Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN CÁC LOẠI CỦ, QUẢ \ KHOAI SỌ

Khoai sọ là một loại thực phẩm cung cấp những giá trị dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến thành các món ăn ngon tuy nhiên để biết cách chọn khoai sọ sao cho ngon, đúng chuẩn thì không hề đơn giản. Hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm cách chọn khoai sọ ngon nhé!

1. Cách chọn khoai sọ ngon

Hình dáng, vỏ khoai sọ

Củ khoai sọ ngon thường có dáng tròn đều hoặc hình dáng như quả trứng gà, trên vỏ sần sùi, nhiều râu, những củ mới, thường có nhiều đất bám trên vỏ.

Không chọn mua những củ khoai sọ có nhiều vết thâm đen, thối rữa, đây thường là những củ khoai để lâu ngày, đang có dấu hiệu hoặc đã hư hỏng. Cũng không chọn những củ có dáng dài, to, chúng có thể là củ khoai môn, bị người bán trộn lẫn với khoai sọ để lừa người mua.

Kích cỡ và trọng lượng

Khi mua khoai sọ cần lụa mua những củ khoai vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ để tránh nhầm lẫn với khoai môn.

Chị em cũng có thể chọn khoai sọ ngon dựa vào trọng lượng của chúng. Khi cằm trên tay nếu củ khoai nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng. 

Ngược lại, khi cầm củ khoai trên tay mà cảm giác nhẹ, thì củ đó thường ít nước, có hàm lượng tinh bột cao, khi luộc chín khoai ăn sẽ bùi bùi, mùi thơm đậm.

Màu sắc

Nếu khoai sọ được người bán sơ chế hoặc cắt sẵn chị em có thể nhìn thấy lớp ruột khoai bên trong có những vân hơi tím và trắng thì đó là những củ khoai ngon. 

Chị em tránh chọn những củ khoai có ruột đã ngả sang màu vàng hoặc có nhiều vết loang lõm bất thường vì đây là những củ để lâu đã hư hỏng.

Loại củ

- Không chọn mua những loại khoai sọ 1 cây 1 củ, nên chọn khoai sọ chùm. Nếu khoai sọ cũ, bạn nên chọn các củ con, không chọn củ cái (củ cái là củ to nhất trong chùm củ khoai sọ), bởi củ cái lúc này thường bị sượng, ăn không ngon.

- Nếu khoai sọ mới, bạn nên chọn các củ cái vì củ khoai sọ cái mới thường chắc củ, ăn bở, ngọt, ngon hơn củ con.

2. Cách bảo quản khoai sọ để được lâu

2.1 Cách bảo quản khoai sọ chưa gọt vỏ

Khi bạn lỡ mua quá nhiều khoai sọ mà chưa dùng đến, khoai sọ còn nguyên vỏ bạn bảo quản bằng cách khoai vào rổ và để nơi thoáng mát trong nhà, với cách này sẽ bảo quản được lâu trong khoảng 5 – 7 ngày.

Lưu ý, tuyệt đối không bảo quản khoai sọ chưa gọt vỏ trong ngăn mát tủ lạnh. Vì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể làm hơi ẩm sẽ đọng nước trên bề mặt vỏ, khiến khoai sọ nhanh hư hơn.

2.2 Cách bảo quản khoai sọ đã gọt vỏ

Cách bảo quản khoai sọ trong tủ lạnh.

Khoai sọ sau khi gọt vỏ bạn cho khoai vào trong hộp đựng thực phẩm, đóng kĩ nắp, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 3 -4 ngày. Bạn cũng có thể bảo quản khoai sọ bằng ngăn đá, thời gian bảo quản từ 7 -10 ngày.

Nếu nhà không có tủ lạnh chị em có thể cho khoai vào túi giấy, đậy kính hộp giữ ở nơi thoáng mát. Ngoài ra chị em có thể cắt khoai thành từng lát phơi khô là có thể bảo quản được lâu hơn.

Hút chân không để bảo quản khoai sọ được lâu

Đối với khoai sọ đã gọt vỏ, bạn có thể hút chân không, để nhiệt độ phòng hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng của khoai sọ.

3. Cách gọt vỏ khoai sọ không bị ngứa tay

Để gọt vỏ khoai sọ không bị ngứa tay bạn có thể thử cách sơ chế khoai sau đây nhé:

Bước 1: Khoai sọ bạn rửa sạch cát, đất và để vào rổ cho ráo nước. Trước khi gọt vỏ bạn nên luộc khoai sọ trước. Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, cho khoai sọ vào nồi và đổ nước xăm xắp bề mặt khoai, sau đó tiến hành luộc ở lửa vừa.

Bước 2: Khi nước vừa sôi, bạn tắt bếp ngay để tránh khoai bị quá mềm, nhũn và xả củ khoai môn trong nước lạnh. Sử dụng dao để cạo hoặc gọt vỏ khoai sọ. Sau khi luộc sơ, vỏ khoai mềm nên rất dễ sơ chế.

Bước 3: Sau khi vỏ khoai đã được gọt sạch, bạn kiểm tra lại 1 lần nữa để cắt bỏ phần mắt nhỏ trên khoai, để giúp khoai sạch hơn, khi làm món ăn cũng ngon hơn. Bạn cũng có thể dùng bao tay để gọt khoai sọ để tránh bị ngứa tay.

Khoai sọ là loại khoai quen thuộc và giàu dinh dưỡng tại Việt Nam. Nhiều người thích ăn khoai sọ vì nó không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, chống táo bón, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu,...

Khoai sọ là một loại khoai rất quen thuộc và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh, bánh,… rất dân dã, ngon, thơm và hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về khoai sọ là gì và những tác dụng của khoai sọ, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Khoai sọ là gì?

Khoai sọ là loại cây được trồng để lấy củ thuộc họ Ayaceae (họ Môn). Loại khoai này thường mọc ở các nước nhiệt đới ẩm hoặc cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia,… và cả Việt Nam.

Với khoai sọ, chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn mà vô cùng dân dã, quen thuộc. Như từ khoai sọ luộc với đường đến nấu bánh khoai sọ, canh khoai sọ hầm, thịt kho khoai sọ,… đều ngon cả.

Ở Việt Nam, các nhà thực vật học đã phát hiện ra nhiều giống khoai sọ như: khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai môn dọc tím, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi,… trong đó phổ biến nhất là khoai sọ trắng.

2. Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ

Khoai sọ thuộc họ Ráy, có củ cái và củ con. Khác với khoai môn hay khoai lang, củ khoai sọ nhỏ hơn, có nhiều củ con và nhiều tinh bột hơn. Ở nước ta phổ biến một số giống khoai sọ là khoai sọ núi, khoai sọ trắng, khoai sọ dọc trắng,...

Trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: Protein, chất béo, chất xơ, tinh bột, fructose, canxi, photpho, magie, natri, kali, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin,... Dễ thấy khoai sọ nhiều chất xơ, giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể với nhiều công dụng đối với sức khỏe.

3. Tác dụng của khoai sọ

Việc ăn khoai sọ thường xuyên mang lại cho người dùng nhiều lợi ích như:

Tốt cho tim mạch: Khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, kẽm, đồng, sắt, mangan và magie. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim. Đối với người có huyết áp cao, kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp.

Hỗ trợ tiêu hóa: Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào. 100g khoai sọ cung cấp 4,1g chất xơ, tương đương 11% nhu cầu chất xơ của cơ thể hằng ngày. Ngoài ra, trong khoai sọ còn có carbohydrate phức hợp, làm chậm quá trình tiêu hóa. Nó có tác dụng giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón hữu hiệu;

Cải thiện hệ thống miễn dịch: Khoai sọ rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng chống được nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Hỗ trợ điều trị viêm thận: Khoai sọ có hàm lượng lớn vitamin và photpho, tốt cho người bị viêm thận. Những người mắc bệnh này có thể thêm khoai sọ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình (nấu canh khoai sọ rau muống, canh khoai sọ nấu thịt) nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể ăn khoai sọ nấu cháo với một chút đường để hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.

Ngăn ngừa suy nhược cơ thể: Nhu cầu năng lượng từ gluxit cần chiếm 60 - 70% tổng năng lượng đưa vào cơ thể. Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều gluxit, cung cấp nhiều năng lượng để nuôi dưỡng tế bào thần kinh và phòng chống suy nhược cơ thể. Những người mới ốm dậy, người gầy yếu, cơ thể suy nhược nên ăn canh khoai sọ móng giò hoặc canh khoai sọ nấu thịt để cơ thể mau chóng phục hồi.

4. Ăn khoai sọ có giảm cân được không?

Trong 100g khoai sọ có chứa khoảng 115 calo. Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành là khoảng 2000 calo/ngày. Vậy ăn khoai sọ có béo không? Câu trả lời là không.

Các thành phần chính có trong khoai sọ chủ yếu là tinh bột, vitamin và các khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Vì vậy, khi ăn khoai sọ, bạn sẽ cảm thấy nhanh no và no lâu hơn. Từ đó, bạn có thể giảm lượng thức ăn và đồ ăn vặt nạp vào cơ thể, mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ trong khoai sọ còn kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đào thải chất dư thừa, mỡ tích tụ, đặc biệt là ở vùng bụng, mông và đùi. Vì vậy, ăn khoai sọ có thể giúp giảm cân khá tốt.

5. Một số lưu ý khi ăn khoai sọ

Khoai sọ là một trong những loại thực phẩm dưỡng thai rất tốt cho bà bầu. Nó giàu dinh dưỡng, ít calo, dễ ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, khoai sọ còn có tác dụng chữa sưng đau, bỏng lửa hay bệnh liên quan tới xương khớp. Tuy nhiên, các bà bầu chỉ nên ăn khoai sọ với lượng vừa đủ và hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.

Khoai sọ có chứa nhiều đường và tinh bột, chỉ số đường huyết lên tới 58. Vì vậy, loại thực phẩm này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai sọ.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn