Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
ĐỜI SỐNG ẨM THỰC \ THỰC PHẨM DINH DƯỠNG

Canxi có ở rất nhiều loại thực phẩm, nhưng không phải ai cũng biết cách để sử dụng. Sau đây là một số thực phẩm tiêu biểu có chứa nhiều canxi. Mời các bạn tham khảo để thực hành cho bữa ăn gia đình thêm phong phú và dinh dưỡng.

1. Cua biển

Nhiều protein, ít chất béo, lớp thịt của nó chứa rất nhiều kẽm, vitamin C và A, giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, hấp thụ một lượng kẽm thích hợp sẽ giúp bạn tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp. Hãy ăn mỗi tuần một con cua bạn nhé!

2. Cải chíp

Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.  Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột. Thêm vào khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad nhé.

3. Con hàu

Nhìn chung các loài sò, hến đều là nguồn cung cấp dồi dào các chất sắt, selen, kali và can xi cho cơ thể, nhưng con hàu được cho là giàu chất tăng cường canxi nhất.

 Con hàu còn giúp tăng lượng hóc môn, giúp nam giới mạnh mẽ hơn trong "chuyện ấy" và chống ung thư tiền liệt tuyến.  Hàu không phải món bạn có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa

4. Chuối

Chuối giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Nhưng lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý.

Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể. Một vài quả chuối mỗi ngày thực sự sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng nhanh chóng sau giờ làm việc căng thẳng hay sau giờ tập thể dục buổi sáng mệt mỏi.

5. Quả kiwi

Giống như chuối, kiwi cũng là loại trái cây giàu kali bảo vệ xương. Trong kiwi còn chứa nhiều vitamin C và lutein, carotin giảm nguy cơ mắc bệnh tim.  Hãy thử ăn tối thiểu 1 hoặc 2 quả mỗi tuần sau giờ tập thể dục, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy sinh lực. Nhớ đừng gọt vỏ, vỏ kiwi có thể ăn được và rất bổ dưỡng.

6. Súp lơ xanh

Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A,C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu.

7. Rau chân vịt

Giúp tăng cường cơ bắp, giàu vitamin K và giúp giảm các vết rạn xương hữu hiệu. Rau chân vịt giàu canxi, photpho, kali, kẽm, và cả selen giúp bảo vệ gan. Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết.  Ăn một bát rau chân vịt nấu chín hoặc hai bát rau chân vịt tươi, 4 lần một tuần.

8. Tỏi tây

Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào.

9. Cây Atiso

Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Ăn càng thường xuyên càng tốt, bạn có thể nấu hoặc dùng như trà trà, ép sinh tố.

10. Mận khô

Vỏ mận khô màu tía rất giàu chất đồng và boxít, cả hai đều giúp ngăn quá trình lão hóa xương. Chúng còn chứa chất xơ, trong đó inulin có khả năng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Ăn khoảng 4-5 quả mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và tăng cường sinh lực.

Những miếng dưa hấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm bạn thoả cơn khát mà còn có nhiều công dụng hữu ích nữa đấy.

1. Khoẻ hơn

Dưa hấu chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu, và ngoài ra lượng lycopene có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.

2. Cung cấp vitamin C

Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

3. Chống nhiễm trùng

Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼ lượng beta carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin A. Cơ thể thiếu beta carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực bị ảnh hưởng.

4. Lành vết thương nhanh chóng

Dưa hấu là một trong những loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người thường hay bỏ đi.

5. Giảm stress

Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.

6. Thoả cơn khát

Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô.

Để tăng cường sức khỏe, vẻ đẹp đồng thời chống lại được bệnh tật, hãy lưu tâm tới những thực phẩm dưới đây sao cho chúng luôn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

1. Quả việt quất

- Chống lại sự lão hoá da và viêm da, giúp da mềm mại hơn.

- Cải thiện và duy trì trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimers.

- Duy trì mạch máu khoẻ mạnh vì thế ngừa chứng đột quỵ.

- Cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu.

- Có khả năng giảm tác hại của các gốc tự do.

- Chất anthocyanins và polyphenols trong quả việt quất chống lại bệnh viêm não và các chức năng không bình thường khác của não.

Để có kết quả tốt nhất nên ăn quả việt quất vài lần trong tuần.

2. Các loại mầm, chồi non

Chồi non của cây bông cải xanh hay chồi non của cây linh lăng là những lựa chọn tốt nhất.

Trong chồi non của cây bông cải xanh có chứa chất Sulforaphane làm tăng khả năng của các tế bào chống lại bệnh ung thư đồng thời tăng cường các enzyme có khả năng giải độc cho cơ thể, tiêu diệt các gốc tự do và chất sinh ung thư.

Chồi cây linh lăng có chứa chất diệp lục giúp chống ung thư hữu hiệu.

3. Củ nghệ

Trong củ nghệ có chứa chất curcumin có tác dụng:

- Kích thích hệ tiêu hoá, giúp cơ thể giải phóng ra enzymes tiêu hoá chất béo và carbohydrates, rất tốt cho những người bị bệnh về dạ dầy.

- Chống lại viêm nhiễm, chống virus và chống ung thư.

- Giảm lượng cholesterol trong máu.

- Chất curcumin ngừa các chất độc gây ung thư đến 80%.

4. Cá mòi

Chứa nhiều axit béo Omega-3 giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, thấp khớp và các bệnh kinh niên.

Cá mòi giàu chất Nucleotides có khả năng tạo các mô mới, duy trì và cải thiện hệ thống miễn dịch,chống lại quá trình lão hoá, giảm nếp nhăn, khử độc trong máu.

5. Rau họ cải

Trong cải xanh có chứa chất Sulforaphane kích thích hoạt động của các enzymes khử độc tự nhiên trong cơ thể giúp chống lại các tế bào ung thư.

Nên ăn các loại bông cải xanh như xúp lơ xanh để tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.

Trong cải xoăn chứa chất Lutein có khả năng chống lại sự ôxy hoá tốt nhất trong các loại rau ăn lá; là loại rau cung cấp nhiều cali và có khả năng giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, chất lutein cải thiện sức khoẻ đôi mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh nổi ban da và bệnh đục nhân mắt và chứa chất Glucosinate chống ung thư hữu hiệu.

6. Trà xanh

- Chống ung thư, giảm đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Trong trà xanh có chứa chất Flavanols có khả năng giảm sự hấp thụ cholesterol và tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng và mảng bám ở răng

- Chống lại vi khuẩn,vi trùng, chống lại sự ôxy hoá và tình trạng nghẽn mạch.

Nên uống ít nhất 4 cốc trà hàng ngày để có sức khoẻ tốt.

7. Quả lựu

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả lựu có chứa nhiều chất chống ôxy hoá nên có khả năng giảm tiến trình phát triển của một số bệnh ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh liệt dương.

Chống viêm nhiễm, cải thiện lưu thông mạch máu trong cơ thể.

Có thể ăn hoặc uống nước ép trái lựu để cải thiện sức khoẻ.

Thanh long là một loại trái cây ưa thích của nhiều người bởi mềm và mát. Đây là loại quả khá rẻ khi vào mùa nhưng có nhiều lợi ích sức khỏe không kém các loại quả đắt tiền.

Chống oxy hóa

Thanh long là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, loại quả này cũng có tác dụng chống ung thư

Tăng cường sức đề kháng

Thanh long là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C có một vai trò quan trọng hỗ trợ hệ miễn dịch và thậm chí có thể giúp nhanh khỏi và giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường

Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Thanh long có hàm lượng chất xơ rất cao, có thể cải thiện tiêu hóa kém và giảm chứng táo bón

Giảm viêm khớp

Một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của thanh long là giúp giảm viêm khớp. Thanh long được gọi là trái cây chống viêm. Những người bị viêm khớp được khuyến khích thêm thanh long trong chế độ ăn uống lành mạnh của họ

Ngăn ngừa ung thư

Ngoài vitamin C, thanh long còn chứa caroten - chất có nhiều đặc tính chống ung thư, bao gồm giảm số lượng khối u. Hơn nữa, lycopene - là chất khiến vỏ thanh long có màu đỏ, đã được chứng minh có liên quan với giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Tốt cho mắt

Thanh long rất giàu vitamin A ở dạng carotene- loại chất cần thiết cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nhiều vấn đề về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin A. Thanh long có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực

Bổ máu

Hàm lượng sắt có trong thanh long cũng khá cao. Sắt là nguyên liệu cần thiết để sản xuất hemoglobin trong cơ thể con người. Chúng ta có thể bổ sung sắt đầy đủ để ngăn chặn bệnh thiếu máu bằng cách ăn thanh long 

Tốt cho tim

Thanh long có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và bổ sung thêm cholesterol tốt. Trái cây này rất giàu chất béo không bão hòa đơn giúp trái tim được nghỉ ngơi trong tình trạng tốt nhất.

Đã từ lâu củ dền được vinh danh là một loại củ quý. Mỹ, Nga, Pháp, Ba Lan và Đức là những nước trồng nhiều củ dền nhất thế giới hiện nay.

Năng lực của màu sắc
Màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được phẩm chất của hỗn hợp hai màu này, các nhà dinh dưỡng khuyên nên để nguyên cả vỏ khi nấu nướng củ dền.

Ổn định trạng thái tinh thần
Ngoài những hóa chất thực vật (phytochemicals), chất xơ...củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.
Những lợi ích khác
- Giá trị dinh dưỡng: củ dền là loại rau củ rất giàu chất sắt, calcium, vitamin A, vitamin C, acid folic. Củ dền cũng chứa rất nhiều chất xơ, kali, phosphorus, magnesium, vitamin B6.
- Bảo vệ gan: do chứa betaine, chất này cũng đóng vai trò trong việc tăng cường chức năng gan, cũng có nghĩa sẽ giúp cơ thể “giải tán” mỡ, ngăn ngừa chứng mệt mỏi...
Bảo vệ tim mạch: củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.
- Ngăn ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.

Bí đỏ là một loại quả rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy. người Nhật Bản luôn coi nó là một trong những món ăn trường sinh bất lão bên cạnh hải sản, tảo biển, rau sống, trứng và đậu nành.

Bổ dưỡng thịt quả

Thịt bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, đóng vai trò quan trọng cho thị giác, tăng trưởng xương và sự sinh sản, tham dự vào sự tổng hợp protein, điều hòa hệ miễn dịch và góp phần dinh dưỡng, bảo vệ cho da.

Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Đây cũng là thực phẩm cần cho những ai sợ mập vì 100g bí đỏ chỉ cung cấp 26 calo và không chứa chất béo.

Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic, đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.

Bí đỏ được xem là một trong những loại quả chứa nhiều chất caroten có tính chất chống ôxy hóa. Màu vàng cam càng nhiều thì hàm lượng caroten càng cao rất tốt cho trẻ em. Những người thường bị táo bón cũng nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.

Hạt bí đỏ không chỉ là phương tiện “giải sầu” trong những đêm mưa buồn giá lạnh mà còn là loại thuốc tẩy giun sán. Nó cũng chứa nhiều vitaminh, chất khoáng cùng những amino acid cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Hạt giàu vi chất

Magiê: Góp phần vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.

Acid linoleique (omega6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.

Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.

Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo các chất thuộc hệ di truyền, là thành phần của các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lượng và cấu tạo nên thăng bằng acid-baz của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần làm giảm nguy cơ sạn thận.

Kẽm: Tham phần vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di truyền, mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trường của thai nhi. 

Khế là loại quả dân dã, được nhiều người trồng sẵn trong vườn nhà hoặc được bán ở chợ với giá rẻ bèo nhưng lại tốt không tưởng.
Quả khế vị chua và ngọt, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra, trong múi khế còn chứa hàm lượng acid oxalic là 1% cùng các yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K, A,C, B1, B2 và P.

Chữa cảm, viêm họng, kháng khuẩn

Từ lâu, quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.

Quả khế chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể “chiến đấu” với các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…

Giảm cân

Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.

Tốt cho tim mạch

Khế còn chứa các vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khế còn là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.

Tốt cho bà bầu và bà đẻ

Các bà bầu nên ăn khế thường xuyên để giải nhiệt, trị táo bón, lại vừa có thể giúp bổ sung các vitamin tốt cho cơ thể. Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.

Một số bài thuốc thường dùng

- Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100 g sao thơm, nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 20 - 40 g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Chữa lở sơn, mày đay: Lá khế khoảng 20 g rửa sạch cho vào nồi nấu nước uống. Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch giã lấy nước cốt đặp lên vùng da bị tổn thương.

- Chữa cảm cúm: Đau người, hắt hơi sổ mũi, ho. Dùng 3 quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50 ml rượu để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.

- Chữa đái dắt, đái buốt: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40 g. Cho 500 ml nước đun nhỏ lửa còn 150 ml nước, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 3 thang, sau đó tái khám. Mỗi liền trình có thể dùng 10 - 15 thang.  Hoặc khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, uống lúc còn ấm nóng.

- Chữa viêm họng: Lá khế 40 g rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm, ngày nhiều lần.

- Chữa ho do lạnh có đờm: Hoa khế 20 g sao qua, sau đó tẩm nước gừng đem sao tiếp.  Sắc lấy nước uống. Có thể thêm cam thảo nam 12 g, tía tô 8 - 10 g, kinh giới 8 - 10 g. Cho 750 ml nước, đun còn 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 6 ngày.

- Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

- Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, axit hữu cơ... Ngoài ra, rau tươi còn ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn.

Rau tươi ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi...

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi khác nhau tùy theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau chứa hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2%).

Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hóa dễ dàng.

Rau tươi kích thích sự thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hóa, đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...

Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.

Rau tươi còn là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng, nhất là các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành.

Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê.

Chất sắt trong rau tươi cũng được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan rất tốt.

Nói tóm lại, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm.

Ăn cay là sở thích của rất nhiều người. Hơn nữa, ăn cay còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể chưa biết hết.

Vào thời tiết se lạnh, nhất là vào mùa đông thì những món cay cay dường như hấp dẫn hơn đối với bạn. Ăn cay không chỉ giúp bạn cảm thấy ấm hơn mà còn có rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác nữa.

1. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn cay có tác dụng hỗ trợ hiệu quả giảm cân nặng cơ thể. Lý do bởi trong ớt và hạt tiêu cũng như các gia vị cay khác có hoạt chất capsaicin có khả năng đốt cháy nhiều calo sau bữa ăn và hạ lipid trong thực phẩm ăn uống.

Ăn cay có giúp bạn giảm cân hiệu quả một cách tự nhiên.

2. Kích thích hệ tiêu hóa

Các gia vị như ớt, hạt tiêu... có tác dụng tăng cường tiết dịch tiêu hóa và thúc đẩy sự thèm ăn trong cơ thể. Nếu bạn ăn ớt với một lượng vừa phải sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, cảm giác ngon miệng hơn, đồng thời ngăn ngừa rất hiệu quả bệnh đầy hơi.

3. Ngăn ngừa các bệnh tai biến tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy, việc ăn cay kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra nhịp nhàng và thuận lợi hơn, đồng thời các gia vị cay còn có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, nhờ đó giúp bạn phòng tránh và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

4. Chống ung thư

Hoạt chất capsaicin trong ớt - hợp chất gay đỏ và cay của ớt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ vậy, ăn ớt với liều lượng vừa phải và thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến.

5. Kháng viêm, giảm đau

Gia vị cay cũng có tác dụng kháng viêm và giảm đau rất tốt. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin trong ớt có thể được sử dụng như thuốc giảm đau mà không tác động đến dây thần kinh. Đó là lý do tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt để chiết xuất lấy thành phần giảm đau làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ...

Nếu đảm bảo được việc có mặt của các loại dinh dưỡng này trong bữa ăn hàng ngày của mình, tôi đảm bảo rằng quá trình luyện tập thể hình của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đây là những loại thực phẩm rất đơn giản và dễ tìm kiếm, nên bạn hãy chú ý đến chúng nhé.

Quả bơ: Các vitamin B, vitamin A và E
Trứng: Protein, vitamin A, vitamin B2, B12, axit folic.
Cá (cá hồi, cá ngừ): Protein, niaxin, vitamin B12, kẽm, chất sắt, axit béo omega 3.
Khoai lang: Chất xơ, vitamin A, B2, C, beta caroten, đạm thực vật.

Đậu phụ: Protein, vitamin A, sinh tố B, axit folic, canxi, kẽm, chất sắt, các chất béo không no, các đạm thực vật chống ung thư.
Cà chua: Vitamin A,C, các chất đạm thực vật có lợi cho sức khỏe.

Ngũ cốc: Protein, chất xơ, vitamin A, sinh tố B, vitamin B2, B12, axit folic, kẽm, chất sắt.
Sữa chua (không đường, không béo): Protein, canxi, kẽm, axit folic, vitamin B2, vi khuẩn sữa tốt cho đường ruột.
Quả hạnh nhân: Protein, chất xơ, vitamin B2, canxi, kẽm, chất sắt, vitamin E, các chất béo không no.
Atiso: Protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C, sinh tố B, vitamin B, niaxin, axit folic, canxi, kẽm và chất sắt.
Súp lơ xanh: Vitamin A, vitamin C, axit folic, beta caroten, các đạm thực vật chống ung thư.
Dưa đỏ: Vitamin A, vitamin C, beta caroten 

Tỏi: Các chất đạm thực vật có lợi cho tim và chống ung thư
Cam: Chất xơ, canxi, vitamin A, axit folic, vitamin C
Đu đủ: Chất xơ, vitamin C, axit folic
Bơ lạc: Protein, chất xơ, kẽm, vitamin E
Hạt tiêu (ngọt và cay): Vitamin A, C, B6, các chất đạm thực vật có lợi cho sức khỏe, axit folic.
Nho đỏ: Vitamin C, chất xơ
Hạt hướng dương: Protein, các chất béo khôgn no, chất xơ, niaxin, axit folic, kẽm, sắt, vitamin E, nguyên tố selen.
Gà tây: Protein, niaxin, B12, kẽm, chất sắt.

Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo. Vì thế, chúng được coi là rau sạch có lợi cho sức khỏe và đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ.

Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Dược liệu thường được dùng dưới dạng tươi sống hoặc muối chua. Hàng ngày nếu ăn nhiều giá sống sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp phụ nữ tránh sảy thai khi mang thai. Lượng vitamin E trong giá rất cần thiết cho cơ thể, trong trường hợp thiểu năng sinh dục và khó sinh đẻ.

Phụ nữ có thai, huyết áp cao, dùng giá đậu tương đun kỹ lấy nước uống nóng. Ngày uống hai lần bệnh sẽ giảm hẳn.

Chữa bệnh da khô, nếp nhăn, đồi mồi, lấy 500 gram giá đậu tương khô, rang, tán nhỏ mịn, trộn rượu trắng. Uống 3 gram mỗi lần, ngày ba lần, liên tục ba tháng, da mặt sẽ tươi sáng và đẹp hơn.

Phụ nữ ít sữa sau khi sinh ăn giá sống cũng làm tăng tiết sữa. Ăn nhiều giá còn bảo vệ được tế bào của cơ thể ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, háo khát, lấy giá sống trộn với ít muối, ép lấy nước, ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, chứng bí đái, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.

Dưa giá ăn đều hằng ngày chữa bụng đầy tức, ọc ạch, đi ngoài phân sống (vì trong men giá có nhiều lactic, một tác nhân thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn). Khi bị say rượu, uống ngay một cốc nước ép dưa giá sẽ có tác dụng tỉnh rượu nhanh hơn nước ép giá sống.

Theo tài liệu nước ngoài, ăn giá đỗ xanh hàng ngày có khả năng làm da mặt bớt khô, chống nếp nhăn. Vitamin E trong giá có tác dụng hấp thụ tia tử ngoại chống lão suy, tẩy sạch các chấm đen trên da mặt.

Gần đây các nhà nghiên cứu cho thấy phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc ít bị ung thư vú do ăn nhiều giá đỗ xanh. Ngoài ra, giá đỗ xanh còn giúp phụ nữ giảm nhẹ các thay đổi khó chịu ở thời kỳ mãn kinh.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn