Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
ĐỜI SỐNG ẨM THỰC \ THỰC PHẨM VÀ SỨC KHOẺ

Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe gan thường chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa hoặc chất béo lành mạnh. Ngoài ra, việc tránh một số loại thực phẩm nhất định cũng sẽ giúp phục hồi gan.

Gan là một phần của hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể, nó giúp lọc các chất độc và chất thải ra khỏi máu.

Gan chịu trách nhiệm cho hơn 500 chức năng quan trọng trong cơ thể. Nó giúp tiêu hóa thức ăn, tạo ra các protein quan trọng cho máu và loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể cùng nhiều chức năng khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải chăm sóc gan.

Theo GoodRx Health, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe gan thường chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa hoặc chất béo lành mạnh. Chúng bao gồm các loại quả mọng, rau họ cải, đậu, các loại hạt và cá béo. Tránh một số loại thực phẩm nhất định, như thực phẩm chế biến sẵn và rượu, cũng sẽ giúp phục hồi gan.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan để gan có thể hoạt động trơn tru. Điều này đúng cho dù bạn có gan khỏe mạnh hay mắc bệnh gan. Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất có thể tăng cường sức khỏe gan hoặc giúp phục hồi một số tổn thương.

1. Rau họ cải

Nếu bạn thích súp lơ xanh, bạn thật may mắn. Loại rau họ cải này, cùng với súp lơ, cải Brussels và cải xanh, rất tốt cho gan của bạn. Chúng là nguồn chất xơ hỗ trợ sức khỏe gan. Thêm vào đó, chúng chứa chất chống oxy hóa và chất phytochemical có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.

2. Quả mọng

Bạn nên thêm quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi vào bữa ăn và đồ ăn nhẹ vì chúng rất giàu chất xơ. Quả mọng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm cả chất gọi là anthocyanin. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật đã chỉ ra mối liên hệ giữa chất chống oxy hóa mạnh trong quả mọng với việc giảm tổn thương gan. 

3. Nho

Giống như quả mọng, nho chứa chất xơ và chất chống oxy hóa. Cụ thể hơn, nho chứa một chất chống oxy hóa gọi là resveratrol. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan thêm ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dùng thực phẩm bổ sung resveratrol làm từ chiết xuất nho có thể ít bị viêm gan hơn.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể trở nên trầm trọng hơn do một quá trình gọi là stress oxy hóa. Các chất chống oxy hóa như resveratrol có thể giúp chống lại quá trình này.

4. Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều chất béo không bão hòa lành mạnh, là một sự bổ sung tốt cho chế độ ăn uống của bạn vì nhiều lý do. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn 28gr quả óc chó mỗi ngày (một nắm nhỏ), cùng với chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Một nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn nhiều hạt hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, đặc biệt là ở nam giới.

5. Các loại đậu

Quỹ Gan Hoa Kỳ khuyến cáo nên giảm chất béo bão hòa và thịt đỏ trong chế độ ăn uống. Một cách tuyệt vời để thực hiện điều đó là thỉnh thoảng thay thế thịt đỏ bằng đậu, đậu lăng và đậu gà. Các loại đậu này ít chất béo bão hòa và là nguồn chất xơ, một sự kết hợp hoàn hảo giúp bảo vệ sức khỏe gan.

6. Cá béo

Cá béo, chẳng hạn như cá hồi, là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tốt. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến chế độ ăn quá nhiều chất béo omega-6 (như từ dầu thực vật và hạt) và quá ít chất béo omega-3.

Vì vậy, ăn nhiều cá béo có thể giúp điều chỉnh sự cân bằng này. Chất béo omega-3 có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

7. Cà phê

Cà phê tốt cho sức khỏe gan, nhưng tốt nhất là không nên cho quá nhiều đường, vì lượng đường dư thừa sẽ không tốt cho gan. Cà phê có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, và cả cà phê không chứa caffeine và có chứa caffeine đều có lợi.

Các nghiên cứu cho thấy một chất trong cà phê có tên là diterpen có thể giúp giải độc, có lợi cho những người bị xơ gan.

8. Trà

Trà, đặc biệt là trà xanh, chứa các hợp chất, gọi là catechin, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy những hợp chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Catechin trà xanh cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan. Nhưng tốt nhất là nên dùng trà xanh thay vì thực phẩm bổ sung. Thực phẩm bổ sung trà xanh, khi dùng quá liều, có liên quan đến tổn thương gan.

9. Dầu ô liu

Dầu ô liu chứa phenol và axit béo không bão hòa đơn (MUFA), được biết là tốt cho tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi 100 người có nguy cơ mắc bệnh tim cao tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải bổ sung dầu ô liu, nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu của họ thấp hơn.

Trên thực tế, một số nghiên cứu đã xem xét tác động của việc tiêu thụ dầu ô liu đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện về sức khỏe gan khi mọi người bổ sung từ 2 đến 9 thìa dầu ô liu vào chế độ ăn uống của họ.

Dứa không những có hương vị rất thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của quả dứa

Quả dứa là nguồn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain.

Đặc biệt, dứa là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Với những giá trị dinh dưỡng trên, trái dứa là một lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.

Ăn dứa có tốt không?

Quả dứa không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon, dễ dàng kết hợp trong nhiều món ăn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy ăn dứa có tác dụng gì? Sau đây là 15 lợi ích của quả dứa mà bạn nên biết:

1.    Tác dụng thải độc cho cơ thể, chống viêm

2.    Tăng cường hệ miễn dịch

3.    Tham gia vào quá trình tạo ra collagen

4.    Phòng ngừa ung thư

5.    Tốt cho hệ tiêu hóa

6.    Hỗ trợ điều trị bệnh ho và cảm lạnh

7.    Tăng cường sức khỏe của xương

8.    Tốt cho sức khỏe răng miệng

9.    Tốt cho sức khỏe của mắt

10.                    Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

11.                    Tốt cho tuần hoàn máu

12.                    Ngăn ngừa chứng buồn nôn

13.                    Giảm căng thẳng

14.                    Làm đẹp da và chống lão hóa

15.                    Phòng ngừa mụn nhọt

Sau đây là chi tiết những lợi ích của quả dứa đối với sức khỏe mà bạn nên biết.

Ăn dứa có tác dụng gì? Một trong những lợi ích nổi bật của quả dứa là khả năng giảm viêm các khớp và cơ, đặc biệt là các chứng viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Nguyên nhân là do quả dứa có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Bromelain đã được chứng minh tác dụng chống viêm đáng kể, làm giảm sưng trong các tình trạng viêm như viêm xoang cấp tính, viêm họng, viêm khớp, gout và tăng tốc độ phục hồi  sau chấn thương và phẫu thuật. Nhờ đó, ăn dứa có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp ở nhiều người.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn dứa có tác dụng gì? Thêm quả dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn củng cố sức khỏe miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Chỉ cần ăn một khẩu phần dứa là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi dứa là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.

Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.

3. Tác dụng của dứa tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương.

Ăn dứa có tác dụng gì đối với mô và tế bào?  Hàm lượng vitamin C cao trong quả dứa có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng. Đồng thời, bổ sung thêm dứa vào chế độ ăn có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

4. Công dụng của quả dứa: Phòng ngừa ung thư

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, dứa còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, dứa có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.

Chỉ ăn dứa không đảm bảo rằng bạn sẽ ngăn chặn triệt để ung thư. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc, kể cả dứa, là một cách tốt để giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn dứa có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Giống với hầu hết các loại trái cây, dứa cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Tuy nhiên, dứa rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Dứa còn có thể bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp. Chất xơ có thể tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và cũng kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Hơn nữa, ăn dứa có thể giúp bạn hạn chế phân lỏng, giúp giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

6. Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một loại enzyme đặc biệt có trong dứa, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.

7. Tăng cường sức khỏe của xương

Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng dứa chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.

8. Tác dụng của quả dứa tốt cho sức khỏe răng miệng

Ăn quả dứa có tác dụng gì? Ngoài việc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng, dứa cũng có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Dứa thường được xem như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị răng bị lung lay và giúp nướu răng chắc khỏe hơn.

9. Ăn dứa có tốt không? Tốt cho sức khỏe của mắt

Thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất đối với con người. Trong khi đó, dứa có thể tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Chất beta-carotene trong quả dứa có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.

Vì vậy, bạn nên khuyên cha mẹ hoặc ông bà ăn nhiều dứa và nhiều loại trái cây khác để cung cấp đủ lượng beta-carotene vào cơ thể, giữ cho thị lực luôn khỏe mạnh.

10. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

Dứa là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, nếu thiếu kali, cơ thể bạn có thể sẽ bị đe dọa bởi một loạt các mối nguy cho sức khỏe.

Ăn dứa có tác dụng gì? Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là làm giãn mạch, có nghĩa là làm giảm căng thẳng, áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi mạch máu giãn ra, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế. Điều này có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và mạch máu. Do đó, không có gì nghi ngờ khi dứa có thể giúp bạn và người thân ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

11. Công dụng của quả dứa tốt cho tuần hoàn máu

Lợi ích của quả dứa là gì? Ngoài ra, dứa cũng cung cấp cho cơ thể nhiều đồng, một khoáng chất đảm nhận vai trò quan trọng trong một số phản ứng enzyme và có trong các hợp chất trong cơ thể. Quan trọng nhất, đồng là một yếu tố cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Số lượng tế bào hồng cầu cao làm tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau và giúp chúng hoạt động hiệu quả nhất. Đồng cũng làm tăng khả năng nhận thức và tốt cho hệ thần kinh, do đó có thể ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

12. Ngăn ngừa chứng buồn nôn

Dứa có chứa các enzym tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là giúp phụ nữ mang thai giảm ốm nghén.

13. Giảm căng thẳng

Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.

14. Làm đẹp da và chống lão hóa

Ăn dứa có tác dụng gì? Ăn dứa có thể giúp làn da của bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Đó là vì loại trái cây này chứa vitamin C và beta carotene vô cùng dồi dào. Vitamin C giúp cơ thể bạn tạo ra collagen và phục hồi làn da. Trong khi đó, beta carotene đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia cực tím, một trong những tác nhân gây hại cho da.

15. Ngăn ngừa mụn 

Không chỉ bảo vệ da khỏi tổn thương da ánh nắng mặt trời, nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá.

Ăn dứa có tác dụng gì? Bạn càng lớn tuổi, làn da của bạn bắt đầu mất đi vẻ tươi sáng và bắt đầu hình thành các nếp nhăn. Ăn dứa có thể làm cho bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết của tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào nó và điều này sẽ nhân lên lợi ích của tác dụng chống lão hóa.

Ăn dứa nhiều có tốt không?

Ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là có, nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:

  • Dị ứng: Dứa có chứa enzyme bromelain có thể gây ngứa, viêm da mặt và lưỡi nếu ăn nhiều. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm sau vài giờ.
  • Khiến răng nhạy cảm: Dứa có tính axit vì vậy nếu thường xuyên ăn dứa trong một thời gian dài sẽ làm bào mòn men răng khiến răng nhạy cảm.
  • Tăng lượng đường trong máu: Dứa chứa đường fructose, một loại đường làm tăng lượng glucose trong máu. Vậy ăn dứa nhiều có tốt không? Câu trả lời là không, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường cần hạn chế dùng loại trái cây này.
  • Tiêu chảy: Dứa có chứa chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu nếu ăn quá nhiều dứa có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

Cách ăn dứa an toàn

Sau khi đã biết ăn dứa có tác dụng gì và ăn nhiều dứa không tốt cho sức khỏe như thế nào, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết làm sao để ăn dứa an toàn. HelloBacsi sẽ gợi ý cho bạn các cách sau:

  • Chọn quả dứa còn tươi, không bị dập nát
  • Trước khi ăn hoặc chế biến, cần gọt sạch vỏ và bỏ mắt dứa, rửa sạch lại bằng nước
  • Không nên ăn khi đói vì các axit hữu cơ và bromelin của dứa tác động mạnh vào dạ dày, ruột, khiến bạn buồn nôn khó chịu.
  • Không nên uống quá nhiều nước ép dứa vì chứa nhiều đường. Một cốc nước ép dứa có khoảng 25g đường, trong khi cùng một lượng dứa tươi có khoảng 16g.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ ăn dứa có tác dụng gì và làm sao để ăn cho an toàn nhé!

Hành tây là một nguyên liệu không còn xa lạ với nhiều người bởi nó có thể được sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon trong các bữa ăn. Vậy, hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có thể trả lời các câu hỏi nói trên nhé.

Giá trị dinh dưỡng có trong hành tây

Hành tây thuộc họ hành, là một loại thực phẩm quen thuộc có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.

Theo đó, hành tây còn giàu vitamin, khoáng chất và có lượng calo thấp. Bằng việc tiêu thụ hành tây, bạn có thể bổ sung một lượng đáng kể khoáng chất, chất xơ và vitamin cho cơ thể. Đặc biệt hơn, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C và đồng thời cũng giàu vitamin B, gồm có folate và pyridoxine.

Ngoài ra, trong hành tây còn có sự hiện diện của một khoáng chất mà hiện nay nhiều người đang thiếu là kali. Song song, hợp chất lưu huỳnh hữu cơ và cũng không thể bỏ qua hàm lượng quercetin có chứa trong loại thực phẩm này.

Ăn hành tây sống hay chín tốt hơn?

Cho dù sử dụng hành chín hay sống đều sẽ mang lại hiệu quả tương tự. Tuy vậy, hành sống có lượng lưu huỳnh hữu cơ cao hơn, do đó mà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Hành tây sau khi nấu chín sẽ có nguồn chất xơ và đồng cao. Chất xơ sẽ giúp hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa trong khi đồng có thể hỗ trợ các hoạt động của não.

Hơn nữa, hành ngâm cũng sẽ mang lại một số lợi ích nhất định. Tuy vậy, phần thịt bên ngoài của củ hành có chứa nồng độ Flavonoid cao. Vì thế, loại bỏ phần thịt ngoài của hành sẽ tốt hơn khi sử dụng.

10 tác dụng của hành tây đối với sức khỏe

Trên thực tế, tác dụng của hành tây đối với sức khỏe đã được công nhận từ thời cổ đại. Hành có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng với các hợp chất thực vật mạnh có thể giúp hỗ trợ điều trị đau đầu, lở loét, bệnh tim và giúp tăng cường sức đề kháng.

Theo như các nghiên cứu hiện đại, hành tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hành tây giàu Organosulfur và các Flavonoid có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh tim và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, hành cũng có chứa Thiosulfin giúp làm loãng máu tự nhiên và giúp giảm các nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Quercetin có trong hành còn có thể cung cấp khả năng chống oxy hóa, chống viêm, cải thiện nồng độ Cholesterol và giúp tăng cường sức khỏe của tim, chống lại bệnh tim.

Giúp cải thiện sức khỏe xương

Hành tây có tác dụng gì? Loãng xương là một vấn đề về sức khỏe phổ biến, đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mãn kinh. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa chính.

Theo như các nghiên cứu trên động vật tiết lộ rằng, hành tây giúp bảo vệ chống thoái hóa xương, thậm chí nó có thể làm tăng khối lượng xương. Theo một nghiên cứu lớn ở phụ nữ trên 50 tuổi cho thấy, ăn hành tây thường xuyên có liên quan đến tăng mật độ xương. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, ăn một số loại trái cây, thảo mộc và rau quả, bao gồm cả hành tây, có thể giúp làm giảm mất xương ở phụ nữ mãn kinh.

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Hành tây cung cấp chất xơ và prebiotic cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Prebiotic là chất xơ không tiêu hóa, được vi khuẩn đường ruột có lợi sử dụng. Vi khuẩn ăn prebiotic, sản xuất axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường miễn dịch và làm giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Hơn nữa, tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng men vi sinh, cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Hành tây rất giàu prebiotic Inulin và fructooligosaccharides, giúp làm tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột, cải thiện chức năng miễn dịch. Chế độ ăn giàu prebiotic cũng có thể giúp cải thiện hấp thu Canxi và sức khỏe xương.

Tăng cường mật độ xương

Hành tây có tác dụng gì? Theo nghiên cứu trên phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy việc tiêu thụ 3,4oz (100ml) nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần có thể cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa. Nghiên cứu khác cho thấy ăn hành tây ít nhất một lần/ngày có thể giúp tăng mật độ xương tổng thể cao hơn 5% so với những người ăn chúng ít hơn. Hơn nữa, hành tây còn giảm nguy cơ gãy xương hông và có khả năng ngăn ngừa loãng xương. Hành được tin là giúp giảm stress oxy hóa và tăng mức độ chống oxy hóa để giảm mất xương.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Các chất chống oxy hóa có trong hành tây có thể giúp liên kết với các chất độc hại trong não và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Các hợp chất lưu huỳnh cũng sẽ giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ do lão hóa, cải thiện tình trạng hay chóng mặt, động kinh, đau nửa đầu.

Tuy vậy, một phần công dụng của hành tây có thể sẽ bị mất khi nấu chín. Vì vậy, hãy cố gắng ăn hành sống để có thể cải thiện sức khỏe não bộ.

Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào

Tinh chất hành tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B, vitamin C, Kali và chất xơ. Một củ hành trung bình có 44 calo nhưng lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Vitamin C làm tăng cường sức khỏe miễn dịch, giúp sản xuất Collagen, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn hại. Vitamin B và kali đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng thần kinh.

Chống oxy hóa

Ăn hành tây có tác dụng gì? Chất chống oxy hóa là các hợp chất ức chế quá trình oxy hóa, một quá trình dẫn tới tổn thương tế bào và góp phần gây ra các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Hành tây là một nguồn chất chống oxy hóa rất tốt. Thực tế, chúng chứa đến hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau. Đặc biệt hơn, hành đỏ còn có chứa anthocyanins – sắc tố thực vật đặc biệt trong họ flavonoid sẽ giúp cho hành đỏ có màu đậm. Theo nhiều nghiên cứu dân số phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu anthocyanins sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, anthocyanins đã được tìm thấy để bảo vệ chống lại một số loại ung thư và bệnh tiểu đường.

Tốt cho tai và mắt

Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế, nhưng nhiều người tin rằng nhỏ vài giọt nước ép hành tây vào tai có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ giảm đau

Lưu huỳnh có trong hành cũng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mắt. Lưu huỳnh giúp kích thích sản sinh một loại Protein có tên là Glutathione. Hoạt chất này hoạt động tựa như một chất chống bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Hơn thế nữa, hành tây còn có thể được dùng như một loại thuốc nhỏ để chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm giác mạc, viêm bờ mi,… Tuy vậy, trước khi dùng loại nước ép này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để có thể được hướng dẫn cụ thể.

Giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ

Hành tây có chứa Prebiotic có khả năng giúp giảm căng thẳng, chống trầm cảm cũng như cải thiện giấc ngủ.

Khi các vi khuẩn có lợi tiêu thụ Prebiotic sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột, giải phóng các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ giúp tránh các chất, sản phẩm phụ trong hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng não và giấc ngủ.

Hành tây có đặc tính kháng khuẩn

Hành tây còn có tính kháng khuẩn và có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, S. aureus và B. cereus, Pseudomonas aeruginosa,. Chiết xuất từ loại củ này cũng được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Vibrio cholerae. Quercetin – một chất có trong hành tây, cũng được xem là hiệu quả trong việc giảm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, trong đó bao gồm H. pylori và E. coli. Nghiên cứu cũng cho thấy quercetin đã làm hỏng thành cũng như màng tế bào của E. coli và S. aureus.

Chứa các hợp chất chống ung thư

Ăn hành tây có tác dụng gì? Ăn các loại rau thuộc giống Allium như tỏi, hành tây có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như dạ dày, đại trực tràng. Một đánh giá của 26 nghiên cứu đã cho thấy những người tiêu thụ lượng rau allium cao nhất sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn 22% so với những người tiêu thụ ít nhất. Ngoài ra, một đánh giá của 16 nghiên cứu ở 13.333 người đã chứng minh, những người tham gia ăn nhiều hành tây nhất sẽ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng so với người ăn ít nhất. Những đặc tính chống ung thư này còn có liên quan tới các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa flavonoid có trong rau allium. Ngoài ra, hành tây cũng có chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.

Một số lưu ý khi ăn hành tây

Ngoài ra, quá trình sử dụng hành tây cũng nên lưu ý một số điều như sau:

·       Chỉ nên ăn vào khoảng 30 – 50 gram mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

·       Tránh ăn hành tây cùng một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.

·       Một số trường hợp các đối tượng như người sinh lý yếu, người bị đau dạ dày, đau mắt đỏ, huyết áp thấp,… cũng nên hạn chế ăn hành tây.

·       Nếu gặp bất cứ phản ứng nào sau khi ăn hành tây, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể được hỗ trợ kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời xử trí.

Kết luận: Có thể thấy, hành tây là loại củ rất giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Do đó, bạn có thể lựa chọn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn một cách dễ dàng như một loại nguyên liệu trong các món ăn của mình.

Cách để biến gạo trắng thành bài thuốc trị tiểu đường, tim mạch, ung thư.
Gạo trắng chứa Carbohydrate dẫn đến các hội chứng chuyển hoá, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, …
Ngâm gạo trắng, tuyệt vời hơn nữa là gạo lứt trong ít nhất 12 tiếng đồng hồ, ta có phản ứng hoá học tự nhiên biến đổi tinh bột thành tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ hoà tan điều hoà lượng đường tự nhiên và chất ngọt rác trong máu. Điều này đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiẻu đường đang trong trạng thái dư thừa chất ngọt rác mà lại thiếu đường tự nhiên. Thảm vi sinh vật Microbiome sẽ được cho ăn trước. Chúng trở nên khoẻ mạnh, linh hoạt tiết Enzyme và tăng cường tổng hợp sản xuất các Acid béo chuỗi ngắn cực kỳ cần thiết cho việc tạo năng lượng sửa chữa và ngăn ngừa ung thư, tim mạch, huyết áp. Giúp tuyến tuỵ tăng chất lượng và độ nhạy Insulin.

Chanh muối là nguyên liệu quen thuộc không những giúp giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chanh muối hay chanh tươi đều có những lợi ích nhất định đối với sức khoẻ con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chanh muối cũng như những công dụng, cách làm chanh muối và lưu ý khi sử dụng nhé!

1. Chanh muối là gì?

Chanh muối là chanh được ngâm với nước muối và có thể sử dụng được sau ít nhất là 3 tháng. Khi sử dụng, bạn nên dùng phần vỏ và bỏ phần thịt mềm bên trong vì các tuyến tinh dầu thơm của chanh hầu hết đều tập trung trong phần vỏ, phần thịt quả lại bị quá mặn do hấp thụ nhiều nước muối.

Bạn có thể rửa lại phần vỏ với nước tinh khiết để loại bỏ phần muối thừa, cắt nhỏ theo kích thước vừa ăn. Ngoài giải khát, chanh muối sống có thể được thêm vào các món salad hoặc chế biến thành các món ăn lỏng như súp và hầm đều rất ngon.

2. Uống chanh muối mỗi ngày có tốt không?

Nhiều người nhận định rằng uống nước chanh muối mỗi ngày là phương pháp tốt cho sức khỏe.

3. Các tác dụng của chanh muối với sức khỏe

Giảm cân

Sử dụng chanh muối trong chế độ ăn uống có thể giúp đốt cháy lượng mỡ và calo dư thừa trong cơ thể. Hơn nữa, lượng axit citric trong chanh có thể kiểm soát mức đường huyết, hạn chế tình trạng thèm ăn. Từ đó mang lại công dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Do vậy, bên cạnh việc luyện tập thể dục thể thao và có chế độ ăn uống khoa học, bạn nên bổ sung nước chanh muối một cách vừa phải để có được vóc dáng như mong đợi.

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Chất xơ hòa tan pectin là một thành phần có trong chanh muối đóng vai trò quan trọng trong sự duy trì hoạt động của đường ruột. Do đó, thói quen uống nước chanh muối với tần suất thích hợp có thể giúp dễ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột.

Thanh nhiệt cơ thể

Nước chanh hay nước chanh muối chanh đều có tính bình, chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp giải nhiệt cơ thể cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, nước chanh muối sẽ có vị ngọt thanh, dễ uống và giúp đánh tan cơn khát, nhanh chóng lấy lại năng lượng.

Giải độc gan

Bổ sung nước chanh muối có thể giúp tăng lượng enzyme có lợi trong cơ thể. Đồng thời, có thể đào thải độc tố trong gan hiệu quả.

Trị cảm, giảm ho

Tinh dầu trong lớp vỏ chanh, kể cả chanh muối có tính sát khuẩn tốt. Từ đó làm dịu cơn đau rát ở cổ họng do ho, cảm mang lại. Bên cạnh đó, muối trong chanh muối cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa họng và trị ho hiệu quả.

Vì thế, bổ sung một ly chanh muối pha với nước ấm vào những ngày bị cảm là phương pháp tự nhiên hữu hiệu, giảm các triệu chứng ho và viêm họng khó chịu.

Hỗ trợ tiêu đờm

Acid citric trong chanh có thể giúp làm loãng đờm. Từ đó, giảm tình trạng đau rát cổ họng, ho có đờm. Bạn có thể ngậm trực tiếp một lát chanh muối ở sâu trong miệng, nhai nuốt từ từ hoặc có thể uống một ly nước chanh muối ấm để acid có thể giúp tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.

Tăng cường sức đề kháng

Lượng vitamin C dồi dào trong chanh có thể ngăn chặn virus, vi khuẩn gây bệnh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời, việc sử dụng nước chanh muối cũng giúp cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, nâng cao đề kháng và hạn chế các bệnh viêm nhiễm khác.

Cải thiện sức khỏe làn da, chống lão hóa

Nước chanh muối chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, điển hình là vitamin C. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành các vết nám sạm, tàn nhang cũng như nếp nhăn, mang lại làn da mịn màng, sáng khỏe và đều màu hơn.

Bù nước, điện giải cho cơ thể

Khi lao động ngoài trời hoặc tập luyện thể thao, cơ thể bạn sẽ đổ nhiều mồ hôi làm mất natri và các khoáng chất. Từ đó khiến bạn mệt mỏi, uể oải và kém năng lượng.

Sử dụng nước chanh muối không chỉ giúp cân bằng lại lượng nước trong cơ thể mà còn bổ sung lượng natri, các chất dinh dưỡng và điện giải, giảm thiểu các tác động của tình trạng mất nước như mệt mỏi, chuột rút,...

Cải thiện tình trạng da mụn

Bạn có thể sử dụng phương pháp sau để cải thiện tình trạng da mụn, đặc biệt là mụn trứng cá và mụn đầu đen với chanh muối:

Trộn muối cùng nước cốt chanh tươi theo tỷ lệ 1:1.

Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị mụn và để yên trong khoảng 10 phút.

Rửa lại nước sạch.

Sử dụng muối không chỉ giúp tẩy tế bào chết cho da mà còn hỗ trợ loại bỏ dầu thừa. Trong khi đó, chanh có thể giúp làm mềm và mờ các vết sẹo do mụn để lại.

Giúp giảm đau nướu răng

Chanh có một lượng lớn vitamin C và đặc tính chống viêm, có thể giúp điều trị nhiễm trùng hiệu quả. Do đó, khi bị viêm đau nướu răng, bạn có thể trộn hỗn hợp nước cốt chanh với muối, đắp lên răng trong vài phút và súc miệng bằng nước.

Tốt cho người bị bệnh đau, trào ngược dạ dày

Chanh muối khi vào trong dạ dày sẽ tạo môi trường kiềm giúp chữa lành bệnh đau ạ dày và trào ngược dạ dày.

4. Cách làm nước chanh muối thơm ngon, đơn giản ngay tại nhà

Nguyên liệu chuẩn bị:

·       Chanh tươi: 1kg.

·       Muối bột nguyên chất: 1/2kg.

·       Muối hột: 1/2 chén.

·       Hũ thủy tinh có nắp đậy để đảm bảo an toàn vệ sinh.

·       Nước đun sôi để nguội.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế chanh

Cắt bỏ phần cuống chanh, rửa sạch với nước. Chà xát phần vỏ chanh bằng muối hột đến khi vỏ chuyển sang màu xanh nhạt để loại bỏ bớt vị the và đắng.

Bước 2: Ngâm chanh lần một

Xếp chanh đã rửa và để ráo lần lượt vào hũ thủy tinh, rắc hai muỗng muối bột nguyên chất đều lên chanh. Sau đó đậy nắp kín.

Bước 3: Phơi chanh

Đem hũ chanh ngâm với muối được đậy kín cẩn thận ra ngoài nắng phơi. Nên lựa chọn nơi nắng tốt và phơi liên tiếp trong 3 ngày đến khi vỏ chanh ngả màu vàng nhạt.

Bước 4: Ngâm chanh muối

Sử dụng 1 lít nước và 3 muỗng muối bột đun sôi đến khi muối được hòa tan hoàn toàn. Tắt bếp và để nước nguội hẳn. Cho phần nước muối nguội vào hũ chanh đã phơi đến khi ngập đầy chanh. Bạn có thể dùng đũa hoặc thanh chặn bằng tre chèn mặt trên để đảm bảo chanh ngập đều nước muối.

Bước 5: Thành phẩm

Bảo quản chanh muối ở nơi khô thoáng, hạn chế nhiệt độ cao sau 1 tháng là có được thành phẩm chanh muối làm tại nhà, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5. Cách sử dụng chanh muối đúng cách, hiệu quả

Uống chanh muối ngâm sẵn

Bạn có thể tự pha nước chanh muối bằng cách sử dụng nửa quả chanh muối cùng 500ml nước ấm. Bổ sung thêm một ít mật ong để tạo vị ngọt tự nhiên cho ly nước chanh muối thơm ngon.

Ngoài ra, chanh muối có thể được thêm vào một số thức uống khác như nước mía để tăng hương vị và giúp đồ uống ngon hơn.

Tự pha chanh với muối

Trong trường hợp không có chanh muối ngâm sẵn, bạn có thể sử dụng 1 quả chanh, 1 thìa cà phê muối cùng 1 lít nước ấm, uống sau khi ăn khoảng 30 phút, 1 - 2 lần/ ngày để giúp cải thiện cân nặng hiệu quả.

Dâu tây không chỉ hấp dẫn bởi vẻ tươi mọng mà còn có rất nhiều tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Lượng vitamin C dồi dào trong loại quả này kích thích cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn, giúp tăng sức đề kháng, chống rối loạn tiêu hoá, phòng vết ố trên răng.

Thế nhưng, nhắc đến dâu tây, người ta thường nghĩ ngay đến hiệu quả làm đẹp da. Vì vậy, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một vài công dụng của loại mỹ phẩm thiên nhiên này.

Cocktail chống mụn, sáng da

8 quả dâu tây, 1 quả kiwi, một bát nước ép dứa tươi.

Đánh nhuyễn hoặc xay dâu tây cùng kiwi, sau đó hoà nước dứa ép để uống. Tuy cocktail dâu tây không tác động trực tiếp lên da nhưng các nhà khoa học cho rằng, nó phát huy tác dụng trị mụn và làm đẹp da tốt hơn sau khi được cơ thể hấp thụ hoàn toàn.

Mặt nạ làm dịu da

Rửa mặt thật sạch, sau đó thoa lên mặt những lát dâu tây để làm trắng da và xoa dịu vùng da bị cháy nắng.

Mặt nạ làm sạch lỗ chân lông

Lấy 1/2 bát dâu tây nghiền nát, 1 thìa café sữa tươi, 1 thìa café bột gạo trộn đều và thoa hỗn hợp lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Hoặc, dùng 2 thìa café bột yến mạch, 1 thìa café sữa chua trộn với 2 quả dâu tây chín đã được nghiền nát, sau đó, thoa hỗn hợp lên mặt và massage trong 20 phút.

Mặt nạ dưỡng ẩm

5 quả dâu tây chín nghiền nát, 2 thìa café dầu ôliu, 1 thìa café muối.

Trộn hỗn hợp sao cho muối tan hết rồi bôi lên da và massage để có làn da mịn màng, chống khô hanh.

Mặt nạ tái tạo da và thư giãn

1/2 bát dâu tây nghiền, 1 thìa café sữa chua, 1 thìa café mật ong, 1/8 thìa café tinh dầu oải hương.

Trộn tất cả những nguyên liệu trên thật nhuyễn rồi đắp lên mặt và cổ, sau 10 phút rửa sạch.

Tắm trắng

1/2 bát dâu tây nghiền nát, 2 bát kem sữa, 1 thìa café dầu thầu dầu.

Hoà tất cả những thứ trên vào bồn tắm và ngâm mình trong đó, bạn sẽ thấy làn da không chỉ trở nên trắng trẻo hồng hào hơn sau một vài lần thực hiện mà còn phảng phất mùi hương tươi mát, gợi cảm của dâu tây khi tắm xong.

Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là dược liệu thân thiện với sức khỏe. Không ít bài thuốc dân gian từ lá tía tô đã trở thành cẩm nang bỏ túi của các gia đình Việt.

1. Lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe?

Lá tía tô màu xanh đậm, bên trong có nhiều gân màu đỏ tía. Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu tía tô. Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường,...

Các công dụng tiêu biểu của dược liệu tía tô có thể kể đến là:

1.1. Chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Đã có nghiên cứu chứng minh dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 bằng nhiều cách. Chính điều này khiến cho lá tía tô trở thành dược liệu tự nhiên thân thiện có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác

Ngoài ra, chiết xuất từ loại lá này còn điều trị bệnh hen suyễn rất tốt vì nó làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi. Đây là thông tin được trích dẫn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology.

1.2. Làm đẹp da

Hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.

1.3. Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh

Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

1.4. Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa

Có đến 4 hoạt chất trong lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthin oxidase - tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout (có thể kết hợp với dưa chuột để điều trị bệnh Gout). Lý giải về lá tía tô có tác dụng gì qua các thử nghiệm đã được thực hiện cho thấy rằng, việc hàng ngày sử dụng chiết xuất từ lá tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích.

1.5. Phòng bệnh ung thư

Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô đã được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.

1.6. Chữa bệnh về da

Uống nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Việc dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay.

1.7. Hỗ trợ giảm cân

Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin nên sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày từ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.

1.8. Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch

So với nhiều loại dầu thực vật khác thì dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic hơn cả. Vậy lá tía tô có tác dụng gì trên phương diện này? Axit omega- 3 rất tốt đối với kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nhân bị hen suyễn có thể đáp ứng điều trị bằng dầu hạt tía tô tương đối tốt vì đây là dược liệu có thể ức chế co thắt đường thở và phản ứng với chất kích thích bị hít phải. Không những thế, dầu hạt tía tô còn ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ - đáp ứng miễn dịch bất thường với mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi không được cấp cứu ngay.

2. Cách nấu nước tía tô bồi bổ sức khỏe và bài thuốc từ lá tía tô

2.1. Nấu nước tía tô

Khi đã biết lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến dược liệu thần kỳ này. Để nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2.5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín.

Cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, chắt vào bình sạch và thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hàng ngày lấy nước này ra uống trước ba bữa chính 10 - 30 phút để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn ngừa hấp thu chất béo.

Nước lá tía tô không nên dùng cho người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em. Hàng ngày chỉ nên uống tối đa 3 - 4 cốc nước lá tía tô nhưng cần chia nhỏ thành nhiều lần.

2.2. Bài thuốc sử dụng lá tía tô

- Giải cảm: dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành đã được thái nhỏ đem cho vào bát sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên ăn nóng.

- Chữa đầy hơi, đau bụng: giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.

- Chữa tức thở, ho: dùng phẩn bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.

Hy vọng những thông tin bài viết đã cung cấp thông tin giúp bạn biết được lá tía tô có tác dụng gì để không bỏ quên dược liệu tự nhiên sẵn có và rất rẻ tiền này.

Đôi khi chúng ta vô tình chế biến hoặc ăn phải những thực phẩm kỵ nhau gây không tốt cho sức khỏe. Thậm chí còn gây nguy hại đến tính mạng. Có một số thực phẩm khi ăn cùng nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành tính chuyển sang độc, hoặc các thành phần vi lượng trong đó đã bị hủy thành các loại chất không có giá trị dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể.

Mặt khác, trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm với nhau có thành phần kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe hoặc thậm chí gây ngộ độc. Trên thực tế, có những loại thức ăn không nên kết hợp với nhau trong một bữa ăn do những thành phần hóa học được chứa trong một số thực phẩm sau khi kết hợp với nhau sẽ trở thành những hợp chất hóa học vô cùng độc hại sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể của bạn.

Sau đây là danh sách các món ăn tuyệt đối không nên kết hợp dùng chung với nhau để tránh dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm do ngộ độc thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa.

1. Rau dền với quả lê
Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

Quả lê và rau dền là những thực phẩm kỵ nhau

2. Sữa đậu nành với trứng gà

Trong sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

3. Sữa đậu nành với đường đen

Bởi trong đường đen có chất axít osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

4. Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho

Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

5. Sữa bò với nước hoa quả chua (cam, quýt)

Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

6. Gan động vật với cà rốt, rau cần

Bởi trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

7. Xào nấu gan lợn với giá đỗ

Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5 mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

Gan và giá đỗ là những thực phẩm kỵ nhau

8. Ăn dưa chuột với cà chua

Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước chứa chất vitamin C

Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín có độc bảng A có thể gây chết người. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

10. Bí đỏ với cải thìa

Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

11. Cà rốt với củ cải

Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

12. Củ cải với nấm mèo đen

Củ cải chứa nhiều enzym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

Củ cải & nấm mèo là những thực phẩm kỵ nhau

13. Nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền

Không cho phô mai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền, là do bản thân phô mai đã giàu đạm và năng lượng, nên nếu nấu chung với cua, lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, trẻ em và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.

14. Nấu thịt bò với tôm hoặc ăn chung

Do trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên ăn chung sẽ không có tác dụng.

15. Đậu, khoai lang với cải bó xôi

Bởi chúng là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi không được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu đã có tôm, cua hay các loại hải sản thì nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi, bí đỏ.

16. Canh, súp cà rốt với củ cải

Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước nên bé thích mê. Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho bé về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

17. Cá chép với thịt cầy

Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

18. Thịt chó, thịt dê với nước chè

Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư.

Thịt dê & nước chè là những thực phẩm kỵ nhau

Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.

19. Thịt dê với giấm

Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

20. Quả hồng, cà chua ăn cùng khoai lang

Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

21. Bí rợ với cải thìa

Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

22. Óc heo với trứng gà

Tuy món óc heo (lợn) tráng trứng rất hấp dẫn nhưng dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy, không nên ăn nhiều món này nhất là những người huyết áp cao.

23. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản

Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

24. Đào lông với thịt ba ba

Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Thịt ba ba với trứng gà

Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

26. Thịt bò với hạt dẻ

Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

27. Nhân sâm và hải sản

Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Dù là sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

28. Đậu nành với rau chân vịt

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là một sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày của bạn. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo ra một loại kết tủa không tan gọi là canxi oxalat trong dạ dày của bạn.

29. Đậu nành với hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic.

Khi bạn kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.

30. Sữa chua với thịt giăm bông

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông.

Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm.

Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân hủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.

31. Dưa hấu với thịt

Thịt thường được xếp vào danh sách những thực phẩm “nóng” đối với cơ thể bạn và ngược lại, dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm “mát”.

Dưa hấu & thịt là món ăn kỵ nhau

Chính vì sự trái ngược này mà khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng bệnh suy nhược lá lách và gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn.

32. Thịt cua với trà

Một trong các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa đó chính là uống trà khi bạn đang ăn cua. Nước trà có thể làm loãng dịch vị trong dạ dày của bạn. Trong trà có chứa một lượng axit tannic tương tự như trong quả hồng.

Việc dịch vị bị pha loãng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể bạn mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày.

33. Sữa với sô-cô-la
Mặc dù sự kết hợp này tạo ra một món ăn vô cùng ngon miệng, song các bác sĩ không khuyến khích việc kết hợp sữa và sô-cô-la. Nguyên nhân là do sữa rất giàu canxi và protein, trong khi đó chocolate lại chứa nhiều axit oxalic.

Sô-cô-la & sữa là những thực phẩm kỵ nhau

Nếu bạn kết hợp hai món ăn này tại cùng thời điểm, canxi trong sữa và axit oxalic từ sô-cô-la có thể tạo ra canxi oxalat. Hợp chất này không những không thể hòa tan mà còn có thể dẫn đến chứng tiêu chảy.

33. Măng cụt với nước uống có ga

Sự kết hợp của hai loại nguyên liệu này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Nguyên nhân là do măng cụt mang tính axit cao trong khi các loại nước uống có ga lại chứa đầy đường nhân tạo. Hãy cố hết sức để tránh việc tiêu thụ hai loại thức ăn này cùng lúc bạn nhé!

34. Quả lê với mật ong

Trái lê và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ có ảnh hưởng xấu đến những bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì thế, bạn không nên dùng mật ong sau khi ăn lê nếu bạn không muốn tổn hại đến cơ thể mình nhé.

35. Sữa đậu nành với mật ong

Sự kết hợp này sẽ gây tổn thương cho tai và mắt của bạn. Cụ thể là bạn sẽ có khả năng bị rối loạn thính giác và bị giảm thị lực.

36. Rượu với thịt bò

Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng, mắt đỏ, ù tai,…

37. Cà chua với rượu

Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

38. Tỏi với trứng vịt

Nếu chiên trứng vịt với tỏi đã tách vỏ rất độc. Nếu thích ăn trứng chiên bạn nên tránh xa tỏi khi đang chiên chung.

Để thực đơn phong phú hơn, chúng ta thường muốn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, đừng quên loại trừ những thực phẩm kỵ nhau trên đây để đảm bảo sức khỏe và tránh các hậu quả đáng tiếc nhé!

Để hạn chế những tác hại nêu trên, cần tránh ăn cùng lúc các thức ăn kỵ nhau.

Có rất nhiều loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu đen… và mỗi loại trong số chúng đều có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta. Với nhiều công thức hấp dẫn khác nhau, những loại quả mọng này sẽ mang đến cho chúng ta một thực đơn phong phú và bổ dưỡng.

Có rất nhiều loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu đen… và mỗi loại trong số chúng đều có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta. Với nhiều công thức hấp dẫn khác nhau, những loại quả mọng này sẽ mang đến cho chúng ta một thực đơn phong phú và bổ dưỡng.

Bảo vệ tế bào khỏi hư tổn

Quả mọng là nguồn chất chống oxy hoá giống như những vệ sĩ nhỏ bảo vệ tế bào khỏi bị hư tổn, có thể dẫn đến lão hóa và bệnh tật. Hơn nữa, các chất chống oxy hoá cũng có liên quan đến kiểm soát cân nặng. Một số nghiên cứu thú vị mới đây của Đại học Florida phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều chất chống oxy hoá ít tăng cân hơn, ngay cả khi họ không ăn ít calo hơn. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một chỉ số xếp hạng số lượng calo tiêu thụ từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật so với tổng lượng calorie hàng ngày được gọi là chỉ số phytochemical, hay còn gọi là điểm PI. Một chế độ ăn chay hoàn toàn dựa trên thực vật (trừ rượu mạnh và đường tinh luyện) có thể đạt 100 điểm, trong khi chế độ ăn kiểu Mỹ điển hình, nặng về thịt, đường, các loại thực phẩm chiên, ít trái cây và rau cải thì có chỉ số thấp hơn 20.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng, các nhà khoa học ở Florida (Mỹ) phát hiện ra rằng những người bình thường có điểm PI cao hơn 10,3 điểm so với người béo phì hoặc béo phì. Và mặc dù cả hai nhóm tiêu thụ cùng số lượng calo hàng ngày, những người có điểm PI thấp hơn thì cân nặng hơn, có vòng eo lớn hơn và tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể cao hơn.

Giảm lượng đường và insulin trong máu

Dâu tây đặc biệt đã được chứng minh là làm giảm lượng đường và insulin trong máu sau bữa ăn. Các nhà khoa học tin rằng một chất chống oxy hoá chủ chốt trong dâu tây ngăn chặn hoạt động của một enzyme chịu trách nhiệm phá vỡ tinh bột thành đường đơn, có nghĩa là ít đường đơn được phóng thích vào máu, làm giảm lượng đường trong máu và đáp ứng insulin tương ứng. Đây là chìa khóa để kiểm soát cân nặng vì insulin chuyển lượng đường dư thừa thành tế bào mỡ. Bạn hãy thêm ngay dâu tây vào chế độ ăn hàng ngày  để thưởng thức loại trái cây lành mạnh rất tốt cho sức khỏe này.

Kích thích chuyển hóa

Các loại quả mâm xôi đã được chứng minh có chứa một chất tự nhiên gọi là xê-tôn, tương tự như capsaicin, hợp chất có nhiều trong ớt cay. Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng xê-tôn có trong quả mâm xôi đã kích thích chuyển hóa lượng chất béo trong cơ thể và làm giảm béo bụng, được cho là nguy hiểm nhất do mối quan hệ của nó với tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư. Quả mâm xôi nghiền trộn ngũ cốc nóng hoặc lạnh, hoặc là phết bánh mì nướng là thực đơn tuyệt hảo cho người ăn kiêng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả việt quất đem lại kết quả đáng kể sau 90 ngày cho người béo bụng, hạ thấp lượng mỡ trong máu, hạ cholesterol, tăng lượng đường và insulintrong máu.

Kiểm soát cân nặng

Quả mọng là một nguồn chất xơ tuyệt vời, một yếu tố quan trọng trong kiểm soát cân nặng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mỗi gram chất xơ chúng ta ăn,  loại bỏ được 7 calo, vì vậy tiêu thụ 25-35 gram mỗi ngày có thể hủy bỏ gần 300 calo, đủ để làm giảm trọng lượng đáng kể trong một năm. Quả mâm xôi đặc biệt có tỷ lệ carbohydrate tốt nhất. Trong số 15 gram carbohydates trong mỗi cốc quả mâm xôi thì có đến 8 gram là chất xơ, chiếm trên 30 % lượng nhu cầu cơ thể. Hãy kết hợp quả mâm xôi với các thức ăn khác để tạo ra bữa ăn dinh dưỡng.

Ngoài việc giảm cân, quả mọng đã được chứng minh là làm tăng mật độ xương, duy trì thị lực khỏe mạnh, chống lại các tia tử ngoại, giảm nguy cơ ung thư và bệnh Parkinson, chống lại bệnh nhiễm trùng và giữ cho bộ não của bạn không bị lão hóa.

Đây là triệu chứng điển hình của rối loạn hệ thần kinh, làm người bệnh rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên.
Bộ não con người phải làm rất nhiều việc và nó cần sử dụng đến 20% năng lượng của cơ thể. Ngoài glucose, não còn cần những dinh dưỡng khác như vitamin E, các loại vitamin B, vitamin D, omega-3, chất chống oxy hóa… Dưới đây là năm thực phẩm có lợi cho cải thiện trí nhớ.

1. Nước

Nước chiếm đến 75% cơ thể và vì thế đó là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Chỉ cần cơ thể thiếu nước, não bắt đầu giảm hoạt động, khiến bạn bị giảm khả năng nhận thức.

Lượng nước cần thiết cho mỗi người khoảng chừng 8 ly mỗi ngày. Nếu tập thể thao, sống nơi khí hậu nóng ẩm hoặc điều kiện đặc biệt, có thể bạn phải uống nhiều hơn.

2. Các loại quả mọng

Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa để chống các gốc tự do gây nhiều loại bệnh. Cơ thể thiếu các chất chống oxy hóa có thể gây vấn đề về nhận thức. Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất, mận, lựu, nho, anh đào, cải xoăn, củ cải , trà xanh, cacao, các loại rau quả nhiều màu sắc sẽ tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể.

3. Quả bơ

Bơ chứa lượng vitamin E và oleic acid, chất béo lành mạnh tương tự như dầu oliu. Các loại dinh dưỡng này sẽ chống căng thẳng oxy hóa làm hại đến màng tế bào. Giữ màng tế bào lipid mạnh khỏe nghĩa là có các nơ ron thần kinh mạnh. Bạn cũng có thể dùng dầu quả bơ thay dầu ăn để có tác dụng tương tự.

4. Các loại hạt

Loại đồ ăn vặt này cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho não. Các loại hạt cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, chất chống oxy hóa.

Nghiên cứu cho thấy ăn đậu giúp chức năng nhận thức mạnh hơn. Quả óc chó đặc biệt giúp giảm sưng viêm trong não, cải thiện truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

5. Cá hồi

Chứa nhiều chất béo omega-3, đặc biệt là DHA hỗ trợ cho nhiều chức năng của não. Ngoài ra cá hồi còn cung cấp protein, vitamin D, các loại vitamin B…

Tuy nhiên, trước khi ăn cá hồi, bạn nên cẩn thận chọn kỹ nguồn gốc cá. Mỗi tuần nên ăn cá hồi ít nhất hai lần để cải thiện trí nhớ.

Dù không cố ý nhưng nếu chẳng may ăn phải những thực phẩm không tương thích nhau, thì bạn rất dễ gặp phải những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe cũng đã kết luận rằng, một số loại thực phẩm hoặc đồ uống không thể phối hợp cùng với nhau vì chúng sẽ xảy ra phản ứng hóa học gây bất lợi với sức khỏe, tác động không tốt đến cơ thể. Dưới đây là danh sách các món ăn kỵ nhau mà bạn tránh kết hợp để không phải bị ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.

1. Rau chân vịt và đậu nành

Có rất nhiều người thích ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng món ăn này được cảnh báo là sự kết hợp gây nguy hại cho dạ dày của bạn. Vì có lượng lớn axit oxalic trong rau chân vịt, khi vô tình tác dụng với đậu nành giàu chất canxi sẽ hình thành chất canxi oxalat - một chất kết tủa không tan trong dạ dày.

2. Đậu nành và hành lá

Đậu nành từ trước đến nay luôn được biết là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi hay protein có lợi cho cơ thể, ngược lại, hành lá chứa nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp các món ăn kỵ nhau này, canxi trong đậu nành sẽ bị phân hủy bởi trong hành lá có chứa lượng lớn axit oxalic. Điều này làm quá trình cơ thể hấp thụ canxi suy giảm một cách đáng kể. Nếu bạn thờ ơ với vấn đề này, nó có thể khiến cho chất kết tủa không tan dần sản sinh trong dạ dày.

3. Sữa đậu nành và trứng

Trứng là một trong những nguồn protein dồi dào cung cấp cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, sữa đậu nành có khả năng ức chế enzyme protease vận hành. Enzyme này có đóng vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Do đó, các món ăn kỵ nhau này sẽ làm mất đi công dụng có lợi và vô tình khiến sữa đậu nành trở thành tác nhân ngăn cơ thể hấp thụ tất cả protein trong trứng.

4. Sữa chua và thịt giăm bông

Sữa chua được đánh giá là một món ăn giàu dưỡng chất và vô cùng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua vẫn có khả năng gây ung thư nếu kết hợp cùng với các món ăn kỵ nhau, cụ thể là thịt giăm bông. Người cung cấp thịt thường thêm nitrat vào thịt để tránh nhiễm vi khuẩn botulinum, một protein và độc tố thần kinh giúp bảo quản thực phẩm.

Tuy nhiên, nitrat cũng giúp làm chậm quá trình thịt thối rữa và hư hỏng, giúp kéo dài thời gian bảo quản của thịt. Khi sữa chua kết hợp với thịt sẽ tạo ra nitrosamine và carcinogen, cả hai đều là chất gây ung thư.

5. Dưa hấu và thịt

Đối với cơ thể, thịt thường được phân loại vào nhóm thực phẩm “nóng”, còn dưa hấu lại thuộc nhóm làm “mát”. Chính vì sự mâu thuẫn này mà cộng lại, hiệu quả dinh dưỡng của thịt bị giảm đi rất nhiều. Không những vậy, các món ăn kỵ nhau này thậm chí có thể ảnh hưởng cho những người mắc bệnh lá lách yếu và tạo ảnh hưởng lớn đến dạ dày của bạn.

6. Thịt và giấm

Giấm được phân vào nhóm "ấm", trong khi thịt cũng được xếp trong nhóm này. Khi hai loại thực phẩm này được ăn chung cùng nhau, cơ thể bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với thông thường. Ngoài ra, quá trình lưu thông bị thúc đẩy cũng vượt ra ngoài phạm vi cho phép. Thêm vào đó, những thực phẩm không tương thích nguy hiểm này cũng có thể gây hại cho tim của bạn.

7. Thịt bò và hạt dẻ

Hạt dẻ là loại hạt bổ sung dồi dào vitamin C. Dù vậy, vitamin C này không tương thích với các vi sinh vật trú ngụ trong thịt bò, từ đó khiến dưỡng chất của hạt dẻ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, thịt bò và hạt dẻ được coi là một trong các món ăn kỵ nhau và có hại cho hệ tiêu hóa.

8. Thịt cua và trà

Vừa uống trà vừa ăn cua là một trong những lý do phổ biến gây ra các bệnh lý về tiêu hóa. Dịch vị trong dạ dày có thể bị pha loãng bởi trà. Trà còn chứa một lượng axit tannic tương đương như quả hồng. Dịch vị bị loãng không chỉ tác động đến quá trình đồng hóa của cơ thể mà còn hạn chế tác dụng diệt khuẩn của dạ dày đối với thức ăn.

9. Vitamin C và tôm

Có một lượng lớn asen trioxit (As2O5) chứa trong tôm. Do đó, việc ăn chung tôm với các món ăn giàu vitamin C có thể gây ra phản ứng hóa học nguy hiểm trong dạ dày và sản sinh hợp chất gây hại là arsenic trioxide. Vì vậy cần kiêng cử những thực phẩm ăn chung này để hạn chế biến chứng có thể gây ra cho sức khỏe và thậm chí tử vong.

10. Hồng và khoai tây

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong khoai tây chứa axit vô cơ rất nhiều. Sự kết hợp giữa khoai tây và quả hồng sẽ khiến cơ thể, đặc biệt là dạ dày của bạn chứa đầy đầy cặn và xác trái hồng. Các chất cặn này gần như không hòa tan được hoặc làm loãng nên có thể tác động nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

11. Củ cải turnip và cà rốt

Có một lượng lớn vitamin C chứa trong củ cải turnip, nhưng khi dùng kèm với cà rốt sẽ toàn bộ dưỡng chất của cà rốt bị mất đi. Các chuyên gia luôn khuyên bạn không nên ăn các món ăn kỵ nhau này để tránh làm mất công dụng của cà rốt đối với sức khỏe.

12. Hải sản và trái cây

Không nên kết hợp các loại quả như hồng, nho với hải sản vì điều này vô tình dễ gây đau bụng, chướng bụng, buồn nôn thậm chí là tiêu chảy. Có một lượng chất tanin chứa trong các loại trái cây này, đây là hợp chất polyphenolic thường chứa trong thực vật, sẽ tạo ra các hợp chất không hòa tan trong cơ thể khi ăn cùng với hải sản. Do đó, sau khi ăn hải sản ít nhất 4 giờ bạn hãy ăn trái cây để tránh tình trạng.

13. Sữa và chocolate

Mặc dù sự kết hợp này là một món ăn ngon, nhưng các bác sĩ khuyên bạn không nên trộn sữa và sô cô la. Điều này là do sữa rất giàu canxi và protein, còn sôcôla chứa nhiều axit oxalic. Nếu cả hai kết hợp với nhau, canxi và axit oxalic trong sữa và sô cô la có thể hình thành canxi oxalat. Hợp chất này không những khó hòa tan mà còn có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy.

14. Trái cây và sữa

Không nên uống sữa cùng với các loại trái cây khác như thanh long, dừa, dâu tây, táo, dưa hấu. Trong trái cây có chứa một lượng lớn các hợp chất có tính axit, và khi được uống cùng với sữa, các hợp chất có tính axit này sẽ liên kết với các protein trong sữa và trở thành một hợp chất cực kỳ khó tiêu trong dạ dày của bạn.

15. Sữa và rau củ

Các chuyên gia cho biết các hợp chất được tìm thấy trong rau có thể ức chế sự trao đổi chất của cơ thể và làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ sữa. Do đó, hãy chú trọng sức khỏe của chính mình, bạn nên tránh ăn các món ăn kỵ nhau này cùng lúc.

16. Măng cụt và đồ uống có ga

Sự kết hợp giữa măng cụt và đồ uống có ga có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Điều này là do măng cụt có tính axit cao và đồ uống có ga lại có rất nhiều đường nhân tạo. Hãy cố gắng tránh ăn cả hai không tương thích với nhau này cùng lúc.

17. Sữa và bưởi

Các hợp chất axit trong bưởi và protein trong sữa có thể khiến dạ dày của bạn bị đầy hơi. Bên cạnh đó, việc trộn hai loại thực phẩm này với nhau có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa và thậm chí là gây tiêu chảy.

18. Lê và mật ong

Lê và mật ong trộn lẫn với nhau có thể ảnh hưởng xấu đến các bộ phận quan trọng của cơ thể. Do đó, sau khi ăn lê bạn không nên dùng mật ong nếu không muốn cơ thể bị làm tổn hại.

Trên đây là thông tin về các món ăn kỵ nhau và có thể gây hại sức khỏe, thậm chí cho tai và mắt mà bạn lưu ý. Thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích bổ sung kiến thức và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y tế.

Trong bữa ăn hằng ngày, có thể bạn vô tình kết hợp các loại thực phẩm với nhau để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại một số bất lợi về việc hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Thông qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các món ăn kỵ nhau nguy hiểm không nên kết hợp, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn lắm đấy!

1. Gan lợn và giá đỗ

Gan lợn có chứa đồng, khi bạn xào chung với giá đỗ dễ gây mất chất dinh dưỡng của giá. Vì lượng vitamin C trong giá đỗ có thể oxy hóa chất đồng - vốn có trong gan lợn.

2. Gan động vật và cà rốt, rau cần

Phần lớn trong gan động vật chứa đồng và sắt có thể gây oxy hóa với các loại vitamin vốn có trong rau củ. Hơn nữa, rau củ như cần tây và cà rốt còn chứa cellulose và axit oxalic ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt diễn ra trong cơ thể.

3. Dưa chuột và cà chua

Không ít người hay kết hợp giữa việc dùng cà chua với dưa chuột, đây là thói quen không tốt. Vì cà chua chứa nhiều vitamin C, trong khi dưa chuột lại chứa men có thể phân giải hàm lượng vitamin C vốn có của cà chua.

Điều này sẽ khiến cho cơ thể giảm bớt đi sự hấp thụ vitamin C có lợi cho sức khỏe.

4. Sữa đậu nành và trứng gà

Sữa đậu nành chứa men protidaza gây ức chế sự hoạt động của protein vốn có trong trứng gà, dẫn đến việc cản trở quá trình tiêu hóa cũng như gây chứng đầy bụng khó tiêu sau khi ăn.

5. Sữa đậu nành và đường đen

Nếu bạn có dự định kết hợp giữa đường đen và sữa đậu nành thì nên suy nghĩ lại. Vì đường đen có chứa axit oxalic và axit malic, khi dùng chung với sữa đậu nành sẽ diễn ra quá trình axit, sinh ra một số chất “lắng biến tính” giảm đi chất dinh dưỡng vốn có trong sữa.

6. Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt)

Sữa bò chứa nhiều hàm lượng chất đạm và chất casein, nên khi dùng chung với nước hoa quả làm từ họ cam quýt sẽ làm cho casein bị kết dính, gây tình trạng lắng đọng, xuất hiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

7. Thịt dê và nước chè

Sau khi dùng thịt dê, thịt chó thì bạn không nên uống nước chè (trà) vì dễ tạo thành chất tannalbin gây se niêm mạc ruột, dẫn đến việc táo bón, thậm chí làm tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

8. Động vật có vỏ sống trong nước và thực phẩm chứa vitamin C

Các loại động vật có lớp vỏ và sống dưới nước như nghêu sò, tôm thì nên hạn chế dùng với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Sự kết hợp giữa hai nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể tích lũy thạch tín (asen), dễ gây tử vong.

9. Cà chua và khoai lang, khoai tây

Cà chua chứa nhiều chất toan (còn gọi là chất chua), khi kết hợp với các loại khoai như khoai tây, khoai lang sẽ khiến cho dạ dày chứa một số chất gây khó tiêu, dẫn đến việc đau bụng cũng như các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác.

10. Cà chua và rượu

Với thành phần axit tannic, cà chua có thể hình thành một số chất khó tiêu khi dùng chung với rượu, dễ gây ra tình trạng tắt nghẽn đường ruột.

11. Đậu phụ và hành

Đậu hành chứa nhiều canxi, trong khi hành lại chứa axit oxalic, nên khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ dễ tạo ra kết tủa oxalic canxi, gây khó tiêu hóa và có hại cho sức khỏe về lâu dài.

12. Quả đào và thịt ba ba

Thịt ba ba chứa nhiều đạm nhưng sẽ bị axit malic trong quả đào làm cho biến đổi, gây tình trạng giảm các chất dinh dưỡng vốn có của hai loại thực phẩm này.

13. Cà rốt và củ cải

Cà rốt chứa nhiều enzyme có khả năng phân giải hàm lượng vitamin C trong củ cải. Do đó, bạn nên hạn chế việc dùng hai loại thực phẩm này vì sẽ không hấp thụ được vitamin C vốn có trong củ cải, cũng như chất dinh dưỡng khác từ cà rốt.

14. Củ cải trắng và nấm mèo (mộc nhĩ)

Củ cải trắng chứa một số enzyme, trong khi nấm mèo lại chứa nhiều hoạt chất sinh học, nên khi kết hợp chúng sẽ sinh ra các hợp chất gây hại cho cơ thể, thậm chí gây ra tình trạng viêm da.

15. Thịt bò và rượu

Trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng, còn rượu cũng được xem là loại đồ uống có tính nóng. Sự kết hợp giữa hai thực phẩm này dễ gây ra chứng táo bón, mắt đỏ, ù tai hoặc bị viêm khóe miệng.

16. Hải sản và nhân sâm

Hải sản thuộc nhóm thực phẩm đại hạ khí, trong khí nhân sâm là thực phẩm đại bổ khí.

Tưởng chừng như kết hợp hai loại thực phẩm này tốt nhưng hóa ra sẽ gây hại cho sức khỏe bạn về mặt lâu dài, vì các chất bổ dưỡng sẽ tự triệt tiêu cho nhau, khiến cho cơ thể không hấp thụ khi ăn.

17. Củ cải trắng và lê, táo, nho

Thành phần ceton trong các loại trái cây (như táo, lê và nho) gây phản ứng với xyanogen trong củ cải, làm cho người ăn dễ bị suy tuyến giáp và gây bướu cổ.

18. Thịt dê và giấm

Thịt dê chứa nhiều chất đạm và các hoạt chất sinh học, trong khi giấm lại chứa chủ yếu là axit axetic có khả năng phá hủy các chất dinh dưỡng vốn có của thịt dê.

19. Quả lê và rau dền

Sau khi dùng canh rau dền hay món ăn làm từ rau dền, bạn cũng tránh dùng lê để tráng miệng. Vì một số chất trong hai loại thực phẩm này dễ khiến cho cơ thể cảm thấy bị sốt.

20. Cua và quả hồng

Với hàm lượng axit tanic trong quả hồng có thể sẽ khiến cho dạ dày của bạn cảm thấy chứng khó tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng khi dùng kèm với thịt cua hoặc tráng miệng sau khi dùng các món ăn làm từ thịt cua.

21. Khoai môn và muối tiêu

Bạn nên tránh dùng khoai môn với muối tiêu, vì sau khi ăn dễ khiến cho ruột bị đau thắt, bất lợi cho quá trình tiêu hóa.

22. Thịt dê và dưa hấu

Enzyme trong dưa hấu sẽ phản ứng với một số chất có trong thịt dê, vì thế sau khi ăn các món ăn làm từ thịt dê thì bạn nên tránh dùng món tráng miệng có chứa dưa hấu nhé!

1 2
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn