Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN CÁC LOẠI CỦ, QUẢ \ KHOAI MÔN

Khoai môn thường được sử dụng nhiều trong các món canh, hầm hoặc dùng để làm bánh. Loại thực phẩm này có màu tím nhạt đẹp mắt, mùi thơm dịu tự nhiên và vị ngọt bùi hấp dẫn. Chúng cực kì tốt cho sức khỏe mà lại còn dễ tìm mua, dễ chế biến. Nhưng để lựa chọn được một củ khoai môn ngon thì không phải bà nội trợ nào cũng biết cách. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách chọn mua khoai môn ngon và cách bảo quản khoai môn nhé!

1. Cách chọn mua khoai môn ngon không bị sượng

Hình dáng

Đối với khoai môn bạn cần chọn những củ tròn đều, có hình dáng như quả trứng gà. Bên ngoài lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và đất vẫn còn bám trên vỏ. Kích thước của khoai vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.

Trọng lượng

Một mẹo mách bạn khi cầm củ khoai môn lên tay, nếu cảm thấy khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng. Còn ngược lại, cầm củ khoai mà cảm giác nhẹ, thì củ đó thường ít nước, có hàm lượng tinh bột cao, khi luộc chín khoai ăn sẽ bùi bùi, mùi thơm đậm.

Phần mắt khoai môn

Khi chọn khoai thì phần mắt khoai cũng rất quan trọng. Bạn xem kĩ những củ có nhiều lỗ trũng, càng có nhiều lỗ trũng thì khoai càng bùi, vị ngon. Nếu nhìn thấy khoai có ít lỗ mà vỏ mịn, khả năng cao đó là khoai môn không ngon.

Màu sắc, kết cấu khoai

Nếu chọn những củ khoai người ta sơ chế hoặc cắt sẵn, nhìn vào bạn thấy lớp ruột khoai có nhiều vân tím và màu đỏ đậm thì chứng tỏ củ khoai đó ngon, nếu màu sắc bên trong nhợt nhạt, khoai thường không ngon.

2. Cách bảo quản khoai môn lâu ngày

Đối với khoai môn chưa gọt vỏ

Sau khi mua khoai về, bạn ăn chưa hết và chưa sơ chế thì cách tốt nhất để bảo quán đó là nên rải khoai ra nền khô ráo và thoáng mát để ráo vỏ khoai. Tuyệt đối không để khoai cả vỏ trong tủ lạnh nhé, nó sẽ bị hơi nước trong tủ lạnh làm mềm, nhanh chóng bị thối.

Đối với khoai môn đã gọt vỏ

Khoai môn mua về mình sơ chế rồi để vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 3 -4 ngày hoặc trên ngăn đông đá thì sẽ được lâu hơn đấy, tầm 7 - 10 ngày. Còn nếu nhà bạn không có tủ lạnh thì nhớ bỏ khoai ra khỏi túi giấy, giữ ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra khoai để còn xử lý kịp thời.

3. Mẹo gọt khoai môn không bị ngứa

Cách gọt khoai lang không bị ngứa

·       Đeo găng tay nylon hoặc cao su để sơ chế khoai môn, lưu ý không nên cho tay trực tiếp chạm vào khoai.

·       Cho khoai môn vào nồi, thêm 200ml nước nước cùng 1 muỗng cà phê muối. Sau khi bắc nồi lên bếp đun sôi thì bạn đổ khoai ra và ngâm với nước lạnh rồi bắt đầu lột vỏ. Cách này sẽ giúp khoai môn không gây ngứa nữa.

·       Nếu mua khoai nguyên vỏ về, bạn hãy để yên lớp đất trên vỏ khoai rồi dùng tay khô để gọt vỏ. Sau đó ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút là có thể chế biến.

·       Có một cách nữa mà mọi người vẫn hay dùng, đó là bạn gói khoai bằng giấy bạc và cho vào lò vi sóng nướng sơ qua 2 phút. Sẽ giúp bạn bớt bị ngứa tay khi gọt mà lại dễ bóc vỏ.

Cách xử lý nhanh cơn ngứa khi gọt khoai môn

·       Để hết ngứa tay bạn rửa tay với nước giấm pha nước hoặc nước muối pha với chanh.

·       Nếu vô tình chạm vào khoai và tay bị ngứa, hãy hơ tay gần lửa khoảng 1 phút sẽ hết.

·       Bạn cũng có thể vò nát lá chuối xanh rồi chà lên vùng da bị ngứa khoảng 7 - 10 phút, sẽ hết ngứa ngay thôi.

Khoai môn là một thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Việt và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách, không đúng thời điểm hoặc trong trường hợp mắc bệnh có thể gây ra những tác động không mong muốn. Hãy cùng chuúng tôi tìm hiểu chi tiết về những công dụng tuyệt vời của loại rau củ này và những lưu ý cho những người không nên ăn.

1. Giá trị dinh dưỡng của khoai môn

Trước khi đi sâu hơn để tìm hiểu các tác dụng của khoai môn, bạn cũng nên biết đến khoai môn có những chất dinh dưỡng gì. Khoai môn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng lớn, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe.

Từ lâu, khoai môn đã được đánh giá cao về thành phần chất xơ dồi dào, các carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, folate,... cần cho các hoạt động của cơ thể, điển hình như quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, trong khoai môn cũng có một lượng protein nhất định, tuy không quá cao nhưng đây cũng là nguồn đạm thực vật nên bổ sung để đa dạng dinh dưỡng hơn trong bữa ăn hàng ngày. Cụ thể giá trị dinh dưỡng có trong khoai môn gồm:

Carbohydrate: Tác dụng của khoai môn gồm những gì? Khoai môn là nguồn cung cấp carbohydrate tự nhiên cho cơ thể, đảm bảo năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày.

Chất xơ: Nhờ có dồi dào chất xơ hòa tan và không hòa tan nên ăn khoai môn giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón và tốt hơn cho đường ruột.

Vitamin C: Hàm lượng vitamin C có trong khoai môn đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Vitamin B6: Đây là loại vitamin rất quan trọng với hệ thần kinh. Bổ sung đầy đủ vitamin B6 giúp các xung thần kinh hoạt động tốt hơn, dẫn truyền thần kinh nhanh và nhạy bén hơn.

Kali: Kali có trong khoai môn duy trì mức cân nặng ổn định và ngừa bệnh tim mạch.

Magie: Khoáng chất magie có trong khoai môn hỗ trợ thần kinh và nhiều bộ phận khác, là một trong những chất khoáng quan trọng.

2. Tác dụng của khoai môn

Dựa trên thành phần dinh dưỡng có thể thấy, tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe và rất nhiều, điển hình có thể kể đến như:

Kích thích tiêu hóa: Theo nghiên cứu, khoai môn có thể kích thích tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn, điều mà rất ít các loại rau củ có thể làm được. Thành phần của khoai môn có đến 27% chất xơ cần cho cơ thể hàng ngày nên giúp tiêu hóa trơn tru, dễ dàng loại bỏ chất thải tiêu hóa.

Ngừa bệnh ung thư: Tác dụng của khoai môn rất tích cực trong việc ngăn ngừa nhiều chứng bệnh ung thư. Theo kết quả nghiên cứu, khoai môn chứa nhiều vitamin A, C và chất chống oxy hóa giúp ngăn cản sự tấn công của các gốc tự do - nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Ăn khoai môn thường xuyên có thể hỗ trợ đề phòng nhiều bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư phổi,...

Phòng bệnh tiểu đường: Một trong những tác dụng của khoai môn rất được đón nhận, đó là giảm nguy cơ tiểu đường. Nhiều người nghĩ rằng ăn khoai môn có thể làm đường huyết tăng dẫn đến đái tháo đường nhưng thực tế, điều này chưa hẳn đã đúng. Chất xơ trong khoai môn giúp tiêu hóa chậm hơn, giải phóng lượng đường vào máu từ từ nên không làm đường huyết tăng quá cao - nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Tốt cho huyết áp và tim: Không chỉ đề phòng bệnh tật, tác dụng của khoai môn còn rất có lợi cho huyết áp và tim mạch đấy. Khoáng chất kali trong thành phần của khoai môn giúp cho mạch máu khỏe mạnh, khả năng giãn nở tốt hơn nên đề phòng tăng huyết áp.

Tốt cho xương: Tuy là rau củ nhưng khoai môn có chứa một lượng canxi nhất định, hỗ trợ tối ưu việc hình thành và phát triển xương. Sử dụng khoai môn thường xuyên giúp bạn bổ sung thêm canxi và ngừa bệnh loãng xương sau này.

3. Đối tượng nên hạn chế ăn khoai môn

Tuy rằng tác dụng của khoai môn rất tốt nhưng nếu dùng sai cách, sai đối tượng vẫn có thể dẫn đến tác dụng phụ, đặc biệt là người đang có bệnh lý. Sau đây là một số đối tượng không nên ăn khoai môn thường xuyên.

Người có đờm: Vì khoai môn có thành phần nhiều nước và tính chất đặc biệt nên khi ăn khoai môn có thể làm cơ thể sản sinh nhiều đờm hơn.

Người bị dị ứng khoai môn: Nếu bạn có tiền sử dị ứng các loại khoai khác như khoai sọ, khoai lang,... thì cần cảnh giác khi ăn khoai môn. Ngoài ra những người đang bị chàm, mề đay, hen suyễn,... cũng không nên thêm khoai môn vào chế độ ăn vì khoai môn có thể gây ngứa và kích thích triệu chứng mẩn ngứa, tấy đỏ,... khi bị dị ứng nặng hơn.

Người bệnh gout: Mặc dù tác dụng của khoai môn tốt và thành phần dinh dưỡng dồi dào nhưng người bị bệnh gout không nên ăn khoai môn vì nguy cơ gia tăng nồng độ axit uric - nguyên nhân gây bệnh gout.

Người bị tiểu đường: Bệnh này cần kiểm soát lượng carbohydrate nên nếu ăn quá nhiều khoai môn sẽ khiến đường trong máu mất kiểm soát dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Một số câu hỏi thường gặp về khoai môn

Tác dụng của khoai môn đa dạng và có ích cho sức khỏe nhưng với nhiều người, đây vẫn còn là thực phẩm cần đánh giá thêm. Một số câu hỏi về khoai môn phổ biến nhất gồm:

Bệnh nhân gout nên ăn khoai môn không? Câu trả lời là không vì nếu ăn khoai môn làm tăng axit uric trong máu có thể khiến bạn bị sưng đau, tấy đỏ và tái phát bệnh gout nặng nề.

Ăn khoai môn có bị mụn không? Câu trả lời là không nhưng để tránh tối đa nguy cơ gây mụn do ăn khoai môn, bạn chỉ nên ăn khoai môn từ 1 - 2 bữa trong tuần và mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều.

Ăn khoai môn có giảm cân không? Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn xây dựng chế độ ăn uống như thế nào, ăn bao nhiêu khoai môn và cách ăn ra sao. Tuy nhiên ăn quá nhiều khoai môn cũng có thể gây tăng cân vì thành phần giàu carbohydrate.

Tóm lại, tác dụng của khoai môn đối với cơ thể rất nhiều là đa dạng. Để tận dụng được hết những lợi ích mà khoai môn đem lại, bạn nên lựa chọn cách chế biến đơn giản, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong khoai môn và không tốt cho sức khỏe.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn