Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN CÁC LOẠI CỦ, QUẢ \ CỦ TỪ

Củ từ có tên gốc Hán Việt là "thổ vu" hoặc "thổ noãn", là thành viên thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại củ này phân bố rộng rãi trên toàn quốc, được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm cũng như làm thuốc dân gian. Củ từ không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn củ từ ngon và cách bảo quản củ từ.

Cách chọn mua củ từ ngon, bùi ngọt và cách bảo quản

·       Bạn chọn mua những củ củ từ còn nguyên vẹn, không bị sứt mẻ, khi cầm củ lên có cảm giác chắc tay là củ từ tươi.

·       Khi dùng tay ấn vào, cảm thấy củ từ vẫn còn cứng, tươi thì là củ từ ngon.

·       Không chọn những củ củ có các vết thâm, dập, tránh mua những củ củ từ có kích thước to vì có nhiều xơ, làm giảm chất lượng món ăn sau khi chế biến.

·       Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, thời gian bảo quản từ 3 - 4 tháng.

Củ từ là một trong những món ăn phổ biến tại Việt Nam. Củ từ không chỉ thường được dùng để chế biến các món ăn , mà còn có nhiều công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe  . Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn tất những thông tin mà bạn cần biết về củ từ.

1. Củ từ là gì?

Củ từ có tên tiếng Anh là Yams thuộc giống thực vật bắt nguồn từ châu Phi, châu Á và vùng Caribbean. Nó thường bị nhầm sang củ củ lang nhưng củ từ nhiều tinh bột và ít ngọt hơn. Vỏ ngoài của củ từ có màu nâu nhìn trông như vỏ cây, nhiều lông cứng mọc trên bề mặt vỏ. 

Củ từ là loại củ thuộc họ củ nâu, còn có tên gọi khác là củ từ, tên Hán Việt là thổ noãn, thổ vu. Loại củ này thường được nấu chín để ăn, đồng thời còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Củ từ có các dạng là củ từ và củ từ lông, loại củ từ lông lại có loại ít lông và loại nhiều lông. Củ từ có hai loại, loại có gai và loại không có gai, trong đó loại củ từ không gai phổ biến hơn và được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ.

2. Thành phần của củ từ

Củ từ được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng tương đương với củ tây.

Thành phần của 100g củ từ gồm:

·       75g nước,

·       1.5g protid  ,

·       21.5g gluxit,

·       1.2g xenluloza,

·       28mg canxi ,

·       30mg photpho  ,

·       0.2mg sắt và nhiều thành phần hóa học khác.

2. Củ từ và một số công dụng hữu ích trong y học

2.1. Đặc tính chống viêm 

Củ từ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu tình trạng viêm. Cần biết rằng hiện tượng viêm mạn tính có mối liên quan mật thiết với các bệnh lý khác nhau như tiểu đường, bệnh tim, béo phì. Ngoài ra ăn củ từ còn có tác dụng hạn chế các bệnh về đường ruột như viêm loét dạ dày - tá tràng, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là ung thư ruột kết.

2.2. Củ từ bổ não

Trong củ từ có chứa hợp chất diosgenin đã được chứng minh là góp phần giúp tế bào thần kinh phát triển và tăng cường chức năng hoạt động của não. Không chỉ có vậy, hợp chất độc đáo này còn giúp  cải thiện trí nhớ, nâng cao đáng kể thành tích học tập và có lợi cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

2.3. Cải thiện triệu chứng khó chịu xảy ra thời kỳ tiền mãn kinh

Một công dụng khác ít ai biết tới của củ từ đó là giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu nữ giới bổ sung củ từ vào chế độ ăn với khoảng 390g/ngày sẽ giúp gia tăng đáng kể nồng độ hormone estradiol và estrone trong máu. Đây là 2 hormone nội tiết quan trọng trong cơ thể phụ nữ thường sẽ giảm dần trong độ tuổi mãn kinh. 

2.4. Ổn định đường huyết

Việc duy trì chế độ ăn bổ sung củ từ còn có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn, duy trì mức cân nặng hợp lý và từ đó kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. Đặc biệt các hoạt chất (cụ thể là chất xơ và tinh bột kháng) chứa trong củ từ còn làm giảm tốc độ hấp thụ đường của cơ thể.

Khi đi qua ruột, tinh bột kháng trong củ từ sẽ không được tiêu hóa giúp bạn nhanh có cảm giác no, không còn cảm thấy thèm ăn, đồng thời nó còn làm tăng độ nhạy insulin và ổn định đường huyết.

Củ từ có tác dụng dược liệu phong phú nhờ chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng

2.5. Củ từ có tác dụng ngăn ngừa ung thư 

Như chúng ta đã biết trong củ từ rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài những tác dụng do chất này đem lại như đã nêu thì chúng còn có đặc tính cản trở sự phát triển của các tế bào ác tính trong cơ thể.

Cụ thể nếu xây dựng một thói quen ăn uống có sự góp mặt của củ từ sẽ giúp hạn chế sự tăng sinh của khối u trong ruột kết. Bên cạnh đó vỏ củ từ cũng tiết ra loại chất có công dụng ức chế khối u gan phát triển.

2.6. Một số ích lợi trị bệnh khác của củ từ 

Cải thiện hệ tiêu hóa: các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng loại tinh bột kháng có trong củ từ còn kích thích sản sinh thêm các enzyme tiêu hóa, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn khi đi vào cơ thể, tăng số lượng và chất lượng vi khuẩn có lợi phát triển trong đường ruột;   

Kiểm soát nồng độ cholesterol xấu: nếu bạn tiêu thụ khoảng 390g củ từ/ngày, duy trì trong 1 tháng có thể giúp giảm khoảng 6% hàm lượng cholesterol trong máu;

Giảm cân: nhờ công dụng tăng cảm giác no và bớt thèm ăn khi tiêu thụ củ từ mà bạn cũng có thể đạt được số cân nặng mơ ước nếu duy trì thói quen này kết hợp với chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý;

Mangan và Kali trong củ từ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố sự phát triển của hệ cơ xương khớp, tham gia vào quá trình trao đổi chất và bảo vệ chức năng hệ tim mạch;

Đồng là một khoáng chất rất cần thiết đối với việc hấp thụ sắt và quá trình sản xuất hồng cầu, trong khi đó vitamin C lại là một trong những chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Củ từ đều chứa 2 dưỡng chất quan trọng này;

Công dụng kháng khuẩn: củ từ có khả năng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên tác dụng này vẫn đang cần được nghiên cứu thêm.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn