Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
MÓN ĂN \ MÌ

Cao lầu là một loại mì màu vàng, dùng kèm với một ít nước dùng (hầm từ xương heo), có thịt xá xíu, tôm, thịt heo, ăn kèm với một số loại rau sống và bánh đa chiên (hoặc nướng).

Gọi là cao lầu nên nhiều người cho rằng: đây là món ăn của người Hoa nhưng không phải. Thậm chí, người Nhật còn cảm nhận chúng khá giống với mì udon của quốc gia họ nhưng khác nhau về cách chế biến và hương vị món ăn. Sự thật, cao lầu là món ăn của người Việt và nổi tiếng tại khu vực miền Trung.


Nguồn gốc của cao lầu

Nếu có dịp đến vùng đất Quảng Nam, bạn đừng bỏ qua món cao lầu vì đây chính là đặc sản của người dân Hội An.

Theo lịch sử ghi chép, cao lầu đã xuất hiện từ thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên lui tới cảng Hội An. Họ đã mang theo văn hóa ẩm thực riêng của nước họ, rồi dần dần tạo điều kiện cho món cao lầu ra đời - có thể được xem là sự pha trộn giữa nền ẩm thực Trung và Nhật.

Chưa dừng lại ở đó, món cao lầu còn được biến tấu theo thời gian để hợp khẩu vị hơn đối với người Việt, rồi trở thành món ăn đặc sản của người dân miền Trung.

Tên gọi “cao lầu” có nghĩa là món ăn cao lương mỹ vị và được thưởng thức ở trên lầu cao. Nói một cách khác, thực khác có thể vừa dùng món ăn, vừa ngắm được toàn bộ cảnh đẹp của phố phường Hội An ngay từ trên lầu cao.

Cao lầu và mì quảng khác nhau như thế nào?

Thoạt nhìn, bạn sẽ trông thấy cao lầu khá giống với mì quảng nhưng đây là 2 món ăn khác nhau mà bạn có thể phân biệt dễ dàng qua một số đặc điểm sau:

Giống nhau

Cao lầu và mì quảng đều gồm có 3 phần: sợi mì (được làm từ bột mì), nước dùng và nhân, rồi thường được ăn kèm với rau sống.


Khác nhau

Dựa vào đặc trưng gồm có 3 phần không thể thiếu trong món ăn, bạn hãy phân biệt sự khác nhau như sau:

Đối với sợi mì

Cách chế biến sợi mì của cao lầu nhiều công đoạn và cầu kì hơn so với cách làm ra sợi mì của mì quảng. Cụ thể, người ta sẽ đem ngâm gạo trong nước tro (phần nước tro này phải sử dụng từ tro của một loại cây ở Cù Lao Chàm) để sợi mì có độ dẻo giòn và khô đặc trưng.

Tiếp theo, họ sẽ lọc kỹ và xay thành bột, trong đó nước được dùng xay gạo phải lấy từ nước giếng Bá Lễ. Kế tiếp, họ dùng vải để lọc nhiều lần hỗn hợp bột vừa xay để giúp cho bột khô và dẻo, trước khi cán thành miếng và cắt thành từng sợi.

Cuối cùng, đem hấp nhiều lần và phơi khô để tạo ra sợi mì cao lầu. Chính vì thế, sợi mì cao lầu thường có màu hơi đục, sậm và tạo cảm giác dai, cứng hơn so với sợi mì quảng.

Đối với sợi mì của mì quảng thì cách làm đơn giản hơn. Người dân sẽ sử dụng bột gạo, rồi muốn tạo màu sắc cho sợi mì thì chỉ cần luộc trong nước có màu vàng tươi, màu nâu hoặc đơn thuần là nước lọc để tạo ra màu trắng vốn có của gạo.


Đối với nước dùng (nước lèo)

Thường nước dùng của mì quảng khá trong và có hương thơm đặc trưng của phần xương heo hoặc gà được hầm.

Trong khi, nước dùng của cao lầu thì có phần sệt hơn, ngoài dùng nước hầm xương còn có sự xuất hiện thêm của thịt xá xíu nên có hương vị đậm đà hơn.

Đối với phần nhân mì:

Hầu hết, mì quảng thường hay dùng thịt heo, thịt gà, tôm và trứng cút (hoặc trứng gà). Một số người còn biến tấu mì quảng khi ăn kèm thịt vịt, thịt ếch hoặc cá. Phần bánh tráng dùng kèm với mì quảng là loại bánh đa nướng, có mè trắng hoặc mè đen.

Trái lại, cao lầu sử dụng thịt xá xíu là chủ yếu ngoài việc một số nhân giống như mì quảng, đồng thời còn được ăn kèm với bánh đa mè có thể đem nướng hoặc chiên.

Cách làm Cao Lầu

Nguyên liệu làm Cao lầu (cho 4 người ăn)

·       Thịt heo 500 g (thịt vai/đùi/ba rọi) 

·       Xương ống heo 500 g 

·       Bột mì đa dụng 200 g 

·       Bột gạo 200 g 

·       Bột năng 140 g 

·       Tỏi 6 tép(băm nhuyễn) 

·       Nước tương 3 muỗng canh 

·       Ngũ vị hương 1 muỗng cà phê 

·       Hành tây 1 củ 

·       Rau thơm ăn kèm 1 ít (Xà lách/Ngò/Húng quế) 

·       Giá 1 ít 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/Tiêu/Đường/Hạt nêm)

Cách chế biến Cao lầu

Bước 1: Trộn bột

Trộn đều 140g bột mì đa dụng, 140g bột gạo, 140g bột năng cùng 1 muỗng cà phê muối với nhau. Còn 60g bột mì và 60gr bột gạo còn lại trộn đều và để ra tô riêng.

Thêm từ từ 1/2 cốc nước nóng và bắt đầu trộn hỗn hợp bột. Khi bột bắt đầu kết lại với nước, bạn thêm 2 muỗng canh dầu ăn vào và nhào bột bằng tay.

Lưu ý: Trong quá trình nhào bột, bạn nên cho từ từ nước vào từng chút rồi nhào để kết hợp bột và nước. Nếu khối bột bị khô, bạn thêm khoảng 1 - 2 muỗng cà phê nước vào và tiếp tục nhào. Nếu bột bị ướt, bạn rắc phần bột khô vào và nhào cho đến khi đạt được kết cấu phù hợp.

Nhào bột liên tục trong khoảng 30 phút đến khi thu được khối bột dẻo mịn, không bị dính và không bị cứng. Sau đó, bạn phủ khăn lên trên và ủ bột khoảng 20 phút.

Bước 2: Làm sợi mì cao lầu

Trước tiên, chia khối bột làm 3 phần bằng nhau. Để bột không bị dính, bạn cần rắc phần bột khô lên bề mặt thớt và cây lăn bột.

Dùng cây cán dẹp phần bột đã chia ra thành những miếng dài và mỏng như hình.

Rắc bột khô lên trên miếng bột và dao để chống dính, bạn cắt bột thành các sợi mì đều nhau dọc theo chiều rộng với kích thước bằng đầu đũa.

Bắc nồi hấp lên bếp, bạn lót 1 lớp giấy nến và dàn đều sợi mì bên trên. Hấp trong khoảng 10 phút thì sợi mì sẽ chín.

Lưu ý:

Để hơi nước đọng lại không làm ướt sợi mì, bạn nên lót thêm 1 lớp khăn vào nắp nồi hấp.

Nếu không hấp sợi mì, bạn cũng có thể bắc nồi nước lên để luộc sợi mì cho đến khi sợi mì chín mềm.

Bạn có thể dùng sợi mì cao lầu khô được đóng gói sẵn và bán tại các chợ, siêu thị để tiết kiệm thời gian.

Bước 3:

Sơ chế nguyên liệu

Để khử mùi cho xương heo, bạn rửa sơ phần xương heo với nước sạch rồi cho phần xương vào nồi cùng 3 cốc nước, đun ở lửa lớn trong khoảng 10 phút.

Khi nước sôi và bọt nổi lên trên, bạn gắp xương ra rồi rửa sạch lại bằng nước.

Để khử mùi cho thịt heo, bạn xát muối hột vào thịt rồi để khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước.

Bạn lặt phần rau thơm và rửa sạch. Giá sau khi rửa bạn chần qua nước sôi khoảng 30 giây cho chín.

Hành tây bạn rửa sạch và bóc vỏ.

Bước 4: Hầm xương

Bắc một cái nồi khác lên bếp, sau đó cho 3 lít nước lọc, 1 củ hành tây và 1 muỗng cà phê muối rồi thả phần xương vào đun. Bật bếp ở nhiệt độ vừa trong khoảng 1 tiếng và không đóng nắp nồi.

Bước 5: Làm thịt xá xíu

Ướp 500gr thịt heo với 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 6 tép tỏi đã băm nhuyễn, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu.

Ướp thịt trong khoảng 30 phút hoặc qua đêm để thấm gia vị.

Để gia vị không bị cháy và bắn dầu khi chiên, sau khi ướp, bạn gắp miếng thịt ra và lau bớt phần nước ướp trên bề mặt thịt.

Bắc chảo lên bếp cùng 1 ít dầu ăn, tiến hành chiên các mặt của miếng thịt ở lửa lớn cho đến khi miếng thịt chuyển sang màu vàng giòn.

Khi bề mặt miếng thịt đã vàng đều, bạn đổ bớt phần dầu dư ra và chỉnh nhỏ lửa. Cho toàn bộ phần gia vị ướp vào cùng 4 muỗng canh nước hầm xương.

Ninh thịt trong khoảng 30 phút tới khi thịt chín mềm.

Bước 6: Nấu nước dùng

Bạn pha 2 cốc nước hầm xương vào phần sốt ninh thịt và đun sôi khoảng 5 phút để tạo thành nước dùng.

Lưu ý: Để phù hợp với món ăn, bạn nên để lửa nhỏ, giữ cho nước dùng vừa đủ ấm chứ không nên quá nóng.

Bước 7: Hoàn thành

Thịt sau khi đã ninh chín mềm, gắp ra để nguội rồi dùng dao cắt thịt thành từng lát mỏng vừa miệng ăn.

Để bày trí món ăn, bạn cho vào tô 1 ít rau thơm và giá chần, 1 ít sợi mì (tùy theo khẩu phần ăn ít hay nhiều) đã hấp chín cùng với thịt đã cắt lát và chan khoảng 5 muỗng canh nước dùng vào.

Kinh nghiệm: Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thêm gia vị, chanh hoặc ớt cho món ăn thêm đậm đà hơn.

Thành phẩm

Món cao lầu khi hoàn thành sẽ có mùi thơm của thịt xá xíu, miếng thịt đậm đà, mềm ngon kết hợp cùng sợi mì to khi cắn vào sẽ thấy có chút độ dai thấm với phần nước dùng đậm đà. Phần rau thơm ăn kèm sẽ giúp cân bằng lại phần nước dùng có chút dầu mỡ, mang lại sự hài hòa cho món ăn.

 

Hủ tiếu bò kho là món ăn hấp dẫn với hương vị thơm ngon và nước dùng đậm đà.
Thịt bò và các loại rau củ chín mềm nhưng không bị nát. Nước bò kho có độ sệt, hương thơm đặc trưng của thịt bò và màu sắc vô cùng bắt mắt. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì cũng rất là tuyệt vời đấy.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu bò kho (cho 3 người ăn)

·       Thịt bò 400 g (Chọn thịt thăn hoặc thịt bò có lẫn gân mỡ) 

·       Dừa tươi 1 quả 

·       Hành tím 6 củ 

·       Tỏi 2 củ 

·       Chanh 1/2 trái 

·       Gia vị nấu bò kho 80 g ( 1 gói ) 

·       Sả 3 nhánh 

·       Cà rốt 150 g 

·       Hành tây 100 g 

·       Sợi hủ tiếu 100 g 

·       Rau ăn kèm 300 g (Húng quế & ngò gai & giá)

Cách chế biến Hủ tiếu bò kho

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành tím và tỏi bạn lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Sả rửa sạch, đập dập, cắt khúc dài khoảng 5 cm.

Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

Sợi hủ tiếu rửa sạch, để ráo.

Hành tây lột vỏ, cắt múi cau.

Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc.

Rau thơm và giá bạn qua với nước, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, đổ ra rổ để ráo.

Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

Dừa tươi lấy nước.

Bước 2: Ướp thịt bò

Cho thịt bò vào tô trộn đều cùng với 1/2 chỗ tỏi và hành tím băm, nước cốt nửa trái chanh và 1 gói gia vị bò kho ướp trong vòng 30 phút.

Bước 3: Nấu bò kho và trụng hủ tiếu

Bạn cho vào nồi 1 thìa canh dầu ăn, đun nóng rồi cho chỗ hành tỏi băm còn lại cùng sả đập dập vào phi thơm sau đó cho thịt bò vào xào săn.

Bạn đổ vào nồi thịt bò nước dừa tươi và 1 lít nước hầm với lửa nhỏ 60 phút tính từ lúc nước sôi. Sau 60 phút bạn cho cà rốt vào, nêm thêm 3 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường cho vừa ăn và hầm thêm 30 phút nữa. Cuối cùng bạn cho hành tây vào nấu thêm 5 phút.

Bạn đun một nồi nước sôi, lấy sợi hủ tiếu trụng trong vòng 30 - 45 giây, vớt ra rổ sạch, để ráo.

Bước 4: Làm muối ớt chấm thịt bò

Bạn lấy 1 trái ớt giã nhuyễn cùng hai thìa cà phê muối hột sau đó vắt vào nước cốt nửa trái chanh khuấy đều.

Thành phẩm

Bạn lấy một lượng hủ tiếu vừa đủ ăn cho vào tô, múc bò kho, rắc thêm chút hành lá và ăn kèm với giá, rau thơm, chanh ớt. Dọn kèm chén muối ớt để chấm thịt bò nhé!


Lưu ý khi nấu hủ tiếu bò kho

Nước dừa tươi dùng để nấu hủ tiếu bò kho sẽ cho hương vị ngon ngọt hơn tuy nhiên nếu không có dừa tươi bạn có thể dung nước lọc cũng được.

Thịt bò bạn có thể dùng loại thịt nạc hoặc nếu thích ăn béo bạn dùng loại có lẫn tí mỡ. Nạm bò và thịt có pha gân bò sẽ giúp cho bạn có món bò kho ngon nhất.

Bạn cũng có thể nấu bằng nồi áp suất sẽ giúp cho thịt bò nhanh mềm hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

Hủ tiếu bò viên là món ăn của những người gốc Hoa. Sài Gòn nơi đông những người Hoa sinh sống cũng chính món hủ tiếu bò viên xuất hiện bày bán nhiều. Nước dùng thanh ngọt, sợi hủ tiếu dai. 

Nguyên liệu làm hủ tiếu bò viên

·       500g hủ tiếu

·       500g bò viên

·       1 kg xương ống bò

·       300g nạm bò

·       100g mỡ bò

·       Giá sống, húng quế, ngò gai, hành lá, chanh, ớt, tỏi băm

·       Đường phèn, muối, hạt nêm, tiêu xay

Cách làm hủ tiếu bò viên

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn rửa sạch xương ống, nạm và mỡ bò. Rửa sạch giá, hành lá, ngò gai và húng quế để ráo nước.

Bò viên cắt đôi, trụng sơ qua nước sôi.

Bước 2: Làm dầu tỏi

Cho tỏi băm nhuyễn vào chảo dầu phi thơm, khi tỏi vàng thì tắt bếp. Lọc dầu với tỏi riêng biệt.

Bước 3: Nấu nước lèo hủ tiếu

Cho xương bò, nạm bò và mỡ bò với 2 lít nước vào nồi hầm khoảng 2 tiếng. Vớt xương, nạm và mỡ ra để nguội. Nạm bò cắt thành lát mỏng vừa ăn. Còn nước lèo thì nêm 15 g hạt nêm, 30 g đường phèn, muối và một ít dầu tỏi vào. Đun sôi lại rồi tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

Bạn nhúng sơ hủ tiếu với giá rồi bỏ vào tô, cho 1 muỗng dầu tỏi vào trộn đều. Cho nạm bò, bò viên vào tô hủ tiếu đã trụng, chan nước lèo lên. Bỏ húng quế, hành ngò đã cắt lên trên, thêm ít tỏi phi, tiêu là có thể thưởng thức.

 

Thưởng thức

Sợi hủ tiếu vừa dai vừa mềm với nước dùng ngọt thanh mang cảm giác mới lạ cho món ăn. Chuẩn bị thêm chén tương đen và tương ớt trộn chung để chấm thịt bò viên.

Hủ tiếu cá lóc với nước dùng thơm ngọt và trong vắt, sợi hủ tiếu được trụng chín khi ăn sẽ có cảm giác giòn dai chứ không hề bị nhừ. Thịt cá thì thơm và giữ được vị ngọt tự nhiên.
Cá lóc là nguyên liệu chế biến đuọc vô vàng những món ăn hấp dẫn.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu cá lóc (Cho 3 - 4 người)

·       Hủ tiếu khô 500 g 

·       Cá lóc 800 g 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Củ cải trắng 1 củ 

·       Tôm khô 30 g 

·       Mỡ heo 100 g 

·       Tỏi 3 nhánh

·       Rau ăn kèm: Giá, hẹ, xà lách, cần,...

·       Gia vị: Đường, hạt nêm, muối, nước mắm,...

Cách chế biến Hủ tiếu cá lóc

Bước 1: Sơ chế cá lóc

Bạn dễ dàng tìm mua cá lóc ở chợ hay các siêu thị và nhờ người bán hoặc nhân viên làm sạch vảy và vây cá.

Sau đó bạn đem rửa cá với nước muối, có thể dùng muối chà xát lên mình cá để cá sạch nhớt.

Bạn cũng có thể cắt 1 vài lát chanh chà lên mình cá, cách này cũng có thể làm sạch nhớt cá rất hiệu quả.

Chờ cá ráo nước rồi cắt cá thành từng khúc.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Đem mỡ heo đi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ra rổ cho ráo nước. Sau đó cắt thành từng miếng mỏng nhỏ.

Cà rốt và củ cải trắng bạn gọt vỏ rồi cắt thành từng khoanh nhỏ dày khoảng 1 cm để nấu nước dùng.

Tỏi bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhỏ để làm tóp mỡ.

Các loại rau ăn kèm bạn đem rửa với nước muối loãng rồi xả lại với nước lạnh 1 lần nữa, sau đó cho ra rổ để ráo nước.

Đem hủ tiếu đi ngâm với nước lạnh khoảng 5 - 10 phút cho hủ tiếu nở ra. Sau đó trụng sơ hủ tiếu qua nước sôi khoảng 3 - 5 phút cho hủ tiếu mềm.

Kinh nghiệm nhúng hủ tiếu dai ngon:

Đầu tiên bạn nên lấy một lượng hủ tiếu đủ dùng, vì hủ tiếu khô hay được đóng gói thành từng bó lớn. Bạn có thể dùng kéo cắt cho ngắn bớt để dễ dàng sử dụng.

Ngâm hủ tiếu với nước lạnh khoảng 5 - 10 phút cho hủ tiếu mềm. Bạn không nên ngâm quá lâu, vì ngâm lâu hủ tiếu sẽ bị mềm và khi luộc sẽ bị nhừ.

Sau đó trụng sơ hủ tiếu với nước sôi khoảng 3 - 5 phút rồi vớt ra cho ngay vào 1 thau nước lạnh.

Vớt hủ tiếu ra để cho ráo nước và trộn vào 1 ít dầu ăn để hủ tiếu không bị dính khi chế biến.

Bước 3: Làm tóp mỡ

Bắc chảo lên bếp, cho phần mỡ vừa cắt nhỏ vào và đun nóng. Dùng đũa khuấy đều để mỡ nhanh chảy ra và không bị dính.

Đun cho đến khi mỡ chảy ra hết thì cho phần tỏi băm vào, sau đó khuấy đều rồi tắt bếp.

Đổ phần tóp mỡ qua 1 cái rây để lọc lấy tóp mỡ cho vào 1 chén riêng, còn phần mỡ thì cho vào hũ đụng thực phẩm để sử dụng dần.

Kinh nghiệm làm tóp mỡ giòn ngon, không bắn dầu:

Bạn phải để cho mỡ heo thật ráo nước để lúc làm tóp mỡ không bị văng dầu.

Thắng tóp mỡ với lửa vừa và thỉnh thoảng đảo đều tay để tóp mỡ không bị cháy và được vàng giòn.

Cho tỏi hoặc một chút rượu trắng hay loại rượu nào có nồng độ cao cao vào để tóp mỡ vẫn giữ được độ ngon nếu để lâu ngày.

Phần tóp mỡ nếu không sử dụng hết, bạn có thể đợi nguội rồi cho vào lọ, sau đó cho vào tủ lạnh để dùng dần nhé.

Bước 4: Nấu nước dùng

Bắc nồi lên bếp và cho vào khoảng 2 lít nước lọc, cho vào đó cà rốt và củ cải trắng cắt nhỏ và tiến hành đun sôi.

Nước sôi thì bạn cho vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê nước mắm. Khuấy đều rồi cho phần cá lóc vào, tiếp tục đun sôi.

Tiếp tục ninh cá khoảng 30 - 40 phút cho cá mềm và tạo vị ngọt cho nước dùng. Sau đó cho vào 1 muỗng canh mỡ và tép mỡ vào nồi để tạo độ thơm béo cho nước dùng.

Cuối cùng là nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp và chan nước dùng vào phần hủ tiếu là hoàn thành.

Lưu ý: Bạn nên hớt bọt trong suốt quá trình nấu để nước dùng trong và thơm ngon hơn nhé.

Thành phẩm

Hủ tiếu cá lóc với nước dùng thơm ngọt và trong vắt, sợi hủ tiếu được trụng chín khi ăn sẽ có cảm giác sựt sựt chứ không hề bị nhừ. Thịt cá thì thơm và giữ được vị ngọt tự nhiên, ăn cùng với các loại rau sống và nước mắm ớt thì còn gì tuyệt vời hơn.

Lưu ý:

Bạn có thể tách riêng phần thịt cá ra, chỉ dùng phần xương để nấu nước dùng như sau:

Ninh xương cá làm nước dùng trong khoảng 30 - 40 phút, tuy nhiên nước dùng sẽ không ngọt như khi nấu cả con.

Đối với phần thịt cá, bạn có thể bỏ hoặc giữ lại phần da, cắt thành từng miếng nhỏ và cho vào nước dùng khi đã ninh gần xong.

Khi thưởng thức thì bạn múc từng miếng cá và cho vào tô là dùng được ngay.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại cá nhỏ như cá linh hay cá bóng dừa để nấu chung với nước dùng tăng thêm độ ngọt nhé.

Hủ tiếu cua đồng mang hương vị dân dã, mộc mạc đầy cuốn hút. Sợi hủ tiếu dai dai, riêu cua bùi béo, nước dùng thanh ngọt quyện cùng hương thơm của hành phi, rau mùi tạo nên hương vị khó quên.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu cua (cho 4 người ăn)

·       Cua đồng 500 g 

·       Hủ tiếu khô 500 g (có thể sử dụng hủ tiếu tươi) 

·       Xương heo 500 g 

·       Thịt heo xay 150 g 

·       Trứng cút 30 quả 

·       Trứng gà 1 quả 

·       Cà rốt 100 g 

·       Củ cải trắng 100 g

Cách chế biến Hủ tiếu cua

Bước 1: Sơ chế cua

Cách sơ chế cua sạch:

- Sau khi mua cua về, bạn cho cua vào thau chứa thật nhiều nước, dùng cây khuấy nhiều lần để loại bỏ đất, các chất bẩn bám dính trên mình cua.

- Loại bỏ phần yếm và miệng cua, đem phần thân và thịt cua ngâm trong nước muối loãng để giun, sán có trong cua bò hết ra ngoài.

- Cuối cùng rửa lại cua thật sạch với nước.

Sau khi đã sơ chế xong, bạn tách phần gạch cua để riêng, sau đó cho cua vào máy xay thịt để xay hoặc bạn có thể dùng cối giã nhuyễn.

- Sau khi xay nhuyễn bạn để cua trong tô và cho vào 1 lít nước lọc, khuấy đều cho phần thịt cua tơi ra.

- Kế đến, bạn lược cua qua 1 cái rây, phần xác cua còn lại trong rây bạn cho lại vào tô và cũng đổ thêm 1 lít nước rồi khuấy đều.

- Bạn tiếp tục lược cua qua rây lần nữa để có được nồi nước cua trong nhất.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

- Xương heo mua về trụng nước sôi cho săn lại, sau đó bạn rửa sạch với nước lạnh.

- Củ cải trắng, cà rốt đem đi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng có độ dày khoảng 0,5 cm.

- Trứng cút bạn đem luộc khoảng 5 phút cho trứng chín rồi vớt ra cho vào thau nước lạnh để mau nguội. Sau đó bóc vỏ trứng.

- Hành lá, ngò rí và rau cần tàu rửa sạch với nước, sau đó cắt nhuyễn. Phần gốc hành lá để riêng.

- Đối với hủ tiếu khô, bạn dùng tay tách hủ tiếu ra và ngâm trong thau nước lạnh khoảng 5 - 10 phút. Sau đó, trụng nhanh trong nước đang sôi có rắc tí muối để không bị dính, rồi lập tức vớt hủ tiếu ra và cho ngày tô nước lạnh, để khoảng 2 phút để hủ tiếu nguội bớt.

Bước 3: Nấu nước dùng

- Bắc nồi nước cua lên bếp, cho vào một ít muối và nấu cho nước sôi lên.

- Các bạn nấu đến khi nước thật trong, phần riêu cua nổi lên trên mặt nước hết thì vớt riêu cua ra tô.

- Nồi nước cua còn lại bạn cho xương heo vào, hầm xương trong vòng 30 phút.

- Kế đến, bạn cho củ cải trắng và cà rốt vào nồi.

- Sau đó, cho 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh đường vào, khuấy đều và nấu thêm 10 phút.

Bước 4: Hấp chả cua

- Trộn riêu cua với thịt heo xay và cho vào 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh tiêu xay. Sau đó, bạn trộn hỗn hợp thật đều tay.

- Cho thêm phần gạch cua, 1 quả trứng gà sống, 1 ít hành tím băm nhuyễn vào tô trên và tiếp tục trộn đều.

- Tán đều hỗn hợp trong tô, sau đó cho tô vào nồi hấp và hấp khoảng 15 phút. Khi chả cua chín thì bạn lấy ra nhé.

Bước 5: Hoàn thành và trang trí món ăn

- Các bạn nêm nếm lại nước dùng cho phù hợp với khẩu vị của gia đình và cho phần gốc hành lá vào nữa là xong.

- Bạn cho vào trong tô một ít giá hẹ, sợi hủ tiếu đã trụng, trứng cút, hành phi, rau thơm, và chả cua.

- Cuối cùng, bạn rắc thêm ít tiêu xay, chan phần nước dùng vào là đã có ngay một tô hủ tiếu cua thơm ngon, hấp dẫn rồi đấy.

Thành phẩm

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của hành phi, rau mùi, phần nước dùng ngon ngọt, sợi hủ tiếu dai dai, riêu cua mềm mềm, béo ngậy. Món hủ tiếu cua bổ dưỡng và hấp dẫn này có cách làm không hề khó, hãy thực hiện ngay để gia đình cùng thưởng thức nhé!


Hủ tiếu da heo cuộn là sự kết hợp độc đáo của sợi hủ tiếu dai dai, da heo giòn giòn cùng với vị nước dùng đậm đà hấp dẫn.
Chỉ với vài bước biến tấu đơn giản bạn sẽ có ngay những tô hủ tiếu da heo nóng hổi, thơm ngon hết chỗ chê.
Nước lèo thơm ngọt, đậm đà, sợi hủ tiếu dai dai, từng miếng da heo giòn sần sần vui miệng, chấm cùng với chén nước mắm ớt cay cay sẽ đem đến cho bạn một cảm giác ngon miệng.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu da heo cuộn (Cho 4 người ăn)

·       Hủ tiếu 200 g 

·       Da heo 300 g 

·       Chân giò 1 cái (khoảng 500g) 

·       Thịt heo băm 200 g 

·       Thịt thăn 300 g 

·       Khô mực 1 con 

·       Tôm khô 20 g 

·       Cải trắng 2 củ 

·       Hành tây 1 củ 

·       Hành tím 3 củ 

·       Hành lá 3 nhánh 

·       Hành phi 1 ít 

·       Dầu ăn 1 thìa canh 

·       Đường phèn 2 thìa canh 

·       Rượu trắng 2 thìa canh 

·       Nước mắm 1 thìa cà phê 

·       Giấm 1 ít Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu)

Cách chế biến Hủ tiếu da heo cuộn

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu nấu nước dùng

Chân giò, xương heo cắt khúc vừa ăn rồi rửa sạch với nước. Tôm khô rửa với nước 1 lần để loại bỏ chất bẩn bám bên ngoài.

Khô mực nướng trên bếp khoảng 1 phút, để nguội rồi đập dập, xé sợi.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, bổ đôi. Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 2 lóng tay.

Bước 2: Nấu nước dùng

Cho vào nồi: phần chân giò, xương heo, tôm khô, khô mực, hành tây và củ cải trắng đã cắt cùng với 2 lít nước lọc, đun sôi.

Bước 3: Làm da heo cuộn

Da heo mua về rửa trong hỗn hợp nước muối loãng pha với 1 ít giấm khoảng 3 phút, rửa sạch lại với nước, để ráo.

Dùng dao lạng bỏ lớp mỡ thừa dưới da rồi cuốn chặt tay để lớp da được tròn, buộc chỉ lại phía 2 đầu cho da heo được cố định.

Bắc nồi nước lên bếp với 2 củ hành tím, 2 thìa canh rượu trắng, 1 thìa cà phê muối, đảo đều rồi cho da heo vào luộc khoảng 7 phút rồi vớt ra cho vào thau nước lạnh 5 phút để da heo giữ được độ giòn.

Mách nhỏ: Lạng sạch mỡ sẽ giúp da heo cuộn đẹp hơn và đỡ ngán khi dùng.

Bước 4: Xào thịt bằm

Bắc chảo lên bếp với 1 thìa canh dầu ăn với 1 thìa cà phê hành tím băm phi thơm rồi cho phần thịt băm vào đảo đều.

Nêm vào 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm, xào khoảng 5 phút để vừa chín.

Thêm vào 1 thìa cà phê tiêu, đảo đều rồi tắt bếp.

Bước 5: Luộc thịt và hoàn thiện nước lèo

Nồi nước lèo sau khi nấu khoảng 30 phút thì cho phần thịt thăn vào.

Nêm thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa canh đường phèn, đảo đều.

Sau khi đun khoảng 7 - 10 phút để thịt thăn chín thì vớt ra, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 6: Hoàn thành

Luộc hủ tiếu trong nồi nước sôi khoảng 7 - 9 phút rồi vớt ra cho vào thau nước lạnh 2 phút để sợi hủ tiếu không bị dính.

Da heo cắt khoanh mỏng, thịt thăn cắt miếng mỏng vừa ăn.

Cho hủ tiếu vào tô, xếp lần lượt thịt thăn, da heo, hành lá cắt nhỏ, thịt băm vào rồi chan phần nước lèo lên và cho 1 ít hành phi cùng với tiêu xay vào nữa là có thể thưởng thức rồi.

Thành phẩm

Thế là chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay món hủ tiếu da heo cuộn với mùi thơm nức mũi. Sợi hủ tiếu dai dai, da heo giòn giòn, miếng thịt mềm béo hòa với vị nước lèo ngon ngọt đậm đà thì quá là hoàn hảo cho 1 bữa ăn

  

Thổi "làn gió mới" cho món hủ tiếu thêm phần hấp dẫn, lạ miệng từ thịt dê. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách làm hủ tiếu dê thơm ngon, lạ miệng mà lại còn bổ dưỡng để đổi vị cho bữa cơm gia đình của bạn thêm phong phú ngay hôm nay nhé!

Nguyên liệu làm hủ tiếu dê

·       1,7kg xương ống heo

·       1kg thịt dê

·       1kg hủ tiếu

·       ½ củ gừng, 2 cây quế, 5g hoa hồi

·       Húng quế, ngò gai, giá

·       Rượu trắng

·       Gia vị: Muối, đường, bột cari, sa tế, dầu điều

Cách làm hủ tiếu dê

Bước 1: Sơ chế thịt dê

Về phần thịt dê bạn cho vào thau giã nhuyễn gừng rồi chà sát lên miếng thịt dê đổ thêm một ít rượu trắng vào, bóp đều thịt dê với hỗn hợp trong vòng 15 phút điều này sẽ khử được mùi hôi của thịt dê. Sau đó đem đi rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấm đun sôi lên rồi rửa hỗn hợp qua với thịt dê hoặc dùng nước trà đặc để ngâm thịt dê, sau đó xào hỗn hợp đến khi nước cạn để mùi hôi biến mất.

Bước 2: Sơ chế thịt heo

Còn xương ống, heo bạn cho vào thau chần sơ nước sôi cùng với 1 ít muối trong khoảng 5 phút, rồi vớt xương ra rửa sạch để ráo.

Gừng bạn gọt vỏ thái lát. Húng quế, ngò gai, giá rửa sạch cho vào rổ để ráo.

Bước 3: Hầm các nguyên liệu

Đầu tiên, bạn bắc nồi lên bếp cho xương heo vào, rồi đổ thêm nước vào hầm xương trong vòng 5 tiếng, trong lúc hầm bạn cần phải vớt bọt thường xuyên để nước dùng được trong hơn.

Sau khi phần xương heo đã hầm xong, bạn cho thịt dê và gừng cắt lát vào trong nồi, đổ thêm 500-700ml nước rồi đậy nắp lại nấu khoảng 10 phút. Sau đó cho 1 muỗng cà phê bột cà ri và 1 muỗng canh đường vào nồi khuấy đều, rồi đậy nắp lại tiếp tục nấu với lửa riu riu trong vòng 1 tiếng rưỡi.

Bước 4: Nấu nước lèo

Khi đã hầm xương và thịt dê xong, bạn vớt phần xương heo ra tô. Rồi cho quế và hoa hồi vào nồi dê nấu trong vòng 30 phút, nêm với 1 muỗng canh dầu đều, 1 muỗng canh sa tế khuấy đều lên. Nấu thêm khoảng 5 phút rồi nêm nếm với gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Để thưởng thức món ăn, bạn trụng hủ tiếu ra tô, rồi cho một ít quế, ngò gai, giá trụng vào múc nước lèo cùng với thịt dê và xương heo là xong.

Thành phẩm

Với cách làm không quá phức tạp bạn đã có ngay một tô hủ tiếu dê thơm ngon nóng hổi, với sợi hủ tiếu dai dai cùng hương vị nước lèo cay nồng ăn cùng với thịt dê, thì còn gì là hoàn hảo hơn nữa.

 

Ngoài giò heo và móng heo, hủ tiểu đuôi heo cũng là một món ăn được rất nhiều người yêu thích.
Nước dùng đậm đà từ cà rốt, nấm và chất ngọt từ thịt và đuôi heo được hầm, phần đuôi heo giòn sần sật, béo thơm kích thích vị giác vô cùng, dùng thêm rau sống để cân bằng hương vị, tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu đuôi heo (Cho 3 người ăn)

·       Đuôi heo 10 cái 

·       Hủ tiếu 200 g 

·       Tôm khô 20 g 

·       Hành tây 1 củ 

·       Sa tế 1/2 muỗng canh 

·       Nấm rơm 200 g 

·       Cà rốt 2 củ 

·       Rau sống các loại 100 g 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Nước mắm 1 muỗng canh 

·       Đường 2 muỗng canh 

·       Muối 1/2 muỗng canh

Cách chế biến Hủ tiếu đuôi heo

Bước 1: Sơ chế và trụng đuôi heo

Đuôi heo mua về cạo sạch lại cho hết lông hoàn toàn, dùng muối chà xát đều rồi rửa lại với nước cho thật sạch.

Bắc lên bếp 1 nồi nước đun sôi thì thả hết đuôi heo vào luộc sơ qua cho săn lại trong khoảng 3 - 5 phút thì vớt hết ra. Rửa lại dưới vòi nước lạnh đang chảy giúp khử mùi, làm sạch mà không làm bở phần da.

Dùng dao chặt thành từng đoạn ngắn vừa ăn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Tôm khô mua về rửa sơ với nước, ngâm với nước ấm trong khoảng 10 phút, đến khi nở mềm thì vớt ra rửa lại với nước 1 lần nữa là được.

Hành tây sau khi lột sạch vỏ, cắt làm đôi theo chiều dọc hoặc giữ nguyên vẫn được nhé!

Nấm rơm ngâm trong nước muối loãng, rửa sạch rồi dùng dao cắt mỏng đều nhau.

Mách bạn: Không nên ngâm nấm quá lâu trong nước sẽ làm mất vị thanh ngọt vốn có, nên ngâm khoảng 10 phút là được.

Cà rốt sau khi gọt sạch vỏ, cũng được cắt thành dạng lát mỏng vừa ăn. Hành lá cắt thành đoạn ngắn khoảng 2 đốt ngón tay là được nhé!

Bước 3: Nấu nước dùng

Bắc lên bếp 1 nồi nước, đun đến khi nước sôi thì thả hết tôm khô vào, cho 2 củ hành tây, đuôi heo vào nồi, nấu với lửa lớn.

Khi nước sôi bùng lên thì vặn lửa nhỏ nấu thêm khoảng 30 - 45 phút, kiểm tra thấy đuôi heo mềm thì cho hết củ cà rốt vào nấu thêm 5 phút.

Lúc này bạn có thể cho phần nấm rơm cắt mỏng trước đó vào, nêm nếm với 1/2 muỗng canh sa tế, 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh nước mắm. Nêm lại cho vừa ăn, thêm hành lá là có thể tắt bếp.

Thành phẩm

Hủ tiếu sau khi trụng mềm trong nước sôi thì vớt ra cho vào tô, rưới nước dùng lên và chuẩn bị thưởng thức thôi nào.

Nước dùng đậm đà nêm nếm rất vừa miệng có vị ngọt thanh của cà rốt, nấm và chất thịt mềm ngon, ăn kèm sợi hủ tiếu dai dai vừa phải mềm mà không bị bở nát.

 

Hủ tiếu gà là một món ăn rất thơm ngon và lạ miệng.
Hủ tiếu gà là một món ăn rất hợp với những bữa ăn gia đình, vừa hợp miệng, độc đào lại còn rất dinh dưỡng.

Nguyên liệu làm hủ tiếu gà

·       Gà: 1 con

·       Hành tây: 1 củ

·       Hủ tiếu khô (hoặc hủ tiếu gói): 500g

·       Cà rốt: 1 củ

·       Củ cải trắng: 100g

·       Ngò rí: 10g

·       Giá đỗ: 100g

·       Hẹ: 50g

·       Hành lá: 2 cây

·       Tỏi: 1 củ

·       Hành tím: 7 củ

·       Xà lách: 200g

·       Gia vị (nước mắm/ muối/ bột nêm/ dầu hào/ tiêu/ bột gừng ...): 10g

Cách làm hủ tiếu gà

Bước 1 Sơ chế thịt gà

Gà sau khi mua về bạn cần đi vặt lông và rửa sạch sẽ. Để mùi gà luôn thơm ngon và không bị hôi, bạn nên dùng muối sát đều thân gà rồi rửa lại với nước sạch.

Sau đó bạn đem gà đi chặt thành những miếng vừa ăn là được

Sau khi chặt gà xong chúng ta sẽ bắt đầu ướp gà với công thức 1 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng đường, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng dầu hào, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng cà phê bột gừng. Tiếp đó bạn tiến hành trộn kĩ hỗn hợp và ướp gà trong 15 phút để gà thấm đều gia vị

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Bạn cần rửa sạch cà rốt, củ cải trắng, ngò rí và hành lá. Với cà rốt và củ cải trắng bạn cắt thành từng khúc nhỏ. Đối với ngò rí và hành lá thì cắt nhỏ ra bạn nhé.

Sợi hủ tiếu cắt ngắn thành từng khúc dài 20 - 30cm rồi ngâm qua nước lạnh 5 - 10 phút. Đun một nồi nước thật sôi, ngâm hủ tiếu xong bạn đem qua trụng trong nước sôi. Sau khi sợi hủ tiếu nở và mềm bạn đem nhúng nước lạnh là được rồi.

Bước 3: Phi hành tỏi

Trước tiên, bạn cần băm nhuyễn tỏi và cắt lát hành tím. Sau đó cho ½ số tỏi băm phi đến khi vàng thì vớt ra. Hành tím tương tự cũng vậy, đem 1/2 phần hành tím băm phi đến khi vàng thì vớt ra.

Trước khi phi hành tím, bạn có thể phơi hành dưới nắng một tiếng để hành mau giòn. Khi phi hành tím, bạn cần cho một lượng lớn dầu để hành giòn và vàng đều. Khi hành bắt đầu xém vàng, bạn tắt bếp liền và đảo sơ 3 - 4 lần đũa rồi vớt ra ngay. Vì khi để hành vàng mới tắt bếp thì hằng sẽ bị đắng.

Bước 4: Nấu nước dùng

Đầu tiên bạn cho dầu vào một cái nồi lớn, rồi phi lượng hành và tỏi còn lại đến khi vàng và thơm. Tiếp đến bạn cho gà đã ướp vào xào, đảo đều tay đến khi thịt gà săn lại.

Khi gà đã săn lại bạn cho 2 - 2.5 lít nước vào nồi, đun đến khi nước sôi. Khi nước đã sôi rồi thì bạn cho củ cải trắng cũng như cà rốt vào và nêm nếm gia vị theo công thức sau: 25g muối, 25g hạt nêm và 15g bột ngọt => Nên hướng dẫn nêm nếm ra sao lun nha em, chứ nói vậy chưa hướng dẫn dc cụ thể ng đọc.

Bạn nấu lửa vừa đến khi thấy cà rốt chín là được. Bạn có thể thử cà rốt chín chưa bằng cách dùng đũa đâm qua 1 khúc cà rốt thử, nếu thấy dễ dàng xuyên qua là có thể tắt bếp nhé.

Bước 5: Hoàn thành

Bạn cho vào tô một ít giá và hẹ rồi cho sợi hủ tiếu lên trên. Để một vài miếng gà, cà rốt và củ cải trắng lên trên hủ tiếu sau đó rắc tỏi, hành phi cùng hành lá cắt nhỏ. Sau đó, bạn đổ nước dùng vào tô.

 

Thưởng thức

Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn nêu trên, thành phẩm bạn thu được là một tô hủ tiếu gà thơm phức và ngon miệng. Nước dùng từ gà ngọt, thanh và trong. Thịt gà mềm ngon. Phần sợi hủ tiếu mềm, dai nhẹ. Nên dùng chung hủ tiếu với chanh, ớt và xà lách để tăng thêm vị ngon của món ăn.

Tô hủ tiếu giò heo, móng heo tỏa ra mùi thơm cực kỳ hấp dẫn, mời gọi thực khách.
Tô hủ tiếu với nước dùng nóng hổi, giò heo và móng heo thơm béo, săn chắc, từng sợi hủ tiếu dai dai thấm đẫm nước súp ngọt thanh đậm đà thật khó cưỡng. Ăn một miếng thôi đã thấy ngon ngất ngây rồi.
Hủ tiếu là một món ăn rất quen thuộc với tất cả mọi người, nó có thể dùng cho bữa ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều được. Nếu như bạn ngán ăn cơm, thì hủ tiếu là một lựa chọn tuyệt với đấy. Hủ tiếu giò heo vừa ngon miệng, vừa đơn giản, cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất.

Nguyên liệu nấu hủ tiếu giò heo

·       800g giò heo

·       200g thịt heo

·       1kg hủ tiếu

·       200g củ cải trắng

·       6 củ hành tím

·       200g chả lụa

·       10 quả trứng cút

·       Hành lá, ngò, hẹ, giá

·       Rau ăn kèm

·       Chanh, trái ớt

·       Gia vị: đường, muối, hạt nêm, bột ngọt

Cách thực hiện hủ tiếu giò heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Giò heo sau khi mua về thì rửa sạch lại với nước, trụng sơ với nước sôi để loại bỏ mùi hôi của thịt, cũng như giúp nước dùng sau khi nấu xong sẽ trong hơn, rồi vớt ra để ráo.

Thịt heo rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút thịt sạch và giảm mùi đi mùi hôi, rồi rửa lại với nước.

Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành từng khoanh 1 - 2cm.

Hành tím lột vỏ, cắt thành từng lát mỏng, rồi phi hành lên cho vàng thơm.

Chả lụa cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn. Chanh và ớt rửa sạch, ớt cắt lát, chanh thì cắt theo từng miếng để ăn kèm.

Trứng cút đem đi luộc trong 5 - 6 phút để trứng chín, sau đó vớt ra để nguội, rồi lột vỏ.

Hành lá, ngò, hẹ và giá rửa sạch, rồi cắt nhỏ theo sở thích.

Xà lách, húng cay, mùi tàu và diếp cá rửa sạch dưới vòi nước, sau đó cắt thành từng khúc vừa ăn.

Bước 2: Nấu nước dùng

Bắc một nồi nước lên bếp, khi nước sôi lên thì cho giò và thịt heo vào, hầm ở lửa nhỏ trong 1 - 2 tiếng để thịt ra nước ngọt.

Sau đó cho củ cải trắng vào, tiếp tục hầm ở lửa vừa cho củ cải trắng và các nguyên liệu khác chín mềm.

Sau 10 phút thì vớt thịt heo và giò ra, cho vào trong một cái tô, khi thịt heo đã nguội thì cắt lát mỏng vừa ăn.

Nêm nếm nồi nước dùng cho vừa ăn, nấu thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

Nhúng hủ tiếu cho mềm, sau đó cho ra tô cùng với thịt heo cắt lát, giò heo, trứng cút, chả lụa, giá, hành lá, hẹ, ngò và hành tím phi. Múc nước dùng cho vào tô, rắc lên một ít tiêu và ớt rồi thưởng thức ngay nào.

Thưởng thức

Với vài bước đơn giản bạn đã có thể cho ra lò tô hủ tiếu giò heo nóng hổi, thơm ngon. Nước dùng nóng hổi, ngọt thanh đậm đà thật khó cưỡng, đặc biệt sợi hủ tiếu dai dai quyện cùng giò heo mềm mềm và các loại rau củ giúp giảm bớt độ ngấy.

Thật đơn giản là bạn đã có ngay một tô hủ tiếu giò heo nóng hổi, thơm lừng rồi đúng không nào. Chấm kèm thịt và giò heo với một chén nước tương có vài miếng ớt cắt lát thì ngon tuyệt vời.

 

Hủ tiếu gõ là món ăn quen thuộc và bình dân của những người Sài gòn. Với hương vị thơm ngon cùng nước dùng đậm đà, hôm nay Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm món hủ tiếu gõ không thể đơn giản hơn. Nào chúng ta hãy cùng vào bếp và thực hiện ngay món hủ tiếu siêu hấp dẫn này nhé!

Nguyên liệu nấu hũ tiếu gõ

·       300g thịt vai (sườn vai)

·       2 kg xương ống

·       1 kg củ cải

·       1 con mực khô

·       Hành củ, giá, hẹ, ớt, chanh

·       Hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm, tiêu, đường phèn, tương ớt, tương đen

·       Hủ tiếu khô

Cách nấu hủ tiếu gõ

Bước 1: Nấu nước lèo

Xương mua về rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với một ít muối. Khi nước sôi, vớt xương ra và cho vào nuớc lạnh rửa sạch.

Đổ nước ngập mặt xương, cho thêm một thìa nhỏ muối, nấu sôi. Sau đó, cho thịt vai, khô mực nướng, củ cải trắng đã rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh vừa ăn vào nồi và tiếp tục đun sôi.

Sau 30 phút, vớt thịt vai ra cắt phần mỡ và da làm tóp mỡ, phần thịt để lại. Cho đường phèn, bột nêm, bột ngọt, nước mắm vào nồi nước dùng cho vừa ăn, sau đó để lửa nhỏ hầm cho ngọt nước.

Bước 2: Làm tóp mỡ và phi hành thơm

Phần mỡ cắt hình hạt lựu. Cho vào chảo, bật bếp lớn, khi tóp mỡ teo lại thì cho chút muối, tỏi vào. Sau đó chiên vàng rồi vớt ra.

Hành củ cắt mỏng, phi vàng.

Thành phẩm

Phần thịt cắt mỏng. Hẹ cắt khúc dài 3 cm. Trụng hủ tiếu khô qua nước sôi cho mềm, sau đó cho vào tô. Thêm thịt, lá hẹ, giá, hành phi, tóp mỡ, tiêu bột lên trên.

Múc nước lèo và xương vào tô. Có thể cho thêm xà lách, chanh, tương ớt, tương đen nếu thích.


Thưởng thức

Hủ tiếu gõ sau khi nấu có mùi nước dùng trong vắt, thơm ngon đậm đà. Khi nếm thử, hủ tiếu dai ngon, ăn kèm rau giòn giòn và xương heo thì cực kỳ vừa miệng. 

Hủ tiếu hoành thánh chay thành phẩm có màu sắc bắt mắt. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị thanh ngọt của nước dùng được hầm từ rau củ, đậu hũ và hoành thánh chiên bùi bùi, đậm đà.

Với món ăn này bạn có thể chấm cùng tương ớt hoặc nước tương cay cay đều rất đậm đà, bắt vị.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu hoành thánh chay (cho 4 người ăn)

·       Hủ tiếu khô 100 g 

·       Hành boa rô 2 nhánh 

·       Cà rốt 1 củ (100g) 

·       Củ cải trắng 1 củ (100g) 

·       Khoai môn 100 g 

·       Khoai lang 100 g 

·       Cải thảo 100 g

·       Nấm hương tươi 100 g

·       Nấm hương khô 50 g

·       Đậu hũ trắng 2 miếng (300g) 

·       Lê 2 quả( 150g) 

·       Bắp mỹ 1 quả (200g) 

·       Rau ăn kèm 1 ít(hẹ/ giá đỗ/ ngò tàu) 

·       Tiêu/ muối 1 ít 

·       Hạt nêm chay 1.5 thìa canh 

·       Đường phèn 1/2 thìa canh 

·       Dầu ăn 500 ml

Cách chế biến Hủ tiếu hoành thánh chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm hương khô mua về bạn ngâm với nước lạnh khoảng 30 phút cho nấm nở mềm thì bạn rửa lại 2 - 3 lần với nước sau đó vắt kiệt, để ráo và dùng dao băm nhuyễn hết phần nấm hương và cho vào 1 cái chén.

Nấm hương tươi bạn dùng dao cắt bỏ chân nấm sau đó, đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 2 phút rồi rửa sạch lại với nước và dùng dao tỉa 1 ít ở phần đầu nấm thành hình ngôi sao.

Cách ngâm nấm hương (nấm đông cô) khô mau mềm

Cách 1: Ngâm nấm trong nước khoảng 1 - 2 tiếng, rồi rửa lại với nước sạch, để ráo trước khi chế biến.

Cách 2: Để nấm nở nhanh hơn bạn có thể ngâm nấm trong nước ấm 60 - 80 độ C trong 7 - 10 phút cho nấm nở.

Khoai môn bạn rửa sạch, cho vào nồi, hấp khoảng 10 phút cho khoai môn chín mềm thì bạn tắt bếp sau đó đợi cho khoai nguội bạn bóc vỏ, cho khoai vào tô và lấy thìa nghiền nhuyễn khoai môn. Khoai lang bạn làm tương tự.

Hành boa rô bạn rửa sạch, phần lá hành bạn cắt nhỏ còn phần gốc hành bạn cắt lát mỏng vừa ăn. Với nhánh hành boa rô còn lại bạn cũng rửa sạch và cắt phần gốc hành thành các khúc dài khoảng 2.5 - 3 lóng tay.

Đậu hũ bạn rửa sạch, dùng khăn thấm hết nước và cắt thành các khối vuông nhỏ có cạnh dài khoảng 1 - 1.5 lóng tay.

Bắp bạn lột vỏ, rửa sạch, để ráo và cắt khúc dài khoảng 3 lóng tay. Quả lê bạn rửa sạch vỏ, cắt thành các múi cau.

Cà rốt và củ cải trắng sau khi mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành các lát nhỏ vừa ăn sau đó tỉa hoa để món ăn thêm đẹp mắt.

Cải thảo bạn bỏ gốc và cắt các lá thành các đoạn nhỏ vừa ăn có chiều dài khoảng 2 lóng tay. Hẹ, giá đỗ và ngò tàu bạn rửa sạch, hẹ và ngò tàu bạn cắt nhỏ.

Bước 2: Trộn nhân

Cho lần lượt các nguyên liệu gồm: 100gr khoai lang nghiền nhuyễn, 100gr khoai môn nghiền nhuyễn, 100gr nấm hương khô băm nhuyễn, 10gr lá hành boa rô cắt nhỏ, 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa canh hạt nêm chay và 1/2 thìa canh tiêu vào tô.

Rồi trộn đều tay cho đến khi các gia vị thấm đều và các nguyên liệu hòa lẫn vào nhau là hoàn tất.

Bước 3: Gói hoành thánh

Để gói hoành thánh bán múc từng thìa nhân vừa trộn cho vào giữa vỏ hoành thánh. Sau đó dùng tay gấp phần mép lại sao cho nhân không bị rơi ra ngoài.

Bước 4: Nấu nước dùng

Cho 150g lê cắt múi cau, 200g bắp mỹ cắt khúc, 20g hành boa rô cắt khúc, 1 thìa cà phê muối và 2 lít vào nồi. Đậy nắp lại, nấu với lửa lớn khoảng 2 phút cho nước sôi lên thì bạn hạ lửa nhỏ và hầm lấy nước dùng ngọt trong vòng 60 phút.

Sau khi hầm xong thì bạn vớt hết các nguyên liệu ra và cho tiếp 100g cà rốt, 100g củ cải trắng cắt lát mỏng và 100g nấm đông khô tươi vào.

Hầm thêm 20 phút với lửa nhỏ nữa thì bạn cho lá cải thảo cắt khúc và 1.5 thìa canh muối, 1/2 thìa canh hạt nêm chay và 1/2 thìa canh đường phèn vào nồi. Khuấy nhẹ nhàng và nấu thêm 2 phút nữa cho các gia vị tan hết thì bạn tắt bếp.

Bước 5: Chiên đậu hũ và hoành thánh

Cho hết phần dầu ăn còn lại vào chảo, đợi đến khi dầu sôi lăn tăn thì bạn cho 300gr đậu hũ cắt khối vuông nhỏ vào. Chiên với lửa lớn khoảng 3 phút cho đậu hũ vàng đều đẹp mắt thì bạn vớt ra.

Sau đó, cho tiếp phần hoành thánh đã gói vào chảo dầu, chiên với lửa vừa khoảng 4 phút cho lớp nhân của hoành thánh chín thì bạn tăng lửa lớn lên và chiên thêm 2 phút nữa cho lớp vỏ hoành thánh vàng giòn thì bạn tắt bếp, vớt hoành thánh ra cho vào tô có lót khăn giấy để thấm dầu.

Bước 6: Nhúng hủ tiếu

Cho 800ml nước vào nồi sau đó đun với lửa lớn cho nước sôi già thì bạn cho 1/3 thìa cà phê muối vào. Rồi cho hũ tiếu khô vào chần sơ khoảng 1 - 2 phút cho hủ tiếu chín sơ, thì bạn vớt hủ tiếu ra và để ráo nước.

Cách trụng hủ tiếu dai ngon, không bị bở

Đầu tiên bạn nên tách hủ tiếu ra thành những sợi rời, nếu sợi hủ tiếu quá dài thì có thể cắt ngắn lại khoảng 20 - 30cm cho vừa ăn.

Có thể ngâm hủ tiếu với nước lạnh để hủ tiếu nhanh mềm hơn. Không nên ngâm quá lâu để tránh hủ tiếu bị bở.

Khi trụng xong thì cho hủ tiếu vào một tô nước lạnh, chờ hủ tiếu nguội thì lấy ra. Làm như vậy hủ tiếu sẽ giòn và không bị bở.

Sau khi hủ tiếu ráo nước bạn cho ra tô, kèm vào đó là các topping như: đậu hủ chiên, hoàng thánh đã chiên lên mặt. Thêm rau củ rồi rưới nước dùng lên, thêm một ít tiêu là có thể thưởng thức ngay món ăn này rồi!

Thành phẩm

Hủ tiếu hoành thánh chay được bày ra tô với màu sắc phong phú vô cùng đẹp mắt. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được nước dùng hủ tiếu thanh ngọt hấp dẫn cùng với đậu hũ chiên và hoành thánh dai giòn.

Cho thêm ít rau sống ăn kèm như hẹ, ngò tàu và giá trụng vào sẽ rất ngon. Với món ăn này bạn có thể chấm hoành thánh chiên với tương ớt hoặc nước tương cay cay đều rất đậm đà.


Hủ tiếu khô là một món ngon tuy không cầu kỳ nhưng luôn có sức hấp dẫn. Nấu hủ tiếu khô quan trọng nhất là làm được xốt trộn hủ tiếu sao cho thấm, sợi mềm, thơm và nước lèo kế bên cũng phải thật đậm đà, ngọt từ xương. Để có thể tự làm được hủ tiếu khô ngay tại nhà thì bạn hãy theo dõi công thức dưới đây nhé!

Nguyên liệu nấu hủ tiếu khô (cho 4 người ăn)

·       1 tim lợn·       1 miếng gan heo

·       200g tôm

·       300g mỡ heo

·       400g xương đuôi heo

·       1 củ cải trắng

·       Dầu tỏi

·       200g thịt bằm

·       1-2 con khô mực

·       10 con tôm khô

·       Trứng cút

·       5 củ hành tím, 4 tép tỏi

·       Giá đỗ, hẹ

·       Hủ tiếu khô

·       Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, đường phèn, đường, tiêu, dầu ăn, giấm, dầu hào, nước tương, hắc xì dầu, tương ớt, tương đen, bột bắp, dầu mè, muối

Cách làm hủ tiếu khô

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đối với xương heo, bạn nấu một nồi nước sôi và rót vào xương heo chần sơ để lấy đi hết tất cả cặn bẩn. Việc làm này giúp khi nấu nước lèo sẽ trong hơn.

Củ cải trắng thì bạn gọt sạch vỏ ngoài và cắt thành khúc khoảng 5cm là được.

Khô mực mua về bạn đem nướng để khi nấu sẽ ra nhiều nước ngọt hơn nhé.

Hành tím và tỏi bạn lột sạch vỏ, rồi băm nhỏ vừa phải.

Trứng cút bạn luộc rồi lột vỏ.

Bước 2: Nấu nước lèo

Bạn bắc một nồi có 3 lít nước lên bếp, lần lượt cho xương heo, củ cải trắng, khô mực nướng, tôm khô, tim lợn vào. Sau đó bạn nêm vào nồi 2 thìa cà phê hạt nêm, ⅓ thìa bột ngọt, 1 thìa canh đường phèn. Bạn nấu các nguyên liệu này trong khoảng 17-18 phút.

Sau khi tim lợn chín, bạn cho gan heo vào nấu trong khoảng 13-14 phút.

Sau khi tim và gan heo đều chín, bạn vớt ra và cho tôm vào nấu. Đến khi tôm chín, bạn cũng vớt tôm ra nhé.

Lưu ý:
- Bạn nhớ canh thời gian cho thật chuẩn để tim và gan heo không bị khô nhé.
- Trong quá trình nấu, bạn nhớ dùng vợt để lọc cặn trong nồi và dùng vá vớt hết bọt để nước lèo trong nhất có thế nhé.

Để nước lèo được đậm đà ngọt nước thêm, bạn nên nêm nếm lại lần cuối nữa. Lúc này bạn cho vào nồi 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa canh đường phèn. Bạn nấu nồi nước lèo sôi khoảng 5 phút nữa là tắt bếp được rồi.

Nấu nước lèo với tôm và nêm nếm gia vị lần cuối

Bước 3: Thắng tóp mỡ

Trong lúc chờ nước lèo, bạn cho mỡ heo vào một cái chảo thắng ở lửa trung bình đến khi mỡ ra dầu. Đến lúc bạn thấy mỡ heo ra hết dầu và trở nên giòn và vàng hơn thì đổ qua một cái rây để lọc dầu và tóp mỡ ra riêng nhé.

Bước 4: Xào thịt băm

Bạn dùng lại cái chảo vừa thắng tóp mỡ, cho vào một ít dầu mỡ heo mới làm rồi cho hành tím băm vào phi thơm.

Khi hành tím đã vàng thơm và giòn thì bạn cho thịt băm vào, nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, một xíu bột ngọt (nếu bạn không thích ăn bột ngọt thì có thể bỏ qua), ½ thìa cà phê đường. Dùng đũa đảo đều thịt băm đến khi chín trên lửa trung bình. Khi thịt chín bạn cho thêm tiêu.

Bước 5: Làm xốt trộn hủ tiếu

Bạn cho vào nồi 1 thìa canh dầu ăn, lắc đều nồi sao cho dầu lan khắp đáy nồi và nóng dầu lên. Sau đó bạn cho một ít hành tím băm vào phi sơ trước một lúc rồi cho tỏi vào phi cùng.

Sau khi hành tím và tỏi đã thơm, bạn cho vào 1 chén nước lọc, 1.5 thìa canh đường, 2 thìa canh dầu hào, 4 thìa canh nước tương, 1 thìa canh hắc xì dầu, 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh tương đen, 1 thìa canh giấm, ⅓ thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê hạt nêm.

Sau đó bạn pha 1 thìa canh bột bắp với nước, khuấy đều cho bột tan ra rồi cho vào nước xốt để xốt được đậm đặc hơn. Cuối cùng bạn cho 1 thìa canh dầu mè vào. Bạn rắc một ít tiêu vào xốt, tắt bếp và để xốt nguội.

Thành phẩm

Khi trộn, đầu tiên bạn cho 1 thìa canh dầu tỏi vào hủ tiếu, trộn đều lên. Sau đó bạn cho khoảng 2 thìa canh xốt trộn hủ tiếu, giá hẹ, tim lợn, tôm, gan heo, tóp mỡ, thịt băm, 2 trứng cút và và trộn lên.

Món này lúc ăn bạn trộn đều hủ tiếu lên, vừa ăn vừa húp nước lèo là đúng chuẩn nhất. Hương vị thơm ngon chuẩn nhà làm, các gia vị hòa quyện vào nhau chắc chắn sẽ làm cả nhà ngon miệng.


Lưu ý: Đối với món hủ tiếu khô này, bạn đừng trụng hủ tiếu quá lâu nhé, chỉ cần trụng sơ để sợi hủ tiếu giữ được độ dai vừa phải.

Một bữa sáng thơm ngon, chất lượng và dinh dưỡng sẽ giúp bạn có một ngày làm việc, học tập tràn đầy năng lượng và hủ tiếu lòng chính là một ứng cử viên sáng giá dành cho các bạn đấy!

Lòng heo dai giòn, thơm béo, không hề bị hôi, dùng kèm với nước dùng đậm đà, ngon ngọt từ xương và các loại rau củ sẽ đem đến cho bạn một món ăn dinh dưỡng, tràn đầy năng lượng cho bữa sáng.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu lòng (Cho 4 người ăn)

·       Lòng non heo 300 g (1 bộ lòng non) 

·       Bao tử heo 1 cái 

·       Gan heo 100 g 

·       Tim heo 1 quả 

·       Xương ống heo 500 g 

·       Tôm khô 60 g 

·       Hủ tiếu khô 1 kg 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Củ cải trắng 1 củ 

·       Hành tím 1 củ 

·       Gừng 1 củ S

·       ữa tươi 220 ml 

·       Rau ăn kèm 200 g (Giá đỗ/ Xà lách/ Húng quế) 

·       Giấm ăn 6 muỗng cà phê 

·       Dầu ăn 2 muỗng canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ Đường/ Bột ngọt/ Hạt nêm/ Tiêu)

Cách chế biến Hủ tiếu lòng

Bước 1: Sơ chế lòng heo

Tim heo mua về cắt làm đôi để tiện cho công đoạn vò, bóp, vuốt hết những mùi tanh hôi của máu.

Cho bao tử, lòng non và tim heo vào thau, cho 5 muỗng cà phê muối, 6 muỗng cà phê giấm ăn (có thể thay thế bằng rượu) và 1 củ gừng băm nhuyễn và chà xát các mặt của của lòng heo.

Đối với bao tử, lấy một cây dao nhỏ và cạo sạch lớp mỡ và màng nhầy bên trong để bao tử được sạch và không còn chất bẩn.

Sau khi xoa bóp lòng non, bạn rửa sạch lại với nước bằng cách đổ nước vào ống ruột bên trong và lấy tay vuốt để các chất bẩn bên trong được đẩy ra bên ngoài. Lặp lại thao tác này từ 3 - 4 lần để đảm bảo lòng non sạch.

Tim heo sau khi được chà xát thì đem đi rửa lại với nước nhiều lần.

Gan heo cắt làm đôi và ngâm với 220ml sữa tươi trong khoảng 30 phút. Sau đó, đem đi rửa sạch để đảm bảo không còn mùi và độc tố bên trong gan heo.

Cách khử mùi lòng heo hiệu quả:

Đối với lòng non, khi mua về bạn nên rửa sạch với nước và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2 đốt ngón tay. Sau đó lộn trái phần lòng non lại loại bỏ những màng mỡ, cặn bẩn bên trong, rồi dùng bột mì cùng với một ít muối chà bóp và rửa lại với nước.

Có thể dùng chanh hoặc giấm chà xát phần lòng non thêm 5 phút nữa rồi rửa sạch lại với nước là lòng non sẽ đảm bảo sạch và có thể dùng để chế biến.

Gan heo nên rửa sạch, cắt nhỏ và ngâm với một ít sữa tươi trong khoảng 10 phút để khử mùi hôi, cặn bẩn và độc tố bên trong gan.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Xương ống heo sau khi mua về thì rửa sạch với nước. Tiếp tục cho xương ống và 3 muỗng cà phê muối vào thau, cho nước sôi vào trụng sơ qua xương heo khoảng 10 phút để khử mùi hôi và cặn bẩn. Sau đó, đem đi rửa lại với nước sạch.

Tôm khô đem ngâm nước ấm khoảng 15 phút để sạch bụi bẩn và mềm hơn. Sau đó, vớt tôm khô ra và để ráo nước.

Củ cải trắng và cà rốt đem đi gọt vỏ, rửa sạch với nước và cắt thành từng khoanh tròn vừa ăn khoảng 1 - 2 lóng tay.

Hành tím mua về rửa sạch, lột vỏ và cho vào cối giã nhuyễn.

Mách nhỏ: Bạn có thể ngâm củ cải với 2 muỗng cà phê muối trong khoảng 10 phút để giảm bớt mùi hăng. Sau đó, đem đi rửa sạch với nước

Bước 3: Luộc lòng heo

Cho khoảng 500ml nước vào nồi, sau đó bắc lên bếp và cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê tiêu. Chuẩn bị sẵn 1 thau nước lạnh bên cạnh.

Đến khi nước sôi, cho lòng heo vào luộc đến khi nước sôi trở lại là khoảng 5 phút thì vớt bao tử, gan và lòng non ra trước và bỏ vào thau nước lạnh đã chuẩn bị sẵn. Nước sôi thêm 10 phút nữa thì vớt tim heo ra và cũng cho vào thau nước lạnh.

Lòng heo sau khi ngâm trong thau nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo và cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.

Lưu ý:

Tim heo nên được luộc ngập nước và với lửa lớn để đảm bảo tim heo được chín đều.

Để cho chắc bạn cũng có thể dùng nhiệt kế đo thực phẩm, để kiểm nghiệm xem tim heo chín chưa rồi mới tắt bếp. Khi ghim dụng cụ này cần ghim vào chỗ dày nhất của tim heo để đo nhiệt độ.

Bước 4: Nấu nước dùng

Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và hành tím đã giã nhuyễn vào phi thơm, tiếp tục cho khoảng 1 lít nước. Sau đó, cho xương heo, tôm khô đã để ráo nước vào nồi.

Bạn cho thêm 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê hạt nêm, hầm xương trong khoảng 15 phút.

Sau đó cho cà rốt, củ cải trắng vào và để sôi khoảng 10 phút nữa thì nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Kinh nghiệm:

Để nước dùng trong hơn nên vớt bọt thường xuyên trong lúc nấu.

Khi mới hầm nên chỉnh lửa lớn đến khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ, nước sôi nhẹ để giúp bọt không bị tan trong nước, khiến nước đục.

Bước 5: Nhúng hủ tiếu

Bắc một nồi nước khác lên bếp. khi nước sôi cho hủ tiếu vào và đảo đều tay để sợi hủ tiếu được tơi ra và chín đều trong khoảng 2 - 3 phút.

Sau khi vớt hủ tiếu ra thì bạn cho ngay vào thau nước lạnh để hủ tiếu nguội bớt sau đó mới vớt hủ tiếu ra. Bằng cách này, bạn sẽ khiến sợi hủ tiếu dai ngon hơn rất nhiều và hoàn toàn không bị bở hay kết dính lại.

Kinh nghiệm: Bạn có thể cho thêm 1 ít muối vào nồi để sợi hủ tiếu không bị dính.

Thành phẩm

Cho rau ăn kèm và hủ tiếu đã trụng vào. Sau đó, chan nước dùng vào cùng với cà rốt, củ cải, tiếp theo cho lòng heo đã cắt sẵn lên trên tô cùng một ít ngò rí và ớt xay (tùy theo sở thích ăn cay của bạn) trang trí để tô hủ tiếu vừa thơm ngon vừa bắt mắt.

Món hủ tiếu lòng heo này sẽ rất ngon khi ăn nóng và kèm với một chút nước mắm ớt. Với nước dùng đậm đà, ngon ngọt từ xương và các loại rau củ, lòng heo dai, giòn vừa phải sẽ đem đến cho bạn một món ăn ngon khó cưỡng vào bữa sáng.


Hủ tiếu mì sau khi nấu xong có thể ăn chung với 1 miếng chanh và ớt và xà lách. Những sợi hủ tiếu mì dai ngon ăn cùng những miếng thịt xá xíu thơm béo, nước súp thì đậm đà thêm mùi thơm của tỏi và hành phi nữa, thật là hấp dẫn.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu mì (cho 4 người)

·       Thịt heo xay 300 g

·       Xương ống 1 kg 

·       Thịt xá xíu 300 g

·       Mì tươi 200 g ( có thể thay thế bằng 1/2 kg mì trứng khô ) 

·       Mỡ heo 200 g 

·       Tôm khô 80 g 

·       Khô mực 60 g Hành tây 300 g 

·       Cải trắng 500 g 

·       Cải muối 1 củ 

·       Tiêu sọ trắng 8 g 

·       Củ hành tím 80 g 

·       Hành lá 30 g 

·       Chanh 1 trái 

·       Ớt 2 trái (tùy thích) 

·       Hẹ 100 g 

·       Đỗ giá ăn kèm 200 g 

·       Gia vị 10 g (Hạt nêm; đường; muối; bột ngọt; đường phèn; dầu mè)

Cách chế biến Hủ tiếu mì

Bước 1: Sơ chế xương ống

Xương heo mua về bạn chặt thành các miếng vừa ăn hoặc nhờ người bán chặt giùm, đem rửa với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch, rồi cho ra rổ để ráo nước.

Mẹo sơ chế xương heo sạch, không hôi:

Ngoài ra để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi của thịt heo, trước khi thực hiện món ăn hãy nhúng sơ xương qua nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt ra xả lại với nước lạnh.

Một mẹo vặt khác cũng khá hay đó là bạn có thể cho thêm một ít rượu trắng vào nước chần xương. Rượu có khả năng khử sạch mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Củ cải trắng bạn gọt vỏ cắt khúc để hầm (bạn không cắt nhỏ quá để khi hầm nước dủng đỡ bị nát nha).

Cải muối bạn ngâm nước khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại rồi để ráo, cắt miếng.

Hành lá bạn rửa sạch, bỏ rễ, băm nhỏ phần gốc, còn phần lá cắt nhỏ. Hành tím bạn bỏ vỏ rồi băm nhỏ. Chanh bạn cắt miếng bỏ lõi.

Hẹ bạn rửa sạch, để ráo, cắt khúc. Giá ăn kèm bạn rửa sạch, để ráo. Hành tây bạn bỏ gốc, cắt bỏ gốc rồi cắt đôi.

Khô mực bạn nướng qua cho dậy mùi thơm rồi xé miếng. Tôm khô bạn rửa sạch để ráo nước. Tiêu sọ bạn rang sơ trên chảo cho thơm.

Thịt xá xíu bạn cắt miếng vừa ăn. Mỡ heo bạn rửa sạch để ráo rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn để làm tóp mỡ.

Thịt băm bạn cho vào tô, thêm 0.5 muỗng cà phê đầu hành băm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 0.5 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê dầu mè, bạn đảo đều cho đều nguyên liệu.

Bước 3: Nấu nước dùng

Bạn cho vào nồi 3.5 lít nước, cho xương vào lúc nước còn lạnh, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 20g đường phèn rồi mở lửa to để nước sôi, khi nước sôi thì bạn chỉnh lửa vừa sau đó vớt bọt ở trên ra.

Kinh nghiệm: Trong lúc nấu nếu có bọt nổi lên, bạn nên vớt nhẹ tay hết lớp bọt đó, giúp phần nước dùng trong hơn.

Bạn bọc khô mực, tôm khô, tiêu sọ trong bọc lưới hoặc bọc vải để hầm.

Bạn thêm củ cải, cải muối, hành tây, bọc lưới vào trong nồi hầm (bạn nhớ căn lượng nước để khi hầm nước bị hao hụt đi thì bạn thêm vào).

Bạn hầm khoảng 2.5 giờ để xương ra hết chất ngọt sau đó vớt củ cải trắng, cải muối, túi lưới ra nêm gia vị thêm 16gr đường phèn, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm.

Bước 4: Làm tóp mỡ

Bạn bắc chảo lên bếp, thêm mỡ vào xào, bạn thêm 1 ít nước để mỡ chín sẽ tự tiết ra dầu khi chiên, bạn chiên đến khi tóp mỡ chuyển vàng thì vớt tóp mỡ ra chén.

Trong quá trình chiên tóp mỡ có thể cho vào một ít muối để mỡ đậm đà và bảo quản được lâu hơn.

Cách làm mỡ heo giòn ngon, không bị bắn dầu:

Không nên cắt miếng mỡ quá nhỏ, khi rán tóp mỡ sẽ bị vụn, trông không bắt mắt và cũng không ngon.

Mỡ phải được lau khô hoặc để ráo hoàn toàn vì như thế sẽ tránh tình trạng bị bắn mỡ khi rán.

Khi thắng tóp mỡ có thể cho vào một vài tép tỏi đập dập hoặc thêm vào lúc mỡ sôi một chút rượu đế hoặc rượu trắng có nồng độ cao. Điều này sẽ giúp mỡ bảo quản được lâu hơn.

Cách bảo quản tóp mỡ giòn lâu:

Để bảo quản phần tóp mỡ dư ta dùng rây lọc phần tóp mỡ và mỡ nước cho vào 2 lọ riêng biệt. Phần mỡ nước cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần, phần tóp mỡ thì bảo quản ở nhiệt độ thường khi chế biến các món kho có thể thêm vào ở bước cuối.

Với cách bảo quản như trên, có thể bảo quản tóp mỡ được từ 1 tháng, bạn không nên để tóp mỡ quá lâu vì sẽ bị lên dầu không ngon.

Bước 5: Phi hành tím và xào thịt

Bạn để lại phần dầu của tóp mỡ trong chảo, tiếp tục phi thơm hành tím và vớt hành ra (tùy sở thích mà bạn có thể phi thơm vàng hành hoặc hành vừa chín tới đều được nha).

Sau đó bạn thêm thịt đã ướp vào xào cho chín mềm (nếu thấy thịt khô bạn thêm 1 ít nước vào xào chung nha).

Bước 6: Nhúng mì

Hủ tiếu, mì khi mua gỡ ra cho tơi các sợi. Nếu hủ tiếu, mì quá dài, có thể dùng kéo cắt thành các đoạn vừa ăn, khoảng 20 - 30 cm.

Sau đó, ngâm hủ tiếu và mì trong thau nước lạnh từ 5 đến 10 phút.

Bắc một nồi nước lên bếp, cho mì vào cùng 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê dầu ăn để mì ngon và không bị bở, luộc mì tươi trong khoảng 2 phút, còn nếu mì khô thì bạn luộc trong khoảng 3 phút.

Sau đó vớt ra cho vào tô nước đá lạnh cho nguội bớt rồi vớt ra để ráo.

Mẹo trụng hủ tiếu/mì ngon, không bị bở dính

Dùng tay bóp sợi bánh, sợi hủ tiếu vừa mềm là vớt ra ngay, không nên để lâu sẽ khiến chúng bị bở.

Sau khi vớt ra cho vào tô nước lạnh, chờ khoảng 2 phút cho nguội bớt, vớt hủ tiếu và mì ra cho vào tô. Làm như vậy, sợi bánh dai ngon và không bị bở.

Không nên trụng bánh vào nồi nước dùng vì sẽ khiến nước dùng bị chua. Bạn nên đun một nồi nước sôi riêng nhỏ để trụng bánh.

Cho thêm 1 ít dầu ăn hoặc tép mỡ vào nước trụng để bánh hủ tiếu và mì không bị kết dính và có độ bóng.

Bước 7: Hoàn thành

Sau khi trụng cho mì vào tô, thêm xá xíu, giá, tóp mỡ, hành phi, thịt băm rồi chan nước dùng và cho xương heo vào cùng với hành lá, cho vào 1 chút tiêu để món ăn đậm đà hơn.

Thành phẩm

Món ăn tuyệt nhất khi ăn kèm với rau xà lách, giá và 1 tí ớt, cùng với nước mắm hoặc tương để chấm. Với nước dùng ngon ngọt, thịt xá xíu heo thơm ngon hấp dẫn, tô hủ tiếu mì nóng hổi thơm lừng sẽ mang đến những bữa ăn ngon miệng và dinh dưỡng cho gia đình bạn đấy!


Kinh nghiệm thực hiện thành công:

Bạn có thể nấu trước phần nước dùng và trụng sơ qua mì từ đêm hôm trước, sáng chỉ cần hâm nóng và trụng lại hủ tiếu mì là có thể dùng rồi.

Món ăn ngon nhất vẫn là ăn ngay khi thêm nước dùng, sợi hủ tiếu mì sẽ dai ngon hơn rất nhiều, tránh để lâu sợi hủ tiếu mì bị hút nước, bở không ngon.

Ẩm thực người Hoa cũng được xếp vào các nền ẩm thực phong phú, đa dạng với tập hợp những món ăn thơm ngon.
Hủ tiếu mì người Hoa là món ăn mang màu sắc thật đẹp mắt với phần ước lèo trong vắt, thanh ngọt vừa ăn, thịt xá xíu mềm thơm, cật heo giòn, béo, không bi hôi, rau cải xanh giòn hoàn quyện vào nhau tạo nên món ăn vô cùng tuyệt vời.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu mì người Hoa (cho 3 người ăn)

·       Mì tươi 100 g

·       Hủ tiếu 100 g

·       Xương ống 500 g

·       Thịt nạc xay 100 g

·       Mỡ heo 100 g

·       Thịt xá xíu 100 g

·       Sủi cảo 10 cái 

·       Khô mực nhỏ 1 con 

·       Khô cá ngộ 1 con 

·       Cá viên chiên 100 g

·       Cật heo 1 cái 

·       Tim heo 1/2 cái 

·       Hành tím 5 củ 

·       Gùng 20 g 

·       Hành tây 1/2 củ 

·       Rau cải ngọt 200 g

·       Bột mì đa dụng 2 thìa canh

·       Tiêu sọ 10 g

·       Đường phèn 150 g

·       Dầu mè 1 thìa cà phê 

·       Dầu ăn 3 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít ( muối/ hạt nêm/ bột ngọt/ tiêu xay)

Cách chế biến Hủ tiếu mì người Hoa

Bước 1: Sơ chế tim cật

Tim cật mua về bạn rửa sạch với nước. Cật cắt dọc làm đôi, sau đó thêm 2 thìa canh bột mì đa dụng, bạn dụng tay chà xác vào tim và cật, cho bột mì thấm đều, để yên khoảng 5 - 10 phút.

Bạn chuẩn bị 10gr gừng đập dập cho vào thau nước lạnh. Sau khi rửa sạch lớp bột mì đa dụng trên tim cật, thì bạn cho tim tim cật vào thau nước gừng rồi rửa lại một lần nữa cho sạch mùi hôi tanh của tim cật.

Cách sơ chế cật heo sạch, không tanh:

Thoa đều muối lên cật heo, đợi 2-3 phút rồi rửa sạch. Làm vậy vài lần rồi ngâm trong nước lạnh sẽ loại bỏ mùi hôi của cật.

Để loại bỏ mùi hôi của cật heo bạn nên rửa cật với một ít rượu và không nên bóp quá mạnh tay.

Sơ chế thật kĩ cật, loại bỏ hết phần màu trắng bên trong cật để khi chế biến cật không bị hôi.

Sau đó bạn dùng dao cắt nhỏ cật heo thành từng miếng vừa ăn, hoặc cắt vẩy rồng cho đẹp mắt.

Bước 2: Sơ chế và nấu nước lèo

Xương ống mua về bạn chặc khúc nhỏ, sau đó rửa qua với nước muối loãng để bớt hôi, rồi rửa vài lần với nước cho sạch.

Tiếp theo bạn bắt khoảng 1 lít nước đun sôi, thêm 1 thìa cà phê giấm, 3 hoa hồi, rồi cho xương ống vào chần sơ khoảng 5 - 10 phút, khi nước bắt đầu sôi lại thì vớt xương ông ra, rửa lại bằng nước lạnh.

Kế tiếp, bạn dùng một nồi lớn cho vào 4 lít nước nấu cho cho nước bắt đầu sôi tim thì cho xương ống đã chần sơ vào tiếp tục nấu trên lửa lớn đến khi nồi nước lèo sôi trở lại, bạn vặn nhỏ lửa hết mức, trong quá trình hầm có bợt thì bạn dùng vá vớt bỏ nhé!

Bạn rửa sạch khô cá ngộ và khô mực rồi nướng cho khô chín vàng, tiếp theo bạn rửa sạch lại với nước cho khô sạch hết phần cháy cạnh. Cuối cùng bạn cho khô mực và khô cá ngộ cùng 10gr tiêu sọ vào tấm vải mùng gói lại thật kỹ và cho vào nồi nước lèo nhé!

Cuối cùng bạn cho 1 thìa canh đường, 1/2 thìa canh muối. Tiếp tục hầm nước lèo khoảng 2 - 3 tiếng tùy theo thời gian của bạn nhé!

Mách nhỏ:

Bạn rửa thật sạch xương trước khi đem chần để tránh các vết bẩn bám chặt vào xương khó làm sạch.

Để nước lèo được trong, trong quá trình hầm xương bạn chỉ hầm với lửa nhỏ để xương ra hết nước ngọt.

Thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong.

Bước 3: Luộc tim cật

Bạn bắc khoảng 1 lít nước sôi thêm vào 1 củ hành tím cắt lát mỏng, 1 thìa cà phê muối, cuối cùng cho tim vào đậy nắp lại luộc khoảng 20 phút. Tim chín bạn vớt ra cho vào thau nước lạnh.

Mách nhỏ: Để biết tim đã chín chưa, bạn có thể dùng đũa xăm vào tim, nếu đũa lủng vào và không thấy nước máu chảy ra thì tim đã chín nhé!

Tiếp theo bạn cho 10gr gừng cắt sợi vào nồi nước luộc tim nấu sôi trở lại. Sau đó cho cật đã cắt lát vào nấu khoảng 2 - 3 phút vớt ra ngâm vào thau nước lạnh.

Mách nhỏ: Để tim và cật không bị thâm đen, bạn nên ngâm tim và cật trong nước lạnh, đến khi nào dùng thì vớt ra nhé!

Bước 4: Làm nước mỡ

Mỡ bạn rửa sạch sau đó cắt hạt lựu. Tiếp theo bắt nồi lên bếp cho mỡ cắt hạt lựu vào thắng cho nước mỡ ra, thêm 2 thìa canh dầu ăn. Sau đó bạn cho 1/2 củ hành tây cắt mỏng, 3

Củ hành tím cắt mỏng nấu trên lửu vừa cho đến khi hành cà tóp mỡ vàng, bạn cho thêm 1 thìa canh tỏi băm vào phi thơm khaongr 2 - 3 phút rồi tắt bếp.

Mách nhỏ: Nếu mỡ của bạn nhiều thì không cần cho thêm dầu ăn nhé!

Bước 5: Nấu nước con

Bạn cho vào nồi 150gr đường phèn, 50gr muối, 50gr bột ngọt và 400ml nước đun sôi để nguội.

Tiếp theo bạn, bắc lên bếp và nấu cho hỗn hợp tan ra hết là được nhé!

Bước 6: Xào thịt băm

Bạn cho vào thịt băm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít bột ngọt, 1ít tiêu, 1 thìa cà phê dầu mè, trộn đều hỗn hợp.

Tiếp theo bạn làm nóng chảo, thêm 1 thìa canh dầu ăn, 1 củ hành tím cắt nhỏ, sau đó phi thơm hành. Bạn cho thịt băm đã ướp gia vị vào xào, khoảng 3 - 4 phút cho thịt chín, rồi nêm nếm lại vừa ăn rồi tắt bếp nhé!

Bước 7: Luộc các nguyên liệu còn lại

Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, thêm 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa canh dầu ăn, sau đó bạn cho cá viên vào luộc khaongr 4 -5 phút cho cá chín thì vớt ra.

Tiếp theo bạn cho cải xanh đã rửa sạch và cắt khúc khoảng 2 lóng tay vào luộc khoảng 2 -3 phút, bạn vớt cải ra ngâm vào tô nước lạnh khoảng 1 phút, sau đó cho vào nồi luộc thêm 1 -2 phút lag được nhé!

Mách nhỏ: Để rau cải được xanh, bạn luộc cải theo công thức 2 nõng 1 lạnh nhé!

Bạn tiếp tục trụng mì và hủ tiếu theo công thức 2 nóng 1 lạnh nha. Tiếp theo bạn luộc sủi cảo cho chín rồi vớt ra nhé!

Bước 8: Hoàn thành hủ tiếu mì

Bạn cho vào tô 1 ít hủ tiếu. 1 ít mì, 1 ít cải xanh, 1 miếng sủi cảo, 1 ít cá viên, 1 ít tim cắt miếng nhỏ, 1 ít miếng xá xíu, 1 ít cật, sau đó bạn rưới lên 1 ít nước mỡ, thêm 20ml nước con, cuối cùng là thêm nước lèo và 1 ít thịt băm vào tô hủ tiếu mì nhé!

Kinh nghiệm: Tùy theo khẩu vị ăn mặn, nhạt của gia đình mà bạn cho nước con vào phù hợp nhé!

Thành phẩm

Hủ tíu mì người Hoa màu sắc thật đệp và bắt mắt. Nước lèo trong vắt, vị thanh ngọt vừa ăn, cật heo giòn không hôi, rau cải xanh giòn, sợ mì sợi hủ tiếu mềm dai, hòa quyện vị thơm thơm béo béo của nước mỡ.

 

Hủ tiếu mực có nguồn gốc từ miền Tây tuy nhiên ít được người biết đến. Thành phần chính của món ăn nà bao gồm hủ tiếu dai, mực tươi, ngoài ra còn có thịt băm, một số nơi còn có thêm trứng cút.

Hủ tiếu nhúng chín, chan với nước hầm xương nóng hổi cùng vài lát mực giòn ngọt sẽ cho ra đời món hủ tiếu mực cực thơm ngon.

Nước dùng ngon ngọt vị xương hầm, mực giòn ngon, thịt đậm đà thật là hấp dẫn đúng không nào. Tô hủ tiếu mực nóng hổi thơm lừng sẽ mang đến những bữa ăn ngon miệng và dinh dưỡng cho gia đình bạn.

Nguyên liệu làm hủ tiếu mực

·       300g hủ tiếu dai (dùng hủ tiếu bột lọc sẽ ngon hơn)

·       350g mực tươi

·       600g xương ống

·       250g thịt xay

·       50g hành tím

·       1 củ hành tây

·       1 củ cải trắng

·       Rau xà lách, giá, cần tây, hành lá, hẹ, rau mùi

·       Gia vị: muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay

Cách nấu hủ tiếu mực ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương ống mua về rửa với nước muối pha loãng rồi chần sơ qua 1 lần nước sôi để xương được sạch hơn.

Hành tím lột vỏ rồi cắt lát mỏng để phi, chừa lại một ít để băm nhuyễn ướp thịt xay.

Củ cải trắng cắt khúc. Hành lá, ngò rí, rau cần thì cắt nhuyễn. Hẹ cắt khúc dài khoảng 5cm.

Mực làm sạch rồi khứa ca rô, cắt miếng vừa ăn sau đó đem chần qua nước sôi khoảng 1-2 phút cho mực vừa chín tới thì vớt ra đĩa.

Thịt xay ướp với hành lá, hành tím băm nhuyễn và 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều lên cho thịt thấm gia vị.

Bước 2: Nấu nước dùng

Cho nồi lên bếp, đổ khoảng 2 lít nước vào rồi cho xương vào hầm khoảng 1 giờ. Khi hầm được một nửa thời gian thì cho củ cải trắng, hành tây vào hầm chung.

Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào rồi cho hành tím vào phi đến khi vàng thơm thì vớt ra (không vớt phần dầu).

Sau khi đã hầm xương được 1 giờ, bạn vo viên thịt xay cho vào nồi để nấu chín. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Trụng hủ tiếu sau đó để hủ tiếu, giá vào tô rồi sắp mực, thịt viên, hẹ rồi chan nước dùng nóng vào, rắc thêm một ít hành tím và tiêu là có thể thưởng thức rồi. Món hủ tiếu mực này ăn kèm với nước mắm ớt hay muối ớt xanh đều phù hợp.

 

Hủ tiếu Mỹ Tho là một món mang hương vị thơm ngon đậm đà đặc trưng mà ít nơi nào có được.
Vị ngọt thanh của nước dùng từ xương và nước sốt đậm đà, ăn cùng với sợi hủ tiếu dai dai, thịt, tôm và lòng heo thơm béo, ngất ngây. 
Ai ăn một lần rồi cũng sẽ muốn ăn lại lần hai, nhưng không phải khi nào cũng có cơ hội ăn ngay tại đó.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu Mỹ Tho (cho 6 người ăn)

·       Hủ tiếu 500 g 

·       Xương giá 500 g 

·       Xương cổ 500 g

·       Lưỡi heo 400 g

·       Tim heo 1 quả(300g) 

·       Thịt heo 400 g(nạc) 

·       Dồi trường 300 g 

·       Tôm sú 10 con 

·       Mực khô 3 con (nhỏ) 

·       Sá sùng 6 con (khô) 

·       Cà chua 1 quả 

·       Tôm khô 10 g 

·       Mía lau 500 g 

·       Giá 200 g 

·       Xà lách 4 cây 

·       Lá hẹ 10 g

·       Rau cần 50 g

·       Hành lá 5 nhánh 

·       Chanh 3 quả 

·       Ớt 2 quả 

·       Hành tím 7 củ (1 củ băm nhuyễn) 

·       Tỏi 8 tép (1 tép băm nhuyễn) 

·       Bột xá xíu 1 thìa cà phê 

·       Sốt cà chua 1 thìa canh thìa

·       Bột năng 1 thìa canh 

·       Bột bắp 1 thìa canh 

·       Nước tương 1/2 thìa canh 

·       Dầu hào 4 thìa canh 

·       Dầu mè 2 thìa canh 

·       Dầu ăn 4 thìa canh 

·       Đường phèn 2 thìa cà phê 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Tiêu/ đường/ muối/ bột ngọt/ hạt nêm)

Cách chế biến Hủ tiếu Mỹ Tho

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Tim heo, lưỡi heo, dồi trường mua về rửa sạch bằng hỗn hợp gồm 1 thìa cà phê muối và 1 quả chanh. Tim heo bạn cắt đôi ra rồi dùng chanh lần lượt chà xát khắp tim, lưỡi, dồi trường. Sau đó rửa lại với nước nhiều lần cho sạch và để ráo.

Tôm, thịt heo rửa sạch với nước rồi để ráo. Riêng tôm bạn chỉ rửa sạch rồi bỏ phần chỉ tôm không bỏ phần đầu tôm.

Tôm khô ngâm nước khoảng 30 phút cho tôm nở mềm rồi rửa sơ lại và để ráo. Kế tiếp, cho tôm vào cối giã nhỏ.

Xương giá và xương cổ bạn chặt thành những khúc nhỏ rồi cho tất cả vào ngâm trong hỗn hợp nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, vớt ra, rửa lại với nước nhiều lần và để ráo.

Bắc nồi lên bếp, vặn lửa to, cho vào nồi một lượng nước bằng 1/3 nồi. Đợi nước sôi, cho lưỡi heo và thịt vào luộc sơ đến khi thịt và lưỡi heo săn lại thì vớt ra.

Cho tiếp xương giá và xương cổ vào luộc sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra xả lại với nước lạnh và để ráo.

Lưỡi heo sau khi luộc bạn dùng dao cạo sạch phần trắng bám trên bề mặt lưỡi rồi rửa lại với nước, để ráo.

Cách lấy chỉ tôm nhanh: Để loại bỏ chỉ đen nhanh chóng, bạn dùng que nhọn hoặc tăm nhấn vào đốt thứ 2 tính từ đầu tôm rồi nhẹ nhàng kéo chỉ đen ra.

Bước 2: Nướng các nguyên liệu

Mía lau đập dập.

Đặt vỉ nướng lên bếp, lót lên trên vỉ một lớp giấy bạc. Tiếp theo, cho lần lượt mía đập dập, hành tím, mực, sá sùng lên nướng đến khi tất cả đều dậy mùi thơm và có một vài phần vị cháy xén thì gắp hết ra.

Sau đó, bạn lột bỏ những phần cháy và rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

Bước 3: Nấu nước hầm xương

Bắc nồi lên bếp, vặn lửa vừa, cho vào nồi 3 lít nước. Đợi nước sôi, bạn cho xương giá và xương cổ vào, vặn lửa to trong vòng 10 phút để nước trong nồi sôi bùng lên. Khi đó, ta vớt hết bọt trong nồi, cho thêm vào nồi 100ml nước nữa, vặn lại lửa nhỏ xuống ở mức vừa và tiếp tục nấu.

Kế tiếp, cho vào nồi mía, hành tím, mực, sá sùng đã nướng, 1 thìa cà phê muối rồi hầm khoảng 3 tiếng.

Cách chữa nước dùng bị đục

Đầu tiên, bạn vớt hết xương có trong nồi ra rồi cho nước dùng lọc qua vải mùng để loại bỏ hết cặn. Sau đó, bắc lại nồi nước lên bếp, đổ vào nồi 60ml nước, đun cho nước dùng sôi rồi vớt bỏ bọt.

Trứng gà đập bỏ vỏ chỉ lấy mỗi phần lòng trắng. Kế tiếp, đánh tan lòng trứng gà. Khi nước trong nồi đã sôi, bạn cho lòng trắng trứng gà vào, dùng đũa khuấy một chiều rồi tắt bếp. Cuối cùng, cho hết phần nước dùng đó lọc qua vải mùng một lần nữa là ta đã thu được một nồi nước trong hơn.

Để tránh nước dùng bị đục thì bạn nên luộc riêng tim heo và dồi trường ở một nồi nước khác tránh luộc chung với nước hầm xương.

Bước 4: Luộc lòng và tôm

Sau khi hầm được khoảng 3 tiếng thì vớt mía ra, cho tim, lưỡi, dồi trường vào nấu cùng khoảng 15 phút rồi vớt ra ngâm tất cả vào nước đá lạnh để giữ được độ giòn.

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi một lượng nước bằng 1/3 nồi. Đợi nước sôi, cắt phần gốc cần tàu cho vào nồi cùng 1 thìa cà phê hạt nêm. Sau đó, cho tôm vào luộc đến khi tôm chuyển sang màu cam thì vớt ra cho vào tô nước lạnh để giữ được độ giòn cho tôm.

Cách kiểm tra lòng đã chín hay chưa

Dùng đũa xăm vào thấy tim không còn ra máu nữa là tim đã chín.

Cắt ăn thử thấy lòng đã chín thì vớt ra.

Không nên luộc quá lâu sẽ khiến cho tim, lưỡi, dồi trường bị dai mất ngon.

Tùy theo khối lượng của các bộ phận của lòng mà thời gian luộc có thể dao động từ 12 - 20 phút.

Bước 5: Làm thịt xá xíu

Thịt heo cắt thành lát mỏng vừa có độ dày bằng 1/2 lóng tay.

Cho vào chén nhỏ 1 thìa cà phê bột xá xíu, 1 thìa canh nước sạch, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê đường, hành và tỏi băm nhuyễn bạn vắt lấy nước rồi trộn đều hỗn hợp cho các gia vị hòa tan vào nhau.

Kế tiếp, ướp thịt với phần nước sốt gia vị vừa làm lúc nãy khoảng 30 phút.

Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 thìa canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho thịt vào áp chảo trên lửa vừa cho đến khi nào hai bên mặt thịt vàng đều thì tắt bếp.

Bước 6: Làm sốt trộn

Cà chua rửa sạch, cắt nhỏ, băm nhuyễn.

Cho vào chén 4 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa canh nước tương, 2 thìa canh dầu mè, 1 thìa canh sốt cà chua rồi trộn đều.

Cho vào 1 chén khác 1 thìa canh bột năng, 1 thìa canh bột bắp, 2 thìa canh nước lọc rồi trộn đều cho đến khi bột tan hết.

Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 thìa canh dầu ăn. Đợi chảo nóng, cho tỏi vào phi thơm. Kế tiếp, cho tôm khô giã nhỏ vào xào sơ rồi cho cà chua vào xào tiếp khoảng 1 phút. Sau đó, tắt bếp, để cho hỗn hợp trong chảo nguội rồi đem đi xay nhuyễn.

Bạn múc nước hầm xương trong nồi ra làm 2 chén nhỏ rồi nêm vào đó 2.5 thìa canh đường và khuấy đều.

Cho hỗn hợp vừa mới xay nhuyễn vào chảo và bắc lại lên bếp đun sôi. Đợi hỗn hợp trong chảo sôi thì cho chén gia vị vừa mới trộn phía trên vào cùng với 2 chén nước hầm xương, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa canh dầu hào rồi nấu cho sôi trên lửa nhỏ.

Kế tiếp, rót từ từ hỗn hợp gồm bột bắp và bột năng vào chảo và khuấy đều đến khi sánh lại thì tắt bếp.

Bước 7: Hoàn thành

Lưỡi, tim, dồi trường, thịt xá xíu lần lượt cắt thành từng miếng vừa ăn.

Hẹ, giá, các loại rau ăn kèm bạn nhặt lá, bỏ rễ rồi rửa sạch, để ráo. Ớt cắt lát nhỏ.

Bạn nêm vào nồi nước dùng 2 thìa cà phê đường phèn, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt rồi nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước và đun sôi. Khi nước sôi, cho hành lá và hẹ vào trụng sơ rồi vớt ra, kế tiếp, cho hủ tiếu vào trụng đến khi cảm thấy hủ tiếu mềm thì vớt ra cho vào tô.

Cho tiếp vào tô đựng hủ tiếu giá và hẹ, hành phi, nước sốt. Sau đó, xếp lòng heo mỗi thứ một miếng lên trên rồi rắc thêm hành lá, tiêu, ớt lên trên cùng.

Múc nước dùng ra một chén nhỏ, rắc lên trên một ít hành lá và hẹ là hoàn thành xong món hủ tiếu khô.

Đối với hủ tiếu nước, bạn cho vào tô đựng hủ tiếu giá, hẹ và hành phi, kế tiếp xếp lòng heo lên trên, cho nước dùng vào rồi rắc thêm hành lá, tiêu, ớt lên trên cùng là được.

Thành phẩm

Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của nước hầm xương, nước sốt đậm đà. Trộn hủ tiếu lên ăn cùng với rau sống, tôm, thịt và lòng heo là ngon ngất ngây. Bạn cũng có thể chọn ăn hủ tiếu khô hoặc hủ tiếu nước nhé.


Hủ tiếu Nam Vang - món ăn quen thuộc ở Việt Nam, tuy nhiên chúng thật ra có nguồn gốc từ Nam Vang, do người Campuchia gốc Hoa và người Khmer chế biến. Theo thời gian du nhập vào Việt Nam đã được biến tấu lại để có hương vị phù hợp với người Việt hơn.

Món hủ tiếu Nam Vang chính gốc Campuchia sẽ có đầy đủ các nguyên liệu như tim heo, gan heo, lưỡi heo và xí quách (chân giò) và đặc biệt không thể thiếu thịt heo xay ăn kèm; tùy theo sở thích có thể cho thêm các nguyên liệu như mực, tôm, trứng cút, bò viên,...

Nước dùng được ninh thật kĩ từ xương và chân giò mang đến hương vị ngọt thanh hấp dẫn, tuy thời gian chế biến khá lâu và phức tạp nhưng thành quả là vô cùng xứng đáng. Điểm đặc biệt ở món hủ tiếu Nam Vang Campuchia là khi ăn luôn được dọn ra 2 phiên bản: khô và nước.

Với món hủ tiếu khô thường sẽ kêu thêm chén xí quách được hầm mềm để ăn cùng. Hủ tiếu khô ăn kèm với nước sốt nước tương (xì dầu) và dầu tỏi phi giúp món ăn đậm đà hơn hẳn. Còn hủ tiếu nước thì phải có đầy đủ các topping, nước dùng phải thật nóng, trong và ngọt thanh từ xương hầm.

Món ăn thường được ăn kèm với các loại rau như xà lách, lá hẹ, giá, cần cùng các gia vị như ớt sa tế, tương ớt, tương đen và tỏi ớt ngâm để giúp món ăn ngon, kích thích vị giác và chuẩn vị nhất.

Tô hủ tiếu nóng hổi, thơm nức. Các nguyên liệu như tôm thịt tươi ngon, giòn ngọt và trứng cút thơm béo, ăn cùng với các loại rau và 1 chén nước mắm ớt thì rất tuyệt vời.

 

Nguyên liệu làm Hủ tiếu Nam Vang Campuchia (Cho 4 người)

·       Hủ tiếu khô 375 g(1 gói) 

·       Xương ống 1 kg 

·       Chân giò heo 0.5 kg 

·       Sườn non 500 g 

·       Lưỡi heo 1 cái 

·       Gan heo 250 g 

·       Tim heo 1 cái 

·       Thịt heo xay 300 g 

·       Tôm tươi 200 g 

·       Mực khô 50 g(1 con) 

·       Trứng cút 20 quả 

·       Củ cải trắng 250 g(2 củ) 

·       Hành tây 1 củ 

·       Hành lá 10 nhánh 

·       Ớt sừng 4 trái 

·       Gừng 1 củ 

·       Tỏi 2 củ 

·       Hành phi 6 muỗng canh 

·       Tỏi phi 3 muỗng canh 

·       Giấm 150 ml(dấm) 

·       Sốt cà chua 3 muỗng canh 

·       Nước tương 10 muỗng canh 

·       Nước mắm 8 muỗng canh 

·       Dầu hào 3 muỗng canh 

·       Muối/ đường 1 ít

Cách chế biến Hủ tiếu Nam Vang Campuchia

Bước 1: Sơ chế thịt heo

Trước hết, xương ống, chân giò heo, sườn non mua về bạn lấy muối tiến hành chà xát lên toàn bộ bề mặt thịt 3 - 5 phút, rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.

Đồng thời, bạn bắc nồi lên bếp cùng 1.5 lít nước đun với lửa lớn. Nước sôi bạn cho xương ống vào chần sơ khoảng 3 - 5 phút, đến khi thấy bọt nổi trên bề mặt thì bạn vớt xương ống ra, rửa lại với nước cho sạch, để ráo.

Cũng với nồi đó, bạn tiếp tục thực hiện chần sơ chân giò heo, sườn non với cách thức như vậy.

Còn với lưỡi heo, gan heo thì bạn lấy ít muối chà xát lên bề mặt thịt 3 - 5 phút, dùng dao cạo sạch nhớt lưỡi heo, rồi rửa vài lần với nước sạch, để ráo.

Với tim heo bạn dùng dao cắt 1 đường cạnh bên, loại bỏ máu dơ còn sót lại bên trong, đồng thời lấy ít muối chà xát lên bề mặt thịt vài phút, rồi rửa lại 1 - 2 lần với nước sạch, để ráo.

Cách khử mùi hôi thịt heo hiệu quả

Cách 1: Thông dụng nhất là đem thịt heo chần sơ với nước sôi khoảng 3 - 5 phút.

Cách 2: Dùng hỗn hợp muối và rượu trắng tiến hành chà xát lên toàn bộ bề mặt thịt 3 - 5 phút là được.

Cách 3: Bạn cũng có thể ngâm thịt heo vào nước vo gạo trong vòng 15 phút.

Cách sơ chế gan heo sạch đúng cách

Cách 1: Tiến hành ngâm gan heo vào giấm pha loãng khoảng 30 phút.

Cách 2: Ngoài ra, bạn cũng có thể cho gan heo ngâm với sữa tươi trong vòng 30 phút.

Cách 3: Đơn giản nhất là đem gan heo ngâm vào nước muối pha loãng từ 1 - 2 tiếng là được.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Tôm mua về bạn rửa sơ với nước cho sạch, để ráo, rồi dùng kéo cắt bỏ đầu, lột vỏ, đồng thời loại bỏ luôn cả sợi chỉ trên lưng đi.

Củ cải trắng bỏ cuống, dùng dao bào bào vỏ, đem rửa trực tiếp dưới vòi nước cho sạch, để ráo, rồi cắt khoanh.

Hành lá bạn bỏ rễ, rửa sạch, để ráo, rồi cắt nhuyễn. Với gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch, để ráo, cắt lát mỏng.

Hành tây chỉ cần lột vỏ. Ớt sừng bỏ cuống, rửa sạch, để ráo, cắt xéo mỏng. Với tỏi bạn lột vỏ, rồi băm nhuyễn.

Cách rút chỉ lưng tôm nhanh

Cách 1: Đầu tiên, bạn lật ngửa tôm lên, dùng tay bóc 2 bên của đầu tôm, đồng thời giữ chặt khớp nối giữa thân và đầu, rồi dùng tay kéo nhẹ nhàng ra thì sợi chỉ cũng sẽ được kéo ra.

Cách 2: Hoặc bạn có thể lật úp tôm xuống, gập nhẹ phần đầu theo hướng từ dưới lên, rồi dùng tay bóp nhẹ để đẩy phần dơ của tôm ra. Sau đó, nắm vào sợi chỉ kéo ra nữa là được.

Bước 3: Luộc các nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn bắc nồi lên bếp cùng 500ml nước, 1 muỗng cà phê muối và miếng gan heo đã ráo vào, tiến hành luộc với lửa vừa khoảng 10 phút.

Thấy nước sôi, bạn luộc thêm 7 - 10 phút, đến khi gan heo chín mềm thì bạn tắt bếp, vớt ra tô nước đá lạnh 5 phút, rồi vớt ra dĩa, để ráo.

Bắc nồi nước khác lên bếp cùng 1.5 lít nước đun với lửa vừa. Nước lăn tăn sôi bạn cho 2 muỗng cà phê muối, gừng cắt lát mỏng, 1 củ hành tây, 1 cái lưỡi heo, 1 cái tim heo và toàn bộ phần chân giò heo vào, luộc trong vòng 15 phút.

Khi lưỡi heo, tim heo chín mềm bạn vớt ra tô nước đá lạnh ngâm 5 phút, rồi vớt ra dĩa, để nguội.

Đồng thời, tiếp tục luộc chân giò heo thêm 15 phút. Chân giò heo chín mềm, bạn tắt bếp, cho ra ngâm cùng nước đá lạnh 5 phút, rồi vớt ra dĩa.

Bạn lấy 200ml nước vừa luộc chân giò heo lúc nãy cho ra nồi mới cùng 2 muỗng canh nước mắm, bắc lên bếp nấu với lửa vừa khoảng 5 - 7 phút.

Nước nóng bạn cho toàn bộ phần thịt heo xay vào, dùng muỗng đảo đều, luộc trong vòng 5 - 7 phút, thịt heo xay chín thì bạn tắt bếp.

Tiếp tục, bắc nồi khác lên bếp cùng 500ml nước và 20 quả trứng cút vào, tiến hành luộc từ 15 - 20 phút. Khi trứng cút nổi trên bề mặt tức đã chín thì bạn tắt bếp, để nguội 10 phút rồi lột vỏ.

Cách lột vỏ trứng cút nhanh đơn giản

Cách 1: Khi vừa luộc xong, bạn tiến hành ngâm ngay trứng cút vào nước lạnh 5 - 10 phút.

Cách 2: Bạn có thể cho trứng cút vào hũ sạch, đậy nắp lại rồi lắc mạnh theo hướng lên xuống khoảng 5 phút, rồi lấy ra lột vỏ nữa là được.

Bước 4: Làm các nguyên liệu ngâm ăn kèm

Bắc nồi khác lên bếp cùng 150ml giấm, 100ml nước, 4 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê muối, tiến hành nấu với lửa nhỏ khoảng 3 - 5 phút, đến khi đường tan thì bạn tắt bếp, để nguội.

Sau đó, bạn lần lượt cho vào 2 hũ đựng thực phẩm số ớt sừng và tỏi băm nhuyễn, đồng thời thêm phần hỗn hợp giấm vừa nấu vào xâm xấp mặt các nguyên liệu.

Cuối cùng, đậy nắp rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày là được.

Bước 5: Hầm xương

Kế đến, bạn bắc nồi lên bếp cùng 5 lít nước và phần xương ống, sườn non đã ráo vào, tiến hành hầm với lửa vừa khoảng 50 - 60 phút.

Thấy nước dùng đã nổi bọt lên bề mặt, thì bạn dùng vá hớt bỏ, đồng thời giảm xuống lửa nhỏ, tiếp tục hầm thêm 50 - 60 phút nữa.

Sau đó, bạn vớt bọt lần nữa, rồi nêm 2 muỗng cà phê muối và 1 con mực khô đã nướng vào, tiếp tục hầm trong vòng 8 - 10 tiếng.

Cuối cùng, bạn tắt bếp, đồng thời vớt tất cả xương ống, sườn non và mực khô ra, để yên nồi nước dùng khoảng 1 - 2 tiếng để cặn lắng xuống dưới, chỉ lấy phần nước trong ở bên trên.

Bước 6: Nấu nước dùng hủ tiếu

Bạn lấy nồi mới cho phần xương ống, mực khô, nước hầm xương và 2 củ cải trắng đã cắt vào, bắt lên bếp nấu với lửa vừa khoảng 30 phút.

Kế đến, bạn nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và 3 muỗng canh nước mắm vào, đảo đều rồi nêm nếm gia vị vừa ăn nữa là được.

Bước 7: Làm nước sốt (tùy sở thích)

Bắc nồi lên bếp cùng 8 muỗng canh nước lọc, 7 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm, 10 muỗng canh nước tương, 3 muỗng canh sốt cà chua, 3 muỗng canh dầu hào và 1/2 muỗng canh muối.

Dùng muỗng trộn đều rồi nấu khoảng 5 - 7 phút. Thấy nước sốt đã sánh mịn thì bạn thêm nốt 3 muỗng canh tỏi phi và 3 muỗng canh hành phi vào, đảo đều rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp.

Bước 8: Nhúng hủ tiếu và cắt thịt

Bạn bắc nồi khác lên bếp cùng 500ml nước đun với lửa lớn. Nước sôi bạn cho 1 gói hủ tiếu khô vào trụng khoảng 5 phút. Thấy hủ tiếu chín mềm thì bạn tắt bếp, vớt hủ tiếu ra rổ, để ráo.

Sau đó, bạn lần lượt đem chân giò heo, lưỡi heo, tim heo và gan heo ra, dùng dao cắt thành các lát mỏng vừa ăn.

Bước 9: Hoàn thành

Cuối cùng, bạn lấy tô rồi cho 1 ít hủ tiếu vừa trụng, tôm tươi, lưỡi heo, gan heo, tim heo, thịt heo xay, hành lá, hành phi và ít nước dùng vào nữa là hoàn thành.

Thành phẩm

Với món ăn này bạn có thể ăn hủ tiếu nước và hủ tiếu khô đều được. Với hủ tiếu khô bạn trụng hủ tiếu rồi cho các món ăn kèm lên trên, rưới nước sốt trộn vào và trộn đều lên. Ăn kèm chén nước dùng và xí quách từ xương và chân giò hầm.

Hủ tiếu Nam Vang Campuchia với phần nước dùng trong vắt, lại còn thoang thoảng hương thơm. Đặc biệt, hủ tiếu dai dai, quyện cùng thịt heo mềm mềm, ngon ngọt kết hợp với các nguyên liệu như tim heo, lưỡi heo giòn dai và tôm tươi ngọt quả là hấp dẫn.

Khi ăn bạn có thể chấm kèm với chén nước tương ớt cay cùng rau sống và tỏi ớt ngâm để tăng thêm hương vị cho món ăn.

 

Từng những miếng lòng heo phá lấu dai giòn, thấm vị cho đến thịt tôm thịt ngọt mềm, tô nước lèo đi kèm thanh ngọt, đậm đà từ rau củ và xương ống là xiêu lòng thực khách.

Nguyên liệu làm hủ tiếu phá lấu (cho 4 người ăn)

·       Hủ tiếu 700 g 

·       Tai heo 1 cái 

·       Bao tử heo 1 cái 

·       Thịt heo xay 100 g 

·       Trứng cút 10 quả 

·       Tôm sú 100 g 

·       Nước dừa 50 ml 

·       Rượu trắng 150 ml 

·       Tỏi băm 15 g 

·       Hành tím băm 15 g 

·       Gừng 10 g Hẹ 20 g 

·       Cần tàu 20 g 

·       Xà lách 20 g 

·       Đường thốt nốt 2 thìa canh 

·       Nước tương 1 thìa canh 

·       Màu dầu điều 1 thìa canh 

·       Tiêu xay 1 thìa canh 

·       Dầu hào 1 thìa canh 

·       Nước mắm 2 thìa canh 

·       Bột nghệ 1 thìa canh 

·       Muối 2.5 thìa canh

Cách chế biến hủ tiếu phá lấu

Bước 1: Sơ chế tai heo và bao tử heo

Lộn trái bao bao tử heo. Mang tai heo và bao tử rửa trực tiếp với nước. Tiếp tục cho muối vào, chà xát mạnh tay để tiếp tục làm sạch bao tử, tai heo giúp chúng ra hết nhớt và chất nhày. Sau đó rửa sạch lại với nước.

Tiếp tục vắt vài miếng chanh và chà xát với bao tử, tai heo trong 10 phút để làm sạch lại một lần nữa. Sau đó tiếp tục rửa sạch lại với nước.

Mách nhỏ: Việc sơ chế tai heo và bao tử với chanh và muối nhiều lần giúp loại bỏ chất nhờn và mùi hôi tanh của thịt heo một cách vô cùng hiệu quả. Ngoài chanh và muối, bạn cũng có thể ngâm tai heo và bao tử với giấm hoặc rượu, đây cũng là một trong các chất khử mùi hiệu quả.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Tôm sú sau khi mua về, rửa sạch với một ít nước muối pha loãng chắc chắn mùi tanh của nó sẽ biến mất.

Hẹ nhặt lá vàng, rửa sạch, sau đó cắt khúc. Cần tàu cắt rễ, nhặt lá vàng, rửa thật sạch với nước rồi mang cắt nhỏ.

Hành tím, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Bước 3: Luộc tai heo và bao tử heo

Bắc một nồi nước lên bếp, nấu sôi. Cho tai heo và bao tử đã sơ chế vào cùng 50ml rượu trắng, 10 g gừng cắt lát, 1 thìa canh muối.

Luộc trong 20 phút rồi vớt ra ngâm vào tô đá lạnh khoảng 5 phút. Sau đó lấy ra cạo bỏ những màng trắng bám xung quanh bao tử. Rửa sạch lại bao tử, tai heo và để ráo.

Mách nhỏ: Sau khi luộc tai heo và bao tử, bạn nên cho ngay vào tô đá ngâm 5 phút sau khi luộc giúp bao tử và tai heo giữ được độ giòn ngon.

Bước 4: Ướp gia vị

Cho vào tô đựng bao tử và tai heo 5 gram tỏi băm, 5 gram hành tím băm, 2 thìa canh đường thốt nốt, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước tương, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh dầu màu điều, 1/2 thìa canh bột nghệ và 1/3 thìa canh tiêu xay.

Trộn đều hỗn hợp, sau đó uớp trong vòng 30 phút.

Bước 5: Làm phá lấu

Sau khi hỗn hợp đã thấm gia vị, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng cho 10 gram tỏi băm, 10 gram hành tím băm vào phi thơm.

Sau đó, tiếp tục cho phá lấu vào khìa ở lửa nhỏ 10 phút. Cho tiếp 50ml nước dừa vào. Khìa thêm 20 phút cho đến khi nước khìa kẹo lại và có màu đẹp mắt thì tắt bếp.

Đợi cho tai heo và bao tử nguội, bạn cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 6: Xào thịt băm

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng, bạn cho phần thịt băm vào, dùng đũa đảo đều để thịt được tơi, cho thêm vào chảo 1 thìa cà phê hạt nêm. Xào thịt khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Bước 7: Luộc tôm và trứng cút

Bắc một nồi nước lên bếp, nấu sôi. Cho phần tôm đã sơ chế vào luộc chín. Vớt ra lột vỏ, bỏ đầu và đuôi.

Cho tiếp trứng cút vào luộc chín trong vòng 8 phút, vớt ra lột vỏ.

Bước 8: Nhúng hủ tiếu

Bắc một nồi nước lên bếp, cho hủ tiếu vào cùng 1/2 thìa cà phê muối và 1/2 thìa cà phê dầu ăn để hủ tiếu ngon và không bị bở, luộc trong khoảng 5 - 6 phút.

Kinh nghiệm nhúng mì và hủ tiếu ngon, không bị bở dính

Hủ tiếu khi mua gỡ ra cho tơi các sợi. Nếu hủ tiếu quá dài, có thể dùng kéo cắt thành các đoạn vừa ăn, khoảng 20 - 30 cm.

Sau đó, ngâm hủ tiếu trong thau nước lạnh từ 5 đến 10 phút.

Dùng tay bóp sợi bánh vừa mềm là vớt ra ngay, không nên để lâu sẽ khiến chúng bị bở.

Sau khi vớt ra cho vào tô nước lạnh, chờ khoảng 2 phút cho nguội bớt, vớt hủ tiếu ra cho vào tô. Làm như vậy, sợi bánh dai ngon và không bị bở.

Cho thêm 1 ít dầu ăn hoặc tép mỡ vào nước trụng để bánh hủ tiếu không bị kết dính và có độ bóng.

Bước 9: Hoàn thành

Hủ tiếu sau khi đã trụng mềm, cho ra tô, trộn đều với 1 thìa canh nước khìa phá lấu. Sau đó cho thêm thịt băm xào, trứng cút, tôm luộc, hẹ và cần tàu cắt nhỏ lên trên. Trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.

Thành phẩm

Món hủ tiếu phá lấu đầy ấp món ăn kèm, phá lấu dai giòn, đậm đà thấm vị, tôm thịt ngọt mềm. Ăn kèm với bát nước dùng đậm đà hương vị thơm ngon, mang vị ngon ngọt từ rau củ đậm đà từ xương, tùy vào khẩu vị, bạn có thể thêm chút ớt, chút tương hay tí tỏi ngâm để có thể thưởng thức món ăn một cách hài hòa hơn.

 

Hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng với sợi hủ tiếu trắng sữa, cọng to và sợi mềm mịn nhưng không bị bở. Sợi hủ tiếu có vị ngọt dịu kết hợp với nước dùng đậm đà và thơm ngọt.

Với hương vị độc đáo của mình, hủ tiếu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệt, với bánh hủ tiếu được làm từ bột gạo, có màu trắng sữa, cọng to, sợi mềm, độ dai vừa phải và không bị bở.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu Sa Đéc (cho 4 người ăn)

·       Hủ tiếu Sa Đéc 1 kg (có thể mua ở siêu thị) 

·       Xương heo hoặc xương ống 1 kg 

·       Thịt xay 300 g

·       Xá xíu 300 g

·       Tôm tươi 300 g

·       Gan 300 g

·       Giá 200 g 

·       Trứng cút 30 quả (1 vỉ) 

·       Cần tàu nhỏ 1 bó 

·       Hành lá 1 bó 

·       Chanh 2 trái Hẹ 1 bó 

·       Cải trắng 2 củ

·       Dụng cụ thực hiện:

·       Bếp, tô, thìa, chảo,...

Cách chế biến Hủ tiếu Sa Đéc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Xương heo rửa sạch.

- Nấu một nồi nước, khi sôi lên thì cho toàn bộ xương vào trụng sơ, rồi đổ bỏ nước, rửa sạch xương.

- Tôm chẻ lưng, lột vỏ, chà muối, rửa sạch để ráo nước. Trụng tôm để ráo.

- Xá xíu cắt lát mỏng.

- Trứng cút tươi luộc chín, bóc vỏ.

- Gan luộc với một chút muối, vài lát hành tây (cho có vị thơm), vừa chín tới vớt ra, thái miếng mỏng.

- Cần tàu rửa sạch, cắt lấy phần cọng dài khoảng 2 cm. Phần lá thì cắt dài 3 cm, để vào đĩa.

- Hành lá rửa sạch, phần trắng thì cắt khúc dài khoảng 2 cm, phần lá thì cắt nhỏ.

- Hẹ rửa sạch, cắt khúc khoảng 3 cm.

- Giá rửa sạch để chung với cần và hẹ.

Bước 2: Nấu nước lèo

- Lấy một nồi nước to, nấu sôi. Cho xương heo vào và hai củ cải trắng đã bào vỏ rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để mềm xương. Trong quá trình nấu thì vớt bỏ bọt cho sạch và trong nước lèo.

- Khi xương đã mềm thì nêm gia vị vào cho vừa ăn. Tiếp tục vặn lửa nhỏ để nước lèo sắc và ngon.

- Cho tỏi băm vào chảo dầu nóng. Kế đến cho thịt vào xào, rồi cho vào một ít đường, một ít bột ngọt, xào lửa cao cho săn thịt, khi chín thì nêm lại cho vừa ăn.

Thành phẩm

- Khi ăn trụng hủ tiếu vào nồi nước sôi, hủ tiếu mềm thì sóc cho ráo nước rồi bỏ vào tô.

- Cho vào tô 1 thìa canh thịt bằm, 2 quả trứng cút, 4 con tôm, vài lát gan, vài lát xá xíu, cho lên trên 1 nhúm lá hẹ và cần cắt nhỏ.


Kinh nghiệm:

- Khi nhúng hủ tiếu nên trụng nhanh qua nước sôi, tránh trụng chín quá làm sợi hủ tiếu bị nhão và đứt gãy không ngon.

- Gan và lòng các bạn nên bóp muối kĩ, phần lòng nhớ dội nước vào trong lòng nhiều lần để vuốt sạch các chất bẩn bên trong lòng ra ngoài hết sẽ không bị hôi khi ăn.

Hủ tiếu sa tế thơm ngon với những sợi hủ tiếu mềm dai, thêm nước dùng thơm béo, cay cay của sa tế kích thích vị giác, các nguyên liệu ăn kèm thấm vị, thơm ngon, nước dùng đậm đà thật hấp dẫn.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu sa tế với bò viên (cho 4 người ăn)

·       Hủ tiếu khô 300 g

·       Xương bò 1 kg 

·       Bò viên 500 g

·       Sả cây 5 cây 

·       Gừng 1 củ 

·       Hành tây 1 củ 

·       Hành tím 3 củ 

·       Thơm 1/2 trái (Dứa) 

·       Tỏi 2 củ 

·       Ớt bột 2 thìa canh 

·       Ớt tươi 1 thìa canh (băm nhuyễn) 

·       Rau ăn kèm 200 g (xà lách/ giá đỗ/ rau thơm) 

·       Dầu điều 1 thìa canh 

·       Dầu ăn 1 chén (chén ăn cơm) 

·       Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ hạt nêm/ bột ngọt) 

·       Đường phèn 1 thìa canh

Cách chế biến Hủ tiếu sa tế với bò viên

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Xương bò mua về bạn chần sơ qua với nước sôi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại với nước, để ráo.

Tiếp đến, bóc vỏ hành tây, hành tím. Gừng bạn cũng bóc vỏ, đập dập. Sau đó đem hành tây, hành tím và gừng nướng khoảng 20 phút cho đến khi vàng thơm.

Đập dập 5 cây sả rồi để riêng sang một bên. Tỏi mua về bạn bóc vỏ, băm nhuyễn. Đối với thơm thì bạn dùng dao gọt vỏ, bỏ mắt và rửa sạch với nước.

Cuối cùng, trụng hủ tiếu với nước sôi khoảng 5 - 10 phút cho đến khi hủ tiếu nở thì vớt ra, xả lại nước sạch, để ráo nước.

Bước 2: Làm ớt sa tế

Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1 chén dầu ăn. Đợi đến khi dầu nóng thì cho tỏi và 1/2 lượng sả đã sơ chế vào phi thơm vàng.

Sau đó, cho 1 thìa canh ớt tươi băm nhuyễn, 2 thìa canh ớt bột và 1 thìa canh dầu điều vào chảo, xào đều tay khoảng 3 phút.

Tiếp đến, nêm 1/2 thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê đường vào chảo, tiếp tục xào hỗn hợp với lửa nhỏ cho đến khi sa tế chuyển màu cánh gián thì tắt bếp.

Bước 3: Nấu nước dùng

Bắc nồi lên bếp, cho lần lượt xương bò, hành tím, hành tây, gừng, 1/2 lượng sả cây còn lại và thơm đã sơ chế vào nồi.

Tiếp đến, cho 2 lít nước vào và hầm nước dùng ở lửa vừa trong khoảng 45 - 50 phút.

Sau khi hầm, bạn cho tiếp bò viên vào nồi rồi nấu thêm 10 phút nữa cho bò viên chín.

Tiếp theo, nêm 3 thìa canh sa tế vừa làm, 1 thìa canh muối , 1 thìa canh hạt nêm 1/2 thìa canh bột ngọt và 1 thìa canh đường phèn vào nồi, khuấy đều cho gia vị hòa tan hết vào nước dùng.

Cuối cùng, nêm nếm lại sao cho phù hợp với sở thích rồi tắt bếp.

Kinh nghiệm: Lượng ớt sa tế còn dư lại bạn có thể để nguội rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản để dùng dần. Không cho sa tế vào tủ lạnh vì sa tế sẽ dễ đông lại.

Thành phẩm

Cho hủ tiếu vào tô, chan nước dùng lên trên rồi thưởng thức cùng với rau ăn kèm. Bạn có thể vắt thêm chanh nếu thích.

Hủ tiếu sa tế với bò viên sau khi hoàn thành sẽ vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn. Sợi tiếu mềm mềm dai dai, bò viên giòn dai nhai cực thích, nước dùng thì thơm lừng, ngọt thanh, được nêm nếm rất vừa miệng. Bữa sáng mà có một tô hủ tiếu chất lượng như vậy thì không còn gì bằng!

 

Chẳng hề cầu kỳ, nhưng thành phẩm lại thơm ngon, dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho những buổi sáng của gia đình bạn.
Thịt sườn vừa được nấu chín mềm, không hề bị dai, phần nước dùng được nêm nếm đậm đà, có vị thanh ngọt từ xương. Khi ăn bạn có thể cho thêm vài lát ớt hay 1 ít nước cốt chanh vào bát!

Nguyên liệu làm Hủ tiếu mì sườn kho (cho 4 người ăn)

·       Sườn non 3 kg 

·       Su hào 300 g

·       Hành tây 80 g

·       Cà rốt 300 g

·       Nấm mỡ 100 g (hoặc nấm rơm) 

·       Tỏi 10 g

·       Hành tím 30 g

·       Sả 40 g

·       Hành lá 5 g (khoảng 3 nhánh) 

·       Chanh 1 quả 

·       Ớt 10 g 

·       Nước dừa tươi 250 ml 

·       Hoa hồi 2 g

·       Rau ăn kèm: húng quế, xà lách, hẹ,...
Gia vị: dầu màu điều, đường, muối, tiêu, hạt nêm, nướng tương, bột ngũ vị hương,...

Cách chế biến Hủ tiếu mì sườn kho

Bước 1: Sơ chế sườn heo

Sườn non heo mua về bạn chặt thành các miếng vừa ăn, đem rửa với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch, rồi cho ra rổ để ráo nước.

Mẹo sơ chế sườn heo sạch, không hôi:

Ngoài ra để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi của thịt heo, trước khi thực hiện món ăn hãy nhúng sơ miếng thịt qua nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt ra xả lại với nước lạnh.

Một mẹo vặt khác cũng khá hay đó là bạn có thể cho thêm một ít rượu trắng vào nước chần sườn. Rượu có khả năng khử sạch mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc, sau đó chẻ đôi.

Su hào gọt vỏ, cắt lát dày 3cm. Sả đập dập, Nấm rửa sạch, cắt bỏ gốc. Hành tây cắt múi cau.

Hành lá cắt nhỏ. Ớt thái lát. Chanh cắt miếng nhỏ.

Bước 3: Chiên sườn

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng các bạn cho phần sườn vừa sơ chế vào chiên ở lửa vừa cho phần sườn hơi vàng cạnh thì tắt bếp.

Bước 4: Xào rau củ

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng các bạn cho lần lượt cà rốt, su hào, nấm mỡ vào xào sơ cùng với 1 muỗng cà phê muối khoảng 5 phút cho vừa chín tới thì tắt bếp.

Bước 5: Nấu nước dùng

Cho phần sườn vừa chiên vào nồi áp suất.

Nêm tiếp vào nồi 2 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1/3 muỗng canh tiêu xay, 1 muỗng canh dầu màu điều, 1/3 muỗng cà canh ngũ vị hương, 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh bột ớt, 1/2 muỗng canh tương ớt, 1 củ hành tím chẻ đôi, 2 tép tỏi, trộn đều. Thêm tiếp vào nồi 250ml nước dừa tươi hoặc nước lọc.

Đậy nắp nồi lại nấu ở chế độ meat/stew trong vòng 20 phút đến khi nước sôi, các bạn mở nắp nồi cho tiếp phần sả đập dập và hoa hồi vào. Nấu tiếp tục ở chế độ meat/stew trong vòng 10 phút thì tắt.

Đổ thêm nước sôi đến khoảng dung tích nồi 2/3 nồi, sau đó cho phần rau củ đã xào vào, tiếp tục nấu ở chế độ meat/stew khoảng 15 phút nữa là hoàn thành.

Mở nắp nồi ra, cho vào nồi 1/2 muỗng canh tương đen, 1/2 muỗng canh tương ớt, 1/3 muỗng canh nước mắm sau đó khuấy đều. Sau cùng vớt phần sả và hoa hồi không sử dụng ra khỏi nồi.

Bước 6: Nhúng mì và hủ tiếu

Bắc một nồi nước lên bếp, cho hủ tiếu vào cùng 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê dầu ăn để hủ tiếu ngon và không bị bở, luộc trong khoảng 5 - 6 phút.

Kinh nghiệm nhúng mì và hủ tiếu ngon, không bị bở dính:

Hủ tiếu, mì khi mua gỡ ra cho tơi các sợi. Nếu hủ tiếu, mì quá dài, có thể dùng kéo cắt thành các đoạn vừa ăn, khoảng 20 - 30 cm.

Sau đó, ngâm hủ tiếu và mì trong thau nước lạnh từ 5 đến 10 phút.

Dùng tay bóp sợi bánh, sợi hủ tiếu vừa mềm là vớt ra ngay, không nên để lâu sẽ khiến chúng bị bở.

Sau khi vớt ra cho vào tô nước lạnh, chờ khoảng 2 phút cho nguội bớt, vớt hủ tiếu và mì ra cho vào tô. Làm như vậy, sợi bánh dai ngon và không bị bở.

Không nên trụng bánh vào nồi nước dùng vì sẽ khiến nước dùng bị chua. Bạn nên đun một nồi nước sôi riêng nhỏ để trụng bánh.

Cho thêm 1 ít dầu ăn hoặc tép mỡ vào nước trụng để bánh hủ tiếu và mì không bị kết dính và có độ bóng.

Bước 7: Hoàn thành

Cho hủ tiếu và mì đã trụng chín, rau ăn kèm vào tô, rồi chang nước dùng lên trên, trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.

Thành phẩm

Hủ tiếu mì sườn kho hấp dẫn, nước dùng đầm đà, thơm nức mùi sả và hồi, miếng sườn ngọt mềm đầy dinh dưỡng, thêm chút tương ăn phở và tương ớt ăn kèm sẽ rất ngon!

 

Hủ tiếu vịt là món ăn cực mới lạ độc đáo có nguồn gốc từ miền Tây trù phú. Món ăn nóng hổi, thơm nức với nước dùng đậm đà, từng thớ thịt vịt mềm ngon hứa hẹn sẽ làm xiêu lòng nhưng thực khách khó tính nhất!

Khi thưởng thức, bạn có thể thêm giá đỗ, rau sống cùng một chút nước mắm gừng để cân bằng hương vị cho món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Hủ tiếu vịt (cho 4 người )

·       Thịt vịt 500 g

·       Hủ tiếu khô 200 g

·       Cà rốt 1 củ 

·       Củ cải trắng 1 củ 

·       Hành tím 5 củ 

·       Tỏi 3 tép 

·       Gừng 1 củ (nhỏ) 

·       Rau sống các loại 100 g

·       Dầu ăn 100 ml 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ bột ngọt)

Cách chế biến Hủ tiếu vịt

Bước 1: Sơ chế vịt

Thịt vịt mua về cần làm sạch hết lông, dùng muối chà xát toàn bộ thịt vịt trong khoảng 1 - 2 phút, sau đó rửa lại với nước vài lần cho thật sạch là được.

Dùng dao chặt thịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, rửa lại lần nữa cho sạch hoàn toàn rồi cho vào rổ để ráo nước.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, cắt thành lát mỏng, lấy 1/2 số hành vừa cắt mang đi băm nhuyễn.

Tương tự với tỏi, sau khi lột sạch vỏ bạn dùng dao băm nhỏ là được.

Củ cải trắng gọt sạch vỏ đi, rửa sạch, cắt thành từng lát dày khoảng 1/2 đốt ngón tay, củ cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bạn cần cắt thành lát mỏng hơn, có thể tỉa dáng hoa nếu thích nhé!

Hẹ rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn vừa ăn, rau giá rửa sạch để ráo nước. Gừng cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, rồi cắt thành từng lát dài, mỏng.

Bước 3: Phi hành tím

Bắc lên bếp 1 chảo dầu và đun với lửa lớn đến khi dầu sôi thì cho hết tất cả hành tím cắt mỏng vào, hạ lửa nhỏ hơn và đảo đều liên tục. Khi thấy hành ngả vàng nhạt thì có thể tắt bếp.

Lọc lại hành phi qua rây để loại bỏ bớt dầu.

Cách phi hành tím giòn ngon

Bạn nên cắt hành theo chiều ngang, việc này cũng có tác dụng giúp hành phi giòn ngon hơn.

Trải đều tất cả hành lên khay rồi mang đi phơi nắng trong khoảng 2 tiếng, trộn đều cùng với một ít nước cốt chanh.

Sau đó thêm 1 chút bột bắp trộn đều, chờ khi dầu sôi thì mới cho hành vào, đảo đều liên tục để giúp hành tím không bị cháy khét.

Khi hành ngả vàng nhạt thì nên tắt bếp, vớt hết ra giấy thấm dầu, như vậy hành sẽ rất giòn.

Bước 4: Xào vịt

Bắc chảo lên bếp trở lại, giữ lại khoảng 2 muỗng canh dầu ăn để phi thơm số hành tím và tỏi băm nhỏ còn lại. Đến khi có mùi thơm thì cho thịt vịt vào xào săn với lửa lớn.

Khi thấy thịt vịt săn lại, thịt tái đi thì có thể tắt bếp.

Bước 5: Nấu nước dùng

Chuẩn bị một nồi nước có thả vào vài lát gừng đun đến khi nước sôi thì cho hết thịt vịt vừa xào xong vào nồi, bạn có thể dùng nước tráng lại chảo xào vịt để lấy được phần tỏi phi thơm phức.

Tiếp tục nấu thêm khoảng 15 phút nữa, thì cho củ cải trắng vào nồi, hầm nhỏ lửa trong khoảng 30 phút, lúc này thịt đã chín mềm bạn có thể cho cà rốt vào.

Chờ đến khi cà rốt bắt đầu chín thì nêm nếm lại cho vừa ăn với một ít đường, muối, bột ngọt, tùy theo khẩu vị của từng gia đình. Sau cùng chỉ cần thêm 1 chút hành tím phi, để tăng hương vị cho món ăn. Vậy là xong phần nước dùng.

Bước 6: Nhúng rau giá

Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, lấy một lượng giá hủ tiếu vừa đủ ăn thả hết vào nước sôi, đảo đều 1 lượt rồi cho giá đỗ, hẹ vào nhúng sơ trong khoảng 1 phút rồi nhanh tay vớt hết tất cả lên.

Lưu ý: Tùy vào sở thích có thể nhúng trước hoặc ăn sống.

Thành phẩm

Cho hủ tiếu, rau giá vào tô, trộn đều cùng một muỗng cà phê dầu hành phi rồi rưới nước dùng đậm đà, nóng hổi lên trên, thêm vài miếng thịt vịt nữa là có thể dùng rồi!

Vậy là bạn đã hoàn thành món hủ tiếu vịt thơm ngon cực kì hấp dẫn với nước dùng thanh ngọt đậm đà, ăn kèm với hủ tiếu dai mềm vừa phải mà không sợ bị bở nát. Từng thớ thịt vịt mềm ngon, có thể thêm rau sống, giá khi ăn để cân bằng hương vị cho món hủ tiếu thêm bắt vị nhé!


Món ăn hoàn thành sẽ có hương thơm vô cùng hấp dẫn của gừng, riềng, sả và lá chanh. Các loại nguyên liệu như rau củ, tôm, thịt, mực,... làm cho màu sắc món ăn trở nên sắc tươi sáng kết hợp cùng hương vị đậm đà của nước sốt chắc sẽ khiến bạn mê mẩn với công thức này.

Nguyên liệu

·       Hủ tiếu mềm

·       300g tôm

·       300g mực ống

·       300g thịt nạc dăm

·       100g bắp non

·       100g giá

·       1 củ cà rốt

·       1 củ hành tây

·       1 bó cải ngọt

·       Tỏi băm

·       Rượu trắng

·       Gia vị: tương cà, đường, muối, hạt nêm, tiêu, nước tương, dầu hào, bột năng

Cách làm món hủ tiếu xào ngon như người Hoa

Bước 1: Xào sơ qua hủ tiếu và chuẩn bị các nguyên liệu

Tôm, mực, thịt nạc dăm sau khi mua về thì bạn rửa sạch cẩn thận dưới vòi nước sạch. Tôm thì bạn bóc vỏ, mực ống cắt miếng vừa ăn, thịt nạc dăm thái lát mỏng để khi xào sẽ dễ chín và thấm gia vị hơn. Rau, giá rửa sạch, cà rốt cắt thành từng miếng hoặc tỉa hoa.

Tiếp đến, bạn làm nóng chảo và cho thêm vào một ít dầu ăn. Cho hủ tiếu và giá vào chảo để áp chảo sơ trong vòng 2 phút, đến khi bạn cảm thấy sợi hủ tiếu và giá đã chín mềm là được.

Bước 2: Xào sốt hải sản

Bắc chảo nóng, rồi bạn cho chút dầu và tỏi vào phi thơm. Sau đó, lần lượt cho tôm, mực và thịt nạc dăm vào trong chảo và đảo đều tay. Cho thêm một chút rượu trắng (nếu có) vào để món xào thêm thơm ngon, đậm vị cũng như khử tốt mùi tanh của hải sản.

Cho thêm cà rốt, rau cải ngọt vào xào chung khi thấy hải sản đã chín. Tiếp đến, bạn cho 1 chén nước lọc vào và tiếp tục đun đến khi sôi thì cho vào 1 ít tương cà để tạo vị chua đặc biệt cho món hủ tiếu xào.

Nêm nếm gia vị cho món sốt thêm đậm đà với 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng dầu hào. Cuối cùng, bạn cho một chén bột năng đã pha loãng vào cho nước sốt sệt lại rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành món hủ tiếu xào

Sau khi đã có hủ tiếu xào, nước sốt hải sản cũng đã xào xong thì bạn chỉ việc đổ phần nước sốt lên phần hủ tiếu đã xào và trộn đều lên. Chỉ với những bước đơn giản trên là bạn có thể có được món hủ tiếu xào ngon lành chiêu đãi cả nhà rồi.

Thành phẩm

Chưa kịp ăn, chỉ cần nhìn vào màu sắc của dĩa hủ tiếu là bạn có thể thấy “no con mắt”. Màu xanh của cải, màu trắng của hủ tiếu, màu đỏ của tôm tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn cực ngon mắt. Món hủ tiếu xào kiểu người Hoa này khác hẳn với hủ tiếu xào của chúng ta ở phần nước sốt. Nước sốt của người Hoa khá là nhiều, sệt nhưng vô cùng hòa quyện với phần hủ tiếu, tạo nên một món ăn cực kỳ hấp dẫn.


Món hủ tiếu xoài là một món ngọt tráng miệng có nguồn gốc từ Đài Loan. Món ăn có màu vàng tươi của xoài cùng màu trắng tinh của sợi hũ tiếu, hài hòa, đẹp mắt.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu xoài (Cho 2 người ăn)

·       Xoài 1 quả(khoảng 300 g) 

·       Nước cốt dừa 50 ml 

·       Bột gelatin 8 g

·       Đường 80 g

Cách chế biến Hủ tiếu xoài

Bước 1: Nấu hỗn hợp gelatin nước cốt dừa

Bạn cho vào chén 8g bột gelatin và 40ml nước đun chảy hỗn hợp.

Tiếp theo, bạn bắc nồi lên bếp cho vào 50ml nước cốt dừa, 50ml nước, 60gr đường nấu ở lửa vừa khoảng 3 - 5 phút cho đường tan hết.

Cuối cùng, bạn cho chén gelatin đã đun chảy vào nồi hỗn hợp nước cốt dừa, khuấy đều hỗn hợp nấu thêm khoảng 1 phút, tắt bếp bạn nha!

Bước 2: Đổ khuôn hỗn hợp nước cốt dừa

Bạn cho hỗn hợp nước cốt dùa và gelatin vào khuôn, rồi để đông lại là được.

Kinh nghiệm: Để sợi hủ tiếu mỏng đẹp bạn nên đổ hỗn hợp thành từng lớp mỏng vào khuôn nha!

Bước 3: Sơ chế và xay nhuyễn xoài

Xoài chín mua về bạn cắt bỏ vỏ bỏ hạt, cắt thịt xoài thành những khối vuông.

Bạn chia xoài thành 3 phần, cho 2 phần vào máy xay sinh tố, thêm 40ml nước vào xay nhuyễn.

Bước 4: Nấu sốt xoài

Bạn cho xoài xay nhuyễn vào nồi, thêm 20gr đường sên ở lửa vừa khoảng 3 - 4 phút cho đường tan hết, hỗn hợp xoài sánh lại là đạt.

Bước 5: Hoàn thành

Khi hỗn hợp nước cốt dừa đổ khuôn đã đông, bạn dùng dao cắt thành những sợi nhỏ chiều rộng khoảng 1/3 đốt tay.

Cho sợi hủ tiếu ra tô thêm 1 ít sốt xoài và 1 ít xoài chín cắt cục là có thể thưởng thức được rồi.

Thành phẩm

Hủ tiểu xoài có màu vàng của xoài chín trong thật đẹp và bắt mắt. Sợi hủ tiếu hơi dai nhẹ có vị thơm béo của nước cốt dừa, ăn kèm vớt sốt xoài chua chua ngọt ngọt. 

 

Một trong những món nước mà được rất nhiều người yêu thích đặc biệt là người dân miền Nam đó là món hủ tiếu xương heo. Đây là món ăn ngon, cực kỳ hấp dẫn và cũng nhiều dinh dưỡng.

Món hủ tiếu xương có phần nước dùng vô cùng ngọt của nước hầm xương cùng với thịt và tôm sẽ làm bạn cảm thấy rất ngon miệng.

Nguyên liệu làm Hủ tiếu xương heo (cho 5 người ăn)

·       Xương heo 500 g

·       Thịt heo xay 200 g

·       Tôm khô 100 g

·       Tôm tươi 200 g

·       Trứng cút 10 quả 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Củ cải trắng 1 củ 

·       Rau ăn kèm 200 g (xà lách/ giá đỗ/ rau thơm) 

·       Nhánh hẹ 10 nhánh 

·       Hành tím 4 củ 

·       Hành phi 50 g

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Nước mắm 1 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ tiêu/ đường/ hạt nêm/ bột ngọt)

Cách chế biến Hủ tiếu xương heo

Bước 1: Sơ chế xương heo và tôm

Tôm bạn rửa sạch, dùng kéo cắt bỏ phần gai nhọn trên đỉnh đầu tôm, đuôi và chân tôm và để ráo. Sau đó cho vào nồi luộc hoặc hấp chín trong 10 phút.

Kinh nghiệm:

Bạn có thể lột bỏ vỏ, lấy chỉ tôm cũng được nhé.

Nếu không thích ăn tôm thì bạn có thể không sử dụng nguyên liệu này.

Để khử mùi hôi xương heo bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với vài lần nước.

Cách khử mùi hôi thịt hiệu quả:

Cách 1: Thịt lợn mua về làm sạch, rồi chần sơ qua nước sôi khoảng 2 - 3 phút rồi vớt hết thịt ra, rửa lại với nước sạch.

Cách 2: Bạn cũng có thể ngâm thịt heo đã rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 25 - 30 phút. Khi đủ thời gian vớt thịt ra rửa sạch lại dưới vòi nước đang chảy là được.

Cách 3: Ngoài ra các nguyên liệu như hành khô, rượu trắng, giấm ăn, gừng, sả,... cũng có tác dụng khử mùi hôi của thịt, khi chần sơ thịt bạn có thể bỏ những nguyên liệu này vào.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Cà rốt bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch và chia thành 2 nửa, một nửa cắt hạt lựu nhỏ, nửa còn lại bạn cắt khúc.

Củ cải trắng bạn cũng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt khúc. Hẹ bạn rửa sạch, cắt thành những khúc có độ dài khoảng 1.5 lóng tay. Rau ăn kèm bạn rửa sạch, cắt nhỏ tùy thích cho dễ ăn là được.

Trứng cút bạn cho vào nồi cùng với 1 thìa cà phê muối và luộc khoảng 5 - 7 phút cho trứng chín rồi để nguội, lột bỏ vỏ.

Bước 3: Ướp thịt và xương

Cho 200g thịt xay ra tô trộn cùng với phần cà rốt cắt hạt lựu, 1 củ hành tím băm nhỏ (hoặc cắt lát) và thêm vào gia vị mỗi loại 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm và 1/2 thìa cà phê bột ngọt. Trộn đều và ướp khoảng 15 phút cho phần thịt được thấm vị.

Cho phần xương đã sơ chế ra 1 cái tô khác, ướp gia vị gồm 3 củ hành tím cắt lát, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa canh hạt nêm và ướp khoảng 30 phút.

Bước 4: Xào thịt băm

Bắc chảo lên bếp cùng với 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng rồi cho phần thịt băm đã ướp vào xào đều khoảng 10 phút cho thịt chín hoàn toàn.

Lưu ý: Phần thịt này bạn chỉ cần nêm nếm nhạt thôi, không cần nêm đậm vị nhé.

Bước 5: Nấu nước dùng

Bắc nồi lên bếp cho vào 1 thìa canh dầu ăn đun nóng, cho tiếp phần tôm khô và xương heo vào xào khoảng 5 phút cho thịt được săn lại.

Tiếp đến đổ vào nồi 1.5 lít nước, đun khoảng 15 phút, cho tiếp củ cải trắng và phần cà rốt vào hầm thêm 20 phút.

Kinh nghiệm: Để nấu hủ tiếu với hương vị nước dùng chuẩn vị nhất bạn nên cho thêm tôm khô và mực khô vào.

Sau thời gian hầm, bạn nêm vào thêm 3 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh hạt nêm, 1.5 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê muối, 1 ít tiêu. Dùng muôi khuấy tan gia vị, nêm nếm lại sao cho vừa ăn, cho thêm tôm đã hấp chín vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Khi ăn bạn chỉ cần trụng hủ tiếu với nước sôi khoảng 10 giây rồi cho ra tô, cho xương, tôm tươi, trứng cút và thịt băm xào lên, cho thêm ít hành phi và hẹ cắt khúc. Chan thêm nước dùng và ăn kèm rau sống là đúng chuẩn vị luôn.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được nước dùng vô cùng ngọt của nước dùng cùng với thịt và tôm sẽ làm bạn cảm thấy rất ngon miệng.

 

Đây là món mì quảng có lẽ là phổ biến và dễ ăn nhất, mì quảng tôm thịt vừa trang trí đẹp mắt lại thơm ngon, đặc sắc cùng với nước nhân ngọt thanh, tôm giòn ngon và thịt mềm đậm đà nhất là mì còn thơm mùi đặc trưng cuẩ củ nén. Ăn mì quảng kèm với các loại rau, tương ớt và hành ngâm giấm thì ngon hơn rất nhiều.

Nguyên liệu làm Mì quảng tôm thịt (cho 10 người ăn)

·       Sợi mì quảng 400 g 

·       Xương đuôi heo 500 g 

·       Tôm 500 gr Thịt ba rọi 500 g 

·       Trứng cút luộc 20 quả 

·       Dầu đậu phộng (lạc) 200 ml 

·       Đậu phộng (lạc) 100 g 

·       Hành tây 1 củ 

·       Củ cải trắng 1/2 củ 

·       Củ nén 15 củ 

·       Hành tím 5 củ 

·       Hành lá 3 nhánh 

·       Nghệ 1 nhánh 

·       Ngò gai 3 nhánh 

·       Trứng gà 1 quả 

·       Dầu điều 2 muỗng canh 

·       Bánh đa 10 cái 

·       Nước mắm 5 muỗng canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít(đường/ muối/ bột ngọt/ tiêu xay)

Cách chế biến Mì quảng tôm thịt

Bước 1: Sơ chế và nấu nước dùng xương heo

Trụng sơ 500gr xương đuôi heo khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại.

Bắc nồi lên bếp, đun sôi khoảng 3 lít nước, nước sôi thì cho xương vào nấu trong 40 phút với lửa vừa, thỉnh thoảng vớt bọt để nước dùng sạch.

Sau 40 phút, cho hành tây và củ cải trắng vào nấu thêm 50 phút.

Sau đó, thêm 1.5 lít nước vào nồi, bật lửa lớn cho nước sôi, khi nước sôi thì tắt bếp.

Kinh nghiệm:

Bạn nên rửa thật sạch xương heo trước khi đem chần xương để giúp loại bỏ triệt để chất bẩn.

Bạn loại bỏ nước chần đầu để nước dùng được trong hơn.

Bước 2: Sơ chế và giã các nguyên liệu

Bạn dùng chày giã nhuyễn 20gr đậu phộng, 1 củ nghệ. Đối với 80gr đậu phộng còn lại, bạn rang lên và bóc vỏ.

Bạn rửa củ nén qua nước lạnh rồi bóc vỏ, gọt bỏ đi phần gốc rễ xong để ráo, dùng chày giã nhuyễn.

Sau đó, rửa sạch 3 nhánh hành lá và 3 nhánh ngò gai rồi cắt nhỏ. Đối với hành tím thì bạn băm nhuyễn.

Bước 3: Sơ chế và ướp thịt ba rọi

Thịt ba rọi bạn trụng sơ với nước sôi, khi nước sôi thì bạn cho 1/2 muỗng cà phê muối và thịt ba rọi vào trụng sơ khoảng 2 phút.

Sau đó, rửa sạch thịt lại với nước và dùng dao cắt thành từng lát mỏng dài khoảng 2 lóng tay.

Bạn cho vào thịt 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê củ nén và 1 muỗng cà phê đường rồi trộn đều, ướp trong 30 phút để ngấm gia vị.

Kinh nghiệm:

Để thịt bớt hôi và sạch các chất bẩn, bạn nên chần thịt với nước sôi trước.

Bước 4: Sơ chế và ướp tôm

Bạn dùng kéo cắt bỏ đi phần đầu và chân của tôm rồi loại bỏ phần chỉ của tôm. Sau đó, đem rửa với nước có pha 1 muỗng cà phê muối, dùng tay rửa sạch rồi để ráo.

Cho 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hành tím băm và 1 muỗng cà phê củ nén băm vào tôm rồi trộn đều, để ướp trong 30 phút.

Mách nhỏ: Bạn bẻ cong đầu tôm 1 góc 45 độ, nhẹ nhàng bóp phần đầu tôm ra rồi lấy tay kéo chậm rãi và cẩn thận sẽ lấy được luôn phần chỉ ở lưng tôm.

Bước 5: Chuẩn bị dầu đậu phộng và nén

Để khử dầu đậu phộng, bắc chảo lên bếp, cho 200ml dầu đậu phộng đun sôi khoảng 2 phút đến khi dầu bốc khói rồi tắt bếp, để nguội rồi đổ ra.

Cho vào chảo mới đun sôi 100ml dầu đậu phộng đã khử, khi dầu sôi thì cho một nửa lượng củ nén đã giã còn lại vào phi thơm, vàng rồi vớt dầu và củ nén ra.

Mách nhỏ: Để dầu đậu phộng chín và thơm hơn, bạn phải đun đến khi dầu bốc khói nếu không dầu sẽ hôi và ăn không tốt cho hệ tiêu hóa.

Bước 6: Xào tôm và thịt ba rọi

Cho vào 1 muỗng canh dầu đã phi trước đó vào chảo, đun sôi dầu rồi cho tôm vào xào với lửa lớn khoảng 5 phút rồi vớt ra.

Tiếp tục dùng chảo đã xào tôm, cho vào chảo 3 muỗng canh dầu đậu phộng đã khử, đun sôi dầu rồi cho phần củ nén còn lại cùng với đậu phộng, nghệ đã giã nhuyễn vào phi thơm.

Sau đó, cho thịt ba rọi đã ướp vào, xào với lửa lớn khoảng 4 phút.

Mách nhỏ: Để các nguyên liệu săn lại và thấm gia vị hơn, bạn nên xào với lửa lớn nhé.

Bước 7: Nấu nước nhân

Sau khi xào thịt, cho vào 1.5 lít nước dùng và trứng cút vào cùng với 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh dầu điều và tôm đã xào vào.

Để làm nước nhân sệt hơn, bạn đánh 1 quả trứng gà rồi cho vào, nấu sôi nước, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 8: Hoàn thành

Bạn cho vào nước dùng 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh nước mắm rồi đun sôi nước, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bạn trụng sơ mì quảng với nước khoảng 60 độ C rồi cho ra tô cùng với thịt, trứng cút, tôm, trộn 1/2 muỗng cà phê dầu đậu phộng và thêm hành lá, ngò gai, củ nén đã phi vàng, đậu phộng, bánh đa.

Cuối cùng, bạn thêm nước nhân vào theo ý bạn, nếu bạn thích ăn nước nhiều thì thêm nước dùng vào là hoàn tất.

Thành phẩm

Món mì quảng tôm thịt thơm ngon, đặc sắc cùng với nước nhân ngọt thanh, tôm giòn ngon và thịt mềm đậm đà. Ăn mì quảng kèm với các loại rau và tương. 

1 2
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn