Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN CÁC LOẠI RAU \ RAU SẮN

Rau sắn là một loại rau xanh quen thuộc trong bữa cơm của nhiều người dân Việt Nam với hương vị thơm ngon cực đặc trưng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách chúng ta rất dễ bị say và ngộ độc.

Nếu bạn đang tò mò về rau sắn, với những công dụng và cách chế biến như thế nào cho ngon và đúng điệu thì hãy đọc ngay bài viết này nhé! Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Rau sắn là gì?

Rau sắn là bộ phận lá của cây sắn, hay còn gọi là cây sắn dây. Cây sắn dây là một loại cây bụi, có nguồn gốc từ miền Nam Châu Mỹ và cũng đã xuất hiện từ rất lâu trước kia tại Việt Nam.

Lá sắn là lá đơn, mọc trên thân cây khá đặc biệt vì lá thứ nhất cho đến lá thứ năm cùng mọc trên một nhánh. Một phiến lá sẽ thường có khoảng 5 - 10 thuỳ với nhiều hình dạng khá phong phú từ cong dài, oval, mũi mác cho đến elip.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của lá sắn đó chính là mặt dưới lá có màu xanh nhạt và mặt trên lại mang màu xanh thẫm hơn, cuống lá trông khá dài (có thể lên đến 30 - 40 cm tuỳ loại).

Lưu ý: chỉ có rau sắn trắng lá xanh (sắn nếp) mới có thể ăn được, còn loại sắn lá tre, có màu hơi tím thì không nên ăn vì sắn đó độc hơn, ăn vào rất dễ bị say. Ngày xưa, trong thời buổi còn đói khổ, dường như món rau sắn chỉ dành cho nhà nghèo hay những người nông dân tại đồng quê.

Ăn rau sắn có tốt không?

Như chúng ta đã biết, củ sắn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp nguồn calo dồi dào cho cơ thể. Vậy còn rau sắn thì như thế nào? Thực tế loại rau này là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Trong 100g rau sẽ có chứa khoảng 3,5g chất xơ, chiếm 12% nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành.

Nếu biết ăn rau sắn đúng cách với một mức độ nạp vào cơ thể hợp lý thì nó cũng hoàn toàn không thua kém bất cứ loại rau đắt tiền nào khác đâu nhé! Bởi lẽ, rau sắn mang đến khá nhiều công dụng cho cơ thể con người như:

Tốt cho hệ thiêu hóa: Chất xơ dồi dào giúp điều hoà và thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động ổn định, ngăn ngừa bệnh táo bón…

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Vitamin C có trong rau sắn là một chất chống oxy hóa khá mạnh, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Magie có trong rau sắn có khả năng làm điều hoà huyết áp, hạn chế các bệnh xấu về tim mạch.

Bật mí kinh nghiệm ăn rau sắn ngon

Thời gian thích hợp để ăn rau sắn

Tuy là một giống cây hầu như cho lá quanh năm nhưng không phải bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thưởng thức rau sắn một cách chuẩn vị nhất đâu nhé! Thực tế, rau sắn ngon nhất là vào mùa hè, lúc này rau sẽ có màu xanh đậm và vị ngọt nhẹ, thanh mát rất dễ ăn.

Cứ mỗi độ tháng 3 Dương lịch, khi những mầm cây sắn đã bắt đầu xanh tốt, những người dân chân chất nơi đây lại cùng nhau ra vườn thu hoạch rau sắn. Theo kinh nghiệm là họ chia sẻ, muốn có một bó rau sắn ngon nhất thì không nên hái ở bãi trồng, mà họ sẽ thường hái ngọn sắn ở bờ rào. Bởi vì những cây sắn mọc ở đây sẽ có lá rất ngọt, mềm và không hề bị chát khó ăn.

Chế biến rau sắn đúng cách

Rau sắn sau khi hái về phải được nhặt và bỏ đi những cuống già. Sau đó, người dân dùng tay vò cho rau được mềm một chút để nhựa sắn có thể tiết ra. Nên nhớ, vò sao cho thật kéo léo để rau đều nguyên chứ không bị nát và đứt thành từng đoạn.

Kết tiếp, ta cho phần rau sắn này vào một chiếc chum hoặc vại sành cùng với nước và muối rồi đậy lại để như thế trong 2 - 4 ngày. Khi thấy rau đã chuyển sang màu vàng nhạt, có mùi chua toả ra thì lúc đó đã có thể lấy ra và chế biến món ăn rồi đấy! (Lưu ý, đây là cách chế biến rau sắn phổ biến được sử dụng để nấu một vài món chua)

Rau sắn được sử dụng để làm ra rất nhiều món ăn ngon lành. Có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ vì độ hấp dẫn và phong phú này đấy, một số món ăn từ rau sắn phải kể đến đó là: Rau sắn chua nấu canh cá, rau sắn nấu cùng cua đồng hoặc tôm riu, cá kho dưa sắn, rau sắn xào, hoặc đơn giản chỉ là luộc rau sắn tươi rồi chấm với muối vừng thôi cũng rất ngon và bùi rồi.

Những lưu ý nên nhớ khi ăn rau sắn

Tương tự như củ sắn, người sử dụng khi chế biến và thưởng thức rau sắn cần đặc biệt lưu ý một vài điều để không bị say hoặc thậm chí là ngộ độc:

Không ăn rau sắn sống

Việc ăn rau sắn sống rất dễ gây ra ngộ độc, kể cả khi nó đã được muối chua cũng cần phải chế biến ở nhiệt độ cao và chín kỹ. Bởi lẽ, trong rau sắn sống có chứa nhiều cyanhydric - loại chất khi tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, thậm chí có thể gây tử vong nếu quá nghiệm trọng.

Ngoài ra, chất này khi đi vào máu cũng sẽ gây ức chế men cytocrom oxydase hoạt động, gây ra thiếu oxygen ở các mô. Mặt khác, cyanhydric còn ảnh hưởng đến trung tâm điều hoà nhiệt ở não vào trung tâm hệ hô hấp trong cơ thể.

Lượng axit cyanhydric có thể gây ngộ độc với người trưởng thành (có cân nặng khoảng 50kg) là 20mg và gây tử vong vào khoảng 50mg. Đối với đối tượng người già và trẻ em thì liều lượng này có thể sẽ thấp hơn. Tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng rau sắn sống mà bạn ăn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, hãy nhớ là không được ăn rau sắn khi chưa được nấu chín.

Đối tượng nên hạn chế ăn rau sắn

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Rau sắn có thể gây kích thích dạ dày, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người có các bệnh về huyết áp thấp: Tuy rau sắn có nhiều chất xơ hoà tan nhưng nếu tiêu thụ với một lượng quá lớn có thể khiến huyết áp hạ quá mức, gây nguy hiểm.

Chỉ ăn rau sắn sau khi đã được chế biến kỹ

Rửa sạch rau sắn trước khi ăn: Điều này giúp loại bỏ đi bụi bẩn, vi khuẩn… đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Nấu chín kỹ rau sắn: Rau sắn sống có chứa độc tố, cần nấu chín kỹ trước khi ăn để tránh việc ngộ độc.

Không ăn rau sắn quá nhiều: Chứa nhiều chất xơ, vì vậy khi chúng ta ăn rau sắn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn