Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
ĐỜI SỐNG ẨM THỰC \ VĂN HOÁ TRONG ẨM THỰC

Bánh Trung Thu vốn là biểu tượng của ngày tết đoàn viên nhưng không phải ai cũng biết trọn vẹn ý nghĩa của loại bánh mang đậm nét truyền thống này. Hãy cùng Tạp chí ẩm thực tìm hiểu những thông tin thú vị về bánh trung thu ngay sau đây nhé!

Một vài nét về Tết Trung Thu

Hàng năm, ngay từ những ngày đầu mùa thu mọi người lại háo hức mong chờ tới ngày tết trung thu. Được diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch, tết trung thu là một trong những lễ hội lớn tại các nước Châu Á đặc biệt là tại Việt Nam. Tết trung thu được coi là ngày tết của trẻ em và còn có những tên gọi rất đặc biệt khác như tết trông trăng hay tết hoa đăng.

Ở Việt Nam, vào ngày tết trung thu mọi người sẽ bày mâm ngũ quả và quây quần bên nhau cùng ngắm trăng, trò truyện. Trẻ em sẽ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, rước đèn dưới ánh trăng. Ngoài ra, các hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa rồng, hát trống quân sôi động cũng được các bạn nhỏ và cả người lớn rất yêu thích.

Sự tích về bánh Trung Thu

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội – một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối.

Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Đặc điểm của bánh Trung Thu Việt Nam

Bánh trung thu Việt Nam gồm hai loại bánh chính là bánh nướng và bánh dẻo. Ngoài ra, còn có các loại bánh khác như bánh trung thu cá chép hay kiểu bánh lợn mẹ với đàn con.

Khác với các loại bánh trung thu phương Tây, bánh trung thu ở nước ta thường có vị ngọt hơn. Bánh dẻo và bánh nướng thường có dạng hình tròn đường kính khoảng 10cm, ngoài ra còn có loại bánh hình vuông có chiều cao từ 4cm – 5cm.

Ý nghĩa đặc biệt của bánh Trung Thu

Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ở Việt Nam gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.

Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn – mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.

Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…

Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.

Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống.

Tết chính là khoảng thời gian để mọi người sum vầy cùng gia đình sau một năm làm việc vất vả, vì thế mà các món ngon ngày Tết luôn được chuẩn bị phong phú, thịnh soạn với ý nghĩa mong cầu cho gia đạo luôn sung túc, đầy đủ và ấm no.

Các món ngon ngày Tết của 3 miềm Bắc – Trung – Nam

Món ngon ngày Tết miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc vốn rất tinh tế và đa dạng cho nên các món ăn ngày Tết cũng không thể qua loa. Các món ăn thường được chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt, trong đó phải kể đến: bánh chưng, xôi gấc, thịt gà luộc, thịt nấu đông,… Dù đã trải qua nhiều thời kỳ, nhưng mâm cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn đặc trưng không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Có ý nghĩa là món ăn của đất trời, cách gói bánh chưng đơn giản, được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, cùng một chút cay nhẹ của tiêu và béo ngậy từ thịt mỡ đã tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn, mang đậm nét truyền thống của ngày tết cổ truyền.

Dưa hành

Dưa hành là món ăn dân dã được rất nhiều người yêu thích, luôn chiếm vị thế quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Dưa hành sẽ càng ngon hơn khi được thưởng thức cùng bánh chưng hay thịt đông.

Giò chả

Giò là món ngon ngày Tết của người miền Bắc. Nó được làm từ thịt heo giã nhuyễn, để nguyên hoặc trộn với một số nguyên liệu khác, sau đó bọc nilon, đem gói bằng lá chuối và hấp chín. Giò có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” nên thường không thể thiếu vào ngày Tết, thể hiện cho mong muốn luôn được đủ đầy, hạnh phúc của gia chủ.

Thịt gà luộc

Thịt gà luộc là món ngon quan trọng không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Việc dâng cúng gà luộc vào ngày đầu năm có ý nghĩa sẽ mang đến một khởi đầu may mắn, đủ đầy và thuận lợi.

Gà sẽ được lựa chọn thật kỹ, sau đó làm sạch, luộc chín với lớp da vàng ươm rồi chặt và xếp ra đĩa một cách thật đẹp mắt. Món ăn này thường được dùng cùng muối tiêu chanh để đậm đà hương vị hơn.

Nem rán

Nem rán là món ăn ngon có cách chế biến khá cầy kỳ, thể hiện cho sự chau chuốt, tỉ mỉ của người miền Bắc đối với mâm cỗ ngày Tết. Thịt sẽ được băm nhỏ cùng hành tây, cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ, miếng rồi trộn đều với trứng gà và gia vị. Sau đó cho phần nhân đã chuẩn bị vào bánh đa tráng mỏng, cuốn lại rồi đem rán. Chiếc nem phải cuộn thật đều tay, rán với lửa vừa phải thì mới chín đều và đẹp.

Món ngon ngày Tết miền Trung

Miền Trung dài hẹp, có thời tiết khắc nghiệt nên thường phải gánh chịu lũ lụt, hạn hán,… Tuy cuộc sống vất vả nhưng mỗi dịp Tết, họ vẫn bày biện mâm cỗ thật thịnh soạn để tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

Bánh tét

Bánh tét là món ăn đặc trưng nhất cho ngày Tết cổ truyền ở 2 miền Trung và Nam. Với người miền Trung, bánh tét có ý nghĩa thể hiện cho sự hội tụ của đất và trời. Tuy có nguyên liệu đơn giản, nhưng khi ăn, chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng hương vị hấp dẫn, thơm ngon đến kỳ lạ.

Nem chua

Nem chua là món ăn luôn có sẵn trong nhà vào những ngày Tết của người miền Trung. Với vị chua, ngọt, mặn, cay hài hòa, món ăn sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng thú vị và lôi cuốn khi thưởng thức. Nem chua miền Trung có kết cấu khá mịn màng, hương vị dịu nhẹ và thường được ăn kèm với tép tỏi để tăng độ hấp dẫn.

Dưa món

Dưa món miền Trung được chế biến với đa dạng nguyên liệu như cà rốt, dưa leo, củ cải, củ kiệu, đu đủ,… Mặc dù trông khá đơn giản, nhưng để có được món ăn này đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và sự tỉ mỉ. Dưa món có vị chua chua giòn giòn, mang lại cảm giác rất lạ miệng khi thưởng thức.

Tôm chua

Tôm chua là món ăn đặc sản của Huế. Không chỉ được thưởng thức vào những ngày thường, mà nó còn là món ngon ngày Tết của người miền Trung. Tôm chua có vị ngọt bùi, béo ngậy thường ăn kèm với thịt, khế, các loại rau thơm,… sẽ khiến bạn phải mê mẩn.

Món ngon ngày Tết miền Nam

Tết ở miền Nam vương chút nắng ấm và mâm cỗ ở đây cũng trù phú hơn khi đủ các loại nông sản như thịt, rau, hải sản với nhiều màu sắc và hương vị đa dạng,…

Thịt kho nước dừa

Đây là món ăn rất được yêu thích vào những ngày Tết của người miền Nam. Món ăn này có thể thưởng thức cùng với cơm, dưa giá chua tạo nên hương vị đầy hấp dẫn.

Canh khổ qua nhồi thịt

Vào những ngày Tết, người miền Nam rất thích ăn canh khổ qua nhồi thịt vì nó có ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Bên cạnh đó, món này còn giúp cơ thể giải nhiệt và cung cấp nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.

Lạp xưởng

Mỗi dịp xuân về, lạp xưởng rất được nhiều người tìm mua vì không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Có vị dai ngọt thú vị nên lạp xưởng rất được ưa chuộng dùng để ăn kèm cơm hoặc cuốn bánh tráng rất hấp dẫn.

Mỗi miền đều có một phong cách ẩm thực riêng với các món ăn mang nhiều màu sắc, hương vị và ý nghĩa. Tất cả đều bổ trợ cho nhau, giúp cho mâm cỗ ngày Tết thêm trù phú, trang trọng để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.

Ẩm thực Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí ấn tượng trong lòng thực khách. Các món ăn Việt có sức hấp dẫn cả về hương vị lẫn hình thức cùng các giá trị truyền thống, nhân sinh quan và văn hóa Việt. Dưới đây là những đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam cơ bản.

Hòa đồng trong đa dạng

Ẩm thực Việt Nam chắp cánh từ sự tiếp biến với các nền văn hóa khác, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng phù hợp với khẩu vị người dân bản địa. Mỗi vùng miền thường có cách cải biến riêng để phản ánh vẻ đa dạng của nền ẩm thực Việt.

Sử dụng ít chất béo

Phổ biến ở ẩm thực Việt là việc sử dụng nguyên liệu từ rau củ, hạn chế chất béo, và tránh sử dụng quá nhiều chất đạm từ thịt hay dầu mỡ, tạo ra các món không chỉ dễ tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe.

Hương vị đậm đà

Các món Việt thường kết hợp nhiều loại gia vị như nước mắm, tiêu, muối và ăn kèm với rau thơm như húng quế, tía tô, ngò, tạo ra hương vị đậm đà, phong phú.

Tổng hòa nhiều chất và vị

Ẩm thực Việt Nam được biết đến với sự tổng hòa hương vị. Món gỏi là ví dụ điển hình, kết hợp nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, giòn, dai, tạo ra trải nghiệm ẩm thực đa dạng.

Ngon và lành

Món ăn Việt cũng chú trọng vào yếu tố âm – dương để cân bằng cơ thể và tăng thêm hương vị. Bữa ăn thường bao gồm đa dạng món để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Tính cộng đồng

Ẩm thực Việt là biểu hiện rõ ràng của tính cộng đồng. Mỗi bữa ăn thường đem lại cơ hội cùng chia sẻ, chẳng hạn như việc chấm chung 1 chén nước mắm.

Hiếu khách

Người Việt thường rất hiếu khách khi đón tiếp khách đến ăn cơm, thể hiện qua việc mời khách một cách chân thành trước khi bắt đầu bữa ăn.

Dọn thành mâm

Truyền thống của người Việt là dọn tất cả món ăn lên mâm, không quan trọng món nào phải lầu trước, món nào sau, khác biệt với cách phục vụ của phương Tây.

Bữa ăn gia đình

Bữa ăn của gia đình thường quan trọng trong văn hóa Việt, thường có mặt của nhiều thế hệ, là nơi thể hiện tình thân, văn hóa gia đình. Bữa ăn thường gồm 3 – 5 món và là dịp quan trọng để thể hiện sự đoàn kết.

Lương thực

Gạo là lương thực chính của người Việt, tuy nhiên cũng đa dạng với sự sử dụng các loại hoa màu chứa tinh bột khác như bắp, khoai mì, mè, đậu.

Giữa lo toan, bộn bề, chọn cho mình một góc bàn thưởng thức những món ăn yêu thích, người trẻ vẫn đang tận hưởng những âm hưởng đẹp của cuộc sống, trân trọng những đôi bàn tay đã làm nên bữa ăn ngon đằng sau ô cửa nhỏ. Tận hưởng cách sống thú vị cho riêng mình, sao lại không?

Tìm đến ẩm thực để trân trọng hơn cuộc sống

Ẩm thực Việt nam trời phú được ban tặng cho sự phong phú và đa dạng đặc sắc. Có lẽ hiếm có đất nước nào lại sở hữu nền ẩm thực vừa hài hòa về hương vị vừa mướt mắt nhờ sự kết hợp mượt mà giữa các loại gia vị, nguyên vật liệu tự nhiên tươi ngon đến như vậy. Thưởng thức ẩm thực cố hữu luôn được xem là hoạt động duy trì sự sống, nhưng ẩm thực ngày càng đã trở thành đạo sống, đạo cư xử, nói rõ hơn là đạo làm người của người Việt.

Người trẻ có nhiều hơn cơ hội để trải nghiệm, để “xách balo lên và đi” tới khắp các châu lục, mang theo sự ảnh hưởng không nhỏ của các nền ẩm thực mới mẻ trên thế giới như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan, Singapore… Nhưng chẳng vì vậy mà họ đánh mất sự yêu thích và đam mê với món ăn thuần Việt.

Giữa lo toan, bộn bề, chọn cho mình một góc bàn thưởng thức những món ăn yêu thích, người trẻ vẫn đang tận hưởng và trân trọng những âm hưởng đẹp của cuộc sống. Họ xem thưởng thức ẩm thực cũng là một văn hóa đẹp, văn hóa sống văn minh. Và từ đây, những mối lo và chông chênh của tuổi trẻ cũng trở nên đáng yêu và thú vị hơn chứ chẳng “đáng sợ” như ta vẫn thường thấy.

Đâu phải cứ check-in là sống ảo? Chỉ là đang tận hưởng cuộc sống mà thôi

Thưởng thức ẩm thực không chỉ là ăn uống mà còn là sự thỏa mãn về phần nhìn. Check-in – Cụm từ chẳng hề xa lạ với cuộc sống hiện đại. Bạn dễ dàng gặp một nhóm bạn trẻ rủ nhau hội họp ngày cuối tuần, cùng nhau gọi những món ăn thật ngon, thật hấp dẫn và lại tìm tìm kiếm kiếm một góc nhỏ có chút ánh sáng “ảo diệu” cùng 1 vài phụ kiện xinh xắn. Một sản phẩm nghệ thuật ra đời và được sẻ chia tới rất nhiều bạn bè khác trên mạng xã hội. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật trang trí món ăn thì nhấp vào nhé.

Chắc hẳn chẳng thiếu những lời tiêu cực cho rằng “ôi dào, lại sống ảo đấy mà, lại check-in đấy mà”! Ấy thế mà, thay vì suy nghĩ như vậy, không ít người lại cảm thấy thú vị bởi hành động đấy chẳng phải đơn giản chỉ để khoe mà là để đánh dấu những nơi mà họ đã đặt chân đến hay bởi món ăn ngon và đẹp, thế thôi. Có gì là không đúng khi chúng ta đang thực sự tận hưởng những giây phút thảnh thơi để nạp đầy pin cho ngày mới.

Vì vậy, người trẻ ơi, đừng sợ cảm thấy mình khác biệt khi bạn thích ngắm nhìn món ăn vừa được bày ra trước mắt, chăm chú check-in và lạch cạch “type” một câu chú thích thật “so deep”. Chẳng phải sống ảo thì mới check-in và cũng chẳng phải cứ check-in là sống ảo. Hãy cứ tận hưởng, cứ trân trọng những gì mình đã trải nghiệm trong cuộc sống thực tế đầy thú vị này.

Trân trọng cả những người đầu bếp đằng sau ô cửa nhỏ

Đằng sau mỗi ô cửa nhỏ sau cùng, bạn sẽ thấy bóng dáng người Đầu bếp. Nếu bạn đang tận hưởng không khí mát mẻ bên ngoài bàn ăn thì đằng sau ô của nhỏ của quán thông thường là khu vực bếp mà không khí tại đây luôn hừng hực hơi nóng, khói. Muốn món ăn ra lò hấp dẫn nhất, họ phải làm việc liên tục hàng giờ đồng hồ, đặc biệt những khi đông khách.

Mỗi món ăn được làm nên là kết quả của một quá trình học hỏi, rèn luyện và làm việc không quên mệt mỏi của người Đầu bếp. Dù bên ngoài đó cuộc sống sôi động, ồn ào đến thế nào, nhưng mỗi lần nhận order từ phía nhân viên phục vụ người Đầu bếp lại nhanh nhẹn sắp xếp theo thứ tự, chế biến món ăn ngon nhất, đảm bảo ra món nhanh nhất có thể cho khách hàng. Mà nấu ăn cũng đâu chỉ là nấu ngon, nấu ăn còn phải đẹp, phải sang. Người Đầu bếp xứng đáng được gọi bằng cái tên “người nghệ sĩ” một cách đầy trân trọng và ưu ái. Nếu không có tâm huyết và tình yêu nghề, sẽ khó có thể trụ vững với nghề.

Tây Bắc không chỉ gây ấn tượng bởi cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ mà còn thu hút du khách bởi nét ẩm thực Tây Bắc đặc trưng đầy ấn tượng.

Văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc mang đặc trưng của các dân tộc thiểu số

Tây Bắc là nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống, mỗi dân tộc thiểu số đều có những món ăn truyền thống riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình. Người H’Mông có món mèn mèn, người Tày nổi tiếng với thắng cố, người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn,… Tuy nhiên, một số món ăn được nhiều dân tộc ưa dùng nhất đó là thắng cố và các món làm từ thịt trâu, từ cá,… Và đặc điểm khác biệt nổi bật chính là không gian và thời gian thưởng thức những món ăn này của cá dân tộc.

Nguyên liệu chế biến vô cùng phong phú

Với đặc trưng địa hình rừng núi bao quanh, Tây bắc có rất nhiều nguyên liệu chế biến món ăn cực kỳ nổi tiếng. Có thể kể đến như: mắc khén, hạt dổi, măng rừng, mật ong rừng, gạo Điện Biên,…

Mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây, góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú. Ai đã được từng thưởng thức những món ăn chế biến từ gia vị này chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của nó mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.

Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng,… Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.

Món ngon không ít người lựa chọn là các món ăn khá ngon được chế biến từ măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt tươi mọc trong rừng tự nhiên.

Mật ong rừng Mù Cang Chải được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Đây là đặc sản quý giá nhất của núi rừng Tây Bắc, được nhiều người tiêu dùng tin dùng và ưa thích.

Gạo đặc sản Tây Bắc có thể kể đến như: Gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tám Điện Biên, gạo Séng Cù ( Bát Xát Lào Cai), gạo Tả Cù (gạo đặc sản Mường Tè Lai Châu), nếp Nương Điện biên , nếp Tú Lệ… Nổi tiếng nhất là Điện Biên, vùng đất không những nổi tiếng với chiến công lừng lẫy năm châu, chiến thắng Điện Biên Phủ, mà còn là vựa gạo đặc sản vùng Tây Bắc.

Những món ăn đặc sản của ẩm thực Tây Bắc

Tây Bắc nổi tiếng với những món ăn mang nét đặc trưng độc đáo đã tạo nên sức hút khó cưỡng đối với du khách phương xa. Dưới đây là một số đặc sản nổi tiếng nhất của Tây Bắc mà các bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

“Pa pỉnh tộp” là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, một món ăn không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn là thước đo đánh giá bàn tay khéo léo của người chế biến.

Pa pính là món ăn mà người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, trắm,… con độ một cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, rồi cho dùng mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để cho ngấm gia vị sau đó cặp dọc cá, nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Từ thắng cố là biến âm của tiếng “Thoảng cố” theo tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền,quế, lá chanh: nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào.

Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.

Nậm Pịa là món ăn đặc trưng của người Sơn La, có thể dùng để làm nước chấm và có thể dùng trực tiếp làm món ăn như một loại canh, có tác dụng giải rượu rất tốt. Nguyên liệu chính của món này là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ.

Cà phê ở Việt Nam, được giới thiệu vào giữa thế kỷ 19 bởi người Pháp, đã trở thành một biểu tượng ẩm thực quốc gia. Ngày nay, việc “đi cà phê” không chỉ đơn giản là thưởng thức cà phê mà còn là cách kết nối và tạo ra các mối quan hệ ngày càng nổi bật những đặc trưng của văn hóa cà phê Việt.

Cà phê sữa đá

Được xem là biểu tượng của cà phê Việt Nam, thức uống này kết hợp hài hòa giữa cà phê đắng và sữa ngọt, tạo nên hương vị đặc trưng.

Bạc xỉu

Sáng tạo bởi cư dân Hoa tại Sài Gòn, bạc xỉu là sự kết hợp độc đáo của ba nền văn hóa, kết hợp giữa cà phê đen và sữa để tạo ra hương vị mới lạ.

Cà phê trứng

Loại cà phê này mang vị ngọt đặc biệt từ lòng đỏ trứng, kết hợp với cà phê đen thơm nồng.

Cà phê muối

Một sáng tạo mới, cà phê muối kết hợp giữa vị đắng của cà phê với vị mặn của muối, tạo ra trải nghiệm độc đáo cho người uống.

Cà phê cốt dừa

Với vị ngọt béo của nước cốt dừa hòa quyện với vị đắng của cà phê nguyên chất cùng với sữa đặc qua bàn tay pha chế khéo léo tạo nên sự giao hòa làm say đắm lòng thực khách.

Cà phê cold brew trái cây

Đã thổi vào một luồng gió mới trong văn hóa thưởng thức cà phê Việt, mới xuất hiện trong khoảng một thập niên gần đây. Cà phê cold brew trái cây đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của người sành cà phê.

Cà phê bạc hà

Hương vị mát lạnh từ bạc hà phối hợp với cà phê đen, là sự kết hợp hoàn hảo cho ngày hè nóng bức.

Cà phê trân châu

Thêm viên trân châu mềm dai vào cốc cà phê sữa đem lại trải nghiệm mới lạ và thú vị cho người uống.

Những loại cà phê truyền thống và sáng tạo này chắc chắn sẽ làm hài lòng những người yêu thích cà phê và muốn khám phá văn hóa uống cà phê độc đáo của Việt Nam.

Hà Nội là một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu có về truyền thống, giàu có về sản vật, và đặc biệt là giàu có về bản sắc văn hóa. Và văn hóa ẩm thực Thăng Long – Hà Nội thực sự là một nét son của nơi đã và đang “lắng hồn núi sông ngàn năm”.

Gần nghìn năm tuổi, từng là Kinh đô của nhiều triều đại, nếp sống của người Thăng Long – Hà Nội do đó có cốt cách riêng, tầm văn hóa cao hơn, trong đó tập quán, lề thói ăn uống… cũng được nhiều vùng trong cả nước công nhận là đáng làm theo, nếu có thêm điều kiện. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh được.

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội trước hết ở chỗ tinh sành, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, thanh cảnh, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao, món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trưng riêng biệt. Không thể kể hết những cách ăn của người Hà Nội đã quen với cách ăn thanh lịch. Mùa nào thức ấy, giờ nào món ấy. Tháng ba ăn bánh trôi bánh chay, tháng tám ăn bánh trung thu, tháng năm làm rượu nếp, mùa thu ăn cốm với hồng hoặc chuối trứng cuốc…

Buổi sáng là bánh cuốn Thanh Trì, xôi lúa Hoàng Mai, tối mới ăn lục tào xá, đêm ăn lạp xưởng, trưa ăn bún chả… Những món ăn Hà Nội chẳng phải là cao lương mỹ vị gì, chỉ là những món dân dã gợi nhớ hương vị Hà Nội mà những người xa Hà Nội chẳng thể nào quên.

Ẩm thực Hà Nội được nhắc đến nhiều trong thơ ca, các nhà văn, nhà báo như Phạm Đình Hổ, Cao Bá Quát, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn, Mai Khôi… Có thể kể ra đây một loạt các đặc sản ẩm thực Hà Nội qua những câu ca dao, tục ngữ truyền khẩu: bánh trôi làng Gạ, bún làng Sùi và làng Tứ Kỳ, cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây, cam Canh, bưởi Diễn, chuối Sù, cà Láng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày làng Kẻ, bánh tẻ làng So, bánh đúc Đơ Bùi, tương làng Sủi, giò Chèm, nem Vẽ…

Riêng các món quà thì Hà Nội đã nâng nghệ thuật ăn uống lên cao nhiều bậc. Nói đến phở, người ta nghĩ ngay đến phở Bắc, mà phở Bắc thì không đâu bằng phở Hà Nội.. Hễ cứ trông thấy người Hà Nội ăn phở thì đố ai mà ngưng lại được cái sự phải… ăn theo.

Bánh cuốn Thanh Trì làm Thạch Lam phải ví nó như mảng lụa, mát rượi đầu lưỡi. Bún ốc là món kỳ lạ của Hà Nội, có món nóng, món nguội, có món chua hương dấm bỗng, có món mà Thạch Lam thấy mấy cô gái ăn nó, nước mắt ròng ròng vì cay vì chua, ông nhận xét những giọt nước mắt này còn chân thật hơn cả những giọt lệ tình. Ngoài chuyện ăn thì người Hà Nội uống cũng rất cẩn thận, chu đáo.

Nhiều gia đình Hà Nội ngày Tết không thể thiếu cái vị thơm dịu, ngọt mát của chén trà sen, đó là thứ trà được ướp hương của hoa sen Hồ Tây rất cầu kỳ. Nhà hàng chả cá Lã Vọng đã như một thương hiệu được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

Cái món ăn độc đáo này có từ cuối thế kỷ 19, theo truyền lại thì món nổi tiếng này thuộc chi họ Đoàn ở phố Hàng Sơn, Hà Nội, đến khi tiếng tăm vang dội của chả cá Lã Vọng mà đã đổi tên phố Hàng Sơn thành phố Chả Cá. Mâm cỗ ở Hà Nội các món ăn đều được chế biến một cách rất cầu kỳ, tinh vi mang tính nghệ thuật, có khi phải là các đầu bếp trở thành nghệ nhân ẩm thực như nghệ nhân Đinh Bá Châu, Ánh Tuyết… thực hiện.

Cách ăn của người Hà Nội xưa rất tinh tế, cầu kỳ, một bữa cỗ thường có nhiều món nhưng mỗi món không nhiều. Các cụ quan niệm thưởng thức món ăn chứ không phải ăn để lấy no. Mỗi món ăn được làm tỉ mỉ, cẩn thận vì thế khi thưởng thức cũng là lối nhâm nhi, từ tốn từng miếng nhỏ, cảm nhận từ đầu lưỡi để tận hưởng đến tận cùng những hương vị chứa đựng trong mỗi món ăn. Như vậy, chúng ta đã có một Việt Nam “nghìn năm văn hiến”, có một Hà Nội “nghìn năm văn vật” thì tại sao lại không có – và thật ra là bao hàm trong đó – một Di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam – ẩm thực Hà Nội.

Ai cũng biết rằng: Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý.
Từ xa xưa trong dân gian nước ta đã tổng kết thành câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chủ yếu để nhắc nhở những người mới bước vào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn”. Ở các nước khác trên thế giới, ngoài quan niệm dân gian thì các nhà chuyên môn, những người yêu thích, hiểu ẩm thực… đều bàn luận, viết những tài liệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống. Một trong những cuốn sách hay là cuốn “Phân tích khẩu vị” của luật sư người Pháp Jean Anthelme Brillat Savarin, được xuất bản lần đầu ở Paris vào năm 1825 có tiếng vang rất lớn. Ông cho rằng: “Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon.” Đó là một niềm hạnh phúc lớn lao của con người, là phần thưởng của tạo hóa dành cho con người. Mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình đều có phong cách ẩm thực với những đặc thù nhất định, nên vị luật sư đã nhận xét: Có thể đoán biết được phần chính yếu của số phận một dân tộc thông qua việc quan sát họ ăn như thế nào?

Đối với cá nhân riêng lẻ cũng vậy, “Hãy cho tôi biết anh thường xuyên thích ăn món gì, tôi sẽ có thêm cứ luận để nói rõ cho anh biết anh là người thế nào.” J.A.B Savarin đã phân tích quan sát và đưa ra những kết luận thú vị:- Ăn chính là nghệ thuật: “Chúng ta dựa vào trí tuệ mẫn tiệp, tình cảm đẹp đẽ để xây dựng cuộc sống có chất lượng cao, ngày một hoàn thiện vì vậy cần phải biết chọn thức ăn ngon - một biểu hiện của chất lượng cuộc sống”. Rõ ràng là biết chọn thức ăn ngon, phù hợp với mình là cả một nghệ thuật.
- Ăn là biểu hiện văn hóa ứng xử: “Ăn uống thô tục là không biết ăn.”
Ăn soàm soạp như lợn, gắp liên tục, ăn ngấu nghiến, gây tiếng động mạnh khi va chạm các dụng cụ đựng thức ăn với thìa, nĩa, đũa, dao, tư thế ngồi xấu... đều là những điều cấm. Cha ông ta dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là rất ý nhị. Có người còn cho rằng khi ăn cũng phải giữ phong độ uy vũ, mạnh mẽ, chân tình nhưng tránh thô lậu. “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” là muốn nhấn mạnh ý người nam ăn phải khỏe, tư thế vẫn tỏ rõ nam tính, còn nữ nhi trái lại phải ăn uống dịu dàng, làm dáng, thể hiện cả nữ tính yểu điệu như mèo cả trong khi ăn.
- Ăn phải đúng kỷ luật, nguyên tắc: Kỷ luật ở đây là “Khách ăn và đầu bếp phải có một phẩm chất không thể thiếu: đó là đúng giờ”. Còn nguyên tắc ăn là: Một bữa tiệc được sắp xếp theo bậc thang ăn nhẹ dần”. Thông thường qua vài món khai vị, người đãi tiệc nên thết đãi các món chính mà khách ưa thích và cuối cùng là tráng miệng bằng hoa quả, kem, nước chè, chanh …

- Ăn chính là thực hiện niềm vui sáng tạo: “Phát hiện một món ăn mới phải thấy là vui sướng như phát hiện ra một ngôi sao mới”. Tạo ra món ăn mới là một phát minh - nếu suy nghĩ được như vậy thì ẩm thực mới phát triển và thực ra nó cũng là một trong những nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu nó, để tâm sức vào nghiên cứu nó.
Cuối cùng, thiết nghĩ khi chuẩn bị món ăn, người đầu bếp phải sắp xếp sao cho nguyên liệu vừa đủ với số lượng khách; nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, dao, thớt sạch sẽ. Nấu món ăn nào trước, món ăn nào sau phải hợp lý, thứ tự, thái độ nấu nướng vui vẻ, hứng khởi. Khi dọn ăn, nên chú ý lời mời chào tiếp món ăn chu đáo, ý vị thì càng làm cho các món ăn ngon thêm bội phần. Văn hóa ẩm thực ngày được đông đảo công chúng và các chuyên gia văn hóa chú ý không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước. Và khi đời sống mọi người được nâng lên thì ẩm thực cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống.

Mỗi một đất nước sẽ có lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn hóa riêng. Nền ẩm thực mỗi nước cũng mang đặc trưng vùng miền. Cuộc sống ngày càng hiện đại nên những nét truyền thống sẽ có nhiều sự thay đổi. Trong số đó, ẩm thực là điều dễ nhận thấy. Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực là gì?

Yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực

Ngay từ thuở sơ khai, ăn uống được coi là nhu cầu thiết thực nhất để duy trì sự sống của con người. Như đã biết, thời kỳ cổ đại con người sinh sống bằng săn bắt và hái lượm. Vì thế nguồn thức ăn cũng khan hiếm không có quyền lựa chọn nhiều.

Sau giai đoạn đầu, con người dần biết cách trồng trọt, chăn nuôi. Vì thế nguồn thực phẩm trở nên nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ăn no của con người thời cổ đại. Trong quá trình dài, trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa, thế giới ngày nay văn minh hiện đại hơn nhiều. Do đó, lĩnh vực ẩm thực cũng hình thành một cách đa dạng hơn.

Lịch sử của mỗi quốc gia đều gắn liền với nét văn hóa ẩm thực. Trước đây, đã có rất nhiều đất nước trải qua thời kỳ chiến tranh của giặc ngoại xâm. Nền ẩm thực nước nhà lúc bấy giờ được pha trộn, biến tấu cho phù hợp với khẩu vị tại đất nước ấy. Vì vậy, lịch sử hình thành và phát triển của đất nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực.

Vị trí địa lý ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực

Vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu của các món ăn. Thực tế cũng ta thấy rõ ràng rằng các món ăn của phương Đông khác biệt rất nhiều với phương Tây.

Ví dụ như nước Việt Nam ta có nhiều dòng sông lớn, có phù sa màu mỡ cùng nền văn minh lúa nước. Các điểm ấy đã khiến nước ta nổi bật với các món ăn được chế biến từ gạo, khoai, ngô, đậu,… Còn nếu như các nước ở vùng biển thì ẩm thực lại là món ăn chế biến từ hải sản thơm ngon.

Khí hậu có ảnh hưởng nhất định đến văn hóa ẩm thực

Sự khác biệt về khí hậu của mỗi quốc gia, vùng miền sẽ quy định hương vị của món ăn. Ví dụ các quốc gia có khí hậu lạnh quanh năm thì dường như món ăn sẽ có chút cay the hoặc gia vị nêm nếm có tính nóng hơn. Vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trong ngày lạnh giá. Còn ở những nơi khí hậu nóng thì món ăn thường sẽ kết hợp với rau xanh, trái cây để món ăn thêm thanh mát hơn.

Ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa và phân biệt giữa 3 miền Bắc Trung Nam. Vì thế văn hóa ẩm thực người Việt mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. Miền Bắc hương vị đậm đà, miền Trung vị chua cay còn miền Nam lại ngọt thanh nhẹ nhàng hơn. Chỉ nói đến đây ta cũng biết được khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến nền văn hóa ẩm thực ở mỗi nơi như thế nào rồi.

Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai

Như đã nói, ẩm thực mỗi nước đều có nét đặc trưng riêng và nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới. Và trong nhiều năm trở lại đây, thế giới mở cửa. Việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Và đương nhiên, nền ẩm thực cũng có cơ hội vươn ra thế giới. Cũng chính vì điều này, ẩm thực nước nhà có dịp kế thừa tinh hoa ẩm thực từ bên ngoài. Có thể là cách chế biến, là gia vị mới, công thức mới.

Tiếp thu là tốt nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ được bản sắc văn hóa ẩm thực riêng của mình. Giống như Việt Nam, dù có hiện đại đến đâu thì những món ăn truyền thống vẫn luôn là niềm tự hào của đất nước. Có thể kể đến như bánh chưng, bánh giày, cốm, bánh cuốn, chả giò, phở,…

Ẩm thực - Món quà văn hóa và đời sống Ẩm thực không chỉ đơn thuần là những món ăn ngon mà nó còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của chúng ta. Thông qua ẩm thực , chúng ta không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn khám phá, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia. Bài viết này sẽ giới thiệu về ẩm thực, sự đa dạng của nó và các yếu tố tác động đến ẩm thực, để bạn có cái nhìn tổng quan về vai trò và giá trị của ẩm thực trong cuộc sống con người.

I. Giới thiệu về ẩm thực

Ẩm thực - Văn hóa của con người Ẩm thực là tập hợp các món ăn và thức uống được chuẩn bị và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nó không chỉ đơn thuần là nhu cầu dinh dưỡng mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa và đời sống. Ẩm thực thể hiện sự đa dạng và phong phú của con người trên toàn thế giới, từ những món ăn đơn giản cho đến những món ăn xa hoa và tinh tế.

Khám phá qua ẩm thực Không chỉ là một món ăn ngon, ẩm thực còn mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia. Khi chúng ta thưởng thức ẩm thực của một quốc gia, chúng ta đang khám phá lịch sử, văn hóa và truyền thống của nơi đó. Ẩm thực cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và kenvin của mỗi quốc gia, tạo ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp dịch vụ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

II. Vai trò của ẩm thực trong văn hóa và đời sống con người

Văn hóa và sự đoàn kết Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa và đời sống con người. Trong văn hóa, ẩm thực là một phần không thể thiếu của truyền thống, lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia. Những món ăn đặc trưng truyền từ đời này sang đời khác, trở thành biểu tượng của một nền văn hóa. Ẩm thực còn là một phương tiện để thể hiện tình cảm và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và cộng đồng.

Dinh dưỡng và sức khỏe Trong đời sống con người, ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng có thể giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, ẩm thực còn là một phương tiện để giải trí, tạo niềm vui và niềm hạnh phúc cho con người, đặc biệt là trong những dịp lễ tết và các buổi tiệc tùng.

III. Các loại ẩm thực trên thế giới

1. Ẩm thực châu Á

Ẩm thực Trung Quốc

Ẩm thực Trung Quốc là một trong những ẩm thực phổ biến nhất trên thế giới, với đa dạng từ các món ăn đường phố đến các món ăn xa hoa. Các món ăn nổi tiếng của Trung Quốc bao gồm: lẩu, xôi, mì, bánh bao, bánh xèo, đậu hủ, thịt xông khói, cơm chiên và nhiều món khác.

Ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản được biết đến với sự đơn giản, tinh tế và chất lượng cao của các nguyên liệu. Các món ăn nổi tiếng của Nhật Bản bao gồm: sushi, sashimi, ramen, soba, tempura, sukiyaki và nhiều món khác.

Ẩm thực Hàn Quốc

Ẩm thực Hàn Quốc có hương vị đậm đà và đa dạng, từ các món ăn đường phố đến các món ăn truyền thống. Các món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc bao gồm: kimchi, bibimbap, bulgogi, tteokbokki, samgyetang và nhiều món khác.

2. Ẩm thực châu Âu

Ẩm thực Ý

Ẩm thực Ý nổi tiếng với các món ăn pasta, pizza, risotto và các món ăn có nguồn gốc từ địa phương. Các món ăn nổi tiếng của Ý bao gồm: spaghetti carbonara, lasagna, pizza Margherita, tiramisu và nhiều món khác.

Ẩm thực Pháp

Ẩm thực Pháp được biết đến với sự tinh tế và phong phú của các món ăn. Các món ăn nổi tiếng của Pháp bao gồm: bánh mì, croissant, escargot, quiche Lorraine, soufflé, crème brûlée và nhiều món khác.

Ẩm thực Tây Ban Nha

Ẩm thực Tây Ban Nha có hương vị đa dạng và sôi động, từ các món ăn đường phố đến các món ăn xa hoa. Các món ăn nổi tiếng của Tây Ban Nha bao gồm: paella, tapas, sangria, churros và nhiều món khác.

3. Ẩm thực châu Mỹ

Ẩm thực Mỹ

Ẩm thực Mỹ có đa dạng về nền ẩm thực từ các bang khác nhau, từ ẩm thực miền Nam đến ẩm thực miền Bắc. Các món ăn nổi tiếng của Mỹ bao gồm: hamburger, hotdog, steak, pizza, fried chicken, apple pie và nhiều món khác.

Ẩm thực Mexico

Ẩm thực Mexico có hương vị đậm đà và đa dạng, từ các món ăn đường phố đến các món ăn truyền thống. Các món ăn nổi tiếng của Mexico bao gồm: tacos, burritos, guacamole, salsa, enchiladas và nhiều món khác.

IV. Các yếu tố tác động đến ẩm thực

Ẩm thực - Tác động từ nhiều yếu tố Có nhiều yếu tố tác động đến ẩm thực và tạo nên sự đa dạng của nó. Các yếu tố này bao gồm:

·       Văn hóa và truyền thống: Ẩm thực phản ánh sự đa dạng và phong phú của văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia. Những giá trị văn hóa và truyền thống này ảnh hưởng đến cách sử dụng nguyên liệu, phương pháp chế biến, cách bài trí và phong cách thưởng thức ẩm thực.

·       Khí hậu và môi trường: Khí hậu và môi trường có ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu và phương pháp chế biến. Ví dụ, các quốc gia có khí hậu nóng ẩm thường có ẩm thực có màu sắc tươi sáng, gia vị đậm đà và sử dụng nhiều loại rau củ quả tươi.

·       Kinh tế và công nghiệp: Các yếu tố kinh tế và công nghiệp ảnh hưởng đến sự đa dạng và chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm ẩm thực. Ví dụ, các quốc gia giàu có thường có ẩm thực xa hoa và đa dạng hơn, trong khi các quốc gia đang phát triển có thể có ẩm thực đơn giản hơn và sử dụng nguyên liệu địa phương.

·       Sức khỏe và dinh dưỡng: Sức khỏe và dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng đối với ẩm thực. Cách chế biến và sử dụng nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của món ăn.

·       Công nghệ và khoa học: Công nghệ và khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, cải tiến và tạo ra các sản phẩm ẩm thực mới. Các tiến bộ trong công nghệ và khoa học cũng ảnh hưởng đến cách chế biến, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ẩm thực.

V. Kết luận

Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và phản ánh sự đa dạng và phong phú của văn hóa và truyền thống. Các yếu tố như văn hóa, truyền thống, khí hậu, môi trường, kinh tế, công nghiệp, sức khỏe, dinh dưỡng, công nghệ và khoa học tác động đến ẩm thực, tạo ra sự đa dạng và sự phát triển của nó. Ẩm thực không chỉ là một nhu cầu cơ bản của con người mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa của mỗi quốc gia.

Việc khám phá và thưởng thức các loại ẩm thực trên thế giới không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa và truyền thống của những quốc gia khác, mà còn là một trải nghiệm thú vị và đầy hứng khởi. Hy vọng bài viết về ẩm thực này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn.

Thực phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát triển thể chất lẫn tinh thân của con người. Ngày nay, khi nhu cầu của cuộc sống tăng lên, thị hiếu ấm thực con người vì thế cũng được nâng cao, chứng tỏ sức hút và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của thực phẩm.

Chúng ta đều hiểu rằng, nhu cầu ăn uống của con người đến một cách hết sức tự nhiên. Giống như một chu kỳ được lặp lại, con người sẽ cảm thấy đói và mong muốn được thưởng thức những bữa ăn. Đó chính là động lực bên trong, các chuyên gia cho rằng đây chính là bản năng con người để duy trì sự sống. Thật vậy, chỉ khi được cung cấp đầy đủ năng lượng, chúng ta mới cảm thấy khỏe khoắn và đảm bảo thể lực, tinh thần để có thể tham gia các hoạt động khác.

Theo thời gian, nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người cũng dần tăng lên theo chất lượng cuộc sống. Mỗi người đều mang trong mình một sở thích ăn uống riêng và mong muốn được ăn uống những món mình thích. Chính vì thế, ảnh hưởng của ẩm thực lại càng thể hiện rõ hơn bởi thị hiếu của con người.

Ẩm thực dần trở thành một phần quan trọng trong đời sống: Như đã đề cập ở trên, chúng ta đều thấy rõ sự cần thiết của ẩm thực và ẩm thực đang trở thành một trong những nhu cầu hưởng thụ được con người đặt lên hàng đầu trong đời sống. Ai cũng muốn được thưởng thức những bữa ăn ngon – chất lượng – đẹp mắt trong không gian hợp với sở thích của mình. Do vậy mà các nhà hàng, khách sạn cũng “mọc” lên ngày càng nhiều giúp thực khách có nhiều cơ hội trải nghiệm ẩm thực hơn.

Ẩm thực đi liền với văn hóa: Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có những bản sắc riêng, trong đó có ẩm thực. Thông qua ẩm thực, yếu tố văn hóa được quảng bá rộng rãi hơn đến mọi người, không chỉ có thực khách trong nước mà cả quốc tế. Từ đó mang hình ảnh của vùng miền, quốc gia lan tỏa mạnh mẽ hơn trên toàn cầu. Do vậy mà trong các nhà hàng, khách sạn nước ta hiện nay đều ưu tiên tuyển dụng Đầu bếp Việt bên cạnh Đầu bếp Âu, Đầu bếp Hoa,… vừa đáp ứng thị hiếu ăn uống của khách hàng vừa giúp văn hóa ẩm thực Việt đến gần hơn với mọi người.

Có vai trò và ảnh hưởng lớn là vậy nên vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, nguyên vật liệu sử dụng,… để tạo ra thành phẩm luôn được thực khách quan tâm. Khi có ý định dừng chân dùng bữa tại một nhà hàng, quán ăn, khách sạn nào đó, họ đều đặt ra những câu hỏi quen thuộc như “Thực phẩm ở đây có đảm bảo chất lượng không? Thức ăn có được nấu nướng đúng cách?”. Đấy cũng là lý do tại sao các nhà hàng, khách sạn, đơn vị kinh doanh ẩm thực đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhằm mang lại món ngon và an toàn cho thực khách.

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 3/3 âm lịch theo tên gọi dân gian là ngày tết Hàn thực, người Việt lại cùng nhau chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay đẹp mắt để cúng tổ tiên ông bà. Trong ngày này, dù ai ở xa tới đâu cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ đầu năm, cùng ngồi bên mâm cơm sum vầy với gia đình.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

Tương truyền, tết Hàn thực của người Việt ngày nay bắt nguồn từ một điển tích xa xưa của người Trung Quốc.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Vào những ngày này, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất.

Ý nghĩa tết Hàn thực của người Việt

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn… Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống dân tộc

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn