Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN CÁC LOẠI CỦ, QUẢ \ CỦ CẢI

Củ cải được ví là nhân sâm mùa đông vì vừa ngon vừa bổ dưỡng. Củ cải khi nấu chín sẽ có vị ngọt, thanh mát. Bạn có thể dùng củ cải để chế biến thành nhiều món ăn như của cải xào, củ cái nấu canh xương, củ cải luộc, củ cải muối chua... Mỗi món ăn lại có một hương vị riêng.

Củ cải được bày bán rất nhiều ở các sạp hàng trong chợ hay siêu thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn thế nào để được củ cải tươi ngon nhất. Không phải cứ chọn củ cải to, bóng bẩy là được. Để chọn được củ cải ngon, bạn hãy tham khảo những bí kíp dưới dưới đây.

1. Cách chọn củ cải ngon

Nhìn vào vỏ củ cải

Củ cải có hình dạng tròn đều, vỏ nhẵn mịn là loại ngon. Trong quá trình sinh trưởng, củ cải đủ hút đủ nước và phát triển tốt nên phần vỏ mịn màng. Loại củ cải này ăn sẽ ngon ngọt hơn. Bạn cũng có thể bảo quản củ cải này trong thời gian dài hơn. Dù để 10 ngày thì củ cải vẫn tươi ngon, mọng nước.

Với những củ có vỏ teo lại hoặc có dấu hiệu bị mềm nhũn thì không nên mua.

Không nên mua những củ có vỏ hơi sần. Phần vỏ không nhẵn nhụi chứng tỏ trong quá trình trồng chúng hút được ít nước, bên trong ruột sẽ cứng hơn, hương vị kém thơm ngon.

Ngoài ra, với loại củ cải bình thường, vỏ sẽ có màu trắng tự nhiên hoặc trắng có lẫn chút đất. Nếu củ cải trông đặc biệt trắng và bóng bẩy thì có thể chúng đã được ngâm thuốc để trông bắt mắt hơn.

Củ cải bị dập nát hoặc vỏ bị xước nhiều thì không nên mua. Loại này ăn vừa không ngon lại không bảo quản được lâu.

Kích thước của củ cải

Nhiều người cho rằng khi mua củ cải thì chọn củ càng to càng tốt. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải chọn củ cải to. Củ cải quá to chưa chắc đã có hương vị thơm ngon, bên trong ruột của chúng có thể bị rỗng, xốp, thịt không ngọt và hơi khô.

Cũng không nên chọn những củ cải quá nhỏ vì chứng tỏ chúng có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc không nhận được đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển. Củ cải chưa phát triển hết thì vị sẽ bị hăng.

Do đó, người nông dân mách, hãy chọn những củ có kích thước vừa phải, vỏ mịn màng. Loại này vừa đủ ẩm, vừa giòn ngọt.

Nhìn vào phần lá

Lá củ cải thường không để được lâu. Do đó, khi mua, bạn hãy quan sát cả phần lá. Nếu phần lá còn tươi thì đó là củ cải mới thu hoạch.

Nếu củ cải không có lá hoặc lá ngả sang màu vàng thì loại đó có thể đã được thu hoạch một thời gian, không phải loại tươi ngon nhất.

Khối lượng

Cầm hai củ cải có kích thước tương tự trên tay, củ nào nặng hơn thì nên chọn củ đó. Người trồng lý giải, củ cải cầm nặng tay thì độ ẩm càng nhiều, ăn sẽ giòn ngọt hơn. Củ cải nhẹ tay thường ít nước, dễ bị xốp hoặc rỗng ruột.

Nhìn vào rễ

Hãy nhìn vào phần rễ của củ cải. Nên chọn củ cải chỉ có một rễ chính và dài. Những củ như vậy thường có đủ dinh dưỡng. 

2. Cách bảo quản củ cải

Cách bảo quản củ cải bằng cách đông lạnh

Ngoài cách chọn củ cải ngon, cách bảo quản củ cải cũng rất quan trọng. Sau khi mua củ cải trắng về bạn nên rửa sạch, cắt khúc hoặc cắt thành hạt lựu tùy vào nhu cầu sử dụng. Tiếp đó cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Với cách bảo quản này có thể bảo quản củ cải trong vòng 1- 2 tháng.

Đây là cách bảo quản đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả để giữ cho củ cải còn nguyên chất dinh dưỡng và lâu hỏng hơn.

Cách bảo quản củ cải bằng bùn

Cách bảo quản này bạn nên để nguyên củ và cắt bỏ phần đầu, cho củ cải lăn tròn trong phần bùn vàng nhão. Đặt củ cải ở những nơi có bóng râm, cách bảo quản này giúp bảo quản củ cải được khoảng 10 ngày.

Cách bảo quản củ cải quanh thùng nước

Lấy một thùng xốp bất kỳ, đặt trong thùng một bát nước rồi xếp củ cải xung quanh bát nước này. Sau đó lấy một miếng vải mùng trùm kín, đắp thêm một lớp đất cát trên miếng vải khoảng 10cm. Cách này giúp bảo quản củ cải được khoảng 10 ngày.

Cách bảo quản củ cải trong tủ lạnh

Đầu tiên, bạn cần cắt bỏ phần rễ và cuống lá xanh của củ cải trắng. Đem chúng đi rửa sạch, để ráo nước và lau khô bằng khăn sạch. Sau đó dùng khăn giấy bọc xung quanh củ cải để hút ẩm thừa trong quá trình bảo quản.

Cho củ cải trắng vào túi zip rồi loại bỏ hết không khí hoặc túi hút chân không nếu có. Bảo quản củ cải trắng ở ngăn đựng rau củ trong ngăn mát tủ lạnh để khoảng 2 tuần.

Cách bảo quản củ cải bằng cách phơi khô

Củ cải rửa sạch, cắt lát rồi ngâm trong nước muối để không bị đen. Đem củ cải phơi khô dưới nắng hoặc dùng lò sấy để làm khô giòn.

Củ cải trắng khô sẽ teo lại thành các sợi nhỏ, có màu ngả vàng. Bảo quản củ cải khô trong túi hoặc lọ kín khí, để nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm mốc. Thời gian bảo quản có thể kéo dài khoảng 4 - 5 tháng.

Cách bảo quản củ cải bằng muối

Củ cải sau khi mua về rửa sạch, sau đó đem đi phơi nắng vừa héo. Tiếp theo, đem đi luộc với muối cho đến khi củ cải sánh lại. Vớt để ráo cho vào hộp đựng thực phẩm và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản này có thể bảo quản củ cải muối nhiều năm mà không sợ bị hỏng.

Cách bảo quản củ cải trắng trong cát

Chuẩn bị 1 chậu hoặc thùng cát vừa với số củ cả trắng cần bảo quản. Khoét lỗ sâu khoảng 5cm rồi cắm phần đầu nhọn của củ cải xuống cát.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng củ cải trắng trong thời gian bảo quản. Nếu thấy bề mặt lớp cát bị khô thì hãy phun nước sạch để làm ẩm. Cách bảo quản này sẽ giúp củ cải tươi trong khoảng 10 ngày.

Bảo quản củ cải bằng cách phên ủ muối

Rửa sạch và thái lát củ cải theo chiều dọc, ngâm củ cải đã cắt lát với muối hột để loại bỏ bớt vị cay nồng trong trong một đêm rồi đem phơi nắng. Thực hiện ướp muối và phơi nắng cho đến khi củ cải thành màu vàng, giòn và có vị mặn. Cách bảo quản này có thể kéo dài vài năm mà không lo củ cải bị hỏng.

Củ cải là loại rau củ quen thuộc của người nội trợ Việt, nhưng ít ai biết rõ củ cải là gì, có bao nhiêu loại củ cải, công dụng của củ cải. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin về củ cải thông qua bài viết sau nhé!

1. Củ cải là gì?

Củ cải có tên khoa học là Raphanus sativus, là một loại rau ăn củ được xếp vào họ Cải, có nguồn gốc từ châu Âu và hiện đang được trồng rộng rãi trên khắp thế giới.

Hiện nay củ cải có nhiều loại khác nhau, chúng có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc, kích thước, mùa vụ thu hoạch hay thậm chí là mục đích sử dụng.

Ngoài vai trò như một loại thực phẩm tươi ngon, củ cải còn được sử dụng nhiều trong Đông y với các thành phần dược tính nhất định, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe của con người.

2. Các loại củ cải

Hiện nay trên thị trường bạn có thể tìm thấy 2 loại củ cải phổ biến là củ cải đỏ và củ cải trắng.

Củ cải đỏ có tên khoa học là Dacus carota hay còn gọi là củ cà rốt, lớp vỏ ngoài có màu sắc bắt mắt, thường gặp nhất là màu vàng cam sậm, một số khác có màu đỏ, vàng hay tía tùy vào từng giống cụ thể.

Loại củ cải này ưa thích và phát triển tốt trong điều kiện môi trường có khí hậu lạnh, chúng có dáng củ hình trụ dài, lá có màu xanh tự nhiên. Mùa vụ thu hoạch chính là mùa xuân hoặc mùa hè.

Trong củ cải đỏ có chứa hàm lượng lớn chất xơ và đa dạng các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Củ cải đỏ

Củ cải trắng khá giống với củ cải đỏ ở dáng củ thuôn dài, lá có màu xanh mướt, nhưng lớp vỏ ngoài và thịt bên trong đều có màu trắng đục. Kích thước củ cũng to hơn một chút, trung bình mỗi củ nặng khoảng 300 - 500gr.

Được đánh giá cao về khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, giống củ cải trắng thích hợp trồng quanh năm, nhưng mùa vụ chính là vào mùa đông hàng năm.

Loại củ cải này còn được mệnh danh là "nhân sâm trắng" trong Đông Y, với nhiều công dụng vượt trội, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp kháng khuẩn, giảm đau,...

Củ cải trắng

Ngoài ra còn có rất nhiều loại củ cải khác như củ cải đỏ mini, củ cải đỏ khổng lồ, củ cải Peter, củ cải Margenlan, củ cải Thụy Điển, củ cải Kiwi, củ cải đen,...

Củ cải mini có nét riêng khác biệt so với các loại củ cải thông thường, bạn có thể dễ dàng nhận ra nhờ vào lớp vỏ ngoài có sắc nổi bật, tuy nhiên thịt củ cải bên trong đa số có màu trắng đục như sữa.

Phần lá tươi xanh, dáng củ cải đó tròn, kích thước không quá to, khoảng 4 - 5 củ cho 1kg. Thời gian thu hoạch trải đều trong năm.

Các loại củ cải khác

3. Thành phần dinh dưỡng của củ cải

Theo Tây Y trong 100 gam củ cải trắng thì thành phần các chất dinh dưỡng bao gồm:

·       1.4gam protid,

·       3.7gam glucid,

·       1.5gam xenluloza,

·       40mg canxi,

·       41miligam photpho;

·       1.1miligam sắt;

·       0.06miligam vitamin B1,

·       0.06miligam vitamin B2,

·       0.5miligam vitamin PP,

·       30 miligam;

·       vitamin C...

Theo y học cổ truyền, củ cải có vị ngọt kèm theo với vị hơi cay, đắng, tính bình, không độc. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu. Không những thế, củ cải trắng còn giúp kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày. Củ cải thường được sử dụng làm thuốc ở dạng khô hoặc có thể cả ở dạng tươi đều được.

Một số nghiên cứu về tác dụng của củ cải ở Pháp cho thấy rằng việc sử dụng một số lượng nước của cải trắng giúp hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân có các căn bệnh ác tính.

4. Các tác dụng của củ cải

Ăn củ cải có tác dụng gì? Theo thuyết thực dưỡng của Ấn Độ, củ cải được xem như thực phẩm vàng nắm bí quyết chữa bệnh và hồi phục sức khỏe hàng đầu. Củ cải cũng được nghiên cứu khoa học chứng minh có nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất trong các loại rau của thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Các tác dụng sau đây của củ cải sẽ khiến bạn nhận thấy cần bổ sung ngay thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày:

4.1. Củ cải có khả năng giúp giảm nguy cơ ung thư

Thành phần hợp chất chứa trong củ cải như phytochemical và anthocyanins có tác dụng trong việc chống lại các tác nhân gây ung thư. Hơn nữa, củ cải được biết đến với loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C khá phong phú có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn được các tổn hại cũng như sự hoạt động của các gốc tự do. Do đó, củ cải có thể có vai trò tốt trong việc giúp ngăn ngừa ung thư.

Một vài nghiên cứu thử nghiệm chức năng của các hợp chất sinh học trong củ cải xuất hiện các bằng chứng chứng tỏ chiết xuất từ rễ củ cải có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự huỷ của các tế bào ác tính này với sự xuất hiện của hợp chất isothiocyanates - thành phần hợp chất này trong củ cải khá dồi dào và phong phú.

4.2. Củ cải có khả năng điều chỉnh huyết áp

Thành phần dinh dưỡng của củ cải có chứa nhiều kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể. Duy trì sự cân bằng này sẽ giúp cho huyết áp ổn định.

Một vài nghiên cứu về dinh dưỡng ứng dụng cho thấy rằng lá của củ cải cũng có tác dụng trong việc hạ huyết áp ở những người đang có triệu chứng tăng huyết áp đáng kể.

4.3. Củ cải có vai trò tốt với những bệnh nhân đái tháo đường

Hormone insulin được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose trong cơ thể. Những bệnh nhân đái tháo đường không có chức năng hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, thì có thể sử dụng củ cải để tối ưu hoá tác dụng này.

Ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc thành phần tinh bột nhiều. Tuy nhiên, củ cải thuộc nhóm thực phẩm khá giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, nên những bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng củ cải trong bữa ăn nhằm hạn chế hàm lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn.

4.4. Củ cải có tác phòng chống cảm lạnh và ho

Trong trường hợp bạn bị ho hoặc mắc bệnh cảm lạnh, bạn có thể sử dụng củ cải vào chế độ ăn hàng ngày nhằm giúp giảm các triệu chứng của các bệnh này. Củ cải có khả năng chống sung huyết, hình thành các chất nhầy có trong cổ họng. Hơn nữa, củ cải còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và dẫn đến cảm lạnh, ho.

4.5. Củ cải có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh vàng da

Củ cải được biết đến như loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Gan và dạ dày được xem như một trong những bộ phận nhận nhiều lợi ích từ việc loại bỏ độc tố bằng cách sử dụng củ cải. Hàm lượng chất xơ, nước trong củ cải có thể giúp làm sạch đường ruột, đồng thời nước củ cải cũng có hàm lượng vitamin C khá phong phú. Ngoài ra, củ cải có khả năng hiệu quả trong việc kiểm sát các bệnh vàng da, với tác dụng của củ cải nó có khả năng điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng việc cung cấp oxy cho cơ thể. Khi đó, củ cải sẽ có vai trò giúp kiểm soát sự phá huỷ hồng cầu làm cho hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao - cũng chính nguyên nhân gây bệnh vàng da.

4.6. Củ cải có khả năng chống táo bón

Táo bón, căn bệnh khá phổ biến đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi, những người ít vận động, ít luyện tập thể dục hay có chế độ ăn không lành mạnh chứa nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải sẽ giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu này. Bởi vì thành phần chất xơ trong củ cải khá phong phú, giúp làm sạch các loại thức ăn, cặn bã bị kẹt trong ruột già và được tống ra ngoài... Hơn nữa, củ cải còn giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hoá và mật làm cho hệ thống tiêu hoá của cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.

4.7. Củ cải có khả năng giúp giảm cân hiệu quả

Hàm lượng calo trong củ cải rất thấp. thêm vào đó hàm lượng chất xơ trong củ cải lại khá phong phú nên sẽ khiến cho những người muốn giảm cân có cảm giác nhanh no khi sử dụng loại thực phẩm này. Chẳng hạn, hàm lượng calo trong 100 gam củ cải có khoảng 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái sử dụng món ăn từ củ cải vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ vừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả

4.8. Củ cải tốt cho những bệnh nhân hen suyễn

Củ cải có đặc tính chống lại sung huyết vì thế củ cải sẽ rất tốt cho những bệnh nhân hen suyễn.

Những người mắc bệnh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện tình trạng này.

Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, củ cải có khả năng chống lại các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp nhằm bảo vệ lớp lót đường hô hấp không bị nhiễm trùng.

4.9. Củ cải giúp duy trì sự tươi trẻ

Hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa trong củ cải khá phong phú, nên sử dụng củ cải trong bữa ăn hàng ngày giúp ngăn chặn tác hại của gốc tự do. Hơn nữa, củ cải tươi có thể đắp lên da vì nó có đặc tính làm sạch.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn