Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG \ KINH NGHIỆM CHỌN HOA QUẢ \ HỒNG

Mùa thu là mùa của những quả hồng chín mọng, đỏ ối đặt lên bàn ăn sẽ tăng thêm phần quyến rũ cho cả gia đình.

Những trái hồng được bày bán ở khắp các chợ, siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, nếu không khéo sẽ mua phải loại hồng vừa chát vừa đắt mà lại không giòn.

Dưới đây là các cách giúp bạn chọn được hồng ngon, giòn và không bị chát theo kinh nghiệm của những người bán và trồng hồng lâu năm.

1. Cách chọn hồng ngon

Nhìn hình dáng bên ngoài

Hồng là loại trái cây rất dễ bị dập úng vì vậy nếu muốn chọn mua được trái hồng ngon thì bạn nhất định phải quan sát ngoài vỏ của quả hồng, hãy chọn những quả có vỏ mịn, sáng bóng không bị dập nát, thâm, nứt nẻ.

Đặc biệt phải chú ý ở phần cuống của hồng, không chọn những quả có cuốn bị nứt vì rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập vào. Thay vào đó, bạn hãy chọn quả hồng có cuống phải phồng lên không lõm xuống mới là hồng già, ngon.

Quan sát màu sắc

Bạn đừng nên chọn những quả hồng có màu vàng nhạt hay màu xanh vì những quả này có thể chưa chín sẽ bị chát, ăn sẽ không ngọt. Thay vào đó bạn nên chọn quả có màu vàng cam đậm, đồng màu là ngọt nhất.

Nhìn phần cuống

Bộ phần tiếp theo của trái hồng giòn quyết định quả hồng có giòn thơm và đậm vị hay không chính là phần cuống.

Nên chọn những quả hồng có phần cuống phồng lên, không bị lõm vì đó là những quả hồng giòn, ăn rất ngon. Đặc biệt phải chú ý ở phần cuống của hồng, không chọn những quả có cuốn bị nứt vì rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập vào.

Ngoài ra, cần quan sát phần cuống lá, nếu cuống lá màu xanh, nhìn tươi thì khi ăn sẽ thấy hồng giòn ngon, còn cuống lá héo, ngả vàng thì đó thường là những quả được hái đã lâu, ăn vào sẽ dễ bị mềm, nhạt.

Dùng tay ấn quả hồng

Bạn dùng tay ấn nhẹ vào quả hồng nếu thấy hồng cứng chắc không bị lõm xuống, không bị mềm là hồng tươi, giòn còn nếu hồng mềm, đặc biệt là phần cuống hồng mềm nhũn, nhiều vết thâm thì bạn không nên mua.

Kiểm tra trọng lượng hồng

Những trái hồng cầm lên chắc tay, nặng thì đó là quả hồng tươi, nhiều nước còn nếu trái hồng nhẹ, mềm thì đó là hồng đã hái lâu ngày.

Phân biệt hồng ta với hồng Trung Quốc

Hồng Trung Quốc sang Việt Nam cũng có nhiều loại, giá thường mềm hơn so với hàng Việt Nam. Hiện trên thị trường, Hồng Trung Quốc có loại dài, nhọn tương tự như hồng trứng Đà Lạt nhưng khi ăn không dẻo, thơm như hồng Đà Lạt. Còn có một loại thường gặp là hồng giòn, hình vuông vuông, quả to, đẹp đích thực là hàng Trung Quốc, vì thế nên chọn kỹ trước khi mua.

2. Cách ăn hồng giòn đúng, ngon và không bị chát

Bây giờ, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ăn hồng không bị chát. Đầu tiên, đối với một số loại hồng giòn có vị chát, hoặc chưa chín thì bạn cần đem đi ngâm để quả giòn ngọt hơn. Đối với hồng giòn chưa chín, bạn có thể ngâm theo nhiều cách khác nhau nhưng bạn vẫn cần tuân theo một số lưu ý khi ngâm hồng xanh như sau:

Trong hầu hết các cách ngâm hồng hiện nay thì bạn cần rửa sạch quả hồng trước khi làm theo hướng dẫn của những cách ngâm hồng giòn để không bị chát.

Nước dùng để ngâm hồng nên là nước lọc sạch và không có tạp chất.

Thời gian ngâm hồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ phòng. Nếu bạn ngâm hồng vào những ngày nắng ấm thì thời gian ngâm sẽ từ 4 - 5 ngày để quả hồng hết chát và giòn ngọt. Nếu ngâm hồng vào thời tiết mát mẻ, thời gian ngâm sẽ là 5 - 7 ngày.

Xịt phun sương bằng rượu gạo

Cách làm hồng ngâm cùng nước ấm vô cùng dễ thực hiện như sau: Hồng mua về rửa sạch và để ráo nước. Ngâm quả hồng trong nước ấm có nhiệt độ 35 - 40°C. Mỗi 4 - 5 tiếng cần thay nước ấm một lần.

Để hồng cùng các loại hoa quả khác

Một cách ăn hồng không bị chát mà không dùng nước chính là tận dụng khí ethylene từ các loại quả chín khác.

Cách làm như sau: Bạn sắp xếp hồng xen kẽ với những loại quả như: Táo, lê, chuối, cà chua,… trong thùng kín khí hoặc trong túi giấy. Chờ 2 - 3 ngày, hồng xanh sẽ không còn chát và ngọt quả.

Các loại quả kể trên sẽ tự sinh ra loại khí ethylene trong quá trình tự chín giúp đẩy nhanh sự chuyển hóa tinh bột thành đường, Vì vậy, quả hồng của bạn sẽ chín tự nhiên và không còn chát.

Để hồng trong thùng gạo

Tương tự với nguyên tắc của cách trên, việc để hồng giòn trong thùng gạo sẽ làm cản trở khí ethylene thoát ra ngoài. Nhờ vậy, quả hồng sẽ ngọt tự nhiên hơn.

Ngâm hồng bằng nước muối

Ngâm hồng bằng nước muối cũng là cách ăn hồng không bị chát. Với cách ngâm hồng giòn này, mọi người có thể nhanh chóng loại bỏ vị chát của hồng nhanh chóng chỉ cần vài tiếng.

Cách ngâm hồng giòn như sau: Cho quả hồng sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng và đợi vài tiếng. Sau đó, lấy kim nhọn châm xung quanh quả hồng rồi ngâm tiếp tục trong nước nóng thêm vài giờ nữa là dùng được.

Ngâm hồng với nước vôi

Đây là một trong những cách làm theo dân gian khá hiệu quả. Cách ngâm hồng xanh với nước vôi trong pha loãng khoảng 3% sẽ giúp hồng thêm dai giòn và ngọt thơm. Nếu muốn pha 1 lít nước ngâm hồng, bạn cần dùng khoảng dưới 30g bột vôi và lưu ý chỉ dùng phần nước trong để ngâm.

Với cách ăn hồng không bị chát này, bạn cần ngâm hồng trong lọ kín và chờ 3 - 5 ngày để không còn chát và quả thêm giòn thơm. Sau khi ngâm quả hồng, có thể bạn sẽ nhìn thấy một lớp bột trắng mỏng bao quanh quả hồng, điều này là bình thường không cần quá lo lắng. Sau đó, bạn chỉ cần gọt đi phần vỏ hồng và ăn như bình thường.

Quả hồng kỵ với gì?

Sau khi đã tìm hiểu cách ăn hồng giòn không bị chát, ta sẽ tìm hiểu xem quả hồng kỵ với gì?

Quả hồng chín được đánh giá là khá an toàn với hầu hết các loại thực phẩm, còn hồng chưa chín thì có thể gây phản ứng với các thực phẩm khác. Sau đây là một số thực phẩm kiêng kỵ với quả hồng và những lưu ý khi ăn hồng.

Hải sản và thực phẩm có nhiều đạm

Nguyên nhân là do axit tannic trong quả hồng sẽ phản ứng với các loại protein và muối canxi có trong cá, tôm và các loại hải sản. Phản ứng này có thể làm đông cứng protein hoặc tạo nên cặn lắng kết tủa ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Những kích thích tiêu hóa này có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, táo bón hay gây tắc ruột.

Không ăn hồng khi bụng đói

Khi bụng đói mà ăn hồng thì chất tanin trong quả hồng sẽ phản ứng với các loại axit trong dạ dày rồi tạo thành các khối bã thức ăn (bezoars). Bezoars rất khó tan và lắng đọng trong dạ dày. Khi chúng đông lại với pectin và chất xơ thực vật sẽ tạo thành sỏi, gây nguy hiểm cho dạ dày,

Từ đó có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa, ảnh hưởng nhu động ruột. Nếu tình hình kéo dài thì sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét, xuất huyết dạ dày.

Không nên ăn hồng cùng lúc với rượu

Giống với những phản ứng khi bạn ăn hồng lúc bụng đói. Sau khi uống rượu vào dạ dày, ruột sẽ tăng tiết dịch dạ dày. Lúc này, axit tannic trong quả hồng gặp được axit dịch vị tạo thành khối bã thức ăn, dễ tạo sỏi gây tắc ruột, vô cùng nguy hiểm.

3. Cách bảo quản hồng giòn

Để hồng được giòn ngon lâu hơn thì khi bạn mua về bạn có thể xếp các trái hồng xen kẽ với các lớp giấy báo rồi cho vào bao nilon cột chặt lại bỏ vào trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu bạn lấy ra đến đấy.

Nếu bạn thích ăn hồng chín ngọt hơn thì bạn có thể để hồng trong túi nilon cột chặt ở bên ngoài 2-3 ngày rồi mới cho vào bảo quản trong tủ lạnh.

Lý do dùng giấy báo để bọc quả hồng trước khi cho vào túi nilon cột chặt đó là ở quả hồng có chất chát tannin khi bạn để quả hồng trong túi nilon cột chặt lại chất chát này sẽ tự động thoát ra và ngấm vào báo vì vậy trái hồng vẫn luôn được giữ khô, giòn, còn nếu bạn không bọc báo mà chỉ để trong túi nilon thì hơi chát sẽ đọng lại trong túi nilon làm trái hồng bị ẩm ướt và giảm đi độ giòn.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn