Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN CÁC LOẠI CỦ, QUẢ \ SU HÀO

Su hào chứa rất nhiều vitamin và cung cấp dưỡng chất dồi dào cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn đã biết cách chọn su hào tươi ngon mà không tẩm hóa chất chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm về cách chọn su hào sau đây của chúng tôi nhé!

Kích thước và hình dáng bên ngoài

- Su hào ngon nhất thường có kích cỡ từ nhỏ đến to vừa phải, tốt nhất là chọn củ có đường kính từ 7 đến 9 cm, khi cầm sẽ thấy nặng tay và củ chắc nịch chứ không bị mềm.

- Bạn nên lựa những củ màu xanh nhạt tươi, còn nguyên chứ không bị sâu hoặc dập nát, khi ngửi không có mùi thối hay mùi hóa chất. Nếu thấy vỏ su hào quá láng bóng, màu sắc đậm một cách bất thường thì có thể đã bị tẩm hóa chất và thuốc kích thích tăng trưởng độc hại.

Quan sát cuống

Nếu thấy phần cuống lá trên củ còn xanh mướt và vẫn dính chặt vào củ thì chắc chắn đó là su hào tươi. Còn nếu củ không có cuống và lá thì bạn không nên mua vì có thể là su hào của Trung Quốc đã để héo lâu, mất hết chất dinh dưỡng.

Mùi vị

Su hào chất lượng sẽ có vị giòn ngon rất đặc trưng, nước luộc trong vắt và không đóng váng bên trên vì su hào ít tiết ra nước.

Su hào kém chất lượng do có tẩm hóa chất nên khi chế biến sẽ không có mùi thơm, nhiều xơ, ăn rất nhạt và mềm, tiết nhiều nước có màu đục trắng sủi bọt, để nguội thì nước luộc sẽ đen lại, có váng đọng bên trên.

Lưu ý khác

- Bạn không nên chọn mua loại su hào đã gọt sẵn, vì đa số đều được ngâm nước có pha hóa chất để su hào giữ được độ tươi ngon và nhìn bắt mắt hơn.

- Su hào tươi sạch, nguyên cuống thường chỉ bảo quản được vài ngày nếu cất tủ lạnh. Còn với su hào kém chất lượng dù để bên ngoài hơn 1 tuần nhưng vẫn không bị hư, thối.

Su hào là loại rau củ có vị ngọt thanh, trắng giòn và thơm nhẹ. Khi được chế biến thành món ăn phù hợp, su hào giúp cho mâm cơm thêm tròn đầy và cân bằng vị giác.

1. Su hào là gì?

Su hào là giống cây trồng thân thấp, có phần thân mập hình cầu và chứa khá nhiều nước. Phần quả su hào (còn gọi là củ) được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo, với mục đích chỉ lấy phần củ tăng trưởng để thu hoạch và phân phối.

Hiện nay, 4 giống cây su hào phổ biến nhất là:

Su hào trắng: Lá ngắn khoảng 30 - 40 cm, cọng dày, có quả su hào màu trắng hoặc xanh nhạt, đường kính 12 - 20cm. Thông thường, người ta sẽ cần khoảng 4 tháng mới có thể thu hoạch được giống su hào này.

Su hào tím: Mang các đặc điểm tương tự su hào trắng, trừ phần cọng và gân lá chuyển sang màu tím.

Su hào Vienna Kohlrabi: Cọng mỏng, lá ít và ngắn khoảng 15 - 20cm. Người trồng sẽ mất khoảng 2 tháng nếu muốn thu hoạch loại quả su hào này.

Su hào Gigante: Nguồn gốc từ Tiệp Khắc, quả su hào to với đường kính trên 25cm và nặng khoảng 4 - 5kg. 

2. Tác dụng của su hào

Cả quả su hào và phần lá su hào đều chứa nhiều dưỡng chất và các khoáng chất như vitamin A/B/C, magie, kali, axit folic,... Trong su hào còn chứa nhiều chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe. Nhờ đó, quả su hào cũng được "thừa hưởng" nhiều công dụng như: 

Phòng chống ung thư

Nồng độ phytochemical cao của su hào mang theo nhiều chất glucosinolates nên ngăn ngừa được bệnh ung thư rất hiệu quả.

Tăng cường thị lực

Trong thành phần của quả su hào có chứa beta - carotene chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo năng lượng cho điểm vàng của mắt. Đặc biệt, chất này cũng giúp làm chậm quá trình đục thủy tinh thể ở trẻ em.

Tốt cho tim mạch

Su hào là thực phẩm ít chất béo hoà tan và cholesterol. Điều đó có nghĩa rằng, nó rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan được biết đến là có hại cho cơ thể. Nếu ăn uống nhiều chất này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ.

Hơn nữa, su hào giàu chất chống oxi hóa nên giúp tế bào ngăn ngừa sự tổn thương bởi các phân tử gốc tự do đi vào cơ thể qua hô hấp hoặc ăn uống. Những phân tử gốc này thường làm tăng nguy cơ đau tim và ung thư.

Tốt hệ tiêu hóa

Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn su hào vì nó có hàm lượng chất xơ rất tuyệt. Chất xơ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt bằng cách duy trì sức khỏe của ruột và ruột kết. Nó cũng có chức năng quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng. Tất cả một số yếu tố trên làm cho chúng ta thu nhỏ nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh trĩ và ung thư ruột kết.

Tốt khi muốn giảm cân

Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng su hào có chứa rất ít calo. Chúng ta biết rằng, mức dinh dưỡng trên mỗi calo càng cao thực phẩm đó càng tốt cho sức khỏe. Vì vậy su hào rất hợp với người ăn kiêng vì nó đáp ứng được lượng vitamin và khoáng chất mà không làm vượt quá lượng calo, hạn chế nguy cơ thừa cân.

Ngoài những chất trên, su hào còn chứa nhiều chất khoáng khác tốt cho cơ thể như đồng, canxi, mangan, sắt và phốt pho.

Tốt cho xương, thần kinh và cơ

Khi chúng ta già, xương sẽ suy yếu, nhưng có một cách tốt nhất để tránh hoặc làm chậm quá trình này là sử dụng thực phẩm. Su hào là một trong số đó, với lượng mangan cao, sắt, canxi. Phòng ngừa bệnh loãng xương là điều nên làm khi bạn còn trẻ.

Ngoài ra, lượng kali có trong su hào tốt cho chức năng thần kinh và cơ, bởi khi các bộ phân cơ thể nhận đầy đủ lượng kali sẽ làm cho chúng ta xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.

Tốt để phòng cảm cúm

Trong su hào có chứa đa số vitamin C. Vào mùa đông, nếu ăn su hào, vitamin C trong su hào sẽ làm cho các bộ phân cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là các bộ phân cơ thể tránh được các bệnh như tim mạch và ung thư. Ngoài ra vitamin C còn làm cho cải thiện sự hấp thu và phục hồi nguồn cung vitamin E cho các bộ phân cơ thể.

Lưu ý: Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn