Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
GÓC BẾP \ PHONG THUỶ NHÀ BẾP

Có thể bạn chưa biết, tủ bếp là yếu tố quan trọng cấu thành không gian sống của mỗi gia đình và nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiền sức khoẻ và tài lộc của gia chủ.

1. Nguyên tắc bố trí Phong Thuỷ tủ bếp 

Bố trí tủ bếp hợp với phong thủy ngày nay được rất nhiều gia chủ quan tâm, bởi tủ bếp sẽ là trái tim của ngôi nhà, quyết định rất nhiều đến tiền tài và hạnh phúc.

Hướng tủ bếp 

Hướng bố trí của tủ bếp là một yếu tố khá quan trọng trong phong thủy, hướng tủ bếp hợp với phong thủy sẽ góp phần giúp gia đình luôn hòa thuận, cùng các thành viên trong gia đình sẽ gặp may mắn trong công việc cũng như là trong cuộc sống. Người ta sẽ thường chọn hướng nhà dựa vào hướng nhà và ngũ hành bản mệnh và tuổi của gia chủ.

Theo tuổi gia chủ 

Khi thiết kế và lắp đặt tủ bếp bạn sẽ tính đến tuổi của gia chủ. Bởi khi làm nhà, thì hướng nhà chủ yếu thường dựa theo tuổi của nam gia chủ để giúp cho gia đình yên ấm và phú quý. Yếu tố tuổi tác của gia chủ sẽ giúp thúc đẩy sự giàu có mang lại nhiều may mắn và tài lộc ngày càng nhiều hơn. 

Theo ngũ hành bản mệnh 

Ngoài việc chọn hướng nhà theo tuổi, thì gia chủ cần lưu ý đến các mối quan hệ tương sinh và tương khắc trong thuyết ngũ hành. Hướng của tủ bếp nên đặt ở vị trí tương sinh với mệnh của gia chủ như sau:

Gia chủ mệnh Thổ, thì nên bố trí tủ bếp ở các hướng như là: Đông Nam và Tây Bắc.

Gia chủ mệnh thuộc mệnh Kim nên bố trí tủ bếp là theo hướng Tây.

Gia chủ thuộc mệnh Mộc nên bố trí tủ bếp theo các hướng đó là Đông, Đông Nam và hướng Nam.

Gia chủ có mệnh Thủy, thì nên bố trí tủ bếp theo hướng Bắc và Tây Bắc.

Gia chủ mệnh có Hỏa nên bố trí tủ bếp quay về hướng Tây Nam hoặc là Đông Bắc.

Theo hướng nhà 

Hướng của tủ bếp theo phong thủy nhất định phải hợp với hướng nhà. Ví dụ như nhà hướng Đông Nam, thì tủ bếp có thể cùng hướng Đông Nam hoặc là chính Đông. Tuyệt đối không đặt hướng tủ bếp đối diện với hướng nhà, vì có thể gây hao tài, tốn của và gia đình lục đục.

Ngoài ra, hướng của tủ bếp nên trùng với hướng bếp là tốt nhất, theo nguyên tắc tọa hung hướng cát và tủ bếp nên dựa vào tường và sẽ hướng về nơi tọa hung của sự may mắn và tốt lành.

Phía sau, của tủ bếp không nên là một không gian trống mà nên là một bức tranh treo tường vững chắc. Ngoài ra đặt tủ bếp trên vách kính cũng không tốt, vì sẽ mang lại cảm giác hụt ​​hẫng.

2. Vị trí tủ bếp có bàn thờ ông táo 

Theo quan niệm từ xa xưa, thì bếp sẽ thuộc hành Hỏa nên những màu mang mệnh Hỏa hoặc là mệnh Mộc như đỏ, cam, xanh lá cây và vân gỗ… sẽ phù hợp với cả tủ bếp và ông Công ông Táo. Mục đích của việc lắp đặt bàn thờ ông Táo là để giúp giữ lửa cho gia đình và cầu cho nhà cửa luôn được bình an, gia đạo hòa thuận và hạnh phúc. Tủ bếp có bàn thờ ông Táo khác với các loại tủ bếp thông thường nên gia chủ cần nên lưu ý đến vị trí đặt bàn thờ để có tủ bếp phù hợp với phong thủy như sau: 

Đông Bắc (Sinh Tham Lang tinh): Sẽ giúp đường công danh tài lộc thuận lợi và dễ thăng quan tiến chức.

Tây là (Thiên Y thuộc Cự Môn tinh): Sẽ hạn chế bệnh tật, gia tăng tiền bạc và vật chất.

Tây Bắc (Diên Niên thuộc Võ Khúc Tinh): giúp cho gia đình luôn hòa thuận và yên ấm.

Tây Nam (Phục Vị Tinh): Giúp thuận lợi cho con cái sẽ có quý nhân phù trợ nên gặp nhiều may mắn trong học hành và cả lẫn sự nghiệp.

Lưu tâm về tủ bếp và tủ lạnh

Ngoài việc, quan tâm đến phong thủy cho tủ bếp, thì cần xem xét vị trí đặt tủ lạnh trong bếp dựa trên nghiên cứu về phong thủy của tủ bếp. Không nên đặt ở gần bếp hay thờ ông Táo để tránh lửa và gần lửa là điều rất cấm kỵ, theo thuyết ngũ hành thì Táo Quân sẽ thuộc mệnh Hỏa và tủ lạnh có nước tức là Thủy, Thủy sẽ khắc Hỏa.

Vì vậy bạn phải tuyệt đối chú ý vào vấn đề này. Nên đặt tủ lạnh gần bồn rửa hoặc có thể đặt ở góc khác ở trong bếp, tốt nhất là đặt song song hoặc vuông góc với hướng của tủ bếp.

Theo phong thủy, thì góc tường sẽ là nơi thu hút nhiều tài lộc nên việc đặt tủ bếp sẽ dựa vào tường là rất tốt cho vượng khí của căn bếp.

Phong Thuỷ tủ bếp đón nắng

Đối với nhiều gia đình, thì phòng bếp là nơi quan trọng nhất ở trong ngôi nhà. Tại đây, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau sau một ngày dài làm việc và học tập.

Vì vậy ai cũng mong muốn có một căn bếp vừa thông thoáng và khô ráo, mát mẻ. Để làm được điều này, nhiều người đã lựa chọn mua tủ bếp có cửa sổ hay còn được gọi là tủ bếp cửa sổ. Thiết kế của những mẫu tủ bếp này, cũng sẽ giống như những mẫu tủ bếp gỗ phong thủy thông thường khác, chỉ khác là chúng sẽ được thiết kế cửa sổ bếp thông thoáng hơn. 

Kích thước tủ bếp Phong Thuỷ

Tủ bếp sẽ bao gồm là kệ bếp dưới và cộng với tủ bếp trên, để xác định kích thước của tủ bếp theo phong thủy, thì bạn cần xác định được chiều cao từ sàn lên đến nóc tủ, kết hợp với chiều sâu của tủ mới được hợp lý.

Thông thường, thì người ta dùng thước để tìm ra những kích thước có lợi nhất cho phong thủy của tủ bếp như: 

Chiều cao từ sàn lên đến mặt bếp theo kích thước của Lỗ Ban chỉ nên cao trong khoảng 81 đến 90 cm. Con số này vừa phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam lại vừa hợp theo phong thủy, mang lại nhiều vượng khí dành cho gia chủ. Chiều rộng của kệ trên quầy có thể sẽ có kích thước là từ 61 đến 66 cm. 

Chiều cao của tủ bếp phong thủy trên có thể từ 180 đến 186 cm – chiều cao khá hợp lý, vừa giúp cho người nấu được thoải mái sử dụng, lại vừa phù hợp với cấu trúc tổng thể của từng gian bếp. Nếu thấp hơn, thì không gian phía trên của tủ bếp trống và điều này sẽ làm đảo lộn sự cân bằng và ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ.

Chiều cao của tủ bếp dưới, nên được tính từ sàn bếp 150 đến 155 cm. Nếu thấp hơn chiều cao này, thì khi nấu ăn bạn sẽ phải cúi đầu xuống, nếu cao hơn thì sẽ phải vừa với thân mình. Cả hai điều này đều gây ra rất nhiều bất tiện.

Màu tủ bếp hợp Phong Thuỷ

Theo quan niệm từ xa xưa của người phương Đông, thì bếp là nơi sum họp của các thành viên trong gia đình cũng giống như là trái tim của gia đình. Chính vì vậy, việc lựa chọn màu sắc cho tủ bếp sẽ dựa trên yếu tố phong thủy được rất nhiều người quan tâm.

Màu sắc phù hợp với mệnh của gia chủ sẽ giúp mang đến những điều tốt lành nhất cho gia đình nói chung và căn phòng bếp nói riêng. 

Người có mệnh Kim: Nên chọn các màu sắc thuộc mệnh Thổ như là nâu, vàng đất và cam đất, vì Thổ sinh ra Kim hoặc chọn các màu sao cho phù hợp của mệnh Kim như: Màu trắng, vàng và ánh kim. Tránh dùng các màu của mệnh Hỏa (đỏ, hồng, tím và cam) vì Hỏa sẽ khắc Kim.

Người thuộc mệnh Mộc: Chọn màu theo nguyên tắc tương sinh với bản mệnh Thủy (xanh lam và đen). Vì vậy, xanh lam, xanh lá cây, đen, cùng vàng nhạt và nâu là những lựa chọn hoàn hảo. Lưu ý, nên tránh dùng các màu thuộc mệnh Kim như (trắng, vàng và các màu ánh kim) vì Kim sẽ khắc Mộc.

Việc trang trí nội thất bếp, trong đó lựa chọn tranh treo phòng bếp hợp phong thủy ngày càng được nhiều gia chủ quan tâm, tìm hiểu.

1. Tại sao ngày càng nhiều người lựa chọn tranh Phong Thủy treo phòng bếp?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đang ngày càng hướng tới những giá trị tinh thần nhiều hơn. Việc trang trí nội thất phòng bếp với những bức tranh phong thủy là lựa chọn thông minh, đáp ứng được nhiều tiêu chí cho gia chủ.

Tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống

Những bức tranh phong thủy hiện nay rất đa dạng về chất liệu, màu sắc. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn được những bức tranh hài hòa với căn bếp của mình, giúp che lấp những khoảng trống đơn điệu trên tường. Những họa tiết đẹp mắt, màu sắc sống động của tranh sẽ giúp căn bếp của bạn thêm phần tươi sáng, ấm cúng hơn. Ngắm nhìn những bức tranh đẹp mắt cũng giúp bữa ăn trở nên ngon miệng, đồng thời tạo cảm giác thư giãn cho các thành viên của gia đình sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đáp ứng tốt yếu tố Phong Thủy cho gia chủ

Không chỉ có tác dụng làm tăng thẩm mỹ, các bức tranh được lựa chọn treo phòng bếp còn mang lại giá trị về mặt phong thủy.

Như các bạn đã biết, trong gian bếp có tồn tại cả yếu tố hỏa và thủy, theo phong thủy đó chính là sự xung khắc. Nếu biết lựa chọn tranh treo phòng bếp hợp phong thủy thì dễ dàng hóa giải điều này.

Ngoài ra, việc chọn tranh phong thủy treo phòng bếp với màu sắc, chủ đề phù hợp với bản mệnh của gia chủ còn có y nghĩa mang tới tài lộc hanh thông, may mắn, hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình.

2. Tranh treo phòng bếp hợp Phong Thủy cần đáp ứng nguyên tắc nào?

Việc lựa chọn tranh phong thủy cho phòng bếp không quá khó, nhưng phải đáp ứng được một số nguyên tắc nhất định. Sau đây là một số nguyên tắc mà bạn cần nắm được để có thể sở hữu những bức tranh ưng ý nhất.

Chủ đề của tranh Phong Thủy treo phòng bếp

Khác với thể loại tranh nghệ thuật, tranh treo phòng bếp hợp phong thủy không cần quá phức tạp hay trừu tượng khó hiểu. Những bức tranh được lựa chọn cho phòng bếp thường có màu sắc tươi sáng, bố cục khoáng đạt, tinh tế. Các chủ đề phổ biến thường là tranh tĩnh vật, hoa quả, thiên nhiên… có màu sắc kích thích vị giác, giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng.

Lựa chọn màu sắc tranh phù hợp với mệnh

Yếu tố quan trọng nhất để tranh treo phòng bếp hợp phong thủy đó là màu sắc của tranh. Các chuyên gia của Phong Thủy Mạnh Hải Fengshui khuyên gia chủ nên chú ý tới quy luật ngũ hành tương sinh để lựa chọn được những bức tranh hợp mệnh.

Tranh hợp gia chủ mệnh Kim: Màu sắc tranh hợp với mệnh Kim là màu trắng, bạc, ánh kim, ghi, xám. Gia chủ có thể chọn tranh phong thủy hoặc tranh thiên nhiên như lan trắng, thiên nga trắng… Do Hỏa khắc Kim nên cần tránh màu đỏ, tím, hồng. 

Tranh hợp gia chủ mệnh Mộc: Người mệnh mộc nên chọn tranh treo phòng bếp có màu sắc của cây cối là màu xanh lá.Theo quy luật ngũ hành, Thủy sinh Mộc, vì vậy nên chọn tranh có màu xanh dương, xanh nước biển hoặc màu đen. Tránh màu sắc thuộc mệnh Kim như trắng, xám, ghi, bạc, ánh kim. Nội dung tranh có thể là tranh sơn thủy, tranh tứ quý, cây tùng, hoa lá hay sông nước…

Tranh hợp gia chủ mệnh Thủy: Đối với người mệnh Thủy nên chọn tranh treo phòng bếp có màu xanh nước biển, da trời, màu xanh dương hay màu đen.Thủy hợp Mộc và Kim nên bạn cũng có thể lựa chọn tranh treo phòng bếp có màu xanh lá, trắng, ánh kim… Tránh màu nâu đất, màu vàng do Thổ khắc Thủy. Nội dung tranh nên liên quan tới yếu tố nước như: Cửu ngư đồ, tranh cá chép, hồ nước…

Tranh hợp gia chủ mệnh Hỏa: Tranh treo phòng bếp hợp phong thủy cho những người mang mệnh Hỏa cần mang màu sắc nóng như đỏ, cam, tím, hồng. Tránh các màu sắc liên quan tới Thủy như màu xanh dương, xanh nước biển, đen. Chủ đề tranh có thể về cỏ cây, hoa lá, rừng, hoa sen, phượng hoàng, tranh tứ quý…

Tranh hợp gia chủ mệnh Thổ: Người mệnh Thổ nên chọn tranh có màu sắc liên quan tới đất như màu vàng sậm, màu nâu. Do Hỏa sinh Thổ nên bạn cũng có thể chọn màu đỏ, cam, tím. Tránh màu xanh lá cây, xanh dương hay màu đen. Nội dung tranh có thể là tranh đồng quê, phố cổ, tranh thư pháp đỏ hoặc nâu…

Lựa chọn chất liệu tranh treo phòng bếp hợp Phong Thủy

Phòng bếp là nơi nấu ăn nên không khí ở đây sẽ có nhiệt độ cao và ẩm ướt, đây là những yếu tố gây bất lợi cho đồ nội thất, trong đó có tranh treo tường. Sau một thời gian sử dụng thì tranh có thể sẽ bị mốc, phai màu, cong vênh, hư hỏng….

Hiện nay có rất nhiều chất liệu làm tranh như tranh gốm, tranh phù điêu bằng đất sét nung, tranh 3D, tranh sơn mài, tranh in…

Tranh treo phòng bếp nên có kích thước như thế nào?

Để lựa chọn được một bức tranh treo tường hài hòa với không gian phòng bếp, gia chủ cần quan tâm kích thước của tranh cần tỷ lệ thuận với diện tích của phòng. 

Với căn phòng rộng rãi, bạn có thể treo những bức tranh lớn hoặc một set gồm các bức tranh nhỏ được sắp xếp nghệ thuật.

Đối với phòng nhỏ bạn nên chọn những bức tranh kích thước vừa phải, họa tiết đơn giản, màu sắc trẻ trung hiện đại để làm sáng căn phòng hơn. Tránh treo những bức tranh lớn sẽ tạo cảm giác bí bách, nặng nề.

Xác định vị trí treo tranh phòng bếp hợp Phong Thủy

Lựa chọn được một bức tranh phong thủy cho phòng bếp đáp ứng tất cả những yếu tố trên đã khó, xác định vị trí treo tranh còn khó hơn. Bạn cần chọn đúng vị trí để tranh phát huy được tất cả những lợi ích về thẩm mỹ, thu hút tài lộc, may mắn và đảm bảo được độ bền của tranh.

Vị trí nên treo

Nên treo trên tường đối diện khu vực bàn ăn, trung tâm của gian bếp.

Độ cao của tranh cần vừa tầm mắt của người ngồi trên ghế ăn để thuận tiện cho việc ngắm tranh.

Cách xa khu vực nấu nướng, rửa bát, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ để tăng độ bền cho tranh.

Vị trí không nên treo

Không treo tranh khu vực nấu nướng, gần bếp gas, bình gas. Nhiệt độ nóng tại đây dễ làm tranh bị hư hỏng nhanh chóng.

Không treo gần bồn rửa bát, vòi nước vì độ ẩm cao dễ làm tranh bị mốc.

Không treo gần đồ nội thất khác như tủ bếp, tủ lạnh… sẽ gây cảm giác rối mắt, bí bách.

3. Các mẫu tranh treo phòng bếp hợp Phong Thủy phổ biến

Hiện nay trên thị trường tranh treo tường rất đa dạng và phong phú. Chọn tranh treo phòng bếp hợp phong thủy cần chú trọng vào sở thích của gia chủ. Ví dụ như các loại tranh sau:

Tranh rượu vang, ly rượu, chùm nho:  Những bức tranh này có khả năng kích thích vị giác rất tốt, phù hợp treo tại phòng ăn để giúp mọi người ăn ngon miệng, giúp đầu bếp thăng hoa tạo ra những món ăn ngon hơn.

Tranh trái cây, giỏ trái cây, giỏ rau củ quả, tranh đồng hồ nghệ thuật kết hợp trái cây: Thể hiện sự đủ đầy vật chất và con người, mang ý nghĩa phong thủy tốt lành về của cải, tài lộc và sự sung túc, giàu có.

Tranh bình hoa, lọ hoa, bình trà, ấm trà: Ông cha ta quan niệm những vật dụng có hình dáng thân rộng miệng hẹp như vậy có ý nghĩa hút và chứa đựng của cải, tài lộc. Ngoài ra, những mẫu tranh này thường có tính thẩm mỹ cao.

Tranh hoa hướng dương, hoa mộc lan: Mang ý nghĩa phong thủy về sự hạnh phúc, viên mãn cho gia chủ.

Tranh cá chép hoa sen: Bức tranh gồm 9 chú cá đang bơi lội, xung quanh là những đóa sen tươi thắm, thơm ngát, mang ý nghĩa phong thủy tốt lành về sự hài hòa, thuận lợi cho gia đình bạn.

Tủ lạnh thôi mà cũng phải cân nhắc nơi đặt sao, đặt ở đâu mà chẳng được. Hoàn toàn không đúng bạn nhé, tủ lạnh cũng cần được sắp xếp vị trí cho hợp lý để tránh gây ảnh hưởng xấu đến vận khí nhà bạn. Sau đây là cách đặt tủ lạnh sao cho hợp phong thủy, vận may và tài lộc kéo đến liên tục.

Tủ lạnh hiện nay rất phổ biến tại các hộ gia đình vì công dụng rất lớn của nó đối với thực phẩm. Nhưng ít ai biết đặt tủ lạnh trong nhà thế nào cho đúng phong thủy. Có những chỗ gọi là "cấm địa" mà tuyệt đối không được đặt tủ lạnh ở đó. Đồng thời cũng có những chỗ là "đắc địa" cho tủ lạnh có thể mang may mắn đến cho gia đình và bản thân.

Đặt cửa tủ lạnh quay về hướng Bắc hoặc hướng Đông Nam

Theo quan niệm phong thủy từ trước đến nay, hướng Bắc và hướng Đông Nam được cho là hướng lành. Vì thế nên cửa tủ lạnh cần đặt ở hai hướng ấy, sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, tủ lạnh là thiết bị hoạt động 24/24 giờ trong ngày nên cần phải để ở chỗ nào ít chấn động hoặc va chạm với các vật thể khác.

Không đặt tủ lạnh đối diện nhà vệ sinh, nhà tắm

Điều cấm kỵ nhất chính là không được đặt tủ lạnh đối diện với nhà vệ sinh. Vị trí này được cho là mang nhiều điềm xui, bị lây những "ố bẩn" từ nhà vệ sinh sẽ khiến cho gia đình bạn gặp phải tai vạ. Không chỉ tủ lạnh mà nhà bếp hay bàn ăn cũng không nên để đối diện với nhà vệ sinh, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến không khí sinh hoạt của gia đình, thậm chí là gây khó chịu cho mọi người.

Không đặt bếp và tủ lạnh đối diện nhau

Bếp là nơi nấu nướng của gia đình, luôn tỏa ra nhiệt độ cao. Điều này xung khắc với tính hàn của tủ lạnh. Vì thế nếu bạn đặt tủ lạnh đối diện hoặc gần bếp sẽ tạo ra không khí không hài hòa, ảnh hưởng sức khỏe. Hơn nữa, vì bếp đại diện tính hỏa, còn tủ lạnh đại diện tính hàn thì bạn biết rồi đấy - không khí đối nghịch này sẽ gây bất hòa giữa các thành viên trong nhà.

Không nên đặt tủ lạnh dưới gầm cầu thang

Gầm cầu thang là nơi ẩm mốc, không được thông thoáng. Nếu bạn để ở đây, tủ lạnh sẽ không được thoát hơi và khiến cho tủ lạnh dễ bị hư. Hơn nữa, tủ lạnh nhà bạn sẽ bị mang âm khí nếu đặt dưới gầm cầu thang, gây ra nhiều tai hại cho gia chủ. Theo quan niệm người xưa thì gầm cầu thang là nơi u uất, chỉ dành cho những người thấp cổ bé họng. Vận may và sự sung túc sẽ không đến với ngôi nhà nếu đặt tủ lạnh ở đây.

Tránh để tủ lạnh trong phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi để thư giãn cơ thể sau một ngày dài mệt mỏi. Việc khí hàn từ trong tủ lạnh bay ra khiến cho không khí của căn phòng giảm xuống, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa mang lại vận xui cho gia đình. Tốt nhất phòng ngủ bạn nên dùng máy xông hơi các tinh dầu xả, bưởi để thanh lọc không khí, mang lại không gian thoải mái cho cả nhà.

Tủ lạnh nhà bạn đã được đặt đúng cách chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo những lưu ý trên để sắp xếp tủ lạnh vào một vị trí mới, như vậy mới có thể mang lộc, vận khí tốt vào nhà nhé! Chỉ một sơ suất nhỏ nếu bạn di chuyển tủ lạnh vào những chỗ "cấm địa" thì vô tình mang điềm xui đến ngôi nhà đấy!

Việc thiết kế nhà bếp hướng ra cửa sẽ khiến cho tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tài và vận may của gia chủ.

1. Lý do nên hóa giải bếp hướng ra cửa?

Từ xa xưa, cha ông ta đã quan niệm rằng, đường vòng sẽ đem lại nhiều may mắn và phước lành, nếu như căn bếp hướng trực diện ra cửa chính sẽ khiến gia chủ gặp nhiều sát khí, điềm xấu. Việc thiết kế nhà bếp hướng ra cửa sẽ khiến cho tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tài và vận may của gia chủ. 

Do đó mà các bạn cần phải tìm cách hóa giải bếp hướng ra cửa để có thể xua tan vận rủi, mang lại may mắn, tài lộc cho cả gia đình.

Yếu tố công năng

Một trong những lý do quan trọng mà quý vị cần phải chú ý hóa giải bếp hướng ra cửa đó là đảm bảo công năng của căn bếp. Bởi vì thiết kế và bố trí bếp hướng ra cửa là một bố cục không cân đối, hài hòa và làm mất đi tính thẩm mỹ cho không gian. 

Mặt khác, căn bếp còn là nơi để mọi người cùng nhau quây quần ăn những cơm gia đình nên không gian cần có sự kín đáo, ấm áp. Nếu việc ăn uống, nấu nướng bị những vị khách nhìn vào sẽ thấy mất tự nhiên, không thoải mái.

Yếu tố Phong Thủy

Việc hóa giải bếp hướng ra cửa trước tiên là nhằm đảm bảo phong thủy tốt cho không gian nhà. Có câu nói rằng: Mở cửa nhìn thấy bếp, tiền tài tiêu hao nhiều”, tức là khi vừa mở cửa ra mà đã nhìn thấy bếp thì sẽ thường xuyên bị hao tổn tiền tài. Nếu phong thủy bếp không tốt thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe những thành viên trong gia đình và khiến cho cuộc sống của mọi người luôn gặp bất trắc. 

2. Những phương pháp hóa giải bếp hướng ra cửa

Nếu như căn bếp nhà bạn đã phạm phải lỗi phong thủy này thì cách hóa giải bếp hướng ra cửa đó là phải thay đổi vị trí của nhà bếp. Nhưng nếu như vì kết cấu của ngôi nhà không thế thay đổi được chức năng các phòng thì các gia chủ có thể áp dụng những cách hóa giải bếp hướng ra cửa chính đơn giản như sau:

Sử dụng bình phong

Các bạn có thể sử dụng bình phong che chắn, ngăn cách giữa không gian phòng bếp và phòng khách trong nhà. Đây là phương pháp hóa giải bếp hướng ra cửa được nhiều người lựa chọn nhờ tính đơn giản, tiện lợi cao. Các bình phong được thiết kế với hoa văn, họa tiết màu sắc đẹp mắt, sống động sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian bếp lại đảm bảo tính phong thủy.

Sử dụng vách ngăn

Bên cạnh bình phong thì các gia chủ cũng có thể sử dụng vách ngăn để ngăn chia không gian bếp và phòng khách. Vách ngăn sẽ giúp ngăn cản các luồng khí xấu từ cửa chính vào thẳng phòng bếp, đảm bảo cho sự may mắn, tài vận của gia chủ. Các bạn có thể sử dụng vách ngăn bằng thạch cao, bằng gỗ hoặc kính để không gian căn nhà trở nên hiện đại và đẹp hơn rất nhiều.

Dùng rèm cửa

Sử dụng rèm cửa là một biện pháp hữu hiệu để hóa giải bếp hướng ra cửa mà chúng ta không cần phải mất nhiều công sức, chi phí. Bạn có thể sử dụng rèm cửa ở phòng bếp để tạo sự kín đáo và đẹp mắt mà vẫn đảm bảo sự thoáng đãng cho không gian. Nhờ đó sẽ hạn chế khuyết điểm khi bước vào cửa chính sẽ nhìn thấy bếp và đồng thời các luồng khí theo cửa chính đi vào căn phòng sẽ lưu thông một cách dễ dàng hơn.

Sử dụng vật phẩm Phong Thủy

Trong trường hợp quý vị chưa có điều kiện để áp dụng những phương pháp nói trên thì có thể sử dụng vật phẩm phong thủy để hóa giải bếp hướng ra cửa. Theo đó, trên thị trường hiện đang bày bán rất nhiều vật phẩm phong thủy với chức năng khác nhau. Chỉ cần khéo léo bài trí những vật phẩm này thì chúng sẽ phát huy tác dụng hóa hung thành cát cho bạn.

Xu ngũ đế

Xu Ngũ Đế là 5 đồng tiền cổ, đại diện cho 5 vị Hoàng Đế quyền uy, hưng thịnh nhất của triều đình nhà Thanh. Với ý nghĩa tượng trưng cho những triều đại quyền lực, hưng thịnh bậc nhất nên những đồng xu phong thủy này sở hữu trường khí cao và mạnh mẽ, nhờ đó đó tăng cường được tài vận, lộc khí của gia chủ cực kỳ tốt.

Vật phẩm này có công dụng trừ tà ma, khắc chế âm khí, tránh ma quỷ làm phiền và gia tăng vượng khí, thúc đẩy tài lộc, hóa giải phương hướng xấu và các vị trí phạm trong nhà. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng Xu Ngũ Đế dán trên khung cửa chính để giúp hóa giải bếp hướng ra cửa.

Ngũ phúc hoa mai thịnh vượng

Tương tự như Xu Ngũ Đế thì Ngũ Phúc Hoa Mai thịnh vượng cũng có tác dụng hóa sát, chiêu lộc. Vật phẩm này được chế tác dựa trên hình ảnh tượng trưng của hoa mai 5 cánh mang biểu tượng của sự viên mãn, tràn đầy và hạnh phúc. Trên hai mặt của. Để hóa giải bếp hướng ra cửa thì các gia chủ nên treo vật phẩm phong thủy này ở trước cửa chính tại phương vị tốt trong nhà để chiêu tài, tấn lộc, gia tăng vượng khí.

3. Một số lưu ý khác khi bài trí phòng bếp

Căn bếp được xem là trái tim của căn nhà, mang đến những bữa ăn ngon và cảm giác ấm áp cho các thành viên gia đình. Đồng thời, phong thủy của bếp cũng ảnh hưởng rất lớn tới vượng khí của gia chủ. Do đó mà ngoài cấm kị bếp hướng ra cửa thì các bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau đây khi bố trí, sắp xếp nhà bếp:

Đối diện phòng ngủ

Theo phong thủy, phòng ngủ và bếp đều đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà. Nếu như bếp là nơi nấu ăn, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thì phòng ngủ lại là nơi điều hòa luồng không khí để chúng ta nghỉ ngơi. Cả hai không gian đều có chức năng nuôi dưỡng thể chất, tinh thần của mỗi một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khi bài trí phòng bếp, quý vị không nên đặt phòng bếp đối diện với phòng ngủ.

Bởi vì phòng bếp là không gian nấu nướng, thường có nhiều mùi khó chịu nên nếu bếp đối diện với phòng ngủ sẽ khiến không gian phòng ngủ bị ám mùi. Chưa kể, hơi nhiệt từ phòng bếp sinh ra khi nấu nướng cũng sẽ khiến không gian phòng ngủ bị ảnh hưởng, khiến cho các bạn khó chịu, nóng nảy khi không được nghỉ ngơi thoải mái, ảnh hưởng đến bầu không khí gia đình. 

Nếu như ngôi nhà của bạn lỡ thiết kế như vậy thì có thể hóa giải bằng cách sử dụng rèm cửa hoặc dùng máy hút mùi để ngăn chặn mùi bay vào trong phòng. Nhờ vậy mà sẽ mang đến tinh thần thoải mái, bình yên cho mọi thành viên của gia đình.

Bếp giữa nhà

Việc đặt bếp ở giữa nhà cũng là một điều tối kỵ mà các bạn nên tránh. Theo đó, việc bố trí bếp ở vị trí này sẽ khiến cho diện tích nhà bị thu hẹp lại và tạo sự cản trở về công năng. Hơn nữa, khi bếp ở giữa nhà sẽ khiến cho chúng ta phải mở nhiều cửa để lưu thông sang các khu vực khác sẽ khiến cho căn nhà trở nên gò bó, thô kệch hơn, làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian.

Chưa kể, vị trí giữa nhà (trung cung) cũng là vị trí vô cùng quan trọng của một ngôi nhà. Tại đây, những luồng khí lưu thông khi ổn định sẽ mang tới sức khỏe, tài lộc cho gia chủ. Thế nhưng việc đặt bếp giữa nhà sẽ làm cho bố cục ngôi nhà thay đổi. Các dòng khí trường ở vị trí giữa nhà bị xáo trộn do chịu sự tác động của tính Hỏa từ căn bếp. Xét theo phong thủy khi không khí lưu thông rơi vào tình trạng đó sẽ tạo nên nhiều khó khăn cho gia chủ.

Bếp đối diện nhà vệ sinh

Hiện nay, có rất nhiều căn nhà phạm phải lỗi sai là bố trí bếp đối diện nhà vệ sinh để tiết kiệm diện tích. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại và các luồng khí xấu của căn nhà đều ở nơi đây. Nhưng sự sắp xếp này không hề tốt cho phong thủy. Cụ thể là xét theo ngũ hành, nhà vệ sinh đại diện cho Thủy còn nhà bếp đại diện cho Hỏa. Nếu hai không gian này trực tiếp đối đầu nhau sẽ xảy ra xung khắc, khiến gia đình mâu thuận, tiêu hao tài lộc.

Thêm nữa, vi khuẩn của nhà vệ sinh sẽ rất dễ nhiễm vào thức ăn trong nhà bếp, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Vì vậy mà để để đảm bảo sức khỏe và vận may cho các thành viên trong nhà thì nhà bếp không được đặt đối diện với nhà vệ sinh. 

Như vậy là các chuyên gia đã chia sẻ cách hóa giải bếp xấu hướng ra cửa một cách chi tiết và cụ thể nhất. Mong rằng các bạn có thể dựa vào những thông tin hữu ích bên trên để kiến tạo nên một không gian nấu nướng chuẩn phong thủy, mang lại tài lộc, may mắn và sức khỏe cho toàn bộ thành viên trong gia đình.

Đặt bếp dưới phòng ngủ không phải là điều gì hiếm gặp bởi có rất nhiều gia đình đã đặt theo vị trí như thế. Vậy lý do tại sao không nên để bếp dưới phòng ngủ và cách khắc phục thế phạm này như thế nào?

1. Tại sao không nên bố trí bếp dưới phòng ngủ?

Có khá nhiều lý do thuyết phục được đưa ra để lý giải cho việc tại sao không nên để phòng bếp phía dưới phòng ngủ. Chẳng hạn như:

Theo thẩm mỹ

Với nhiều người người ta thấy rằng việc đặt phòng bếp phía dưới phòng ngủ là không nên bởi nó có thể  khiến cho phòng ngủ bị bám dầu mỡ, mùi thức ăn

Vấn đề vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của căn phòng

Các mùi thức ăn đọng lại trong phòng ngủ có thể khiến mọi người bị ảnh hưởng đến giấc ngủ như ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu giấc, mùi khó chịu khiến mọi người không thể ngủ được,…

Theo Phong Thủy

Theo phong thủy thì có một số người quan niệm như sau:

Bếp thường xuyên hay nói cách khác là lúc nào cũng dùng đến lửa đến nhiệt cho nên nó mang tính nóng. Do vậy nếu như ở cạnh bếp lâu ngày thì có thể người này cũng có tính khí nóng nảy, lúc nào cũng cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, dễ xảy ra tình trạng giận cá chém thớt,…

Những nguồn năng lượng từ lửa có thể khiến người ngủ ở gần đó mắc các bệnh liên quan đến gan.

2. Khắc phục bếp dưới phòng ngủ

Để có thể giải quyết vấn đề trên thì nhiều gia đình đã sử dụng thêm một số biện pháp để hạn chế ảnh hưởng khi đặt bếp dưới phòng ngủ. Chẳng hạn như:

Thay đổi chức năng 1 trong 2

Để khắc phục các vấn đề trên thì gia chủ có thể thay đổi chức năng của một trong 2 căn phòng trên.

·       Đối với căn phòng ngủ nếu như gia đình có điều kiện thì có thể biến nó trở thành một phòng học hay là phòng đọc sách. Khi làm như vậy bạn sẽ tránh được những tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe và những giấc ngủ,…

·       Với phòng bếp thì bạn có thể biến nó thành kho chứa đồ hoặc là nơi để  thức ăn chứ không nấu nướng tại đó. Điều này cũng giảm thiểu được lượng lớn mùi thức ăn – nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người.

Dịch chuyển vị trí bếp nấu

Nếu như không có điều kiện để thay đổi công năng của một trong 2 căn phòng thì gia chủ cũng có thể sử dụng các biện pháp như:

·       Dịch chuyển giường theo một vị trí, một hướng khác để giảm mùi ám vào quần áo

·       Đặt bếp check khỏi giường nếu như là căn phòng có gác xép

·       Di chuyển giường đến một vị trí khác trong căn phòng tránh vị trí nằm gần cửa ra vào để không bị nhiều khói thức ăn bám vào

Sử dụng thảm nấu

Nếu như có thêm tấm thảm nấu thì chắc chắn rằng không gian nhà bếp không những sạch hơn bình thường mà còn tạo cho người nấu một cảm giác vô cùng tươi mới, mát mẻ và dễ chịu( nếu thảm là màu như màu xanh dương)

Tận dụng được những diện tích trống và tạo được tính thẩm mỹ cho căn phòng

Sử dụng vật phẩm Phong Thủy

Muốn thay đổi những tác động khi đặt bếp dưới phòng ngủ thì gia chủ cũng có thể thực hiện theo những biện pháp phong thủy như sau:

·       Tăng thêm các yếu tố đất trong phòng: tại sao lại phải cho thêm yếu tố đất đó là bởi vì đất có thể tiêu diệt yếu tố hỏa theo quy luật ngũ hành cho nên mọi người có thể đặt thêm một số sản phẩm được làm từ đất nung vừa thể hiện được tính thẩm mỹ vừa giúp giảm thiểu tác hại của bếp chẳng hạn như đồ gốm sứ và pha lê,…

·       Sử dụng thêm tấm thảm có màu vàng hoặc nâu hoặc là xám

·       Dùng khăn trải giường phải sử dụng loại có màu nâu đất và lưu ý rằng phải tránh các màu xanh lá cây vì cây là mộc mà mộc thì lại sinh hỏa cho nên các ảnh hưởng mà nó đem đến rất khó tránh khỏi.

Thêm gương tròn – một vật dụng mang yếu tố nước

Gương tròn được người ta ví như một cái biểu tượng của giọt nước do vậy khi đặt vào bếp nó khiến cho căn phòng có cảm giác mát mẻ làm dịu đi cái nóng của tính hỏa

Bổ sung thêm các vật dụng có liên quan tới nước để làm giảm bớt cái nóng, giải tỏa tinh thần tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Như vậy việc đặt bếp dưới phòng ngủ là điều mà rất nhiều các gia đình gặp phải. Tuy việc này là một việc làm không thu được nhiều ý kiến tích cực nhưng chúng ta vẫn có rất nhiều cách giải quyết khác nhau nhanh chóng và cực kỳ tiện lợi thông qua những cách mà chúng tôi đưa ra bên trên. Chúc bạn thật may mắn và thành công trong những quyết định mà bản thân đưa ra.

Mỗi khi xây nhà, nhiều lo lắng về vấn đề có nên đặt bếp gần nhà vệ sinh không và yếu tố Phong Thủy liên quan đặt nhà vệ sinh.

1. Có nên để bếp gần nhà vệ sinh không?

Chắc chắn rằng khi khởi công xây dựng căn nhà của mình mọi người sẽ nghĩ đến việc có nên đặt nhà vệ sinh gần bếp hay không? Có thì lý do là gì và nếu không thì lý do cũng là gì? Nếu muốn biết kỹ hơn nữa thì đọc bài viết này nhé.

Xét theo thẩm mỹ

·       Về mặt thẩm mỹ nếu như chúng ta đặt bếp gần nhà vệ sinh thì có vẻ sẽ không hợp lý bởi khi nấu ăn, khi ăn nhìn vào nhà vệ sinh sẽ không đẹp mắt.

·       Bếp đặt gần nhà vệ sinh cũng khiến bữa ăn trở nên kém ngon miệng

·       Khi bếp được đặt cạnh nhà vệ sinh thì có thể sẽ khiến vi khuẩn ở trong bám vào thức ăn làm cho thức ăn bị nhiễm khuẩn từ đó có thể khiến cho sức khỏe của con người bị ảnh hưởng hay mắc các bệnh vặt

Xét theo Phong Thủy

Về mặt phong thủy khi xây dựng nhà bếp mọi người cần lưu ý như sau:

·       Đặt bếp gần nhà vệ sinh mà trong khi bếp là hỏa nhà vệ sinh là thủy mà hỏa và thủy thì không thể nào kết hợp được với nhau do đó khi đặt cạnh nó có thể gây xung khắc và ảnh hưởng  trực tiếp đến gia đình.

·       Khi bếp được đặt cạnh nhà vệ sinh nó có thể làm giảm tài lộc, vượng khí của gia đình, các thành viên có thể thường xuyên xảy ra xung đột tranh chấp mặc dù chỉ là những điều rất nhỏ nhặt.

·       Tuy nhiên mọi người không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi mọi vấn đề phong thủy xung khắc đều có thể hóa giải nếu như bạn làm đúng cách. Bạn có thể thay đổi cách bài trí các bộ phận và đưa thêm vào những đồ vật mang tính may mắn khác để hạn chế bớt sự xung khắc.

2. Hóa giải thế phạm bếp gần nhà vệ sinh

Nếu như đã trót lỡ xây dựng nhà vệ sinh ở gần bếp thì mọi người cũng đừng lo lắng quá mà hãy thực hiện một trong những biện pháp sau chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều.

Giữ vệ sinh

Việc đặt bếp gần nhà vệ sinh sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có hại dễ dàng lây lan, bám vào thức ăn khiến cho thức ăn, thực phẩm của chúng ta mất vệ sinh. Do vậy để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình bạn cần phải giữ gìn vệ sinh bằng cách:

·       Nấu thức ăn chín và bọc gói thật kín

·       Không đặt thức ăn đã nấu chín hoặc chưa nấu chín ở những vị trí gần với nhà vệ sinh

·       Khi đi vệ sinh xong cần khép cánh cửa nhà vệ sinh lại tránh để vi khuẩn bay ra nhiều

·       Cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên để giữ nó thật sạch sẽ

·       Nhà bếp cũng thường xuyên lau chùi quét dọn để vi khuẩn không bám trụ lại

·       Nên sử dụng quạt thông gió đối với nhà vệ sinh

Dựng vách ngăn hoặc bình phong

Việc sử dụng vách ngăn hoặc bình phong để hóa giải thế phạm khi đặt nhà vệ sinh ở gần bếp cũng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cách làm này có thể sẽ khiến người sử dụng phát sinh thêm một số chi phí cho nên mọi người nên cân nhắc.

·       Dựng vách ngăn hạn chế được một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập sang không gian nhà bếp

·       Sử dụng vách ngăn hoặc bình phong giúp tăng tính thẩm mỹ khiến cho ngôi nhà nhìn trông đẹp mắt hơn

·       Các vách ngăn cũng có nhiều mẫu mã kiểu dáng người dùng có thể thoải mái lựa chọn cho riêng mình

·       Có vách ngăn sẽ khiến cho không gian trở nên thoải mái, sang trọng và tiện ích hơn

·       Tạo nên tính lịch sự nếu như nhà có khách

Sử dụng vật phẩm Phong Thủy

Có nhiều gia đình sau khi xây dựng bếp gần nhà vệ sinh thì họ không chỉ thực hiện những biện pháp tạo vách ngăn, đảm bảo vệ sinh mà còn sử dụng thêm các vật dụng có tính phong thủy.

·       Các vật dụng này giúp cho không gian ngôi nhà thêm sang trọng quý phái giúp cho tính thẩm mỹ được tăng lên rất nhiều

·       Có thêm các vật phẩm phong thủy để thu hút thêm tài lộc, vượng khí giúp cho gia đình thêm nhiều điều may mắn

·       Các vật phẩm phong thủy còn tôn lên được giá trị căn nhà khiến nó trở nên đẹp đẽ trong mắt người khác

·       Ngoài ra nó còn thể hiện được phần nào nét tính cách của gia chủ thông qua cách bài trí sắp xếp các vật phẩm trong không gian ngôi nhà

Như vậy việc có nên đặt bếp gần nhà vệ sinh không là một câu hỏi khá khó để trả lời. Tuy nhiên nếu như trong điều kiện không cho phép bạn đã lỡ đặt nhà bếp cạnh nhà vệ sinh rồi thì chúng ta vẫn có nhiều cách giải quyết khác nhau vì vậy không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Cách đặt bếp giữa nhà hầu như không được khuyến khích trong phong thủy cấu trúc ngôi nhà vì làm như vậy có thể tước đi vận may và tài lộc cho gia đình. 

1. Ảnh hưởng của bếp giữa nhà

Bếp giữa nhà trong thiết kế là cách bố trí bếp ở vị trí trung tâm của ngôi nhà – một nơi dễ dàng tiếp cận nhất từ các phòng khác trong nhà. Đây được coi là vị trí cấm kỵ trong phong thủy và gây ảnh hưởng không tốt ở một số khía cạnh.

Tính công năng

Nếu bố trí căn bếp giữa nhà thì các đường thông gió, hệ thống ống nước và gas sẽ phải nối qua các khu vực khác. Điều này khiến quá trình thi công nhọc nhằn hơn và không đảm bảo an toàn trong sinh hoạt. Hơn nữa, việc sửa chữa các đường ống bị rò rỉ trong nhà sẽ rất rủi ro và khó khăn.

Tính thẩm mỹ

Ngôi nhà là sản phẩm của sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần trong thiết kế. Do đó, nếu bếp ở trung tâm của ngôi nhà, việc sắp xếp các phòng khác xung quanh sẽ là vấn đề nan giải. Ngoài ra, việc đi qua nhà bếp để vào phòng sẽ tạo ra một số lối rẽ khác nhau dẫn đến chiếm không gian trong phòng.

Tính Phong Thủy

Việc đặt bếp trong trong không gian trung tâm là điều tối kỵ. Vì khu vực trung tâm là nơi cần tĩnh lặng, yên bình, không vướng mùi thức ăn.

Bố cục của ngôi nhà sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể nếu bếp ở giữa nhà hay nói cách khác nếu trung tâm của ngôi nhà là phòng bếp. Về mặt phong thủy, sự ổn định của vượng khí giúp cho ngôi nhà vững chãi hơn. Sự ổn định này sẽ mang lại cho gia chủ sức khỏe tốt, bình an và giúp họ gặp nhiều may mắn. 

Nếu dòng khí trường (không khí trong căn nhà) bị gián đoạn thì vận mệnh của ngôi nhà và gia chủ sẽ bị tác động ít nhiều. Hơn nữa, căn bếp là khu vực sinh sôi của hỏa khí, khi khí nóng thường xuyên luân chuyển và tích tụ thì sẽ mang đến nhiều điều xui xẻo.

2. Những lưu ý cần nắm được khi đặt bếp

Như đã đề cập ở trên, phòng bếp không chỉ đóng vai trò là khu vực ăn uống mà còn là nơi tích tụ tài vận của gia đình. Do đó, có một số điều mà bạn nên lưu ý khi đặt bếp để tránh ảnh hưởng đến vận may:

Vị trí bếp

Phòng bếp đại diện cho không khí ấm cúng, vui vẻ và an lành của gia đình. Trong quan niệm phong thủy, có một nguyên tắc được gọi là “nhất vị nhị hướng”, nói rằng vị trí là yếu tố quan trọng trên hết, sau là hướng. Chọn hướng tốt mà vị trí xấu cũng vô ích. Vì thế, một số lưu ý về vị trí bếp mà bạn có thể tham khảo:

·       Tránh chọn nơi không có chỗ tựa để đặt bếp, không đặt bếp ở giữa phòng khách, gian bếp và trước cửa sổ thường xuyên mở. Theo quan niệm xa xưa, tránh đặt bếp dưới dầm ngang nhà vì các chấn song sẽ áp vào ông (bà) Táo, điều này sẽ cản trở sự nảy nở tài lộc, vận may cho cả gia đình.

·       Tránh đặt bếp đối diện phòng vệ sinh: Vì bếp là không gian để chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình nên phải đảm bảo sạch sẽ. Nếu không, vi khuẩn sẽ dễ đi vào cơ thể trong quá trình tiêu thụ thức ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ai cũng biết, nhà vệ sinh chứa nhiều bụi bẩn. Hơn nữa, trong phong thủy đây còn là vị trí tụ khí xấu. Do vậy, không nên đặt cửa bếp đối diện nhà vệ sinh.

·       Không nên đặt bếp gần giường ngủ: Bếp sản sinh hỏa khí và khói tỏa ra từ quá trình đun nấu không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tránh đặt bếp cạnh phòng ngủ, nhất là giường ngủ để không gây hại đến sức khỏe đường hô hấp.

·       Vị trí đặt bếp nên là nơi có ánh sáng đầy đủ: Một nơi quây quần, tụ họp thưởng thức bữa ăn của các thành viên trong gia đình không thể tối đen như mực. Điều đó mang lại cảm giác u ám. Gian bếp cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng với hiệu ứng thuận lợi để nâng cao chất lượng bữa ăn và nuôi dưỡng tâm trạng phấn chấn cho cả gia đình. Ngoài ra, việc tận dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà bếp cũng vô cùng tuyệt vời.

Hướng bếp

Thuyết phong thủy cho rằng, vị trí đặt bếp nên là “tọa hung hướng cát”, tức là tọa ở hướng dữ nhưng (núm, cửa bếp) quay về hướng tốt để căn bếp có thể kìm hãm luồng khí không lành cho gia chủ. Dương khí do bếp lửa tạo ra có thể khống chế hiệu quả các loại khí không lành khác, giúp cải thiện phong thủy của ngôi nhà.

Hướng Đông và Đông Nam là hướng bếp tốt nhất. Bởi đây đều là hành mộc, còn bếp là hành thủy và hành hỏa. Thuyết ngũ hành nói rằng, thủy tạo mộc và mộc tạo hỏa, nên 3 yếu tố này có thể bổ trợ cho nhau (mộc ở giữa giúp điều hòa hỏa và thủy vì 2 hành này xung khắc nhau).

Bên cạnh đó, hướng bếp không nên đặt theo hướng thông thẳng với cửa chính. Vì theo quan niệm từ lâu đời, điều này gây ảnh hưởng đến sự sinh sôi, nảy nở của tiền tài.

Hướng bếp cũng không nên là hướng Nam vì đó là hành hỏa, sẽ đối nghịch với hỏa khí trong bếp. Lửa châm thêm lửa có thể dẫn đến đám cháy lớn, tiêu hao vận khí tốt của gia đình. 

3. Cách hóa giải bếp giữa nhà

Trong phong thủy, vị trí bếp ở giữa nhà là điều tối kỵ. Vậy có cách nào khắc phục nếu chẳng may bạn xây nhà theo thiết kế đó không? Nếu để vị trí bếp xấu này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy của toàn bộ ngôi nhà. Chính chúng ta cũng sẽ khó lường trước những điều không may, bất hạnh cho gia đình mình. Sau đây là một vài cách hóa giải bếp giữa nhà mà chủ nhân ngôi nhà có thể tham khảo.

Cải tạo công năng mới

Giải pháp tốt nhất tất nhiên là điều chỉnh và bố trí lại bố cục các phòng cho hợp lý hơn. Bạn nên tránh đặt bếp ở giữa nhà mà thay vào đó là tìm hiểu thêm những vị trí đặt bếp thuận lợi. Điều này không những mang lại sự thuận tiện trong việc di chuyển và sinh hoạt trong nhà mà còn có lợi về mặt phong thủy.

Sử dụng vật phẩm Phong Thủy

Cách hóa giải ở trên là giải pháp tối ưu nhưng không phải ai cũng có điều kiện để sửa sang ngay. Vì thế, nếu không thể thay đổi bố cục trong thiết kế, bạn nên mở cửa sổ thường xuyên và hạn chế mở cửa phòng ngủ hơn. Nhất là trong những lúc nấu ăn. Phương pháp này hỗ trợ kiểm soát hỏa khí và thuyên giảm mùi thức ăn. 

Ngoài ra, việc treo chuông gió 5 nhánh cũng giúp mang lại nhiều năng lượng tích cực. Điều này sẽ hỗ trợ gia chủ xua tan vận rủi.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã lý giải cho bạn đọc hiểu được vì sao đặt bếp giữa nhà là điều tối kỵ cùng các giải pháp tối ưu để hóa giải điều này và một số lưu ý khi đặt bếp. Mong rằng mọi người đã tìm thấy nhiều điều bổ ích sau khi theo dõi những thông tin ở trên. Chúc bạn sở hữu được một ngôi nhà lý tưởng như mình kỳ vọng!

Kích thước bếp phong thủy bao nhiêu hợp lý, tiện sử dụng? Đồng thời, dụng cụ đo đạc gồm những gì đảm bảo độ chính xác và thực hiện nhanh chóng? 

Bên cạnh đó, bạn còn biết được vai trò của không gian bếp, kích thước cho từng kiểu bếp. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện, khách quan, hiểu rõ từng thiết kế. Độc giả muốn nâng cao vốn kiến thức về vấn đề này đừng bỏ qua những phân tích dưới đây.

1. Vai trò của không gian bếp

Bếp là một trong những nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Không gian này giúp bạn có thể tạo ra món ăn ngon chiêu đãi cả gia đình. Đồng thời, tình thương thêm gắn kết, tạo dựng sự vui vẻ, quây quần cho các thành viên.

Công năng, ứng dụng

Trên thực tế, nhà là nơi để trở về, trong đó có gian bếp ấm nóng, chất chứa tình thương. Hơn hết, bạn còn được thưởng thức những món ăn ngon, xua tan cơn đói bụng cồn cào. Do vậy, bếp có công năng, ứng dụng vô cùng quan trọng trong cuộc sống của bất cứ ai.

Sau ngày dài học tập và làm việc miệt mài chắc hẳn bạn muốn trở về nhà. Lúc này, căn bếp được thổi bùng lên với ngọn lửa, nấu chín mọi món ngon cùng hương thơm nghi ngút. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi trò vừa trò chuyện vừa thưởng thức mọi gia vị.

Đặc biệt, không gian bếp còn được ví như “trái tim” của toàn bộ ngôi nhà. Nơi đây tuy diễn ra những hoạt động đời thường nhất nhưng chất chứa trong đó bao nhiêu niềm vui, tình cảm dạt dào.

Như vậy, bếp chính là nơi nấu chín thức ăn, mọi người có cơ hội quây quần bên nhau. Dù tất cả quá đỗi bình thường nhưng trở thành sợi dây liên kết giữa mọi người, hướng tới niềm hạnh phúc viên mãn.

Tính Phong Thủy

Căn bếp trong phong thủy chính là nơi cung cấp năng lượng sống và mang đến sự hưng thịnh của gia đình. Việc lựa chọn kích thước bếp phong thủy hợp lý sẽ “thắp lửa” tài lộc. Đồng thời, những điều may mắn sẽ đến với gia chủ cũng như các thành viên trong nhà.

Ông bà ta từ xưa đến nay đều quan niệm rằng bếp có ấm gia đạo mới an khang. Đặc biệt, đây cũng là nền tảng chào đón những phát triển, thăng tiến vượt bậc. Khi nguồn vượng khí luôn dồi dào việc có cuộc sống thanh nhàn, sung túc là điều tất yếu.

2. Kích thước bếp Phong Thủy có những kiểu nào?

Kích thước bếp phong thủy cần được tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Việc này nhằm đảm bảo sản phẩm có độ hoàn thiện cao. Đồng thời, trong quá trình sử dụng con người luôn cảm thấy tiện lợi, nâng cao cảm hứng nấu nướng.

Kích thước tủ bếp

Kích thước bếp phong thủy bao gồm tủ bếp trên, tủ bếp dưới và cánh cửa. Thông tin cụ thể như sau:

Tủ bếp trên

Tủ bếp trên thường có độ cao tiêu chuẩn từ 45 đến 75cm. Bên cạnh đó, độ sâu trung bình từ 30 đến 35cm. Với thiết kế kể trên bạn dễ dàng lắp đặt thêm các thiết bị chuyên dụng khác. Điển hình như máy hút mùi, máy sấy bát,…

Tủ bếp dưới

Thông số tiêu chuẩn của tủ bếp dưới thường là 80 đến 90cm, chiều sâu từ 45 đến 50cm. Với kích thước bếp phong thủy kể trên con người thuận lợi tiến hành các hoạt động nấu ăn. Đồng thời, các loại máy như máy rửa bát âm tủ, lò nướng âm tủ, bếp từ, bếp điện từ âm tủ cũng dễ dàng lắp đặt.

Kích thước cánh tủ bếp

Trên thực tế, tủ bếp được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Tùy vào tình hình thực tế bạn có thể thiết kế kích thước bếp phong thủy phù hợp. Theo đó, các thông số phổ biến nhất hiện nay như:

Chiều cao cánh tủ bếp từ 70 đến 80cm. Thông số này phù hợp với vóc dáng của người Việt đặc biệt là các chị em phụ nữ.

Chiều rộng của cánh tủ bếp từ 30 đến 37cm đảm bảo độ cứng, vững, không bị biến dạng.

Kích thước từng kiểu bếp

Ngoài ra, kích thước bếp phong thủy còn được xét trên từng thiết kế như song song, chữ U, chữ L. Những thông tin dưới đây sẽ đề cập chi tiết:

Kích thước bếp song song

Nhắc tới một trong những mẫu tủ bếp thịnh hành không thể bỏ qua thiết kế song song. Dòng này được đánh giá cao vì chiếm ít diện tích, sức chứa tốt, di chuyển và thao tác dễ dàng. Đồng thời, bạn nhanh chóng biến tấu, thiên biến vạn hóa không gian bếp thêm sang trọng, bắt mắt.

Tủ bếp trên: Chiều cao 720mm; chiều sâu 350mm, chiều dài tùy thuộc vào từng công trình.

Tủ bếp dưới: Chiều cao 840mm, chiều sâu 580mm, chiều dài tùy từng công trình.

Kích thước bàn bếp khoảng 60mm nhằm đảm bảo cho người dùng không gian đủ rộng để sơ chế đồ ăn nhanh chóng, dễ dàng.

Khoảng cách từ tủ bếp trên đến tủ bếp dưới là 620mm.

Kích thước bếp phong thủy kể trên dựa vào các thông số của các thiết bị như hút mùi, chậu, vòi rửa, máy sấy bát. Đồng thời, căn cứ theo chiều cao trung bình của người Việt để mang đến thiết bị đẹp, sang, tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế của từng gia đình sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Kích thước bếp hình chữ U

Bếp hình chữ U đang trở thành thiết kế “đa zi năng” vì phù hợp với mọi không gian. Từ những căn hộ có diện tích eo hẹp cho tới rộng rãi đều thích hợp bài trí. Theo đó, bếp sẽ được bao quanh bởi 3 mặt tủ cùng phần bếp nấu ăn, khu vực bồn rửa hoặc tủ trưng bày rượu.

Ngoài ra, tủ bếp hình chữ U còn giúp bà nội trợ sắp xếp đồ vật một cách ngăn nắp, gọn gàng. Nhìn vào đó còn thể hiện một người có lối sống khoa học, chăm sóc tốt gia đình.

Không những vậy, thiết kế tủ bếp hình chữ U còn mang lại nét đẹp hiện đại. Đặc biệt, bạn dễ dàng tận dụng được mọi góc cạnh, tiết kiệm tối đa diện tích. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng tận dụng 1 cạnh của tủ bếp để làm quầy bar hoặc bàn ăn thưởng thức các bữa ăn nhẹ nhàng.

Tuyệt vời hơn cả, hình chữ U tạo ra không gian nấu nướng biệt lập. Nhờ đó, người nội trợ dễ dàng sử dụng linh hoạt, thuận tiện, phân chia các khu vực nấu nướng ngăn nắp.

Kích thước bếp phong thủy hình chữ U chuẩn có những thông số như sau:

Tủ bếp dưới: Chiều cao dao động trong khoảng từ 800 đến 900mm; chiều sâu khoảng 500mm đến 550mm.

Tủ bếp trên: Chiều cao khoảng 700 đến 800mm; chiều sâu từ 300 đến 450mm.

Kích thước bếp hình chữ L

Tủ bếp hình chữ L có thiết kế một góc vuông, mở ra hai cạnh. Nhờ đó, khôn gian bếp được tận dụng tối ưu diện tích. Đồng thời, sản phẩm còn mở ra hai phía tạo cảm giác rộng rãi hơn.

Bên cạnh đó, vị trí từ nơi chuẩn bị đồ tới bếp nấu được rút ngắn. Vì thế, việc di chuyển cũng nhanh chóng hơn, tiết kiệm tối đa thời gian. Cùng với đó, bạn dễ dàng mở rộng thêm diện tích gian bếp và đặt bất cứ vật dụng nào khác mà không lo gian bếp trở nên chật chội.

Nếu dành thời gian tìm hiểu bạn sẽ thấy kích thước bếp phong thủy chữ L biến hóa rất đa dạng. Tùy thuộc vào diện tích thực tế, thiết kế cụ thể sẽ có các thông số chi tiết. Tuy nhiên, tất cả đều tuân theo những quy tắc như:

Cạnh ngắn của chữ L có chiều dài ít nhất là 1.5m.

Cạnh còn lại của tủ bếp chữ L có thể bằng hoặc dài từ 3 đến 3.5m.

Tổng chiều cao của bếp tình từ mặt đất cho tới phào tủ trên từ 220 đến 225cm.

Tủ bếp dưới có chiều cao từ 81 đến 86cm; chiều rộng bề mặt từ 60 đến 65cm. 

Tủ bếp trên có chiều cao từ 70 đến 80cm; chiều sâu 35cm.

Phần lối đi trong gian bếp cần có kích thước 90 đến 150cm.

Mặt bếp dưới và tủ bếp trên có kích thước 60 đến 65cm.

Trong trường hợp bạn muốn có thêm bàn đảo bếp cần đảm bảo chiều cao bàn bằng với chiều cao của tủ bếp dưới. Hơn hết, chiều rộng bàn đạt ít nhất 50cm. Điều này giúp cho quá trình sử dụng được thuận lợi và đảm bảo tính thẩm mỹ.

3. Đo kích thước bếp Phong Thủy cần đến dụng cụ gì?

Kích thước bếp phong thủy muốn đo đạc chính xác cần sử dụng đến thước lỗ ban. Thiết bị này được đánh giá cao nhờ khả năng đo chuẩn với từng cung mệnh. Đặc biệt, con số ghi trên đó cũng đúc rút kinh nghiệm từ việc xây dựng hàng ngàn năm của ông cha ta.

Loại thước này được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa và mộ phần. Bên trên có chia kích thước thông thường cũng như tương ứng với các cung tốt, xấu. Qua đó, bạn dễ dàng biết được thông số nên dùng hoặc nên tránh.

Những người Phương Đông tin rằng, kích thước bếp phong thủy sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn. Đồng thời, con đường công danh, sự nghiệp, gia đạo cũng phất lên như diều gặp gió.

Có tới 3 loại thước lỗ ban phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thước lỗ ban 42.9cm dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng, đồ nội thất trong nhà. Đồng thời, loại thước này cũng chuyên dùng để đo bếp mang đến sự chính xác cùng nhiều thông tin quan trọng khác.

Chưa hết, thước lỗ ban có 3 hàng với thông tin cụ thể như sau:

Hàng đầu tiên chỉ kích thước đo với đơn vị tính là cm.

Hàng thứ hai chỉ cung theo kích thước lỗ ban 38.8cm.

Hàng thứ ba thể hiện cung theo kích thước lỗ ban 42.9cm.

Khi tiến hành đo kích thước bếp phong thủy rơi vào cung đỏ sẽ cho thấy thông số tốt và ngược lại. Có thể thấy đây chính là dụng cụ quan trọng giúp bạn xây dựng thuận lợi và hướng tới những điều tốt đẹp.

Theo quan niệm của người Á Đông, bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà đó còn là nơi Táo Quân cai quản, mang ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.

1. Tại sao cần chú trọng Phong Thủy bếp và chậu rửa?

Nội thất trong phòng bếp khá đa dạng và phong phú như bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh, tủ bếp, bàn ăn,… Trong đó bếp và chậu rửa được xem là có ảnh hưởng chính tới phong thủy nhà bếp, cũng như góp phần ảnh hưởng chung tới vận khí của toàn bộ ngôi nhà.

Như mọi người đã biết, bếp sinh lửa mang năng lượng Hỏa, còn chậu rửa liên quan tới nước, mang nguồn năng lượng của Thủy. Theo quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc thì Thủy khắc Hỏa, dẫn tới bất lợi về mặt phong thủy. Chỉ cần gia chủ lơ là, không chú ý phong thủy bếp và chậu rửa có thể dẫn tới những điều không may mắn cho gia đình.

2. Các lưu ý về Phong Thủy bếp và chậu rửa

Cách bố trí bếp và chậu rửa

Trong thiết kế phòng bếp thì cách bố trí của bếp và chậu rửa mang yếu tố quyết định về mặt thẩm mỹ. Do đó cần thiết kế sao cho vừa đảm bảo về phong thủy mà vẫn đẹp mắt, tinh tế.

Bếp và chậu rửa vuông góc

Cách bố trí bếp và chậu rửa phù hợp phong thủy khá phổ biến hiện nay chính là theo góc vuông góc.

Tại các gia đình có diện tích nhỏ, chung cư hoặc nhà trọ thì kiểu bếp vuông góc với chậu rửa theo hình chữ L được ưu tiên lựa chọn.

Với cách bố trí dạng chữ L này không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn tăng tính thẩm mỹ cho phòng bếp. Đặc biệt phong thủy bếp và chậu rửa vuông góc sẽ giúp gia chủ hóa giải xung khắc, mang lại nhiều may mắn, sức khỏe cho gia chủ.

Phong Thủy bếp và chậu rửa thẳng hàng

Một cách bố trí phong thủy bếp và chậu rửa khác đó chính là để để chúng thẳng hàng, với khoảng cách ít nhất là 60cm. Do yếu tố Thủy và Hỏa xung khắc nên cần có khoảng cách đủ xa như vậy để không gây ra những năng lượng xấu, gây bất lợi về mặt sức khỏe và bất hòa trong gia đạo.

Nếu không gian bếp hẹp không thiết kế được như vậy thì gia chủ có thể tạo một vách ngăn giữa bếp và chậu rửa, để tạo sự tách biệt giữa Thủy và Hỏa.

Khi thiết kế bếp và chậu rửa cách xa nhau thì có thể hóa giải xung khắc, nâng cao vượng khí cho gia chủ. Nhờ đó sẽ tạo ra năng lượng tích cực, gia chủ chế biến được những món ăn ngon, tăng cường sức khỏe cho gia đình, dễ dàng thu hút tài lộc, may mắn.

Lưu ý: Cần tránh đặt bếp đối diện với bồn rửa vì trong cách bố trí này bếp mang hành Hỏa sẽ bị khắc bởi Thủy. Nếu gia chủ lắp đặt như vậy dễ gây bất hòa trong gia đạo.

Vị trí và hướng Phong Thủy bếp và chậu rửa

Để lắp đảm bảo phong thủy bếp và chậu rửa, gia chủ không chỉ cần chú ý tới cách bố trí của chúng mà còn phải đặc biệt chú ý tới vị trí và hướng của 2 thiết bị này.

Vị trí và hướng đặt bếp theo Phong Thủy

Trước tiên gia chủ cần biết được thế nào hướng bếp. Hướng bếp được xác định một cách đơn giản đó chính là hướng lưng của người nấu ăn. Ví dụ khi bạn nấu ăn, mặt quay hướng Đông, lưng quay về hướng Tây thì hướng bếp chính là hướng Tây.

Theo quan điểm của Phong Thủy Mạnh Hải Feng Shui, lựa chọn hướng bếp phải tuân theo quy tắc “Tọa hung – Hướng cát”, có nghĩa là đặt bếp ở vị trí các cung xấu và nhìn ra hướng thuộc cung tốt. Nếu lựa chọn cung tốt để đặt bếp có thể sẽ “thiêu rụi” cả may mắn, tài lộc. Ngược lại, đặt bếp ở cung xấu thì có tác dụng tiêu trừ xui xẻo.

Ví dụ: Đặt bếp ở cung Tuyệt mệnh sẽ tránh được tai họa về sức khỏe, không lo mắc bệnh tật. Bếp đặt ở cung Lục Sát sẽ tránh được tai họa sát thân, gia đình yên ấm, hạnh phúc…

Vị trí và hướng chậu rửa theo Phong Thủy

Dựa trên phong thủy đặt bếp hợp bản mệnh và cách bố trí bếp dạng vuông góc hay thẳng hàng mà ta có thể chọn được vị trí và hướng đặt chậu rửa như sau: 

Trường hợp bếp và chậu rửa vuông góc với nhau: Chậu rửa thuộc hành Thủy nên đặt ở các hướng Bắc, Đông hoặc Đông Bắc. Trong khi vị trí phù hợp đặt bếp thuộc hành Hỏa là ở phía Nam, Đông hoặc Đông Nam.

Bếp và chậu rửa thẳng hàng nằm dọc theo tường phía Tây: Nên đặt chậu rửa hướng Bắc và bếp hướng Nam.

Bếp và chậu rửa thẳng hàng nằm dọc theo tường phía Đông: Nên đặt chậu rửa phía hướng Nam còn bếp ở hướng Bắc.

Bếp và chậu rửa thẳng hàng dọc theo tường phía Bắc: Cần đặt chậu rửa hướng Tây còn bếp ở hướng Đông.

Bếp và chậu rửa thẳng thành nằm dọc theo tường phía Nam: Lựa chọn chậu rửa hướng Đông, bếp ở phía hướng Tây.

3. Hóa giải bếp và chậu rửa phạm Phong Thủy

Nếu thiết kế phòng bếp của bạn hiện nay không chuẩn theo phong thủy thì đừng quá lo lắng. Ngay sau đây Phong Thủy Mạnh Hải Fengshui sẽ hướng dẫn bạn cách hóa giải đối với từng trường hợp.

Hóa giải bếp đối diện bồn rửa

Dựa vào cơ chế “tham sinh quên khắc” trong quy luật ngũ hành, gia chủ có thể đặt một chậu cây xanh ở khoảng giữa bếp và bồn rửa. Do Thủy – Mộc tương sinh nên lúc này Thủy khí sẽ tập trung sinh Mộc mà không còn khắc hỏa nữa.

Trường hợp không phù hợp đặt cây xanh, gia chủ có thể ốp gạch bếp và tường bếp mang màu của hành Mộc, tức là màu xanh lá. Hoặc họa tiết trên gạch là cỏ cây đều phù hợp.

Có thể làm vách ngăn bằng thủy tinh để ngăn bếp và chậu rửa đối diện trực tiếp với nhau.

Một biện pháp khác đó chính là đặt một tấm thảm màu xanh lá cây ở vị trí giữa bếp và chậu rửa cũng có tác dụng hóa giải xung khắc Thủy và Hỏa.

Hóa giải bếp cạnh bồn rửa

Khi thiết kế nên để bếp và chậu rửa cách xa nhau tối thiểu 60cm. 

Nếu diện tích phòng bếp hẹp không đáp ứng được khoảng cách 60cm thì gia chủ có thể đặt một chậu cây xanh nhỏ ở khoảng giữa 2 thiết bị.

Tạo vách ngăn để ngăn cách giữa bếp và chậu rửa cũng giúp hóa giải sự xung khắc Thủy và Hỏa.

4. Cải thiện Phong Thủy bếp và chậu rửa hàng ngày

Bếp và chậu rửa sạch sẽ, gọn gàng sẽ giúp cho gian bếp thêm phần tươi sáng, từ đó giúp tăng sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ. Nếu để hai thiết bị này bám bẩn thì dễ sinh uế khí, làm giảm sút sức khỏe cũng như tiêu hao tài lộc. Gia chủ cần luôn chú ý bảo dưỡng 2 thiết bị sao cho chúng luôn sạch sẽ và hoạt động tốt, đảm bảo mặt phong thủy bếp và chậu rửa.

Vệ sinh bếp và chậu rửa

Sử dụng chanh tươi để chà sát lên bếp và chậu rửa. Sau 15 phút thì dùng khăn ẩm lau sạch. Axit trong chanh sẽ giúp bạn đánh bật các vệt dầu mỡ và thức ăn cáu lại trên bếp và chậu rửa, đồng thời tạo ra mùi thơm dễ chịu.

Hòa giấm ăn và nước rửa bát thành dung dịch vệ sinh bếp và bồn rửa. Sau vài phút thì lau lại bằng nước sạch. Đây là cách dễ dàng để làm sạch triệt để bếp và bồn rửa khỏi thức ăn thừa và dầu mỡ bám lại.

Một cách dễ dàng hơn để cải thiện phong thủy bếp và chậu rửa đó là dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Chỉ cần vài giọt dung dịch là có thể đánh bay mọi vết bẩn do thực phẩm hay gỉ sét.

Vệ sinh dụng cụ bếp và bồn rửa

Bên cạnh chú trọng vệ sinh bếp và chậu rửa, các bạn cần chú ý làm sạch dụng cụ bếp hàng ngày để đảm bảo sức khỏe khi nấu ăn và làm phòng bếp thêm gọn gàng, sạch đẹp.

Hiện trên thị trường có sẵn rất nhiều loại nước rửa chén phù hợp để làm sạch và khử mùi tanh trên dụng cụ. Nếu là người thích sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên thì bạn có thể sử dụng chanh và rượu để tiến hành làm sạch chậu rửa và các dụng cụ bếp nhanh chóng.

Phong thủy nhà bếp không chỉ mang đến sự tiện nghi, thoải mái trong nấu nướng mà còn được tin mang đến may mắn về sức khỏe, tài chính và sự hưng vượng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố chính trong phong thủy nhà bếp và lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công bếp.

1. Phong thủy nhà bếp có vai trò gì?

Với người Á Đông, bếp là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất về phong thủy của ngôi nhà. Bêp với người Việt không chỉ là nơi nấu nướng mà còn đại diện cho sức khỏe - tài lộc (của ăn của để) và cả vượng khí, trạch vận của gia đình.

Việc bố trí phòng bếp hợp phong thủy trước hết giúp việc nấu nướng thêm thuận tiện, sau là mang đến may mắn. Đó chính là lý do tại sao mọi gia đình đều đặc biệt quan tâm đến phong thủy nhà bếp. Phong thủy là bếp là vấn đề sâu và rộng, tùy mỗi gia chủ, tùy theo đặc điểm ngôi nhà lại có cách xử lý riêng, tuy nhiên cần lưu ý một số yếu tố cơ bản sau.

2. Các xác định phong thủy bếp và hướng đặt bếp 

Hướng bếp sẽ là hướng ngược với mặt người nấu hoặc là hướng lưng người nấu. Tùy vào từng con giáp lại có hướng bếp tốt khác nhau.

2.1. Đặt hướng bếp theo tuổi 

Dưới đây là những lưu ý khi đặt hướng bếp theo tuổi mà gia chủ cần quan tâm 

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Tý

·       Gia chủ tuổi Mậu Tý nên đặt bếp hướng tốt như: Đông Nam, Nam, Đông, Bắc đây được xem là hướng đưa củi vào bếp mang đến phúc lộc dồi dào, gia đình hưng vượng.

·       Gia chủ tuổi Canh Tý: Đặt bếp nhìn về hướng tốt như: Bắc, hướng Đông, hướng Nam, hướng Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Tý: Hướng Đông Nam, hướng Đông, hướng Nam và hướng Bắc được xem là hướng đẹp nhất dành cho tuổi này.

·       Gia chủ tuổi Bính Tý: Nên đặt hướng Bắc, hướng Đông, Nam và Đông Nam.

·       Tuổi Giáp Tý: Chú ý đặt bếp tọa hướng tốt như: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Tây.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Sửu

·       Gia chủ tuổi Ất Sửu hướng tốt là Tây, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc

·       Gia chủ tuổi Quý Sửu chọn hướng bếp Đông, Đông Nam, Bắc, Nam

·       Gia chủ tuổi Tân Sửu nên chọn hướng bếp Nam, Bắc, Đông Nam, Đông

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Dần

·       Gia chủ tuổi Bính Dần: Nên đặt hướng tốt như: Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, Nam.

·       Gia chủ tuổi Canh Dần: Chọn hướng Đông Bắc, Tây, Tây bắc, Tây Nam.

·       Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Giáp Dần: Hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Đông Bắc được xem là hướng tốt nhất.

·       Hướng bếp cho gia chủ tuổi Nhâm Dần: Đặt bếp nhìn về hướng tốt như: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Tuổi Mậu Dần: Hướng tốt là Tây bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Mão

·       Tuổi Ất Mão nên đặt bếp hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Đông Bắc

·       Tuổi Đinh Mão hướng đẹp nhất để đặt bếp là Nam, Đông Nam, Bắc, Đông.

·       Tuổi Kỷ Mão chọn hướng bếp nhìn về hướng Nam, hướng Đông Nam, hướng Bắc hoặc Đông sẽ tốt lành.

·       Gia chủ tuổi Quý Mão hợp hướng Nam, Đông, Bắc và Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Tân Mão nên chọn hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam sẽ mang đến may mắn.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Thìn

·       Gia chủ tuổi Bính Thìn: hướng đặt bếp tốt là Tây Nam, Tây bắc, Đông Bắc, Tây.

·       Gia chủ tuổi Canh Thìn: Nên đặt bếp hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.

·       Gia chủ tuổi Giáp Thìn: Chọn hướng Đông, Bắc, Đông Nam và Nam

·       Gia chủ tuổi Mậu Thìn: Nhằm hướng Nam, Bắc, Đông Nam và Đông để chọn hướng bếp

·       Gia chủ tuổi Nhâm Thìn: Hướng Nam, Đông Nam, Bắc và Đông được xem là hướng tốt mang lại may mắn cho gia chủ.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Tỵ

·       Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Ất Tỵ: Nên chọn hướng tốt là Tây Nam, Tây, Tây Bắc và Đông Bắc.

·       Với gia chủ tuổi Đinh Tỵ hướng tốt là Tây bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Với gia chủ tuổi Kỷ Tỵ: Nên chọn hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Với gia chủ tuổi Quý Tỵ: Có thể chọn hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam.

·       Gia chủ tuổi Tân Tỵ: Nên chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Ngọ

·       Gia chủ tuổi Bính Ngọ hướng tốt là Tây Bắc, Tây Nam, Tây, Đông Bắc.

·       Gia chủ tuổi Canh Ngọ nên chọn hướng Nam, Bắc, Đông và Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Giáp Ngọ chọn hướng tốt là Đông Nam, Nam, Đông và Bắc.

·       Gia chủ tuổi Mậu Ngọ đặt bếp nhìn về hướng Bắc, Đông, Nam và Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Ngọ chọn hướng bếp Đông Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Mùi

·       Gia chủ tuổi Đinh Mùi có thể chọn các hướng bếp tốt như Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam.

·       Gia chủ tuổi Ất Mùi hướng tốt là Đông, Bắc, Nam, Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Kỷ Mùi có thể tham khảo các hướng tốt Nam, Đông Nam, Bắc, Đông.

·       Gia chủ tuổi Tân Mùi nên tham khảo các hướng tốt: Đông, Bắc, Đông Nam, Nam.

·       Gia chủ tuổi Quý Mùi đặt bếp nhìn ra các hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Thân

·       Gia chủ tuổi Bính Thân tham khảo các hướng bếp tốt như: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.

·       Gia chủ tuổi Canh Thân có 4 hướng bếp đẹp là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Gia chủ tuổi Mậu Thân nên chọn hướng Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc.

·       Gia chủ tuổi Giáp Thân có thể chọn các hướng như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Thân nên chọn hướng Đông, Bắc, Đông Nam, Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Dậu

·       Gia chủ tuổi Quý Dậu đặt hướng nhìn bếp về Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và Tây

·       Gia chủ tuổi Tân Dậu có thể đặt bếp nhìn về hướng Nam, Đông Nam, Bắc và Đông.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Tuất

·       Gia chủ tuổi Bính Tuất hướng bếp đẹp là Nam, Đông Nam, Bắc, Đông

·       Gia chủ tuổi Canh Tuất chọn hướng bếp tại Tây Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc

·       Gia chủ tuổi Giáp Tuất chọn hướng bếp nhìn về hướng tốt như Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Tuất chọn hướng bếp nhìn về Đông, Bắc, Đông Nam, Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Hợi

·       Gia chủ tuổi Đinh Hợi nên đặt bếp nhìn về hướng Tây Bắc, Tây Nam, Tây, Đông Bắc.

·       Gia chủ tuổi Kỷ Hợi nên chọn hướng bếp đẹp là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Gia chủ tuổi Quý Hợi hướng bếp tốt là Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.

·       Gia chủ tuổi Ất Hợi chọn hướng bếp nhìn về Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Tây

·       Gia chủ tuổi Tân Hợi nên chọn hướng Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc.

2.2. Đặt hướng bếp theo hướng nhà 

Hướng Đông:

·       Hướng Đông Nam: Nhà hướng này nên đặt bếp hướng chính Tây được xem là tốt nhất, phù hợp với phong thủy.

·       Hướng Đông Bắc: Gia chủ nên đặt bếp hướng Đông Nam sẽ giúp mang lại thuận hòa, sức khỏe, các thành viên trong gia đình được sức khỏe.

Hướng Tây

·       Hướng Tây Bắc : Nên đặt bếp hướng Tây hoặc hướng Nam sẽ mang đến điều tốt lành, may mắn.

·       Hướng Tây Nam: Nên đặt hướng Đông Nam. Sau nhà nên trồng thêm cây cao, sân nhỏ hoặc khu đất trống để hóa giải bất lợi từ hướng nhà.

Hướng Nam: 

·       Nên đặt hướng chính Tây

Hướng Bắc: 

·       Nên đặt bếp hướng Nam, hướng Đông Nam và hướng Đông.

3. Những lưu ý khi bố trí nhà bếp để mang lại tài lộc sức khỏe cho gia chủ

3.1 Hướng nhà bếp 

Trước đây, hướng bếp là hướng cửa bếp lò, hiện nay cuộc sống hiện đại, sử dụng bếp từ, bếp ga, bếp điện có sự thay đổi khi xác định hướng nhà bếp. Theo đó, bếp từ, bếp điện trở nên ưu thế nhưng không có lửa nên không được xem là táo vị. Hướng bếp chuẩn nhất là hướng nhận thao tác của người nấu. Nếu lưng người nấu bếp quay về hướng nào thì đó là hướng bếp.

3.2 Vị trí đặt bếp nấu

Vị trí đặt bếp nên đặt hướng dữ nhìn về hướng tốt để mang đến may mắn, tiếp nguồn năng lượng. Nên đặt bếp nấu vị trí góc nhà nhưng tránh góc nhọn. Như vậy tầm nhìn không bị hạn chế, không gian nấu thông thoáng. Ngoài ra, bếp cũng nên đặt nơi tránh gió để tụ khí, tốt cho việc nấu nướng, tránh nhìn thẳng ra cửa chính, tránh gần vòi nước, chậu rửa, ống nước ngầm.

3.3 Không gian bếp

Không gian bếp cần được bố trí linh hoạt dựa trên diện tích và loại hình nhà ở. Nếu ở chung cư bạn nên bố trí vách ngăn với các phòng khách để đảm bảo tính kín đáo. Với nhà ở mặt đất, không gian rộng nên bố trí không gian thoải mái với bàn ăn, quầy bar...Tuy nhiên, dù diện tích lớn hay nhỏ thì phòng bếp đều phải duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ...tránh hấp hơi nước, ẩm ướt ảnh hưởng không tốt đến phong thủy phòng bếp.

3.4 Màu sắc và ánh sáng của bếp

Nhà bếp thuộc hành Hỏa nên sơn màu sơn thuộc yếu tố mộc: Xanh (xanh lá, xanh rêu, xanh dương…). Gam màu này không chỉ tốt theo phong thủy mà còn mang lại cảm giác tươi mát, xua đi cái nóng nực trong quá trình nấu nướng. Gia chủ nên tận dụng ánh sáng tự nhiên từ hệ thống cửa và đèn trang trí để mang đến năng lượng cho không gian nấu nướng.

3.5 Nội thất cho nhà bếp

Nội thất bếp bao gồm tủ lạnh, lò vi sóng, bếp nấu và tủ bếp...ngoài việc sắp xếp nội thất ở vị trí hợp lý, dễ sử dụng, thuận tiện trong quá trình nấu nướng thì gia chủ nên chú ý tránh đặt vòi nước gần bếp đun sẽ khiến Thủy - Hỏa đối nhau, tạo xung khắc, mất đi vượng khí. Tránh đặt tủ lạnh đối diện với hướng bếp nấu vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống đối diện với hành Hỏa sẽ khiến mọi thứ tiêu tan. Nguyên lý khi thiết kế nội thất bếp là: bếp - bồn rửa - tủ lạnh nên tạo thành hình tam giác.

Phong thủy bếp là tổng hòa các yếu tố về vị trí, nội thất, màu sắc...để mang đến vẻ đẹp và sự may mắn như mong đợi.

Phong thủy nhà bếp cần được bố trí, sắp xếp linh hoạt tùy theo các yếu tố tuổi - mệnh gia chủ, đặc điểm thiết kế nhà và nhu cầu sử dụng...để có được phòng bếp đảm bảo thẩm mỹ - phong thủy và công năng, chủ đầu tư nên tìm chọn dịch vụ thiết kế uy tín, chuyên nghiệp hoặc kết hợp với dịch vụ tư vấn phong thủy để hoàn toàn yên tâm trong quá trình thi công và sử dụng.

Phong thủy nhà bếp đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người với mong muốn đem đến những vận khí tốt và may mắn đến cho gia đình nhỏ của mình. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách bố trí nội thất nhà bếp sao cho không phạm phong thủy cũng như các điều tối kỵ mà bạn nên tránh khi chọn các nội thất nhà bếp. 

Nội thất nhà bếp với tông màu trầm ấm kết hợp với nguồn sáng tự nhiên đem đến không gian thoáng đãng đồng thời thu hút tài lộc cho gia chủ.

Phong thuỷ phòng bếp đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Theo quan niệm của người Việt Nam, nhà bếp là một trong những vị trí quan trọng của toàn bộ ngôi nhà. Đây là nơi tất cả các thành viên thưởng thức những món ăn ngon hoặc cùng nhau quây quần sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy, nhà bếp còn được xem là “trái tim” của ngôi nhà.

Phòng bếp, phòng ăn được thiết kế với không gian mở đẹp và hiện đại, thích hợp cho những buổi sum họp gia đình. 

Mặt khác, theo phong thủy Dương Trạch, nhà bếp thuộc một trong ba yếu tố quan trọng trong nhà ở – bao gồm cổng chính, phòng ngủ và nhà bếp. Vì nhà bếp mang nguồn năng lượng Hỏa nên sẽ xóa bỏ những sinh khí tốt lành của căn nhà. Do đó, phong thủy nhà bếp luôn được gia chủ ưu tiên khi thiết kế nội thất nhà ở.

Không những vậy, phong thủy nhà bếp còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự thịnh vượng, hậu vận và con đường tài lộc của gia chủ. Đồng thời, sự nghiệp và sức khỏe của các thành viên trong gia đình có tốt hay không cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố này.

Ngoài ra, để có được một căn bếp vừa đẹp, vừa hợp với phong thủy, bạn cần chú ý những điều như sau:

·       Bố trí các nội thất khoa học, thông minh nhằm thuận tiện cho việc sinh hoạt.

·       Bếp phải nằm ở vị trí lý tưởng trong không gian của ngôi nhà.

·       Đáp ứng được tính thẩm mỹ đồng thời tránh phạm phải các điều kiêng kỵ trong phong thủy.

Những lý do trên đây đã cho thấy tầm quan trọng của phong thủy nhà bếp quan trọng như thế nào. Vì thế bạn cần nắm rõ những điều kiêng kị cũng như cách bố trí nhà bếp một cách hợp lý nhất để thu hút tài lộc và sức khỏe dễ dàng hơn. 

Cách xác định hướng đặt bếp hợp phong thuỷ

Xác định hướng nhà bếp theo hướng nhà

Dựa trên hướng nhà sẽ giúp bạn lựa chọn được hướng nhà bếp sao cho phù hợp và thuận phong thủy. Cụ thể như sau:

Nhà hướng Nam: nên đặt bếp ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam, kỵ hướng Nam và hướng Bắc.

Nhà hướng Đông: nên đặt bếp ở hướng Đông Nam, hướng Bắc hoặc hướng Nam.

Nhà hướng Đông Nam: hướng Tây sẽ là hướng phù hợp để đặt bếp.

Nhà hướng Đông Bắc: nên đặt bếp đặt ở hướng Đông Nam là tốt nhất. Đặc biệt kiêng kỵ hướng bếp ở hướng Tây và hướng Tây Nam bởi có thể sẽ mang lại tai họa cho gia chủ.

Nhà hướng Tây: nên đặt bếp ở hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam hoặc hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Tây Bắc: nên đặt bếp ở hướng Nam hoặc hướng Tây.

Nhà hướng Tây Nam: là hướng nhà rất xấu, do đó bạn có thể hóa giải chúng bằng cách đặt bếp ở hướng Đông Nam.

Chọn hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với mệnh tuổi gia chủ

Bên cạnh đặt hướng nhà bếp theo hướng nhà, tùy vào mệnh tuổi của gia chủ cũng sẽ có cách chọn hướng đặt bếp sao cho phù hợp nhất. Trong phong thủy của nhà bếp, bạn nên tránh chọn hướng bếp nằm vào các cung Cô Quả, Bại Tuyệt,…vì những cung này có thể mang đến sự xui xẻo, chia ly và khắc khẩu trong cuộc sống gia đình.

Ngoài ra, theo thuyết âm dương ngũ hành, nếu nhà có vợ chồng thì hướng bếp phong thủy nên đặt theo tuổi của chồng bởi chủ nhà thường là người đàn ông. Tuy nhiên, nếu bạn theo chủ nghĩa độc thân và là gia chủ nữ thì hướng đặt bếp cũng có thể được lựa chọn dựa trên tuổi của bạn.

Những nguyên tắc và điều tối kỵ khi bố trí phong thuỷ nhà bếp

Sau đây là những nguyên tắc cũng như các điều tối kỵ bạn nên tránh khi bố trí nhà bếp sao cho hợp phong thủy:

·       Không nên đặt nhà bếp ngay đối diện nhà vệ sinh vì theo phong thủy điều này sẽ khiến các luồng khí xấu, khí độc hay chất bẩn từ nhà vệ sinh dễ dàng nhiễm vào trong thức ăn của gia đình. Bên cạnh vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe thì những khí xấu này còn có thể khiến cho gia chủ dễ bị hao tài, gia đình dễ xảy ra lục đục và không hòa thuận. 

·       Không nên đặt nhà bếp ở ngay trung tâm của ngôi nhà vì không những gây mất thẩm mỹ, khó khăn cho việc đi lại mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

·       Không nên đặt nhà bếp chính diện cửa ra vào vì mùi thức ăn khi nấu nướng có thể phát tán ra khắp ngôi nhà gây ra nhiều năng lượng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

·       Không đặt nhà bếp đối diện hay dưới phòng ngủ vì có thể khiến gia chủ cảm thấy khó chịu cũng như ảnh hưởng đến tâm lý muốn được nghỉ ngơi khi phải ngửi những mùi thức ăn bay từ bếp vào phòng.

·       Tránh đặt nền bếp cao hơn các phòng khác trong nhà vì theo phong thuỷ điều đó sẽ khiến hung khí tập trung nhiều vào nhà, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của gia chủ.

·       Không nên đặt nhà bếp dưới thanh xà ngang vì sát khí của xà ngang rất mạnh, do đó có thể khiến người nhà bị đau ốm, đặc biệt là nữ giới trong nhà, bởi sách cổ có dạy: “Dưới xà nhà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.

·       Không nên đặt đầu giường sát với nhà bếp bởi bếp là nơi để nấu nướng, do đó những tiếng động, lửa sẽ khiến bạn cảm thấy không dễ chịu, đồng thời hay rơi vào trạng thái nhức đầu, mất ngủ. 

·       Không nên sử dụng ban công để đặt nấu nướng vì ban công là nơi có thể mang đến tài lộc cho mái ấm gia đình, nếu nấu nướng sẽ gây hao tài, ngăn chặn điềm may của gia chủ đến với ngôi nhà của mình.

·       Bếp nấu không nên đặt cạnh tủ lạnh và bồn rửa vì bếp thuộc Hỏa, tủ lạnh và bồn rửa lại thuộc Thủy, đây là hai yếu tố xung khắc với nhau nên có thể làm cho gia chủ tổn hại về sức khỏe cũng như tiền bạc.

·       Không để sau bếp là khoảng trống vì bếp cần có một điểm dựa vững chãi. Hơn nữa nếu ánh sáng chiếu vào phía sau bếp quá nhiều cũng không tốt cho gia chủ bởi sẽ dễ gây đau ốm, mệt mỏi,...

Một số vật dụng trang trí cho nhà bếp hợp phong thuỷ với gia chủ

Máy hút khói, tủ lạnh

Máy hút khói và bếp là bộ đôi luôn đi cùng với nhau. Trong đó, máy hút khói được xem như là lá phổi của nhà bếp bởi nó giúp hút không khí bụi bặm và hơi dầu mỡ ra ngoài. Đồng thời, máy hút khói còn tạo sự đối lưu không khí, giúp không khí trong lành từ ngoài vào dễ dàng hơn. Do đó, bạn nên đặt máy hút khói và bếp nấu cùng hướng với nhau để tạo ra sự hài hòa phong thủy.

Bên cạnh đó, tủ lạnh được coi là vật dụng không thể thiếu trong các hộ gia đình hiện nay. Mặc dù vậy, đây cũng là thiết bị tích tụ nhiều khí lạnh nên bạn phải chọn đúng hướng để đặt tủ lạnh sao cho thuận tiện khi sử dụng và hợp với hướng điều hòa phong thủy. Bạn có thể đặt tủ lạnh theo hướng Bắc để thu hút tài lộc vào nhà, đồng thời giúp gia chủ thịnh vượng, phát tài. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tủ theo hướng hợp với tuổi của bạn để đem lại nhiều may mắn hơn.

Bồn rửa bát, tủ nướng

Tủ nướng và lò viba là các thiết bị thường phải tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn để làm chín đồ ăn, đồng thời đa phần chúng còn được làm từ kim loại. Vì thế, bạn nên đặt các vật dụng này ở hướng nam vì đây là hướng sinh nhiệt lượng lớn, tượng trưng cho nơi chốn của mặt trời, lửa hay các vật sắc nhọn. Đó cũng là cách để nguồn nhiệt lượng này luôn luôn được nuôi dưỡng và liên tục sinh ra.

Bồn rửa thường được đặt sát tường hay bố trí gần bếp để thuận lợi cho bạn khi làm bếp. Bên cạnh đó, nếu bồn rửa bát nhà bạn không nằm cạnh cửa sổ thì phía trên bồn cần phải đủ sáng để năng lượng chiếu vào. Do đó, bạn nên xoay về hướng tây nam nếu bồn rửa bằng đá, xoay về hướng tây bắc đối với bồn bằng kim loại như inox.

Tủ bếp, bếp nấu

Tủ bếp thường có thiết kế bằng gỗ và thường được đặt theo hướng Đông hay hướng Đông Nam để phát huy được yếu tố phong thủy mạnh nhất, đem đến nhiều sự may mắn, bình an cho gia chủ, đồng thời tạo ra sự sạch sẽ và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý sự liên kết về chất liệu giữa tủ đứng bên dưới và tủ treo để tạo ra quá trình cộng hưởng năng lượng chung trong bếp.

Bếp nấu được xem là “trái tim” của căn bếp, là nơi làm chín thức ăn và sử dụng rất nhiều năng lượng. Nguồn năng lượng này có thể đến từ bếp ga hay từ bếp điện. Vì thế, bạn nên bố trí thùng ga hay phích cắm bếp điện hướng về phía hợp với tuổi của mình nhằm lấy được năng lượng cho bếp.

Gương, tranh phong cảnh trong bếp và đồng hồ treo tường

Theo phong thuỷ, để giúp gia chủ thu hút được nhiều tiền bạc, sức khỏe và may mắn cũng như cảm thấy yên bình hơn khi vào bếp, bạn nên đặt một chiếc gương hoặc có thể sử dụng một vài bức tranh phong cảnh treo lên tường để thay thế gương. Chúng còn có thể giúp trang trí cho căn bếp của bạn thêm sinh động, bắt mắt hơn.

Đồng hồ treo tường không chỉ là vật dụng trang trí, mà còn giúp mang lại nhiều tiện lợi cho gia chủ như giúp chị em nội trợ căn chỉnh thời gian nấu ăn phù hợp, thu hút điềm may,... Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng đồng hồ đẹp và phù hợp với mọi phong cách của nhà bếp. Trong đó, kiểu dáng hình tròn của đồng hồ đại diện cho sự thịnh vượng và trọn vẹn. Vậy nên, việc trang trí một chiếc đồng hồ hình tròn trong không gian bếp sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. 

Mang cây xanh vào không gian bếp

Nếu bạn yêu thích một không gian bếp xanh mát, tươi mới và gần gũi với thiên nhiên, hãy thử trang trí bếp bằng những chậu cây xanh nhỏ. Chúng không chỉ mang lại nhiều sinh khí cho không gian bếp mà còn có khả năng thanh lọc không khí cũng như khử mùi hiệu quả. Đối với các mẫu nhà bếp được thiết kế theo phong cách tối giản, những chậu cây xanh sẽ là điểm nhấn nổi bật cho cả không gian. Bạn nên lựa chọn những loại cây hợp mệnh với tuổi của mình để có thể thu hút nhiều tài lộc, may mắn cho bản thân và gia đình.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phong thủy nhà bếp cũng như một số điều cấm kỵ trong phong thủy mà các gia chủ cần lưu ý để tránh mang lại những điều không may mắn cho gia đình mình và những người xung quanh. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để sắp xếp và bố trí nội thất trong căn bếp hợp lý theo đúng phong thủy nhất.

Không chỉ nội thất phòng khách mà phong thủy nhà bếp cũng là một yếu tố rất quan trọng có tác động đến sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vậy khi làm nhà bếp, nên bố trí phòng bếp hợp phong thủy nên như thế nào để thuận lợi? Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chuẩn xác nhất.

Phong thủy nhà bếp tác động thế nào đến đời sống gia đình?

Phong thủy nhà bếp đóng một vai trò quan trọng và không thể xem nhẹ trong đời sống gia đình. Nhà bếp không chỉ là nơi chế biến thức ăn, mà còn là trung tâm của sự hòa hợp, tình thân, và sức khỏe trong gia đình.

Nói đơn giản, nhà bếp là nơi chúng ta chia sẻ những bữa cơm gia đình, nơi sum họp sau một ngày làm việc căng thẳng. Ở đây, những món ăn ngon được nấu, là cách thể hiện tình thương và cũng là nơi gia đình tụ tập để nói chuyện, chia sẻ, và cùng tạo dựng những kỉ niệm đáng nhớ.

Ngoài ra, phong thủy nhà bếp cũng ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia đình. Những yếu tố phong thủy, như cách bố trí nội thất và hướng nhà bếp, có thể ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và hạnh phúc của gia đình. Một nhà bếp được thiết kế hợp phong thủy có thể thu hút tài lộc và năng lượng tích cực, trong khi tránh xa khỏi các yếu tố tiêu cực có thể gây rối loạn và xung đột.

Tóm lại, nhà bếp không chỉ là nơi nấu nướng, mà còn là trái tim của ngôi nhà và sự gắn kết của gia đình. Phong thủy nhà bếp đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian ấm áp, hạnh phúc và thịnh vượng cho cuộc sống gia đình. Do đó mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố phong thủy khi xây dựng và bố trí khu vực bếp. 

Những quy tắc quan trọng khi đặt hướng bếp theo phong thủy

Việc chọn hướng đặt bếp là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất của ngôi nhà, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn liên quan đến phong thủy và ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chọn hướng đặt bếp theo phong thủy:

Xác định hướng bếp nấu theo phong thủy

Nhiều người thường lầm tưởng hướng bếp chính là hướng cửa bếp nhưng cách xác định này không đúng. Hướng bếp là hướng lưng người nấu, tức là nếu bạn đứng ở bếp và sử dụng bếp để nấu ăn thì hướng bếp chính là hướng phía sau lưng của bạn. 

Hướng bếp hợp phong thủy

Để đặt bếp hợp phong thủy, bạn cần hiểu rằng phong thủy nhà bếp nhấn mạnh vào việc tạo "hung và hướng cát." Điều này nghĩa là bạn cần đặt bếp ở vị trí xấu (hung) và quay về hướng tốt (cát). Mục tiêu là sử dụng tính chất của hỏa (được tạo ra từ bếp) để đốt cháy những yếu tố xấu trong ngôi nhà và thu hút sinh khí tốt. Bạn có thể đặt hướng bếp theo hướng nhà hoặc theo tuổi của gia chủ. 

Phong thủy hướng bếp dựa trên hướng nhà

Hướng nhà là hướng chính của ngôi nhà và có thể ảnh hưởng đến việc đặt hướng bếp. Dựa vào hướng nhà, bạn có thể xác định hướng bếp thích hợp như sau:

Nhà hướng Đông: Bạn có thể đặt bếp hướng Đông Nam, Đông, Bắc hoặc Nam. Tuy nhiên, Đông Nam thường được xem là hướng tốt nhất để thu hút tài lộc.

Nhà hướng Đông Nam: Bếp nên đặt hướng Tây.

Nhà hướng Đông Bắc: Bếp nên đặt hướng Đông Nam.

Nhà hướng Tây: Bếp nên đặt hướng Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.

Nhà hướng Tây Bắc: Bếp nên đặt hướng Tây hoặc Nam.

Nhà hướng Tây Nam: Bếp nên đặt hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Nam: Bếp nên đặt hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Bắc: Bếp nên đặt hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Đông.

Nhìn chung về phong thủy đặt bếp thì vị trí tốt nhất là hướng Đông Nam, hướng Đông và hướng Nam

Phong thủy nhà bếp theo tuổi

Một cách khác để xác định hướng đặt bếp là dựa trên tuổi của chủ nhà. Bạn có thể đặt hướng bếp theo tuổi của người chồng trong gia đình, vì theo thuyết âm dương ngũ hành, người đàn ông thường đại diện cho ngôi nhà.

Phong thủy nhà bếp: một số điều nên làm

Để phong thủy nhà bếp được hài hòa, bạn hãy chú ý đến những cách bố trí nhà bếp dưới đây: 

Lựa chọn không gian thoáng đãng

Nhà bếp thường là nơi sản xuất và chứa nhiều năng lượng tiêu cực như mùi thức ăn, dầu mỡ, và hơi nước. Khi không gian bếp không thông thoáng, năng lượng xấu này có thể dễ dàng tích tụ và lan tràn ra các phòng khác trong ngôi nhà, gây ra sự cản trở trong cuộc sống và công việc.

Việc lắp đặt thêm cửa sổ cho nhà bếp không chỉ giúp loại bỏ năng lượng tiêu cực mà còn tạo ra dòng khí tốt. Điều này có thể giúp cân bằng năng lượng trong ngôi nhà và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng không gian này. 

Không đặt bếp và bồn rửa gần nhau

Theo quan niệm phong thủy, bếp nấu thuộc hỏa, nước thuộc thủy, thủy hỏa tương khắc. Nên vị trí bếp nấu và bồn rửa cần đặt xa nhau là hợp lý, sẽ tránh mang đến điều xấu, sự xung đột cho gia đình. Trong trường hợp không có quá nhiều diện tích, thì có thể đặt cách nhau khoảng 60cm nếu dáng bếp I, hoặc để ở 2 cạnh góc vuông nếu bếp hình chữ L.
Bên cạnh đó, tủ lạnh cũng là yếu tố thuộc thủy, vì vậy không nên để tủ lạnh quá gần hoặc đối diện với tủ bếp. Theo phong thủy thì vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất là hướng Bắc hoặc Đông Nam để gia đình có nhiều sức khỏe và tài vận. 

Lựa chọn màu sắc của khu vực bếp hợp phong thủy

Xét về màu sắc, nhà bếp là nơi lưu giữ lửa nên rất mạnh về yếu tố Hỏa. Do đó, khi chọn màu sơn nhà bếp, chúng ta nên chọn các tone màu thiêng về nhóm Mộc như xanh, xanh tím để cân bằng năng lượng. Gam màu này vừa nhẹ nhàng, tươi mát, vừa giúp thúc đẩy tương sinh cho gian bếp nhà mình. 

Ngoài ra, màu trắng và màu ghi cũng là màu rất thích hợp với phong thủy nhà bếp.

Những điều phong thủy nhà bếp cần tránh

Khi thiết kế không gian sống, có một số nguyên tắc bạn cần tránh nếu muốn kỵ vào phong thủy bếp. Điều này sẽ có thể làm mất cân bằng, gây ra sự xáo trộn trong nhà. 

Không đặt bếp ở hướng Tây

Hướng Tây thuộc hành Kim, trong khi bếp đại diện cho hành Hỏa. Sắp xếp bếp ở hướng Tây được coi là xung khắc, vì hai hành này không hòa hợp. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong âm và dương, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng của gia đình.

Không đặt bếp đối diện cửa chính

Xây nhà bếp đối diện cửa chính có thể làm cho năng lượng tốt của nhà vào và ra một cách nhanh chóng, gây mất tài lộc. Nó cũng có thể tạo ra cảm giác thiếu riêng tư trong không gian nhà bếp.

Không nên đặt bếp đối diện hoặc dưới phòng ngủ

Bếp thường đại diện cho năng lượng lửa và nhiệt độ cao, trong khi phòng ngủ thường liên quan đến yên bình và thư giãn. Đặt bếp đối diện phòng ngủ có thể tạo ra xung đột năng lượng, làm mất đi sự yên tĩnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, đặt bếp dưới phòng ngủ có thể tạo ra nguy cơ về sức khỏe và an toàn. Khí độc từ bếp hoặc khói có thể vào phòng ngủ và gây hại cho sức khỏe của bạn trong thời gian dài. Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ hoặc rò rỉ khí cũng có thể tăng lên.

Không đặt bếp đối diện hoặc dưới nhà vệ sinh

Đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh có thể tạo ra sự xung khắc giữa hai năng lượng trái ngược. Nhà vệ sinh thường được coi là nơi chứa năng lượng xấu, trong khi bếp đại diện cho năng lượng tích cực. Sự kết hợp này có thể dẫn đến xung đột và không hòa hợp trong phong thủy phòng bếp.

Hơn nữa, bếp là nơi chế biến thức ăn và yêu cầu vệ sinh cao. Đặt bếp gần nhà vệ sinh có thể tạo ra nguy cơ lây truyền vi khuẩn và mùi không mong muốn từ nhà vệ sinh vào bữa ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình và tạo ra một môi trường không hợp lý cho nấu ăn.

Không đặt hướng bếp trùng hướng nhà

Trong phong thủy, mỗi hướng của ngôi nhà sẽ tương ứng với một trong năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; mỗi hướng sẽ có nguồn năng lượng riêng. Bản thân bếp mang nguồn năng lượng khác với năng lượng của ngôi nhà, nên khi đặt bếp trùng với hướng nhà có thể gây ra sự xung đột năng lượng. Ngoài ra, mục tiêu chính của phong thủy là tạo ra sự cân bằng và thịnh vượng trong ngôi nhà. Hướng bếp phong thủy trùng với hướng nhà có thể gây ra sự mất cân bằng trong năng lượng và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của gia đình.

1 2
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn