Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
ĐỜI SỐNG ẨM THỰC

Canxi có ở rất nhiều loại thực phẩm, nhưng không phải ai cũng biết cách để sử dụng. Sau đây là một số thực phẩm tiêu biểu có chứa nhiều canxi. Mời các bạn tham khảo để thực hành cho bữa ăn gia đình thêm phong phú và dinh dưỡng.

1. Cua biển

Nhiều protein, ít chất béo, lớp thịt của nó chứa rất nhiều kẽm, vitamin C và A, giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, hấp thụ một lượng kẽm thích hợp sẽ giúp bạn tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp. Hãy ăn mỗi tuần một con cua bạn nhé!

2. Cải chíp

Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.  Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột. Thêm vào khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad nhé.

3. Con hàu

Nhìn chung các loài sò, hến đều là nguồn cung cấp dồi dào các chất sắt, selen, kali và can xi cho cơ thể, nhưng con hàu được cho là giàu chất tăng cường canxi nhất.

 Con hàu còn giúp tăng lượng hóc môn, giúp nam giới mạnh mẽ hơn trong "chuyện ấy" và chống ung thư tiền liệt tuyến.  Hàu không phải món bạn có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa

4. Chuối

Chuối giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Nhưng lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý.

Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể. Một vài quả chuối mỗi ngày thực sự sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng nhanh chóng sau giờ làm việc căng thẳng hay sau giờ tập thể dục buổi sáng mệt mỏi.

5. Quả kiwi

Giống như chuối, kiwi cũng là loại trái cây giàu kali bảo vệ xương. Trong kiwi còn chứa nhiều vitamin C và lutein, carotin giảm nguy cơ mắc bệnh tim.  Hãy thử ăn tối thiểu 1 hoặc 2 quả mỗi tuần sau giờ tập thể dục, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy sinh lực. Nhớ đừng gọt vỏ, vỏ kiwi có thể ăn được và rất bổ dưỡng.

6. Súp lơ xanh

Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A,C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu.

7. Rau chân vịt

Giúp tăng cường cơ bắp, giàu vitamin K và giúp giảm các vết rạn xương hữu hiệu. Rau chân vịt giàu canxi, photpho, kali, kẽm, và cả selen giúp bảo vệ gan. Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết.  Ăn một bát rau chân vịt nấu chín hoặc hai bát rau chân vịt tươi, 4 lần một tuần.

8. Tỏi tây

Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào.

9. Cây Atiso

Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Ăn càng thường xuyên càng tốt, bạn có thể nấu hoặc dùng như trà trà, ép sinh tố.

10. Mận khô

Vỏ mận khô màu tía rất giàu chất đồng và boxít, cả hai đều giúp ngăn quá trình lão hóa xương. Chúng còn chứa chất xơ, trong đó inulin có khả năng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Ăn khoảng 4-5 quả mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và tăng cường sinh lực.

Những miếng dưa hấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm bạn thoả cơn khát mà còn có nhiều công dụng hữu ích nữa đấy.

1. Khoẻ hơn

Dưa hấu chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu, và ngoài ra lượng lycopene có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.

2. Cung cấp vitamin C

Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

3. Chống nhiễm trùng

Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼ lượng beta carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin A. Cơ thể thiếu beta carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực bị ảnh hưởng.

4. Lành vết thương nhanh chóng

Dưa hấu là một trong những loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người thường hay bỏ đi.

5. Giảm stress

Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.

6. Thoả cơn khát

Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô.

Để tăng cường sức khỏe, vẻ đẹp đồng thời chống lại được bệnh tật, hãy lưu tâm tới những thực phẩm dưới đây sao cho chúng luôn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

1. Quả việt quất

- Chống lại sự lão hoá da và viêm da, giúp da mềm mại hơn.

- Cải thiện và duy trì trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimers.

- Duy trì mạch máu khoẻ mạnh vì thế ngừa chứng đột quỵ.

- Cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu.

- Có khả năng giảm tác hại của các gốc tự do.

- Chất anthocyanins và polyphenols trong quả việt quất chống lại bệnh viêm não và các chức năng không bình thường khác của não.

Để có kết quả tốt nhất nên ăn quả việt quất vài lần trong tuần.

2. Các loại mầm, chồi non

Chồi non của cây bông cải xanh hay chồi non của cây linh lăng là những lựa chọn tốt nhất.

Trong chồi non của cây bông cải xanh có chứa chất Sulforaphane làm tăng khả năng của các tế bào chống lại bệnh ung thư đồng thời tăng cường các enzyme có khả năng giải độc cho cơ thể, tiêu diệt các gốc tự do và chất sinh ung thư.

Chồi cây linh lăng có chứa chất diệp lục giúp chống ung thư hữu hiệu.

3. Củ nghệ

Trong củ nghệ có chứa chất curcumin có tác dụng:

- Kích thích hệ tiêu hoá, giúp cơ thể giải phóng ra enzymes tiêu hoá chất béo và carbohydrates, rất tốt cho những người bị bệnh về dạ dầy.

- Chống lại viêm nhiễm, chống virus và chống ung thư.

- Giảm lượng cholesterol trong máu.

- Chất curcumin ngừa các chất độc gây ung thư đến 80%.

4. Cá mòi

Chứa nhiều axit béo Omega-3 giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, thấp khớp và các bệnh kinh niên.

Cá mòi giàu chất Nucleotides có khả năng tạo các mô mới, duy trì và cải thiện hệ thống miễn dịch,chống lại quá trình lão hoá, giảm nếp nhăn, khử độc trong máu.

5. Rau họ cải

Trong cải xanh có chứa chất Sulforaphane kích thích hoạt động của các enzymes khử độc tự nhiên trong cơ thể giúp chống lại các tế bào ung thư.

Nên ăn các loại bông cải xanh như xúp lơ xanh để tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.

Trong cải xoăn chứa chất Lutein có khả năng chống lại sự ôxy hoá tốt nhất trong các loại rau ăn lá; là loại rau cung cấp nhiều cali và có khả năng giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, chất lutein cải thiện sức khoẻ đôi mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh nổi ban da và bệnh đục nhân mắt và chứa chất Glucosinate chống ung thư hữu hiệu.

6. Trà xanh

- Chống ung thư, giảm đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Trong trà xanh có chứa chất Flavanols có khả năng giảm sự hấp thụ cholesterol và tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng và mảng bám ở răng

- Chống lại vi khuẩn,vi trùng, chống lại sự ôxy hoá và tình trạng nghẽn mạch.

Nên uống ít nhất 4 cốc trà hàng ngày để có sức khoẻ tốt.

7. Quả lựu

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả lựu có chứa nhiều chất chống ôxy hoá nên có khả năng giảm tiến trình phát triển của một số bệnh ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh liệt dương.

Chống viêm nhiễm, cải thiện lưu thông mạch máu trong cơ thể.

Có thể ăn hoặc uống nước ép trái lựu để cải thiện sức khoẻ.

Thanh long là một loại trái cây ưa thích của nhiều người bởi mềm và mát. Đây là loại quả khá rẻ khi vào mùa nhưng có nhiều lợi ích sức khỏe không kém các loại quả đắt tiền.

Chống oxy hóa

Thanh long là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, loại quả này cũng có tác dụng chống ung thư

Tăng cường sức đề kháng

Thanh long là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C có một vai trò quan trọng hỗ trợ hệ miễn dịch và thậm chí có thể giúp nhanh khỏi và giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường

Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Thanh long có hàm lượng chất xơ rất cao, có thể cải thiện tiêu hóa kém và giảm chứng táo bón

Giảm viêm khớp

Một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của thanh long là giúp giảm viêm khớp. Thanh long được gọi là trái cây chống viêm. Những người bị viêm khớp được khuyến khích thêm thanh long trong chế độ ăn uống lành mạnh của họ

Ngăn ngừa ung thư

Ngoài vitamin C, thanh long còn chứa caroten - chất có nhiều đặc tính chống ung thư, bao gồm giảm số lượng khối u. Hơn nữa, lycopene - là chất khiến vỏ thanh long có màu đỏ, đã được chứng minh có liên quan với giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Tốt cho mắt

Thanh long rất giàu vitamin A ở dạng carotene- loại chất cần thiết cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nhiều vấn đề về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin A. Thanh long có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực

Bổ máu

Hàm lượng sắt có trong thanh long cũng khá cao. Sắt là nguyên liệu cần thiết để sản xuất hemoglobin trong cơ thể con người. Chúng ta có thể bổ sung sắt đầy đủ để ngăn chặn bệnh thiếu máu bằng cách ăn thanh long 

Tốt cho tim

Thanh long có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và bổ sung thêm cholesterol tốt. Trái cây này rất giàu chất béo không bão hòa đơn giúp trái tim được nghỉ ngơi trong tình trạng tốt nhất.

Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe gan thường chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa hoặc chất béo lành mạnh. Ngoài ra, việc tránh một số loại thực phẩm nhất định cũng sẽ giúp phục hồi gan.

Gan là một phần của hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể, nó giúp lọc các chất độc và chất thải ra khỏi máu.

Gan chịu trách nhiệm cho hơn 500 chức năng quan trọng trong cơ thể. Nó giúp tiêu hóa thức ăn, tạo ra các protein quan trọng cho máu và loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể cùng nhiều chức năng khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải chăm sóc gan.

Theo GoodRx Health, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe gan thường chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa hoặc chất béo lành mạnh. Chúng bao gồm các loại quả mọng, rau họ cải, đậu, các loại hạt và cá béo. Tránh một số loại thực phẩm nhất định, như thực phẩm chế biến sẵn và rượu, cũng sẽ giúp phục hồi gan.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan để gan có thể hoạt động trơn tru. Điều này đúng cho dù bạn có gan khỏe mạnh hay mắc bệnh gan. Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất có thể tăng cường sức khỏe gan hoặc giúp phục hồi một số tổn thương.

1. Rau họ cải

Nếu bạn thích súp lơ xanh, bạn thật may mắn. Loại rau họ cải này, cùng với súp lơ, cải Brussels và cải xanh, rất tốt cho gan của bạn. Chúng là nguồn chất xơ hỗ trợ sức khỏe gan. Thêm vào đó, chúng chứa chất chống oxy hóa và chất phytochemical có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.

2. Quả mọng

Bạn nên thêm quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi vào bữa ăn và đồ ăn nhẹ vì chúng rất giàu chất xơ. Quả mọng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm cả chất gọi là anthocyanin. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật đã chỉ ra mối liên hệ giữa chất chống oxy hóa mạnh trong quả mọng với việc giảm tổn thương gan. 

3. Nho

Giống như quả mọng, nho chứa chất xơ và chất chống oxy hóa. Cụ thể hơn, nho chứa một chất chống oxy hóa gọi là resveratrol. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan thêm ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dùng thực phẩm bổ sung resveratrol làm từ chiết xuất nho có thể ít bị viêm gan hơn.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể trở nên trầm trọng hơn do một quá trình gọi là stress oxy hóa. Các chất chống oxy hóa như resveratrol có thể giúp chống lại quá trình này.

4. Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều chất béo không bão hòa lành mạnh, là một sự bổ sung tốt cho chế độ ăn uống của bạn vì nhiều lý do. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn 28gr quả óc chó mỗi ngày (một nắm nhỏ), cùng với chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Một nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn nhiều hạt hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, đặc biệt là ở nam giới.

5. Các loại đậu

Quỹ Gan Hoa Kỳ khuyến cáo nên giảm chất béo bão hòa và thịt đỏ trong chế độ ăn uống. Một cách tuyệt vời để thực hiện điều đó là thỉnh thoảng thay thế thịt đỏ bằng đậu, đậu lăng và đậu gà. Các loại đậu này ít chất béo bão hòa và là nguồn chất xơ, một sự kết hợp hoàn hảo giúp bảo vệ sức khỏe gan.

6. Cá béo

Cá béo, chẳng hạn như cá hồi, là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tốt. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến chế độ ăn quá nhiều chất béo omega-6 (như từ dầu thực vật và hạt) và quá ít chất béo omega-3.

Vì vậy, ăn nhiều cá béo có thể giúp điều chỉnh sự cân bằng này. Chất béo omega-3 có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

7. Cà phê

Cà phê tốt cho sức khỏe gan, nhưng tốt nhất là không nên cho quá nhiều đường, vì lượng đường dư thừa sẽ không tốt cho gan. Cà phê có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, và cả cà phê không chứa caffeine và có chứa caffeine đều có lợi.

Các nghiên cứu cho thấy một chất trong cà phê có tên là diterpen có thể giúp giải độc, có lợi cho những người bị xơ gan.

8. Trà

Trà, đặc biệt là trà xanh, chứa các hợp chất, gọi là catechin, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy những hợp chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Catechin trà xanh cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan. Nhưng tốt nhất là nên dùng trà xanh thay vì thực phẩm bổ sung. Thực phẩm bổ sung trà xanh, khi dùng quá liều, có liên quan đến tổn thương gan.

9. Dầu ô liu

Dầu ô liu chứa phenol và axit béo không bão hòa đơn (MUFA), được biết là tốt cho tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi 100 người có nguy cơ mắc bệnh tim cao tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải bổ sung dầu ô liu, nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu của họ thấp hơn.

Trên thực tế, một số nghiên cứu đã xem xét tác động của việc tiêu thụ dầu ô liu đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện về sức khỏe gan khi mọi người bổ sung từ 2 đến 9 thìa dầu ô liu vào chế độ ăn uống của họ.

Đã từ lâu củ dền được vinh danh là một loại củ quý. Mỹ, Nga, Pháp, Ba Lan và Đức là những nước trồng nhiều củ dền nhất thế giới hiện nay.

Năng lực của màu sắc
Màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được phẩm chất của hỗn hợp hai màu này, các nhà dinh dưỡng khuyên nên để nguyên cả vỏ khi nấu nướng củ dền.

Ổn định trạng thái tinh thần
Ngoài những hóa chất thực vật (phytochemicals), chất xơ...củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.
Những lợi ích khác
- Giá trị dinh dưỡng: củ dền là loại rau củ rất giàu chất sắt, calcium, vitamin A, vitamin C, acid folic. Củ dền cũng chứa rất nhiều chất xơ, kali, phosphorus, magnesium, vitamin B6.
- Bảo vệ gan: do chứa betaine, chất này cũng đóng vai trò trong việc tăng cường chức năng gan, cũng có nghĩa sẽ giúp cơ thể “giải tán” mỡ, ngăn ngừa chứng mệt mỏi...
Bảo vệ tim mạch: củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.
- Ngăn ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.

Dứa không những có hương vị rất thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của quả dứa

Quả dứa là nguồn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain.

Đặc biệt, dứa là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Với những giá trị dinh dưỡng trên, trái dứa là một lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.

Ăn dứa có tốt không?

Quả dứa không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon, dễ dàng kết hợp trong nhiều món ăn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy ăn dứa có tác dụng gì? Sau đây là 15 lợi ích của quả dứa mà bạn nên biết:

1.    Tác dụng thải độc cho cơ thể, chống viêm

2.    Tăng cường hệ miễn dịch

3.    Tham gia vào quá trình tạo ra collagen

4.    Phòng ngừa ung thư

5.    Tốt cho hệ tiêu hóa

6.    Hỗ trợ điều trị bệnh ho và cảm lạnh

7.    Tăng cường sức khỏe của xương

8.    Tốt cho sức khỏe răng miệng

9.    Tốt cho sức khỏe của mắt

10.                    Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

11.                    Tốt cho tuần hoàn máu

12.                    Ngăn ngừa chứng buồn nôn

13.                    Giảm căng thẳng

14.                    Làm đẹp da và chống lão hóa

15.                    Phòng ngừa mụn nhọt

Sau đây là chi tiết những lợi ích của quả dứa đối với sức khỏe mà bạn nên biết.

Ăn dứa có tác dụng gì? Một trong những lợi ích nổi bật của quả dứa là khả năng giảm viêm các khớp và cơ, đặc biệt là các chứng viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Nguyên nhân là do quả dứa có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Bromelain đã được chứng minh tác dụng chống viêm đáng kể, làm giảm sưng trong các tình trạng viêm như viêm xoang cấp tính, viêm họng, viêm khớp, gout và tăng tốc độ phục hồi  sau chấn thương và phẫu thuật. Nhờ đó, ăn dứa có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp ở nhiều người.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn dứa có tác dụng gì? Thêm quả dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn củng cố sức khỏe miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Chỉ cần ăn một khẩu phần dứa là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi dứa là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.

Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.

3. Tác dụng của dứa tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương.

Ăn dứa có tác dụng gì đối với mô và tế bào?  Hàm lượng vitamin C cao trong quả dứa có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng. Đồng thời, bổ sung thêm dứa vào chế độ ăn có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

4. Công dụng của quả dứa: Phòng ngừa ung thư

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, dứa còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, dứa có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.

Chỉ ăn dứa không đảm bảo rằng bạn sẽ ngăn chặn triệt để ung thư. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc, kể cả dứa, là một cách tốt để giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn dứa có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Giống với hầu hết các loại trái cây, dứa cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Tuy nhiên, dứa rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Dứa còn có thể bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp. Chất xơ có thể tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và cũng kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Hơn nữa, ăn dứa có thể giúp bạn hạn chế phân lỏng, giúp giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

6. Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một loại enzyme đặc biệt có trong dứa, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.

7. Tăng cường sức khỏe của xương

Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng dứa chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.

8. Tác dụng của quả dứa tốt cho sức khỏe răng miệng

Ăn quả dứa có tác dụng gì? Ngoài việc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng, dứa cũng có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Dứa thường được xem như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị răng bị lung lay và giúp nướu răng chắc khỏe hơn.

9. Ăn dứa có tốt không? Tốt cho sức khỏe của mắt

Thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất đối với con người. Trong khi đó, dứa có thể tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Chất beta-carotene trong quả dứa có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.

Vì vậy, bạn nên khuyên cha mẹ hoặc ông bà ăn nhiều dứa và nhiều loại trái cây khác để cung cấp đủ lượng beta-carotene vào cơ thể, giữ cho thị lực luôn khỏe mạnh.

10. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

Dứa là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, nếu thiếu kali, cơ thể bạn có thể sẽ bị đe dọa bởi một loạt các mối nguy cho sức khỏe.

Ăn dứa có tác dụng gì? Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là làm giãn mạch, có nghĩa là làm giảm căng thẳng, áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi mạch máu giãn ra, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế. Điều này có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và mạch máu. Do đó, không có gì nghi ngờ khi dứa có thể giúp bạn và người thân ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

11. Công dụng của quả dứa tốt cho tuần hoàn máu

Lợi ích của quả dứa là gì? Ngoài ra, dứa cũng cung cấp cho cơ thể nhiều đồng, một khoáng chất đảm nhận vai trò quan trọng trong một số phản ứng enzyme và có trong các hợp chất trong cơ thể. Quan trọng nhất, đồng là một yếu tố cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Số lượng tế bào hồng cầu cao làm tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau và giúp chúng hoạt động hiệu quả nhất. Đồng cũng làm tăng khả năng nhận thức và tốt cho hệ thần kinh, do đó có thể ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

12. Ngăn ngừa chứng buồn nôn

Dứa có chứa các enzym tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là giúp phụ nữ mang thai giảm ốm nghén.

13. Giảm căng thẳng

Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.

14. Làm đẹp da và chống lão hóa

Ăn dứa có tác dụng gì? Ăn dứa có thể giúp làn da của bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Đó là vì loại trái cây này chứa vitamin C và beta carotene vô cùng dồi dào. Vitamin C giúp cơ thể bạn tạo ra collagen và phục hồi làn da. Trong khi đó, beta carotene đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia cực tím, một trong những tác nhân gây hại cho da.

15. Ngăn ngừa mụn 

Không chỉ bảo vệ da khỏi tổn thương da ánh nắng mặt trời, nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá.

Ăn dứa có tác dụng gì? Bạn càng lớn tuổi, làn da của bạn bắt đầu mất đi vẻ tươi sáng và bắt đầu hình thành các nếp nhăn. Ăn dứa có thể làm cho bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết của tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào nó và điều này sẽ nhân lên lợi ích của tác dụng chống lão hóa.

Ăn dứa nhiều có tốt không?

Ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là có, nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:

  • Dị ứng: Dứa có chứa enzyme bromelain có thể gây ngứa, viêm da mặt và lưỡi nếu ăn nhiều. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm sau vài giờ.
  • Khiến răng nhạy cảm: Dứa có tính axit vì vậy nếu thường xuyên ăn dứa trong một thời gian dài sẽ làm bào mòn men răng khiến răng nhạy cảm.
  • Tăng lượng đường trong máu: Dứa chứa đường fructose, một loại đường làm tăng lượng glucose trong máu. Vậy ăn dứa nhiều có tốt không? Câu trả lời là không, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường cần hạn chế dùng loại trái cây này.
  • Tiêu chảy: Dứa có chứa chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu nếu ăn quá nhiều dứa có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

Cách ăn dứa an toàn

Sau khi đã biết ăn dứa có tác dụng gì và ăn nhiều dứa không tốt cho sức khỏe như thế nào, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết làm sao để ăn dứa an toàn. HelloBacsi sẽ gợi ý cho bạn các cách sau:

  • Chọn quả dứa còn tươi, không bị dập nát
  • Trước khi ăn hoặc chế biến, cần gọt sạch vỏ và bỏ mắt dứa, rửa sạch lại bằng nước
  • Không nên ăn khi đói vì các axit hữu cơ và bromelin của dứa tác động mạnh vào dạ dày, ruột, khiến bạn buồn nôn khó chịu.
  • Không nên uống quá nhiều nước ép dứa vì chứa nhiều đường. Một cốc nước ép dứa có khoảng 25g đường, trong khi cùng một lượng dứa tươi có khoảng 16g.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ ăn dứa có tác dụng gì và làm sao để ăn cho an toàn nhé!

Hành tây là một nguyên liệu không còn xa lạ với nhiều người bởi nó có thể được sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon trong các bữa ăn. Vậy, hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có thể trả lời các câu hỏi nói trên nhé.

Giá trị dinh dưỡng có trong hành tây

Hành tây thuộc họ hành, là một loại thực phẩm quen thuộc có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.

Theo đó, hành tây còn giàu vitamin, khoáng chất và có lượng calo thấp. Bằng việc tiêu thụ hành tây, bạn có thể bổ sung một lượng đáng kể khoáng chất, chất xơ và vitamin cho cơ thể. Đặc biệt hơn, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C và đồng thời cũng giàu vitamin B, gồm có folate và pyridoxine.

Ngoài ra, trong hành tây còn có sự hiện diện của một khoáng chất mà hiện nay nhiều người đang thiếu là kali. Song song, hợp chất lưu huỳnh hữu cơ và cũng không thể bỏ qua hàm lượng quercetin có chứa trong loại thực phẩm này.

Ăn hành tây sống hay chín tốt hơn?

Cho dù sử dụng hành chín hay sống đều sẽ mang lại hiệu quả tương tự. Tuy vậy, hành sống có lượng lưu huỳnh hữu cơ cao hơn, do đó mà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Hành tây sau khi nấu chín sẽ có nguồn chất xơ và đồng cao. Chất xơ sẽ giúp hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa trong khi đồng có thể hỗ trợ các hoạt động của não.

Hơn nữa, hành ngâm cũng sẽ mang lại một số lợi ích nhất định. Tuy vậy, phần thịt bên ngoài của củ hành có chứa nồng độ Flavonoid cao. Vì thế, loại bỏ phần thịt ngoài của hành sẽ tốt hơn khi sử dụng.

10 tác dụng của hành tây đối với sức khỏe

Trên thực tế, tác dụng của hành tây đối với sức khỏe đã được công nhận từ thời cổ đại. Hành có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng với các hợp chất thực vật mạnh có thể giúp hỗ trợ điều trị đau đầu, lở loét, bệnh tim và giúp tăng cường sức đề kháng.

Theo như các nghiên cứu hiện đại, hành tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hành tây giàu Organosulfur và các Flavonoid có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh tim và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, hành cũng có chứa Thiosulfin giúp làm loãng máu tự nhiên và giúp giảm các nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Quercetin có trong hành còn có thể cung cấp khả năng chống oxy hóa, chống viêm, cải thiện nồng độ Cholesterol và giúp tăng cường sức khỏe của tim, chống lại bệnh tim.

Giúp cải thiện sức khỏe xương

Hành tây có tác dụng gì? Loãng xương là một vấn đề về sức khỏe phổ biến, đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mãn kinh. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa chính.

Theo như các nghiên cứu trên động vật tiết lộ rằng, hành tây giúp bảo vệ chống thoái hóa xương, thậm chí nó có thể làm tăng khối lượng xương. Theo một nghiên cứu lớn ở phụ nữ trên 50 tuổi cho thấy, ăn hành tây thường xuyên có liên quan đến tăng mật độ xương. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, ăn một số loại trái cây, thảo mộc và rau quả, bao gồm cả hành tây, có thể giúp làm giảm mất xương ở phụ nữ mãn kinh.

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Hành tây cung cấp chất xơ và prebiotic cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Prebiotic là chất xơ không tiêu hóa, được vi khuẩn đường ruột có lợi sử dụng. Vi khuẩn ăn prebiotic, sản xuất axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường miễn dịch và làm giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Hơn nữa, tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng men vi sinh, cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Hành tây rất giàu prebiotic Inulin và fructooligosaccharides, giúp làm tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột, cải thiện chức năng miễn dịch. Chế độ ăn giàu prebiotic cũng có thể giúp cải thiện hấp thu Canxi và sức khỏe xương.

Tăng cường mật độ xương

Hành tây có tác dụng gì? Theo nghiên cứu trên phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy việc tiêu thụ 3,4oz (100ml) nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần có thể cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa. Nghiên cứu khác cho thấy ăn hành tây ít nhất một lần/ngày có thể giúp tăng mật độ xương tổng thể cao hơn 5% so với những người ăn chúng ít hơn. Hơn nữa, hành tây còn giảm nguy cơ gãy xương hông và có khả năng ngăn ngừa loãng xương. Hành được tin là giúp giảm stress oxy hóa và tăng mức độ chống oxy hóa để giảm mất xương.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Các chất chống oxy hóa có trong hành tây có thể giúp liên kết với các chất độc hại trong não và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Các hợp chất lưu huỳnh cũng sẽ giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ do lão hóa, cải thiện tình trạng hay chóng mặt, động kinh, đau nửa đầu.

Tuy vậy, một phần công dụng của hành tây có thể sẽ bị mất khi nấu chín. Vì vậy, hãy cố gắng ăn hành sống để có thể cải thiện sức khỏe não bộ.

Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào

Tinh chất hành tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B, vitamin C, Kali và chất xơ. Một củ hành trung bình có 44 calo nhưng lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Vitamin C làm tăng cường sức khỏe miễn dịch, giúp sản xuất Collagen, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn hại. Vitamin B và kali đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng thần kinh.

Chống oxy hóa

Ăn hành tây có tác dụng gì? Chất chống oxy hóa là các hợp chất ức chế quá trình oxy hóa, một quá trình dẫn tới tổn thương tế bào và góp phần gây ra các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Hành tây là một nguồn chất chống oxy hóa rất tốt. Thực tế, chúng chứa đến hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau. Đặc biệt hơn, hành đỏ còn có chứa anthocyanins – sắc tố thực vật đặc biệt trong họ flavonoid sẽ giúp cho hành đỏ có màu đậm. Theo nhiều nghiên cứu dân số phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu anthocyanins sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, anthocyanins đã được tìm thấy để bảo vệ chống lại một số loại ung thư và bệnh tiểu đường.

Tốt cho tai và mắt

Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế, nhưng nhiều người tin rằng nhỏ vài giọt nước ép hành tây vào tai có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ giảm đau

Lưu huỳnh có trong hành cũng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mắt. Lưu huỳnh giúp kích thích sản sinh một loại Protein có tên là Glutathione. Hoạt chất này hoạt động tựa như một chất chống bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Hơn thế nữa, hành tây còn có thể được dùng như một loại thuốc nhỏ để chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm giác mạc, viêm bờ mi,… Tuy vậy, trước khi dùng loại nước ép này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để có thể được hướng dẫn cụ thể.

Giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ

Hành tây có chứa Prebiotic có khả năng giúp giảm căng thẳng, chống trầm cảm cũng như cải thiện giấc ngủ.

Khi các vi khuẩn có lợi tiêu thụ Prebiotic sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột, giải phóng các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ giúp tránh các chất, sản phẩm phụ trong hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng não và giấc ngủ.

Hành tây có đặc tính kháng khuẩn

Hành tây còn có tính kháng khuẩn và có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, S. aureus và B. cereus, Pseudomonas aeruginosa,. Chiết xuất từ loại củ này cũng được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Vibrio cholerae. Quercetin – một chất có trong hành tây, cũng được xem là hiệu quả trong việc giảm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, trong đó bao gồm H. pylori và E. coli. Nghiên cứu cũng cho thấy quercetin đã làm hỏng thành cũng như màng tế bào của E. coli và S. aureus.

Chứa các hợp chất chống ung thư

Ăn hành tây có tác dụng gì? Ăn các loại rau thuộc giống Allium như tỏi, hành tây có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như dạ dày, đại trực tràng. Một đánh giá của 26 nghiên cứu đã cho thấy những người tiêu thụ lượng rau allium cao nhất sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn 22% so với những người tiêu thụ ít nhất. Ngoài ra, một đánh giá của 16 nghiên cứu ở 13.333 người đã chứng minh, những người tham gia ăn nhiều hành tây nhất sẽ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng so với người ăn ít nhất. Những đặc tính chống ung thư này còn có liên quan tới các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa flavonoid có trong rau allium. Ngoài ra, hành tây cũng có chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.

Một số lưu ý khi ăn hành tây

Ngoài ra, quá trình sử dụng hành tây cũng nên lưu ý một số điều như sau:

·       Chỉ nên ăn vào khoảng 30 – 50 gram mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

·       Tránh ăn hành tây cùng một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.

·       Một số trường hợp các đối tượng như người sinh lý yếu, người bị đau dạ dày, đau mắt đỏ, huyết áp thấp,… cũng nên hạn chế ăn hành tây.

·       Nếu gặp bất cứ phản ứng nào sau khi ăn hành tây, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể được hỗ trợ kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời xử trí.

Kết luận: Có thể thấy, hành tây là loại củ rất giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Do đó, bạn có thể lựa chọn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn một cách dễ dàng như một loại nguyên liệu trong các món ăn của mình.

Bánh Trung Thu vốn là biểu tượng của ngày tết đoàn viên nhưng không phải ai cũng biết trọn vẹn ý nghĩa của loại bánh mang đậm nét truyền thống này. Hãy cùng Tạp chí ẩm thực tìm hiểu những thông tin thú vị về bánh trung thu ngay sau đây nhé!

Một vài nét về Tết Trung Thu

Hàng năm, ngay từ những ngày đầu mùa thu mọi người lại háo hức mong chờ tới ngày tết trung thu. Được diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch, tết trung thu là một trong những lễ hội lớn tại các nước Châu Á đặc biệt là tại Việt Nam. Tết trung thu được coi là ngày tết của trẻ em và còn có những tên gọi rất đặc biệt khác như tết trông trăng hay tết hoa đăng.

Ở Việt Nam, vào ngày tết trung thu mọi người sẽ bày mâm ngũ quả và quây quần bên nhau cùng ngắm trăng, trò truyện. Trẻ em sẽ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, rước đèn dưới ánh trăng. Ngoài ra, các hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa rồng, hát trống quân sôi động cũng được các bạn nhỏ và cả người lớn rất yêu thích.

Sự tích về bánh Trung Thu

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội – một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối.

Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Đặc điểm của bánh Trung Thu Việt Nam

Bánh trung thu Việt Nam gồm hai loại bánh chính là bánh nướng và bánh dẻo. Ngoài ra, còn có các loại bánh khác như bánh trung thu cá chép hay kiểu bánh lợn mẹ với đàn con.

Khác với các loại bánh trung thu phương Tây, bánh trung thu ở nước ta thường có vị ngọt hơn. Bánh dẻo và bánh nướng thường có dạng hình tròn đường kính khoảng 10cm, ngoài ra còn có loại bánh hình vuông có chiều cao từ 4cm – 5cm.

Ý nghĩa đặc biệt của bánh Trung Thu

Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ở Việt Nam gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.

Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn – mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.

Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…

Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.

Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống.

Bí đỏ là một loại quả rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy. người Nhật Bản luôn coi nó là một trong những món ăn trường sinh bất lão bên cạnh hải sản, tảo biển, rau sống, trứng và đậu nành.

Bổ dưỡng thịt quả

Thịt bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, đóng vai trò quan trọng cho thị giác, tăng trưởng xương và sự sinh sản, tham dự vào sự tổng hợp protein, điều hòa hệ miễn dịch và góp phần dinh dưỡng, bảo vệ cho da.

Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Đây cũng là thực phẩm cần cho những ai sợ mập vì 100g bí đỏ chỉ cung cấp 26 calo và không chứa chất béo.

Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic, đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.

Bí đỏ được xem là một trong những loại quả chứa nhiều chất caroten có tính chất chống ôxy hóa. Màu vàng cam càng nhiều thì hàm lượng caroten càng cao rất tốt cho trẻ em. Những người thường bị táo bón cũng nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.

Hạt bí đỏ không chỉ là phương tiện “giải sầu” trong những đêm mưa buồn giá lạnh mà còn là loại thuốc tẩy giun sán. Nó cũng chứa nhiều vitaminh, chất khoáng cùng những amino acid cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Hạt giàu vi chất

Magiê: Góp phần vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.

Acid linoleique (omega6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.

Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.

Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo các chất thuộc hệ di truyền, là thành phần của các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lượng và cấu tạo nên thăng bằng acid-baz của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần làm giảm nguy cơ sạn thận.

Kẽm: Tham phần vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di truyền, mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trường của thai nhi. 

Cách để biến gạo trắng thành bài thuốc trị tiểu đường, tim mạch, ung thư.
Gạo trắng chứa Carbohydrate dẫn đến các hội chứng chuyển hoá, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, …
Ngâm gạo trắng, tuyệt vời hơn nữa là gạo lứt trong ít nhất 12 tiếng đồng hồ, ta có phản ứng hoá học tự nhiên biến đổi tinh bột thành tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ hoà tan điều hoà lượng đường tự nhiên và chất ngọt rác trong máu. Điều này đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiẻu đường đang trong trạng thái dư thừa chất ngọt rác mà lại thiếu đường tự nhiên. Thảm vi sinh vật Microbiome sẽ được cho ăn trước. Chúng trở nên khoẻ mạnh, linh hoạt tiết Enzyme và tăng cường tổng hợp sản xuất các Acid béo chuỗi ngắn cực kỳ cần thiết cho việc tạo năng lượng sửa chữa và ngăn ngừa ung thư, tim mạch, huyết áp. Giúp tuyến tuỵ tăng chất lượng và độ nhạy Insulin.

Tết chính là khoảng thời gian để mọi người sum vầy cùng gia đình sau một năm làm việc vất vả, vì thế mà các món ngon ngày Tết luôn được chuẩn bị phong phú, thịnh soạn với ý nghĩa mong cầu cho gia đạo luôn sung túc, đầy đủ và ấm no.

Các món ngon ngày Tết của 3 miềm Bắc – Trung – Nam

Món ngon ngày Tết miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc vốn rất tinh tế và đa dạng cho nên các món ăn ngày Tết cũng không thể qua loa. Các món ăn thường được chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt, trong đó phải kể đến: bánh chưng, xôi gấc, thịt gà luộc, thịt nấu đông,… Dù đã trải qua nhiều thời kỳ, nhưng mâm cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn đặc trưng không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Có ý nghĩa là món ăn của đất trời, cách gói bánh chưng đơn giản, được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, cùng một chút cay nhẹ của tiêu và béo ngậy từ thịt mỡ đã tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn, mang đậm nét truyền thống của ngày tết cổ truyền.

Dưa hành

Dưa hành là món ăn dân dã được rất nhiều người yêu thích, luôn chiếm vị thế quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Dưa hành sẽ càng ngon hơn khi được thưởng thức cùng bánh chưng hay thịt đông.

Giò chả

Giò là món ngon ngày Tết của người miền Bắc. Nó được làm từ thịt heo giã nhuyễn, để nguyên hoặc trộn với một số nguyên liệu khác, sau đó bọc nilon, đem gói bằng lá chuối và hấp chín. Giò có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” nên thường không thể thiếu vào ngày Tết, thể hiện cho mong muốn luôn được đủ đầy, hạnh phúc của gia chủ.

Thịt gà luộc

Thịt gà luộc là món ngon quan trọng không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Việc dâng cúng gà luộc vào ngày đầu năm có ý nghĩa sẽ mang đến một khởi đầu may mắn, đủ đầy và thuận lợi.

Gà sẽ được lựa chọn thật kỹ, sau đó làm sạch, luộc chín với lớp da vàng ươm rồi chặt và xếp ra đĩa một cách thật đẹp mắt. Món ăn này thường được dùng cùng muối tiêu chanh để đậm đà hương vị hơn.

Nem rán

Nem rán là món ăn ngon có cách chế biến khá cầy kỳ, thể hiện cho sự chau chuốt, tỉ mỉ của người miền Bắc đối với mâm cỗ ngày Tết. Thịt sẽ được băm nhỏ cùng hành tây, cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ, miếng rồi trộn đều với trứng gà và gia vị. Sau đó cho phần nhân đã chuẩn bị vào bánh đa tráng mỏng, cuốn lại rồi đem rán. Chiếc nem phải cuộn thật đều tay, rán với lửa vừa phải thì mới chín đều và đẹp.

Món ngon ngày Tết miền Trung

Miền Trung dài hẹp, có thời tiết khắc nghiệt nên thường phải gánh chịu lũ lụt, hạn hán,… Tuy cuộc sống vất vả nhưng mỗi dịp Tết, họ vẫn bày biện mâm cỗ thật thịnh soạn để tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

Bánh tét

Bánh tét là món ăn đặc trưng nhất cho ngày Tết cổ truyền ở 2 miền Trung và Nam. Với người miền Trung, bánh tét có ý nghĩa thể hiện cho sự hội tụ của đất và trời. Tuy có nguyên liệu đơn giản, nhưng khi ăn, chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng hương vị hấp dẫn, thơm ngon đến kỳ lạ.

Nem chua

Nem chua là món ăn luôn có sẵn trong nhà vào những ngày Tết của người miền Trung. Với vị chua, ngọt, mặn, cay hài hòa, món ăn sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng thú vị và lôi cuốn khi thưởng thức. Nem chua miền Trung có kết cấu khá mịn màng, hương vị dịu nhẹ và thường được ăn kèm với tép tỏi để tăng độ hấp dẫn.

Dưa món

Dưa món miền Trung được chế biến với đa dạng nguyên liệu như cà rốt, dưa leo, củ cải, củ kiệu, đu đủ,… Mặc dù trông khá đơn giản, nhưng để có được món ăn này đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và sự tỉ mỉ. Dưa món có vị chua chua giòn giòn, mang lại cảm giác rất lạ miệng khi thưởng thức.

Tôm chua

Tôm chua là món ăn đặc sản của Huế. Không chỉ được thưởng thức vào những ngày thường, mà nó còn là món ngon ngày Tết của người miền Trung. Tôm chua có vị ngọt bùi, béo ngậy thường ăn kèm với thịt, khế, các loại rau thơm,… sẽ khiến bạn phải mê mẩn.

Món ngon ngày Tết miền Nam

Tết ở miền Nam vương chút nắng ấm và mâm cỗ ở đây cũng trù phú hơn khi đủ các loại nông sản như thịt, rau, hải sản với nhiều màu sắc và hương vị đa dạng,…

Thịt kho nước dừa

Đây là món ăn rất được yêu thích vào những ngày Tết của người miền Nam. Món ăn này có thể thưởng thức cùng với cơm, dưa giá chua tạo nên hương vị đầy hấp dẫn.

Canh khổ qua nhồi thịt

Vào những ngày Tết, người miền Nam rất thích ăn canh khổ qua nhồi thịt vì nó có ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Bên cạnh đó, món này còn giúp cơ thể giải nhiệt và cung cấp nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.

Lạp xưởng

Mỗi dịp xuân về, lạp xưởng rất được nhiều người tìm mua vì không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Có vị dai ngọt thú vị nên lạp xưởng rất được ưa chuộng dùng để ăn kèm cơm hoặc cuốn bánh tráng rất hấp dẫn.

Mỗi miền đều có một phong cách ẩm thực riêng với các món ăn mang nhiều màu sắc, hương vị và ý nghĩa. Tất cả đều bổ trợ cho nhau, giúp cho mâm cỗ ngày Tết thêm trù phú, trang trọng để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.

1 2 3
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn