sate hoặc có thể cho theo sở thích của bạn, 1 thìa rưỡi cà phê gia vị ướp thịt bò. Trộn đều và để bột nghỉ khoảng 5 phút để các gia vị hòa tan rồi cho củ sắn vào.

Bước 2: Chiên bánh

Chuẩn bị 1 cái chảo chống dính, cho dầu vào xâm xấp mặt chảo. Khi dầu đã nóng thì cho hết bột vào và tán đều ra. Lưu ý là chiên bột ở lửa vừa.

Khi bánh đã có hình thì bạn cắt ra và trở bánh. Bạn chiên đến khi bánh vàng vừa, giòn ở ngoài và mềm ở trong thì vớt ra và để ráo dầu.

Thành phẩm

Miếng bánh cống giòn ở bên ngoài, mềm ở bên trong, các gia vị hòa quyện với nhau tạo nên món bánh cống ngon tuyệt. Các bạn có thể ăn không hoặc ăn kèm với bún, rau sống và nước mắm chua ngọt đều được nhé!


Bánh đa cua Hải Phòng được người dân nơi đây xem như là linh hồn của nền ẩm thực đất Cảng. Không chỉ có từ lâu đời, món ăn này còn chứa đựng một phần văn hóa đặc sắc của vùng đất Hải Phòng từ xưa đến nay. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, món bánh đa cua vẫn gắn liền với đời sống và tinh thần của người dân nơi đây.


Theo ghi chép về nguồn gốc của Bánh đa cua Hải Phòng thì phải quay ngược thời gian trở lại thế kỷ 10. Tiền thân của món bánh đa cua ban đầu chỉ là một loại lương khô đặc biệt được đặt tên là bánh đa. Bánh này cực kỳ dễ ăn, chỉ cần nhúng vào nước sôi cùng chút muối bột là đã có thể để dành ăn dần trong nhà. 

Mãi đến thế kỷ 13, món ăn này mới được ông Trần Quốc Thi chế biến, thêm thắt các loại gia vị để trở thành Bánh đa cua Hải Phòng ngày nay. Chính vì lẽ đó, bánh đa cua trong mắt người dân Hải Phòng không chỉ là món ăn thỏa mãn được cả ba yếu tố hương, sắc, vị mà còn chứa đựng hết những tinh hoa ẩm thực cùng tấm lòng chân thành của người dân đất Cảng.


Ba nguyên liệu chính không thể thiếu trong Bánh đa cua Hải Phòng

Bánh đa cua cầu kỳ từ hình thức đến cách chế biến. Để nấu được món Bánh đa cua Hải Phòng đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu đa dạng. Trong đó, ba nguyên liệu chính nhất định không được để thiếu khi chế biến chính là bánh đa, cua đồng và rau muống. Không có một trong ba nguyên liệu này thì món ăn xem như đã mất đi một phần hương vị đặc trưng của Bánh đa cua Hải Phòng.

Trong đó, bánh đa được lựa chọn phải là loại bánh đa đỏ nổi tiếng Dư Hàng Kênh. Hiện chỉ có ở quận Lê Chân, Hải Phòng là có bán loại bánh đa này. Để có được sợi bánh đúng chuẩn, người ta phải chọn loại gạo ngon, ngâm nước rồi đem đi xay nhuyễn đến khi bột bánh dẻo mịn. Sau đó phải trải qua vô vàn công đoạn chế biến, tráng bánh thì mới ra được loại bánh đa đỏ nức tiếng đất Cảng.

Sau này khi món bánh đa cua ngày càng phổ biến, người dân nơi đây mới thêm vào nhiều nguyên liệu khác lấy từ vùng biển quê mình như tôm, bề bề, ghẹ, nem cua bể...để chế biến món ăn. Cho dù có được biến tấu với nhiều công thức khác nhau nhưng hương vị của Bánh đa cua Hải Phòng vẫn chẳng thay đổi, y nguyên như những ngày đầu.


Ba nguyên liệu chính nhất định không được để thiếu khi chế biến chính là bánh đa, cua đồng và rau muống.

Món ăn cầu kỳ từ cách chế biến đến hình thức

Cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng công đoạn thì mới cho ra được hương vị Bánh đa cua Hải Phòng đúng chuẩn. Quan trọng nhất khi chế biến bánh đa cua chính là nước dùng. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, canh thời gian, nhiệt độ, thứ tự cho nguyên liệu vào đều phải thật chuẩn xác. Chỉ cần sai lệch ở một khâu là đã đánh mất đi hương vị vốn có của bánh đa cua. Chính vì thế người chế biến Bánh đa cua Hải Phòng phải là người có tay nghề, kỹ thuật cùng kinh nghiệm lâu năm.

Sau khi chế biến xong, sắc màu trong nồi nước dùng bánh đa cua phải thật bắt mắt. Nào là màu vàng sóng sánh của gạch cua hòa lẫn cùng nước dùng, màu đo đỏ của thịt tôm, cua đồng hay màu xanh mướt của rau muống...Tất cả nguyên liệu cùng quyện hòa tạo nên một sức hút khó cưỡng khiến bất kì ai cũng phải đổ gục ngay từ lần đầu tiên.

Thoạt nhìn, nhiều người thường nhầm lẫn giữa bún riêu và Bánh đa cua Hải Phòng. Tuy nhiên cả hai món ăn này đều có sự khác biệt nhau vô cùng đặc trưng ở màu sắc lẫn hương vị. Nếu quan sát kĩ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được màu nước dùng bánh đa cua đục hơn của bún riêu. Khi ăn vào thì có vị ngọt thanh, đậm mùi thơm của cua đồng.


Cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng công đoạn thì mới cho ra được hương vị Bánh đa cua Hải Phòng đúng chuẩn.

Món ăn gắn liền với đời sống văn hóa và con người đất Cảng

Có thể nói rằng Bánh đa cua Hải Phòng chính là tinh hoa của nền ẩm thực đất Cảng. Tuy rằng bánh đa cua ngày nay vô cùng phổ biến, có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng chỉ có món bánh đa cua chế biến tại đất Hải Phòng mới thực sự đem lại trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn. Thưởng thức một tô bánh đa cua, mọi người không chỉ được nếm thử một món ăn trứ danh Hải Phòng mà còn được thưởng thức trọn vẹn hương vị của vùng biển quê hương.

Người dân Hải Phòng có thể ăn bánh đa cua quanh năm mà không hề ngán. Với họ, Bánh đa cua Hải Phòng như một nét đẹp trong ẩm thực đất Cảng, gắn liền với tuổi thơ và đời sống văn hóa của người dân nơi đây. Dù có đi xa đến mấy hay đã lâu không được thưởng thức một tô bánh đa cua đúng chuẩn Hải Phòng thì chỉ cần quay về, gọi một tô bánh đa cua, gắp thử một đũa bánh nóng hổi, sánh mịn cho vào miệng là biết bao ký ức xưa đã quay về. Hương vị quê hương cứ thế len lỏi vào trong và đánh thức trái tim của những người con xa xứ.


Bánh đa cua Hải Phòng như một nét đẹp trong ẩm thực đất Cảng, gắn liền với tuổi thơ và đời sống văn hóa của người dân.

Cách thưởng thức bánh đa cua

Điều đặc biệt mà chỉ có Hải Phòng mới đem lại được cho bạn chính là bánh đa được lựa chọn chế biến là bánh đa tươi, mềm mịn, dẻo dai, không bị bở hay nhũn ra sau khi nấu cùng nước dùng. Còn ở những nơi khác, bánh đa được dùng thường là loại bánh đa khô bảo quản được lâu, hương vị đặc trưng của bánh đa hầu như đã mất dần theo thời gian.

Một bát Bánh đa cua Hải Phòng đúng chuẩn phải có đủ những sắc màu bắt mắt, sợi bánh đa to màu nâu đất, sánh mịn. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận chân thật hương thơm lừng từ củ hành, vị béo ngậy nhưng không ngán của gạch cua. Sự kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị càng khiến cho người thưởng thức không kiềm lòng trước sức hút của bánh đa cua.


Một bát Bánh đa cua Hải Phòng đúng chuẩn phải có đủ những sắc màu bắt mắt, sợi bánh đa to màu nâu đất, sánh mịn.

Bên cạnh Bánh đa cua Hải Phòng, Nem cua bể Hải Phòng cũng là một món ăn mang hương vị của vùng biển nơi đây. Đến với đất Cảng đầy nắng và gió, thưởng thức một tô bánh đa cua nóng hổi, thơm ngon nghi ngút khói cùng với miếng nem cua bể vàng ruộm, đầy ắp nhân thịt bên trong chắc chắn sẽ khiến ban lưu giữ lại những vị giác khó quên.

Nếu bạn yêu thích lối sống thanh đạm thì bánh đúc chay là gợi ý hoàn hảo dành riêng cho bạn đấy!
Món bánh đúc chay thơm ngon, nóng hỏi sẽ làm siêu lòng bạn đặc biệt là những ngày trời se lạnh. Bánh nóng hổi dẻo thơm ăn cùng nước mắm chua ngọt thì thật là tuyệt. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh đúc này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh đúc chay (Cho 4 người ăn)

·       Bột gạo 400 g 

·       Nấm bào ngư băm nhỏ 1 chén 

·       Nấm đùi gà băm nhỏ 1 chén 

·       Nấm rơm băm nhỏ 1 chén 

·       Hạt nêm chay 3 thìa cà phê 

·       Ớt 1 thìa cà phê 

·       Dầu ăn 1 chén 

·       Nước lọc 9 chén

Cách chế biến Bánh đúc chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đối với nắm rơm bạn dùng dao nhọn cạo nhẹ ở gốc, cắt bỏ thật sạch phần gốc nấm, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa hơn.

Tiếp đó, bạn đem nấm ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút rồi rửa lại với thật nhiều nước. Nấm sẽ trắng và hết nhớt, loại bỏ hết vài chất độc.

Sau khi nấm rơm đã rửa sạch, băm nhỏ.

Tương tự với nấm đùi gà và nấm bào ngư, cắt sạch chân, ngâm nấm qua nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại thật sạch với nước và vắt nấm cho thật ráo nước vì khi vắt sẽ giúp đẩy nước thừa ra khỏi nấm.

Bạn cũng băm nhỏ phần nấm bào ngư và nấm đùi gà ra.

Bước 2: Làm nhân bánh đúc chay

Bắc chảo lên bếp, lửa vừa. Cho vào chảo khoảng 1 thìa canh dầu ăn, sau đó cho lần lượt các loại nấm vào, đảo đều.

Nêm nếm thêm 2 thìa cà phê hạt nêm, đảo đều liên tục cho phần gia vị thấm vào nấm. Nấm sau khi chín cho vào chén, tắt bếp.

Bước 3: Nấu bánh đúc nóng

Cho vào nồi 2 chén (loại chén ăn cơm) bột gạo đầy cùng với 9 chén nước sau đó dùng đũa khuấy đều cho phần bột tan vào nước.

Bắc nồi lên bếp, đảo đều liên tục phần bột, sau đó cho vào nồi 1/2 thìa cà phê hạt nêm, khuấy đều.

Phần bột bắt đầu sệt, cho vào nồi 1 chén dầu ăn để phần bánh đúc được béo hơn.

Khi đổ dầu ăn vào sẽ thấy bột bị loãng và tách ra nhưng không sao nhé. Bạn vẫn cứ khuấy đều liên tục bột sẽ kết dính lại.

Đến khi phần bột chín và bắt đầu có màu trắng trong thì tắt bếp. Sau đó vẫn tiếp tục khuấy để hỗn hợp bột và dầu kết dính lại với nhau khoảng 2 - 3 phút thì ngừng tay.

Lưu ý: Khi nấu bột luôn phải đảo đều liên tục phần bột trên lửa nhỏ để tránh bột bị vón cục và cháy khét ở phần đáy nồi.

Bước 4: Pha nước mắm

Sử dụng nước mắm chay để làm nước chấm. Cho thêm khoảng 1 thìa cà phê ớt băm để nước chấm có độ cay nhẹ. Đổ nước chấm ra chén để dùng kèm với bánh đúc.

Thành phẩm

Món bánh đúc nóng hổi, mềm, dẻo từ bột gạo ăn cùng với nấm giòn giòn kèm theo tí nước mắm cay làm nên một chén bánh đúc chay vô cùng hấp dẫn cho những ngày se lạnh.

Món bánh đúc chay kiểu Miền Nam vừa mềm vừa dẻo, ăn rất ngon và có nhiều dinh dưỡng. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh đúc này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh đúc chay kiểu miền Nam (Cho 4 người ăn)

·       Bột gạo 260 g 

·       Bột năng 20 g 

·       Nước cốt dừa 400 ml 

·       Củ cải muối 1 củ 

·       Đậu phụ trắng 4 miếng 

·       Nước nóng 500 ml 

·       Rứa 100 g 

·       Nấm bào ngư 100 g 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Củ sắn 1 củ(củ đậu) 

·       Hành lá 3 nhánh 

·       Giá đỗ 1 ít 

·       Rau thơm các loại 1 ít 

·       Giấm 2 thìa canh 

·       Dầu ăn 1 thìa cà phê 

·       Đường phèn 25 g 

·       Gia vị thông dụng 1 ít

Cách chế biến Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 1: Khuấy bột

Đầu tiên bạn cho vào nồi 260g bột gạo, 20g bột năng, 400ml nước cốt dừa, 500ml nước nóng, 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê dầu ăn. Khuấy đều và để yên khoảng 15 phút cho bột nở.

Bước 2: Sơ chế cà rốt

Cà rốt bạn rửa sạch bào bỏ vỏ rồi cắt làm đôi, sau đó dùng 1 nửa đem bào sợi nhỏ rồi cho vào chén. Thêm vào chén 1 thìa canh giấm, 1 thìa canh đường, 1/4 thìa cà phê muối, 30ml nước lọc. Ngâm cà rốt trong 10 phút.

Lấy nửa củ cà rốt còn lại đem thái thành hạt lựu nhỏ để làm nhân bánh.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi đem thái nhỏ.

Tiếp đến, bạn lấy củ cải muối rửa qua với nước cho bớt mặn rồi đem cắt thành hạt lựu nhỏ.

Củ đậu (củ sắn) lột bỏ vỏ, đem cắt thành hình hạt lựu nhỏ. Nấm bào ngư bạn mang ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại với nước. Bóp nấm cho ráo nước rồi mang cắt thành hạt lựu nhỏ vừa ăn.

Giá đỗ bạn rửa sạch nồi mang trụng với nước sôi trong 2 - 3 phút cho vừa chín tới. Cho giá ra đĩa để nguội. Rau thơm các loại bạn nhặt lá bỏ cọng, rửa sạch với nước rồi để ráo.

Đậu phụ sau khi mua về bạn rửa sơ với nước. Tiếp đến bạn dùng giấy ăn thấm nhẹ phần nước bên ngoài đậu phụ cho khô, tiếp đến bạn cắt đậu phụ thành từng miếng mỏng.

Cho vào chảo 2 thìa canh dầu ăn, đun dầu đến khi nóng già thì cho 1 ít hành lá vào phi thơm vàng. Tiếp đến bạn cho từng miếng khuôn đậu vào chiên với lửa vừa đến khi mặt đậu vàng giòn thì trở mặt. Tiếp tục chiên đến khi đậu vàng ươm 2 mặt thì cho ra đĩa.

Cắt đậu phụ thành hạt lựu nhỏ để chuẩn bị mang xào.

Bước 4: Hấp bánh

Đặt xửng hấp lên bếp, thêm vào nồi hấp khoảng 500ml nước. Đun nước đến khi nước sôi để chuẩn bị hấp bánh.

Sau khi ủ bột 15 phút, bạn cho phần bột lên bếp. Mở lửa lớn và dùng phới lồng hoặc đũa khuấy đều phần bột lắng dưới đáy nồi lên.

Khi phần bột hơi nặng tay một chút thì bạn hạ lửa vừa và tiếp tục khuấy đều cho phần bột đặc và sệt lại thì tắt bếp.

Cho 1 thìa dầu ăn vào khuôn bánh, dùng giấy ăn lau dầu ăn quanh khuôn để khi hấp bánh không bị dính vào khuôn. Tiếp đến bạn đổ phần bột bánh vào, chừa lại 2 - 3 thìa canh bột lại cho phần nhân bánh sau.

Cho khuôn vào xửng hấp, dùng một chiếc khăn bọc nắp nồi lại để tránh nước nhỏ vào bánh khi hấp trong 25 - 30 phút cho bánh chín. Trong thời gian chờ bánh chín mình cùng đi xào nhân bánh nhé.

Bước 5: Xào nhân

Cho vào chảo 2 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng bạn thêm cà rốt, củ sắn và củ cải muối cắt nhỏ vào đảo đều. Thêm vào chảo 1/2 thìa cà phê bột nêm chay cùng 1/2 thìa cà phê đường và xào nhân với lửa trung bình.

Khi cà rốt và củ sắn hơi trong bạn cho nấm bào ngư cắt nhỏ vào đảo đều trong 2 - 3 phút với lửa vừa. Cuối cùng bạn thêm phần đậu phụ chiên cắt nhỏ vào đảo với lửa trung bình trong 2 - 3 phút. Tắt bếp và cho phần hành lá cắt nhỏ cùng 1 ít tiêu xay vào đảo đều là xong phần nhân bánh.

Bánh sau khi hấp khoảng 25 phút, bạn dùng que tăm tre xiên vào bánh. Nếu que không dính bột trắng thì tức là bánh đã chín.

Lúc này bạn dùng phần bột chừa lại hồi nãy phết đều lên mặt bánh rồi cho phần nhân vào mặt bánh. Dùng thìa ém chặt nhân rồi hấp bánh trong 5 - 7 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 6: Làm nước chấm

Cho vào nồi 100ml nước, thêm vào 25g đường phèn cùng 1 thìa cà phê muối và 100g rứa cắt nhỏ vắt lấy nước. Đun hỗn hợp với lửa nhỏ vừa đồng thời khuấy đều phần đường cho hòa tan hoàn toàn vào nước.

Khi phần nước chấm sôi lên, bạn hớt bọt rồi tắt bếp. Cho thêm vào nồi 2 thìa cà phê nước tương và 1 thìa cà phê nước cốt chanh. Nêm nếm lại cho nước chấm vừa miệng.

Thành phẩm

Khi bánh đúc hơi nguội, bạn cắt bánh ra rồi cho vào đĩa. Thêm rau thơm các loại giá và 1 ít cà rốt chua ngọt lên đĩa. Ăn bánh đúc chay thơm ngon, có độ dai nhẹ ăn cùng với nước chấm ngọt thanh.

Bạn không nên bỏ lỡ món bánh đúc đậu đỏ nếu là một người đam mê ẩm thực Hồng Kông. Ở phiên bản đặc biệt này, những chiếc bánh đúc bé xinh, tròn tròn với màu trắng ngà xen lẫn chút đỏ của đậu rất thu hút.
Cắn thử một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận ngay được độ dẻo mềm của bột đan xen với sự béo bùi của đậu đỏ. Để món bánh thêm phần trọn vị, bạn có thể kết hợp với nước cốt dừa nữa nhé!

Nguyên liệu làm Bánh đúc đậu đỏ Hồng Kông (Cho 5 người)

·       Bột nếp 200 g 

·       Bột gạo 2 thìa canh 

·       Đậu đỏ 100 g 

·       Nước cốt dừa 400 g 

·       Muối 1/5 thìa cà phê 

·       Bột năng 1 thìa 

·       Đường 6 thìa canh

Dung cụ thực hiện:

Nồi, xưởng hấp, đĩa, bát,...

Cách chế biến Bánh đúc đậu đỏ Hồng Kông

Bước 1: Nấu đậu

Trước khi nấu đậu, bạn nên ngâm đậu ít nhất 4 tiếng để nấu đậu mau mềm hơn.

Khi đậu đã được ngâm xong thì bạn cho đậu vào nồi, rồi đổ 600ml nước vào đậu và bật lửa đun.

Bạn đun đến nước sôi thì chắt nước ra rồi đổ lại 500ml nước đun đến khi sôi thì cho 1 thìa canh đường vào đảo lên rồi đun tiếp, đến khi nào cầm hạt đậu lên ăn thử thấy mềm và không bị sượng bên trong là được.

Khi đậu đã chín thì bạn vớt đậu ra cho ráo nước.

Lưu ý: Thay vì luộc đậu, bạn có thể hấp đậu.

Bước 2: Trộn bột

Bạn rây 200g bột nếp và 2 thìa canh bột gạo vào một cái thau.

Sau đó đổ 300ml nước vào rồi khuấy kĩ cho bột tan đều.

Lưu ý: Bạn nên cho bột vào thau rồi đổ nước vào, không nên đổ bột vào nước, vì làm vậy bột khó tan hơn và bị vón cục, nấu bánh sẽ không ngon nữa.

Bước 3: Nấu nước đường

Bạn nấu 4 - 4.5 thìa canh đường với khoảng 300ml nước đến khi nước sôi và đường tan đều thì tắt bếp.

Kinh nghiệm:

Nếu như gia đình bạn không ăn được vị ngọt gắt của đường có thể cho thêm 1/5 thìa cà phê muối để trung hòa bớt lại nhé.

Có thể tận dụng nước luộc đậu để bánh có màu nâu đỏ đẹp hơn.

Bước 4: Khuấy bột với nước đường

Khi nước đường vừa mới sôi, thì bạn tắt bếp và đổ từ từ vào tô bột, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi bột và đường hòa quyện đều với nhau là được.

Lưu ý: Bạn đổ nước đường vào khi mới sôi và không nên để nguội nhé vì sẽ dễ khiến bột bánh bị vón cục.

Bước 5: Hấp bánh

Bạn quét 1 lớp dầu mỏng vào những cái chén nhỏ rồi xếp chúng vào xưởng hấp.

Sau đó bạn vừa khuấy vừa đổ bột vào chén, rồi múc từng thìa đậu đỏ bỏ vào chén. Hoặc cho đậu vào tô bột luôn, rồi bạn cũng vừa khuấy vừa đổ vào chén.

Cuối cùng là đậy nắp lại, bật bếp lên hấp trong khoảng 15 phút là bánh chín.

Bước 6: Nấu nước cốt

Pha 1 thìa bột năng với 4 thìa nước.

Sau đó đổ 400g nước cốt dừa và 1 thìa canh đường vào một cái chảo khô.

Rồi bạn vừa khuấy nước cốt dừa vừa đổ hỗn hợp bột năng vào cho bột và nước cốt dừa hòa tan với nhau.

Tiếp đến là bật bếp nhỏ lửa và khuấy thật đều tay đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sệt theo ý muốn là được.

Lưu ý: Bạn không nên để nước cốt dừa sôi mới tắt bếp nhé, vì như vậy nước cốt dừa sẽ bị mất hết chất đó.

Thành phẩm

Bánh đúc đậu đỏ sau khi hấp xong có thể thưởng thức bằng cách dùng 2 que tăm dài xiên qua để lấy ra chấm với nước cốt dừa hoặc đổ nước cốt dừa trực tiếp vào chén và dùng thìa xúc ăn.

Khi thưởng thức bạn sẽ thấy bánh đúc của chúng ta dẻo dẻo, dai dai và có một ít vị ngọt béo của đậu đỏ. Khi chấm chung với nước cốt dừa thì vị ngọt béo sẽ được tăng thêm làm bánh của chúng ta thêm đậm đà hơn.

Cách bảo quản: Vì bánh đúc này có đậu đỏ bên trong nên bạn không thể dùng phương pháp ủ nóng như những loại bánh đúc ở Việt Nam. Bạn hãy bọc kín bằng bao nilon rồi để trong ngăn mát tủ lạnh, khi muốn lấy ra ăn thì hãy hấp lại. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng trong ngày thôi nhé, vì để lâu trong tủ lạnh bánh sẽ bị khô, không còn ngon như trước nữa.

Nếu bạn muốn ăn bánh đúc nhưng lại sợ béo thì đừng lo, món bánh đúc keto sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn. Thay vì được làm từ bột gạo như các loại bánh khác, bánh đúc keto có nguyên liệu chính là bột rau câu nên tạo độ mềm dai như thạch và không gây béo.

Bánh vẫn giữ phần nhân thịt truyền thống và ăn cùng với nước cốt dừa nên vẫn đảm bảo sự trải nghiệm trọn vị nhất cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sáng tạo với món bánh đúc lá dứa keto để tăng thêm hương thơm và màu sắc bắt mắt đó.

Nguyên liệu làm Bánh đúc keto bằng bột rau câu (Cho 6 người ăn)

·       Thịt nạc thăn 150 g (băm nhỏ) 

·       Tôm khô 30 g (băm nhỏ) 

·       Nấm hương 3 cái (cắt nhỏ) 

·       Cà rốt 50 g (cắt hạt lựu) 

·       Hành tây 1 củ (cắt hạt lựu) 

·       Lòng trắng trứng gà 2 cái 

·       Bột rau câu dẻo 10 g (1 gói) 

·       Tỏi băm 1 thìa canh 

·       Đường ăn kiêng 5 g 

·       Màu hạt điều 1 thìa cà phê 

·       Hành lá 2 cây (cắt nhỏ)

Cách chế biến Bánh đúc keto bằng bột rau câu

Bước 1: Xào nhân bánh

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa canh tỏi băm rồi phi thơm.

Tiếp theo, cho vào 150g thịt, 30g tôm khô rồi đảo đều đến khi thịt săn lại.

Cho thêm cà rốt, nấm hương, hành tây, 1 thìa cà phê nước mắm, 5g đường ăn kiêng, 1 thìa cà phê màu hạt điều và tiếp tục đảo đều.

Cuối cùng cho vào hành lá rồi tắt bếp.

Bước 2: Trộn bột bánh

Cho vào tô 10g bột rau câu dẻo, 5g đường ăn kiêng, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 2 cái lòng trắng trứng, 400ml nước cốt dừa, 700ml nước lọc.

Dùng phới lồng khuấy đều cho nguyên liệu hòa quyện với nhau, sau đó lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.

Kinh nghiệm: Nếu bạn muốn ăn bánh mềm thì cho 800ml nước lọc.

Bước 3: Nấu chín bột

Bắc nồi bột lên bếp, khuấy đều trên lửa vừa trong khoảng 5 - 6 phút cho bột chín.

Bước 4: Đổ khuôn bánh

Dàn đều 1 lớp nhân bánh vào khuôn, sau đó đổ phần bột vừa nấu vào.

Chờ cho phần bột đông cứng lại, phủ thêm 1 lớp nhân lên trên là hoàn tất.

Bước 5: Cắt bánh

Cắt bánh thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn và thưởng thức thôi!

Thành phẩm

Bánh đúc keto có phần bánh mềm dẻo, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị beo béo, ngọt nhẹ từ nước cốt dừa cùng nhân thịt đậm vị, thơm ngon.

Đây là món bánh đúc biến tấu thú vị khác. Thay vì sử dụng bột gạo đơn thuần, người ta kết hợp bột gạo và khoai môn với nhau để vừa tăng thêm độ dẻo thơm vừa kích thích sự béo bùi.
Bánh đúc khoai môn dẻo mềm, bùi béo hòa quyện cùng nhân thịt mằn mặn, nước chấm chua cay tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh đúc này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh đúc khoai môn nhân mặn (Cho 6 người ăn)

·       Thịt ba rọi xay 300 g 

·       Nước cốt dừa 200 ml 

·       Nước cốt dừa dão 700 ml 

·       Khoai môn 1 củ(400g) 

·       Bột gạo 220 g 

·       Bột năng 20 g 

·       Tôm khô 50 g 

·       Hành tím 4 củ (băm nhỏ) 

·       Sắn 1 củ (băm nhỏ) 

·       Cà rốt 1 củ(cắt nhỏ) 

·       Hành lá 2 cây(cắt nhỏ) 

·       Tỏi băm 1/2 thìa canh 

·       Ớt băm 1/2 thìa canh 

·       Muối 7.5 g 

·       Dầu ăn 35 ml 

·       Hạt nêm 1 thìa canh 

·       Bột ngọt 1 thìa cà phê 

·       Đường 4 thìa canh 

·       Nước mắm 4 thìa canh 

·       Tiêu 1 thìa cà phê 

·       Nước lọc 3 thìa canh 

·       Nước cốt chanh 1 thìa canh

Cách chế biến Bánh đúc khoai môn nhân mặn

Bước 1: Nấu chín khoai môn

Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt lát.

Tiếp theo, cho khoai vào xửng hấp chín mềm trong 15 phút.

Bước 2: Trộn bột bánh

Cho vào tô 220g bột gạo, 20g bột năng, 200ml nước cốt dừa, 600ml nước cốt dừa dão, 5g muối, 5ml dầu ăn, khuấy đều cho hỗn hợp sánh mịn, hòa quyện.

Sau đó, bạn đậy nắp bột lại và để nghỉ 20 phút.

Bước 3: Nghiền mịn khoai môn

Cho khoai môn đã hấp chín vào máy sinh tố cùng 100ml nước cốt dừa dão rồi xay nhuyễn.

Tiếp theo, lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.

Bước 4: Trộn bột bánh với khoai môn

Từ từ cho hỗn hợp bột gạo vào phần khoai môn, vừa cho vừa khuấy đều, sau đó để bột nghỉ thêm 15 phút nữa.

Bước 5: Xào nhân bánh

Bắc chảo lên bếp, cho vào 30ml dầu ăn, 4 củ hành tím đã băm nhỏ rồi phi thơm.

Tiếp theo, cho thêm 300g thịt ba rọi xay, 50g tôm khô, củ sắn băm, nấm mèo băm, cà rốt cắt nhỏ, hành lá cắt nhỏ. Xào nhanh tay trên lửa vừa đến khi chín đều.

Cuối cùng, nêm nếm cùng 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê tiêu, 2.5g muối. Đảo đều phần nhân thêm 1 lần nữa là hoàn tất.

Bước 6: Hấp bánh

Đổ 1/2 phần bột bánh vào khuôn, cho vào xửng hấp, phủ 1 lớp lá chuối, đậy nắp kín và hấp trong 20 phút.

Sau 20 phút, bạn đổ phần bột còn lại, đậy nắp và tiếp tục hấp thêm 20 phút nữa.

Mách nhỏ: Nếu không có lá chuối, bạn có thể dùng khăn mỏng để hơi nước không nhiễu xuống bánh.

Bước 7: Làm nước chấm

Cho vào chén 3 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh đường, 3 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh nước cốt chanh, 1/2 thìa canh tỏi băm, 1/2 thìa canh ớt băm. Khuấy đều cho đường tan, gia vị hòa quyện.

Thành phẩm

Cho phần bánh và nhân ra chén, rưới thêm nước mắm chua ngọt và thưởng thức ngay thôi!

Bánh đúc khoai môn dẻo mềm, có vị beo béo từ nước cốt dừa, bùi vị khoai môn, ăn kèm cùng nhân thịt mặn, nước mắm chua ngọt, cay cay cực kỳ thơm ngon.

Bánh đúc lá dứa – món ăn quê hương thân thương đến lạ đã gắn liền với tuổi thơ của bao người, nhất là người con miền Tây sông nước. Nếu giờ có quá khó khăn trong việc tìm mua “hương quê nhà” này thì bạn hãy tham khảo cách làm bánh đúc lá dứa này nhé!

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa

·       180g bột gạo

·       140g bột năng

·       100g lá dứa

·       700ml nước cốt dừa

·       30g gừng

·       Gia vị: Muối, đường trắng, đường thốt nốt, dầu ăn.

Dụng cụ: Máy xay sinh tố, cái rây, khuôn bánh đúc, xửng hấp.

Cách làm bánh đúc lá dứa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn đem 100g lá dứa rửa sạch, rồi cắt miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng 200ml nước, xay nhuyễn. Xong thì lọc hỗn hợp qua rây, lấy phần nước và bỏ bã nhé.

Sau đó, bạn cắt nhỏ 100g đường thốt nốt. Còn 30g gừng thì bạn đem giã nát, rồi hòa thêm 1 thìa canh nước và vắt lấy nước cốt.

Bước 2: Làm bột bánh

Trước tiên, bạn hòa tan nước lá dứa cùng 450ml nước cốt dừa, ½ thìa cà phê muối và 120g đường. Sau đó, bạn rây 180g bột gạo và 120g bột năng vào nồi, rồi rót hỗn hợp màu lá dứa vô, khuấy đều và để bột nghỉ khoảng 30 phút.

Tiếp theo, bạn bắc nồi bột lên bếp, vừa nấu vừa khuấy ở lửa vừa đến khi bột nóng lên và bốc khói thì giảm lửa thật nhỏ. Bạn hãy tiếp tục khuấy đều đến khi cảm thấy nặng tay và bột bánh trở nên quánh dẻo thì nhắc xuống.

Bước 3: Hấp bánh

Bạn dùng cọ quét lớp dầu ăn mỏng lên khuôn, rồi từ từ đổ bột vào và dàn phẳng bề mặt. Sau đó, bạn đun sôi xửng hấp, đặt khuôn bột vào hấp cách thủy đến khi bánh chín. Nếu không chắc thì bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tăm xiên vào giữa bánh. Khi thấy tăm khô, không bị dính bột thì được rồi nè.

Bước 4: Làm nước cốt ăn bánh

Nước cốt: Bạn bắc chảo lên bếp, cho 250ml nước cốt dừa, ¼ thìa cà phê muối và 2 lá dứa vào. Khi thấy nước cốt sôi thì bạn pha 1 thìa cà phê bột năng với 20ml nước, rồi đổ ngay vô chảo. Lưu ý, bạn hãy vừa đổ vừa khuấy đều để tạo độ sệt nhé.

Nước đường: Bạn bắc chảo lên bếp, cho 100g đường thốt nốt với 200ml nước vào. Nấu đến khi đường tan và sôi lên thì thêm 1 thìa canh nước cốt gừng, ¼ thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê bột năng pha với 20ml nước. Sau đó, bạn khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại là hoàn thành.

Thành phẩm


Bánh đúc lá dứa có sắc xanh vô cùng mát mắt và thu hút luôn. Vị bánh dẻo dai hòa quyện cùng nước cốt sóng sánh. Nước cốt là sự kết hợp tinh tế giữa nước cốt dừa béo ngậy và nước đường thốt nốt ngọt thanh, tạo cho thành phẩm thêm phần hấp dẫn và khó có thể cưỡng lại được.

Bánh đúc lá lúa có hình dáng thon dài đặc biệt và hương vị béo bùi lạ miệng. Khi thưởng thức, bạn lấy một cái bánh đúc, rưới một ít mỡ hành thơm phức rồi chấm đẫm vào chén nước cốt dừa và cho ngày vào miệng. Hôm nay, để thưởng thức lại mùi vị của món bánh quê hương này bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để thực hiện làm món bánh này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh đúc lá lúa (Cho 4 người ăn)

·       Đậu xanh 100 g 

·       Bột gạo 215 g 

·       Bột năng 2 thìa cà phê 

·       Dầu mè 2 thìa canh 

·       Dầu ăn 1 ít Nước cốt dừa 400 ml 

·       Hành lá 3 nhánh 

·       Tinh chất vani 1.5 thìa cà phê 

·       Đường 5.5 thìa canh 

·       Muối 1.5 thìa cà phê

Dụng cụ thực hiện

Nồi áp suất, nồi xửng hấp, chảo, lò vi sóng, tô,...

Cách chế biến Bánh đúc lá lúa

Bước 1: Nấu đậu xanh

Đậu xanh mua về rửa sơ với nước, để ráo.

Cho vào nồi áp suất 500ml nước cùng đậu xanh đã rửa sạch. Sau đó đậy nắp lại và nấu trong vòng 5 phút. Cuối cùng vớt đậu ra và để nguội.

Kinh nghiệm: Nếu bạn nấu đậu xanh bằng nồi thường thì hãy ngâm đậu qua đêm trước khi nấu nhé.

Bước 2: Trộn hỗn hợp bột

Cho lần lượt vào tô 4 thìa canh đường, 200g bột gạo, 2 thìa cà phê bột năng, 1/2 thìa cà phê muối, 300ml nước cốt dừa rồi trộn đều cho các nguyên liệu tan vào nhau. Sau đó để yên trong vòng 30 phút cho bột nở.

Bước 3: Nấu hỗn hợp nước cốt dừa

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 100ml nước cốt dừa còn lại, 1/2 thìa cà phê muối, 1.5 thìa canh đường và nấu trên lửa vừa.

Cho vào một chén nhỏ 50ml nước, 1 thìa canh bột gạo (tương đương 15g) rồi khuấy cho tan hết bột. Kế tiếp, cho hỗn hợp bột vừa khuấy vào nồi nấu chung.

Sau khi hỗn hợp trong nồi sôi khoảng 1 phút thì tiếp tục khuấy đều thêm 1 phút nữa cho nước cốt dừa sệt lại rồi cho tiếp vào nồi 1.5 thìa cà phê tinh chất vani và khuấy đều khoảng 30 giây. Sau cùng, bạn tắt bếp.

Bước 4: Làm mỡ hành

Hành lá rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt nhỏ.

Cho vào chén nhỏ hành lá, 1/2 thìa cà phê muối, 2 thìa canh dầu mè rồi cho vào lò vi sóng nấu khoảng 30 giây thì lấy ra để nguội.

Bước 5: Nấu bánh

Bắc chảo lên bếp, vặn lửa to, cho vào chảo đậu xanh vừa mới hấp chín cùng hỗn hợp bột đã nở rồi khuấy đều cho đến khi bột trong chảo bắt đầu sánh lại thì vặn nhỏ lửa tiếp tục khuấy đều. Khi bột trong chảo vón thành khối và không còn dính vào chảo nữa thì bạn tắt bếp và để nguội.

Bước 6: Tạo hình bánh

Lấy một ít dầu thoa lên tay. Sau đó, lấy một lượng bột vừa đủ rồi nặn thành những thanh dài với độ dài tùy thích. Cứ tiếp tục nặn như thế cho đến khi hết phần bột bánh.

Bước 7: Hấp bánh

Bắc nồi lên bếp, thoa một lớp dầu mỏng lên trên khay hấp. Bạn lần lượt xếp tất cả những thanh bánh đúc đã tạo hình vào nồi hấp và tiến hành hấp từ 12 - 15 phút trên lửa vừa. Sau đó, vớt bánh ra và cho ra dĩa.

Thành phẩm

Món bánh đúc lá lúa - bánh đúc đậu xanh nước cốt dừa mỡ hành hoàn thành có độ dai dai và mềm mềm nhất định.

Món này khi chấm kèm với mỡ hành và hỗn hợp nước cốt dừa thì bạn sẽ cảm nhận được vị béo béo của nước cốt dừa và vị bùi bùi của đậu xanh, đảm bảo món ăn vừa mới ra lò là sẽ hết liền trong gang tấc đấy.

Bánh đúc lạc là sự kết hợp độc đáo giữa bánh đúc truyền thống và lạc. Đây là món bánh rất phù hợp với những ai yêu thích sự béo bùi của lạc.
Khi ăn, bạn có thể chấm cùng với nước mắm chua ngọt để không chóng ngán hoặc nước cốt dừa để tăng thêm độ béo thơm cho món bánh đều được.

Nguyên liệu làm Bánh đúc lạc (Cho 5 người ăn)

·       Lạc 100 g 

·       Bột khoai tây 125 g 

·       Bột gạo lọc 125 g 

·       Dầu ăn 1 thìa canh 

·       Nước 1 lít 

·       Muối 1 thìa cà phê 

·       Tương bần 2 thìa cà phê 

·       Đường 1 thìa cà phê 

·       Nước cốt chanh 1 ít 

·       Nước ấm 3 thìa cà phê

Cách chế biến Bánh đúc lạc

Bước 1: Ngâm lạc

Ngâm nước 100g lạc trong 5 tiếng (hoặc qua đêm), sau đó rửa sạch.

Nấu nồi nước sôi, cho lạc vào luộc trong 2 phút rồi chắt bỏ phần nước luộc.

Tiếp tục cho lạc vào nồi cùng 500ml nước, 1 thìa cà phê muối. Đậy nắp, nấu đến khi đậu chín rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Trộn bột bánh

Cho vào tô 125g bột khoai tây, 125g bột gạo lọc, 500ml nước rồi khuấy đều.

Sau đó, để yên bột trong 30 phút.

Sau 30 phút, chế từ từ nước luộc lạc còn nóng vào phần bột, vừa đổ vừa khuấy.

Bước 3: Khuấy chín bột

Bắc nồi lên bếp, cho hỗn hợp bột vào, khuấy liên tục trên lửa vừa. Khi thấy hơi nước bốc lên, phần bột dính đáy thì hạ lửa nhỏ và tiếp tục khuấy.

Khi bột đặc mịn, bạn tăng lửa lên trung bình rồi khuấy đều đến khi bột dẻo, trong. Lúc này cho thêm 1 thìa canh dầu ăn, khuấy đều cho bột sôi, trong hơn và dẻo đặc là được.

Cuối cùng, cho lạc vào trộn thật đều rồi tắt bếp. Cho bột ra khuôn hoặc lá chuối, dàn mỏng khoảng 1 - 1.5cm. Để bánh nguội hoàn toàn rồi cắt bánh.

Kinh nghiệm: Để lạc hòa đều với bột hơn, bạn có thể dùng máy để trứng để trộn.

Bước 4: Làm nước chấm

Cho vào chén 2 thìa cà phê tương bần, 3 thìa cà phê nước ấm, 1 thìa cà phê đường, 1 ít nước cốt chanh rồi khuấy đều.

Thành phẩm

Bánh đúc sau khi hoàn thành dẻo dai mềm mịn hòa quyện cùng vị bùi bùi từ lạc, đan xen chút vị đặc trưng từ nước chấm, đem đến một món ăn vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh đúc mặn là đặc sản của người Nam Bộ. Những miếng bánh trắng đục, dẻo thơm hòa quyện với thịt băm xào đậm vị, củ sắn và cà rốt xào giòn tan, ngọt thanh tự nhiên. Điểm nhấn của món ăn này còn nằm ở phần nước mắm tỏi ớt cay thơm ăn kèm với bánh đúc nữa đấy!

Nguyên liệu làm bánh đúc mặn

·       100g bột gạo

·       180g thịt heo xay

·       200ml nước cốt dừa

·       15g bột năng

·       Củ sắn, cà rốt, chanh, ớt, hành tím, hành lá

·       Gia vị: Hạt nêm, tiêu xay, bột ngọt, muối, nước mắm

Cách làm món bánh đúc mặn

Bước 1: Pha bột bánh đúc

Đầu tiên, lấy một cái tô cho 100g bột gạo và 15g bột năng, 1 thìa cà phê muối rồi trộn đều. Sau đó, cho 200ml nước cốt dừa, 300ml nước vào tô rồi khuấy đều rồi đợi 30 phút.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Bạn cần gọt vỏ các nguyên liệu như cà rốt, sắn rồi bào sợi. Sau đó, bạn cần băm nhuyễn 2 tép tỏi, 3 củ hành tím và rửa hành lá rồi cắt nhỏ. Tiếp theo, băm thêm một phần tỏi và ớt để làm nước chấm.

Sau đó, bạn cần ướp 180g thịt heo xay với 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê nước mắm và 1/2 thìa hành tím băm, 1 thìa cà phê hạt nêm rồi trộn đều và đợi trong 15 phút.

Bước 3: Hấp bánh đúc

Dùng phần bột vừa pha ở bước 1 và đổ khoảng 1/3 phần bột vào khuôn bánh.

Sau đó, bạn mang bánh đi hấp và cứ 7 phút, bạn nên mở nắp nồi một lần và thêm 1/3 phần bột còn lại đến khi hết bột. Khoảng 15 phút bánh đúc sẽ chín và bạn chỉ cần lấy bánh ra, chờ bánh nguội là được.

Kinh nghiệm:
- Nhớ là thoa một ít dầu ăn trong khuôn bánh để bánh không bị dính vào khuôn nhé!
- Để kiểm tra bánh đúc đã chín hay chưa, bạn hãy cắm một cây tăm vào bột bánh, nếu cây tăm không dính bột là bánh đã chín.

Bước 4: Xào nhân bánh đúc

Cho phần tỏi băm, hành tím băm vào chảo và phi cho thơm rồi cho phần thịt đã ướp vào xào. Tiếp theo, cho 50ml nước vào và đợi cho nước sôi thì cho sắn và cà rốt vào xào trong 3 phút. Cuối cùng, cho hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.

Bước 5: Làm nước chấm

Cho 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường vào một chén nước nóng khoảng 50ml rồi khuấy đều. Tiếp theo, vắt một miếng chanh và thêm tỏi ớt băm vào là xong.

Bước 6: Cắt bánh

Chờ bánh nguội rồi cắt thành những miếng vừa ăn và cho nhân bánh lên trên.

Kinh nghiệm: Bạn nhớ quét một ít dầu lên lưỡi dao để bánh không bị dính vào dao khi cắt bánh nhé!

Thành phẩm

Món bánh đúc mặn là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu. Bạn có thể cảm nhận hương vị thơm ngon của thịt băm xào, vị béo của nước cốt dừa,...

Thưởng thức

Món bánh đúc mềm mịn, mướt mát, bạn nên ăn kèm thêm giá và rau sống thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhớ chang thêm chút mỡ hành thơm nức còn gì tuyệt hơn.

Bánh đúc nộm là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội xưa. Từng sợi bánh đúc quyện trong nước canh lạc và giá chần tạo nên hương vị mộc mạc chinh phục vị giác cả những người sành ăn.

Nguyên liệu làm bánh đúc nộm

350 g bánh đúc

200 g giá đỗ

200 g lạc

50 g vừng trắng

Rau ghém ăn kèm: Hoa chuối, thân chuối, rau ngổ, tía tô, kinh giới

Hướng dẫn cách làm bánh đúc nộm

Bước 1: Chọn loại bánh đúc không có nhân lạc, lạng đôi rồi thái thành sợi như bánh đa (hoặc đầu đũa).

Bước 2: Lạc lấy 2/3 đem ngâm nước ấm cho mềm, xát bong lớp vỏ lụa bên ngoài. 1/3 lượng lạc còn lại rang thơm, xát bỏ vỏ, giã nhỏ. Vừng trắng rang thơm, chia làm hai phần (một phần giã cho vào nồi nước lạc, một phần để rắc khi ăn cho thơm). 

Bước 3: Thân chuối, hoa chuối thái mỏng vào trong thau nước pha nước cốt chanh giúp trắng giòn mà không bị thâm. Rau thơm (ngổ, tía tô, kinh giới) rửa sạch, vẩy ráo nước. 

Bước 4: Nấu nước canh: Phần lạc ngâm xoa bỏ vỏ, giã nát hoặc xay nhỏ rồi ninh ở lửa nhỏ, mở vung (để không bị trào) thành nước canh trắng đục. Giá đỗ đem chần rồi vớt ra. Lấy 1/2 lượng vừng trắng đã rang thơm cho vào giã hoặc xay, cho nước giá chần vào rồi lọc qua rây lấy nước có mùi thơm cho vào nồi nước lạc đang ninh. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp để nguội. Khi nước canh lạc vừng nguội, trút giá chần vào nồi cho ngấm nước lạc vừng, vớt ra để riêng. 

Bước 5: Gắp bánh đúc thái sợi ra bát. Cho giá lên trên, múc nước canh lạc vừng màu trắng sữa chan xâm xấp bề mặt. Rắc chút lạc vừng rang thơm lên, trang trí chút rau ngổ, vài lát ớt là hoàn thành.

Bước 6: Yêu cầu thành phẩm: Từng sợi bánh đúc dài bóng mịn quyện trong nước canh lạc sánh màu trắng sữa ngậy bùi, xen kẽ giá chần ngọt mát, rau thơm tạo thành hương vị mộc mạc, thanh mát nhẹ nhàng. Đây là món ăn giúp giải nhiệt trong tiết trời chuyển mùa hè thu của người Hà Nội xưa.

Chú ý:

Bánh đúc vốn là món ăn dân dã, bình dị vùng nông thôn Bắc Bộ. Theo thời gian bánh đúc dần len lỏi vào những bữa quà chiều Hà Nội. Người Hà thành biến tấu bánh đúc thành nhiều món ngon như bánh đúc nộm, bánh đúc riêu cua, bánh đúc mỡ hành ăn cùng đậu rán chấm mắm pha giấm ớt...

''Hồn cốt'' bánh đúc nộm là ở nước canh lạc vừng trắng như sữa. Vì thế khi chọn mua lạc, vừng phải chọn loại ngon, lạc đều hạt. Các hạt lạc hỏng, thối phải bỏ vì nếu còn dư khi nấu làm ám mùi, hỏng vị món ăn.

Khi nấu canh lạc vừng đun lửa nhỏ, mở vung để không bị trào. Phần bọt ban đầu không cần vớt vì khi ninh lâu sẽ tan dần, giữ vị thơm bùi tự nhiên.

Để cân bằng vị béo ngậy của lạc, vừng thêm giá đỗ chần, phần nước chần cũng cho vào ninh cùng tạo vị ngọt mát, thanh tao rất riêng.

Bánh đúc nóng truyền thống được làm từ bột gạo sánh mịn, ngập trong nước mắm chua ngọt đậm đà chắc chắn sẽ khiến ai vừa nhìn thấy cũng đều muốn thử ngay.
Những miếng bánh đúc trắng tinh được ăn kèm với nhân bánh đậm đà làm từ thịt heo băm, nấm hương và mộc nhĩ xào kỹ. Bạn rắc thêm tý hành phi giòn tan lên mặt bánh thì ngon phải biết đấy!

Nguyên liệu làm món bánh đúc nóng

Phần bánh đúc

·       100g bột gạo tẻ

·       100g bột năng

·       600ml nước

·       1/4 thìa cà phê muối

·       30ml dầu ăn

·       15ml dầu thìa

Phần thịt xào & nước chấm chua ngọt ăn kèm

·       200g thịt lợn

·       10 g mộc nhĩ (nấm tai thìao)

·       10g nấm hương khô

·       20g hành lá

·       50ml nước mắm

·       5 quả chanh (lấy 50ml nước cốt)

·       50g đường

·       3g muối

·       3g tiêu

·       2 củ tỏi

·       3 trái ớt

·       100g rau mùi

·       100g hành tím

Cách làm món bánh đúc nóng

Bước 1: Pha bột

Đầu tiên bạn cho 100g bột gạo tẻ, 100g bột năng, ¼ thìa cà phê muối và 600ml nước vào một cái nồi lớn và khuấy đều cho tan hết rồi lọc qua rây để tránh bột bị vón cục. Sau đó bạn để yên hỗn hợp này trong vòng 1 – 1.5 giờ cho bột lắng xuống đáy.

Khi hỗn hợp bột đã lắng xuống đáy thì bạn đổ đi phần nước trên mặt rồi lại thêm vào đúng lượng nước đã đổ đi và lại khuấy đều.

Kinh nghiệm sơ chế ở bước này
Để loại bỏ mùi bột khô và giúp bột nở, mềm hơn nên chúng ta ngâm bột trong lượng nước vừa đủ và thay nước. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng bột ướt thì không phải xử lý như thế này.
Để bánh có độ dai mà không sử dụng đến hàn the thì chúng ta mới dùng tỉ lệ bột gạo tẻ và bột năng là 1:1, nếu bạn thích dai hơn thì có thể tăng lượng bột năng và giảm lượng bột gạo tẻ xuống.

Ngoài ra, nếu bạn thích ăn bánh mềm hơn thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách tăng lượng nước. Bởi vậy, nếu bạn thích ăn bánh giòn thì hãy tăng lượng bột gạo và lượng nước vừa phải, nếu bạn thích ăn bánh mềm, dai, dẻo thì có thể điều chỉnh bằng cách tăng lượng bột năng và tăng lượng nước, còn nếu muốn ăn bánh cứng thì bạn hãy giảm lượng nước và giữ nguyên lượng bột năng, bột gạo tẻ nhé.

Bước 2: Nấu bột

Bạn bắc hỗn hợp bột đã ngâm lên bếp và dùng phới hay cây đánh trứng (để bột nhanh mịn) khuấy đều, liên tục trên lửa vừa cho đến khi bột bắt đầu đặc sệt lại thì bạn hạ nhỏ lửa và tiếp tục khuấy để tránh bột dưới đáy nồi bị cháy nhé. Bạn khuấy đến khi thấy nặng tay là bột đã đặc (càng đặc càng hạ nhỏ lửa) và ngả màu trắng đục thì thêm vào 30ml dầu ăn và 15ml dầu thìa, tiếp tục khuấy đều đến khi bột mịn và hỗn hợp trở nên dính, dẻo, có thể kéo thành sợi.

Nếu bạn cảm thấy hỗn hợp quá đặc so với sở thích của mình thì bạn có thể thêm nước. Sau đó bạn khuấy đều tay ở mức lửa nhỏ nhất trong 5 - 10 phút đến khi bột chuyển sang màu trong; nếm thấy không còn mùi bột sống, dẻo quánh và nâng phới lên thì bột bị đứt đoạn, như vậy là bột đã chín. Bạn tắt bếp và vẫn để hé vung tránh mặt trên của nồi bột bị khô nhé.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu làm phần thịt ăn kèm

Bạn ngâm các loại nấm khô (mộc nhĩ, nấm hương) trong nước ấm cho nhanh nở với thời gian khoảng 10 – 15 phút; sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân cứng và băm nhỏ.

Tiếp tục rửa sạch thịt lợn và băm nhuyễn, còn hành lá thì bạn rửa sạch rồi loại bỏ các phần thừa và băm nhỏ.

Còn hành tím thì bạn bóc vỏ và thái lát, rau mùi rửa sạch thái nhỏ, tỏi, ớt rửa sạch, bóc vỏ và băm nhỏ là được nhé.

Bước 4: Xào thịt, phi hành khô

Bạn cho chút dầu ăn vào nồi và phi thơm hành lá trên lửa vừa, sau đó cho các nguyên liệu như thịt băm, nấm hương, mộc nhĩ vào xào săn và nêm gia vị cho vừa khẩu vị của gia đình bạn và tắt bếp nhé. Đối với hành tím thì phi trên dầu nóng đến khi vàng nhạt thì vớt ra để ráo dầu.

Bước 5: Pha nước mắm

Bạn cho vào bát bao gồm chanh, đường, nước theo tỉ lệ 1:1:1, khuấy tan đường rồi thêm từ từ nước mắm cho vừa khẩu vị của gia đình bạn. Sau đó bạn cho thêm tỏi và ớt băm vào.

Thành phẩm

Vậy là chỉ sau 5 bước thôi là bạn đã có một chén bánh đúc nóng sánh mịn, nóng hổi thơm ngon rồi. Một chén đầy đủ topping thịt bằm, hành phi, nước mắm hấp dẫn, ngon mắt thì không thể nào chối từ được.

Thưởng thức

 

Bánh đúc vừa nấu xong còn nóng bạn nên ăn liền cùng nước mắm tỏi ớt. Nếu ăn không hết bạn có thể bọc kín bằng màng bọc thực phẩm bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn thì đậy kín và quay nóng bằng lò vi sóng nhé.

Khác với bánh đúc miền Tây, bánh đúc Tàu dẻo thơm được kết hợp với nhân tôm dai ngọt và thịt ba chỉ heo với lớp mỡ béo ngập.
Bánh đúc tàu được để ngập trong một bát nước mắm chua ngọt. Bánh đúc Tàu được ăn kèm cùng nhân thịt mặn và nước mắm tỏi chua ngọt, cực kỳ thơm ngon. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món bánh đúc này nhé!

Nguyên liệu làm Bánh đúc Tàu (Cho 6 người ăn)

·       Bột gạo lọc 300 g(hoặc bột gạo) 

·       Thịt ba rọi 250 g 

·       Su hào 400 g 

·       Tôm 250 g 

·       Nấm mèo 20 g 

·       Hành tím 2 củ(băm nhỏ) 

·       Dầu màu điều 5 thìa cà phê 

·       Đường 1 chén 

·       Nước mắm 1/3 chén 

·       Hạt nêm 1 thìa cà phê 

·       Dấm 6 thìa canh 

·       Muối 1 thìa cà phê 

·       Tỏi băm 1 thìa cà phê 

·       Nước 4 chén 

·       Nước ấm 650 ml

Cách chế biến Bánh đúc Tàu

Bước 1: Trộn bột bánh

Cho vào tô 300g bột gạo lọc, 1/2 thìa cà phê muối, 650ml nước ấm, dùng vá khuấy đều cho bột tan hoàn toàn.

Sau đó, bạn để yên cho bột nghỉ từ 30 phút - 1 tiếng.

Sau thời gian nghỉ, bạn tiếp tục khuấy đều bột trước khi đem đi hấp.

Bước 2: Hấp chín bánh

Nấu sôi nước trong xửng hấp, cho khuôn vào làm nóng.

Khi khuôn bánh nóng, bạn khuấy đều bột rồi cho vào khuôn.

Hấp từng lớp bột khoảng 5 - 6 phút trên lửa vừa, mỗi lớp sẽ có độ dày 0.5cm. Khi lớp bột này đặc lại (không cần chín) thì bạn tiếp tục cho lớp bột khác lên mặt.

Sau khi đổ lớp bột cuối cùng vào khuôn, bạn hấp thêm từ 20 - 30 phút đến khi bột chín hoàn toàn.

Kinh nghiệm:

Bạn nhớ phủ kín 1 lớp khăn trên miệng nồi để hơi nước không nhiễu xuống bánh nhé!

Bột chín sẽ trong đều, khi dùng tăm xăm vào thì chỉ bị dính một ít bột đặc là được.

Bước 3: Sơ chế và luộc su hào

Su hào gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu.

Nấu sôi một nồi nước, sau đó bạn cho su hào vào luộc chín từ 2 - 3 phút.

Khi su hào chín, bạn nhanh tay vớt vào tô nước lạnh, rửa sơ lại với nước và để ráo.

Tiếp theo, trộn đều su hào với 3 thìa cà phê dầu màu điều.

Lưu ý: Chỉ luộc chín tới, không luộc nhừ su hào.

Bước 4: Ướp nhân tôm thịt

Tôm bỏ chỉ đen và đầu, sau đó rửa sạch.

Rửa sạch thịt ba rọi rồi cắt miếng nhỏ.

Ngâm nở nấm mèo trong nước, rửa sạch lại rồi cắt sợi vừa ăn.

Cho vào tô phần thịt, tôm vừa sơ chế, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê muối, 1/3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê dầu màu điều. Trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện và ướp 30 phút.

Bước 5: Xào nhân bánh

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 ít dầu màu điều, 2 củ hành tím băm nhỏ rồi phi thơm.

Khi hành thơm, bạn cho vào phần tôm thịt rồi xào chín trên lửa lớn đến khi nước rút hết.

Khi nước rút hết, hạ lửa xuống trung bình và tiếp tục xào đến khi tôm thịt săn lại.

Cuối cùng, cho thêm nấm mèo cắt sợi, xào chín thêm 1 lần nữa là hoàn tất.

Bước 6: Làm nước mắm ăn kèm

Cho vào tô 4 chén nước, 1 chén đường, 1/3 chén nước mắm, 6 thìa canh dấm, 1 thìa cà phê tỏi băm.

Khuấy đều hỗn hợp đến khi đường tan hoàn toàn.

Thành phẩm

Bánh đúc trắng dẻo mềm, ăn kèm cùng nhân thịt bùi béo và nước mắm chua ngọt, đem đến một món ăn vô cùng thơm ngon.

1 2 3 4 ... 35
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn