Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN THỰC PHẨM \ THỊT VỊT

Thịt vịt luôn là món ăn với nhiều nhiều người, vì hương vị thơm ngon, mà còn tốt cho sức khỏe. Để món ăn thơm ngon, thì việc chọn vịt và cách sơ chế là bước đầu tiên quan trọng nhất. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách chọn vịt ngon, dày thịt, không chất tăng trọng và sơ chế vịt không hôi nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của thịt vịt

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

·       337 kcalo

·       7,3 g chất béo

·       17,8 g protein

·       290 mg Omega 3

·       3360 mg Omega 6

·       76 mg cholesterol

·       Và một số vitamin

Tác dụng của thịt vịt đối với sức khỏe

Giảm bệnh nguy cơ mắc bệnh tim: Thịt vịt có chứa các acid rất tốt cho việc giảm thiểu và ngăn các vấn đề tim mạch rất hiệu quả.

Tốt cho xương: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng protein của động vật rất hiệu quả trong việc cải thiện mật độ của xương.

Chống oxy hóa: Trong vịt có rất nhiều selen, đây được coi là một hoạt chất có khả năng chống viêm, và bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương, từ đó cải thiện hệ miễn dịch của bạn.

Hỗ trợ tuyến giáp: Selen còn rất tốt với sức khỏe tuyến giáp nếu tiêu thụ đủ lượng, và trong khoảng 250gr thịt vịt Pekin thường sẽ cung cấp đến hơn 50% giá trị selen mỗi ngày.

2. Cách chọn thịt vịt chắc dày, thơm ngon

Để chọn được một con vịt ngon bạn cần phải chú ý tới những đặc điểm sau:

Vịt có độ tuổi vừa đủ, không quá non cũng không quá già. Vịt trưởng thành phải mọc đủ lông và khi kéo hai cánh vịt lại với nhau, đầu của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau, có ức tròn và phao câu đều, vịt cầm lên nặng tay, phần da bụng, da cổ phải dày.

Vịt chắc, thịt dày, không quá gầy hay béo, nhiều mỡ. Kiểm tra bằng cách tóm chặt hai đùi cánh nâng lên, sờ thấy hai bên lườn, ức căng lên nở nang rắn chắc thì vịt mới đủ ngon, nhiều thịt.

Tránh mua vịt non mỏ to, mềm hay vịt già mỏ nhỏ và cứng.

Tránh chọn vịt cái, dù vịt cái đã qua nhiều lần sinh đẻ vẫn thơm ngon nhưng vịt đực luôn thơm ngon hơn vịt cái. Chú ý bạn sẽ thấy bụng dưới của vịt cái xệ.

Ngoài ra, lật cánh vịt nếu thấy một chấm đỏ nhỏ bên dưới cánh là vịt đã bị tiêm thuốc hoặc bơm nước. Quanh vết nước phồng lên có màu đen, sau một thời gian màu đen sẽ lan rộng. Phần da vịt bị bơm nước sẽ trơn hơn rất nhiều so với vịt ngon, vỗ nghe lạch bạch bọng nước.

Phân biệt vịt non

Dựa vào mỏ vịt: Vịt non thường có mỏ to và mềm, ngược lại vịt trưởng thành sẽ có mỏ nhỏ và cứng hơn.

Dựa vào kích thước: Vịt non thường là những con còn nhỏ.

Dựa vào phần lông: Vịt non sẽ có lông cánh ít, dày nhưng ngắn, nhiều lông con mọc bên trong. Ngược lại vịt đủ tuổi sẻ có phần lông cánh mọc hết, đủ, dài và dày, ít lông tơ và lông ngắn bên trong, đặc biệt phần lông hai cánh cuối cùng đủ dài để đan chéo vào nhau.

Phân biệt vịt già

Vịt già sẽ có mỏ nhỏ và rất cứng, hậu môn to, phần da bụng sệ xuống, lông măng ở cánh rụng hết. Vịt già thích hợp với các món hầm, ninh nhừ và không thể nấu theo cách thông thường như luộc, nướng om sấu…

Phân biệt vịt béo và gầy

Kiểm tra phần xương hông của vịt ở gần đuôi, khi sờ và bóp nhẹ vào thì vịt béo sẽ có phần thịt mềm, dày tay. Ngược lại, vịt gầy sẽ thấy 2 cục xương hông trồi lên.

Ngoài ra, vịt có thịt săn chắc, không quá nhiều mỡ sẽ có miếng đệm thịt dưới chân nhỏ, lớp chai không quá dày vừa đến độ thơm ngon.

Nên chọn vịt đực hay vịt cái?

Bí quyết chọn mua thịt vịt ngon là nên chọn vịt đực vì theo kinh nghiệm của các bà nội trợ thì dù có phần xương to nhưng bù lại thịt vịt đực sẽ thơm và săn chắc hơn vịt cái.

Để phân biệt vịt đực, vịt cái, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

Vịt cái có tiếng kêu quang quác rất to. Ngược lại, vịt đực chỉ phát ra những tiếng khàn khàn.

Vì không đẻ trứng vịt nên vịt đực có đầu to, mỏ cứng, nhỏ, mông bé, mắt tròn, màu nâu nhạt. Ấn nhẹ vào bộ phận sinh dục nếu thò ra 1 ống nhỏ thì là vịt đực ngược lại là vịt cái.

Vịt cái để trứng thường có mông to, cánh ngắn, mắt có màu nâu sẫm. Bộ phận sinh dục khi ấn vào không thấy có ống thò ra.

Chọn mua vịt theo từng loại

Vịt cỏ: Hay còn gọi là vịt đàn, vịt đồng, vịt chạy đồng, vịt Tàu là giống vịt nhà được nuôi phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Vịt có đầu thanh, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ có màu đặc trưng là màu vàng, đôi khi có một số màu khác như xanh cà cuống, lấm chấm đen hay màu tro. Lông vịt cỏ có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu nâu hoặc kết hợp màu nâu, trắng. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép.

Vịt xiêm: Hay còn gọi là ngan. Vịt xiêm là giống vịt rất to mình dày, nhiều thịt, thịt dai, rất nhiều nạc và ăn cũng ngon. Chúng có màu lông trắng, hoặc có khi màu xanh đen. Trên mỏ và quanh mắt của vịt xiêm có lớp da dày màu đỏ, gần như là cái mào. Vịt đực mào to hơn mào vịt cái.

Vịt công nghiệp: Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao hay còn gọi là vịt siêu nạc do có trọng lượng khá lớn từ 3-3,5 kg/con. Vịt công nghiệp có màu lông trắng, có phần thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, đùi phát triển, đầu và cổ to, dài, mỏ dài rộng và chân cao có màu màu vàng nhạt hay vàng chanh. Đặc biệt thịt vịt công nghiệp rất dày, nhiều nạc, thơm ngon và có thời gian nuôi khá ngắn, chỉ khoảng 45-50 ngày.

3. Lưu ý khi ăn thịt vịt và cách bảo quản thịt vịt

Thịt vịt tuy có nhiều lợi ích, nhưng nhằm để tránh các tác động tiêu cực từ nó, bạn nên lưu ý:

Vì có lượng calo cao lên đến 113 calo, nên nếu ăn nhiều bạn có nguy cơ tăng cân cao.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mỡ vịt nấu chín rất dễ bị oxy hóa, điều này làm thực phẩm bị biến chất gây hại cho cơ thể.

Theo khuyến cáo của USDA thì bạn nên nấu vịt ở nhiệt độ bên trong là 165 độ F (74 độ C).

Sau khi thu mua thịt vịt, bạn phải rửa thật sạch, sau đó đặt nó vào túi zip, túi nhựa cẩn thận không bịt thật kín miệng túi. Để kéo dài thời gian bảo quản thịt vịt nên để trong tủ đông.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn