Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN THỰC PHẨM \ THUỶ SẢN \ CÁ MÈ

Cá mè chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và bồi bổ từ chính những thớ thịt cá tươi mà bạn có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng.

Chỉ với 1 nguyên liệu đơn thuần là cá mè, bạn đã hấp thu lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể cũng như học hỏi được nhiều cách làm món ăn thú vị và ngon miệng. 

1. Cá mè là gì?

Cá mè hay còn được gọi là liên ngư, bạch cước liên, hoặc phường ngư, chủ yếu sinh sống tại các ao hồ. Vì thế, cá mè khá phổ biến, dễ mua và giá khá rẻ. Tuy nhiên do đặc thù giống nòi có phần tương đồng cá chép nên loại cá này rất tanh, đây chính là nguyên do khiến nhiều người ngại ăn cá mè. Trên thực tế thì thịt cá mè ăn khi chế biến lại rất ngọt và giàu dinh dưỡng.

Thịt cá mè vốn có nhiều protid dinh dưỡng và mỡ cá có nhiều acid béo không no bồi bổ năng lượng cho cơ thể con người. Ngoài ra, cá mè còn có canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin B1, B2, A, và acid nicotinic.

2. Lợi ích của cá mè đối với sức khỏe

heo báo Sức khỏe và đời sống, cá mè có tác dụng bổ tủy não, nhuận phế, và ích tỳ vị. Sách thuốc cổ có chú thích thịt cá mè còn có khả năng khai vị, hạ khí, điều hoà ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt.

Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng. Cá mè có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị tình trạng da thô ráp, tróc da và da khô. Ngoài ra, người cao tuổi là đối tượng nên sử dụng cá mè thường xuyên để hạn chế đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, và hen suyễn.

3. Tác hại của cá mè

Vì cá mè mang tính ôn nhiệt nên nếu bạn ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến các trường hợp sinh nội nhiệt, khát nước và dễ loét miệng. Bên cạnh đó, người có thể trạng dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa và có mụn nhọt không nên ăn loại thực phẩm này.

Khi chế biến món gỏi cá mè và canh, bạn nên nấu thật chín kĩ để phòng chống ấu trùng sán lá gan hay tồn tại trong loài cá này nếu không được nấu đúng cách nhé.

Cá mè sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bữa ăn của bạn và người thân trong gia đình đấy. Hãy tận dụng nguồn thực phẩm gần gũi này để có được sức khỏe toàn diện nhé.

4. Sơ chế khử mùi tanh cá mè

Mùi tanh của cá là từ admin trimethylamine oxide(TMAO). TMAO thì không có mùi, nhưng khi cá chết thì TMAO dưới tác động của enzyme và vi khuẩn làm chuyển hoá TMAO thành trimethylamine (TMA). Chính TMA tạo ra mùi tanh của cá, cá chết càng lâu thì càng tanh.

Một số nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp có thể giúp bạn loại bớt mùi tanh của cá

Chanh

Chanh và nước cốt chanh không chỉ giúp khử mùi tanh của cá mà còn giúp tăng hương vị khi nấu. Bổ đôi quả chanh rồi vắt trực tiếp lên cá sau đó trộn đề và để khoảng từ 2 đến 3 phút.

Giấm và rượu

Giống như chanh, giấm cũng là nguyên liệu tuyệt vời để khử mùi tanh khi sơ chế cá mè. Pha giấm hoặc rượu vào nước rồi sau đó ngâm cá khoảng 5 phút và rửa sạch.

Nước vo gạo

Nước vo gạo cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho khử mùi tanh của cá. Sau khi đã sơ chế cá thì bạn hay ngâm cá vào nước vo gạo từ 15 đến 20 phút. Sau đó vớt cá ra và rửa lại bằng nước.

Muối ăn

Muối ăn hay muối trắng ngoài việc giảm bớt nhớt cá còn có thể khử mùi tanh hiệu quả. Dùng muối chà trực tiếp là thân cá hoặc ngâm cá với nước muối khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó rửa sạch trước khi chế biến.

Gừng và gia vị

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các gia vị như gừng, tỏi, tiêu, ớt, hoa hồi... để ướp cá. Cách này ngoài khử tanh lại còn tăng hương vị cho thịt cá.

Đặc biệt cá mè còn có mùi tanh và hôi từ lớp màng đen và vùng màng bên trong ổ bụng cá. Do đó cần đánh vảy, loại bỏ ruột, cạo sạch lớp màng đen một cách tỉ mỉ.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn