Thứ bảy, Ngày 21/09/2024 (Âm lịch: 19/08/2024)T7, 21/09/2024 (ÂL: 19/08/2024)
Tìm kiếm
MÓN ĂN

Chân giò hầm kiểu Đức là một món ngon nổi tiếng và đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Đức. Từng miếng thịt chân giò mềm thơm hòa quyện cùng sốt kem béo ngậy, thơm nức khiến người thưởng thức thích mê. Người chưa ăn thì thấy tò mò, người ăn rồi thì cứ mê mẩn mãi không thôi. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chân giò hầm kiểu Đức thơm ngon và bổ dưỡng nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò hầm sữa kiểu Đức (Cho 3 người ăn)

·       Chân giò rút xương 600 g 

·       Kem tươi 70 ml 

·       Sữa tươi không đường 250 ml 

·       Bột mì 3 thìa cà phê 

·       Khoai tây 2 củ 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Hành tây 1 củ 

·       Tỏi tây 1 cây  

·       Tỏi 3 tép Bơ 2 thìa cà phê 

Dụng cụ thực hiện

Nồi áp suất, nồi, bát to,...

Cách chế biến Chân giò hầm sữa kiểu Đức

Bước 1: Sơ chế chân giò

Chân giò bạn đem đi rửa sạch, ngâm qua nước muối 10 phút sau đó bạn chần qua nước sôi để loại bỏ các chất bẩn và khử mùi hôi.

Cho thịt vào tô ướp gia vị gồm: tỏi băm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê muối, dùng tay xoa đều gia vị cho thấm vào thịt và ướp 10 phút.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

Rửa sạch các nguyên liệu, tỏi băm nhuyễn, tỏi tây cắt khúc tầm 3 cm.

Cà rốt và khoai tây gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn tầm 2 - 3cm.

Hành tây nửa củ cắt múi cau, nửa củ thái hạt lựu.

Bước 3: Hầm chân giò

Bắc nồi áp suất lên bếp trên lửa vừa, đun sôi 1 thìa canh dầu ăn, sau đó cho hành tây thái lựu và tỏi tây đã cắt khúc vào phi thơm.

Tiếp đó bạn cho giò heo vào xào cho thịt săn lại, đổ nước ngập 2/3 thịt rồi đậy nắp lại hầm trong 30 phút. Múc một chén nước hầm xương nhỏ ra để riêng làm nước sốt.

Kinh nghiệm: Bạn có thể cho thêm 30ml rượu vang vào hầm cùng chân giò để món ăn thêm thơm ngon và nồng vị hơn.

Sau khi hầm 30 phút, bạn cho cà rốt và khoai tây vào hầm thêm 15 phút thì tắt bếp.

Lưu ý: Bạn không nên cho khoai tây và cà rốt vào hầm lúc đầu, vì thời gian hầm lâu sẽ làm nhừ khoai và cà rốt.

Bước 4: Nấu sốt

Bắc một cái nồi khác lên bếp, cho vào 2 thìa cà phê bơ và phi thơm tỏi.

Sau đó cho chén nước hầm xương vào cùng với 250ml sữa tươi không đường.

Nấu cho hỗn hợp sôi lên thì cho vào 3 thìa cà phê bột mì khuấy đều, tiếp tục cho vào 70ml kem tươi, một chút tiêu khuấy và đun cho hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp và cho ngò vào.

Kinh nghiệm:

Khi cho bột mì vào bạn nhớ khuấy tan bột rồi mới cho những nguyên liệu khác vào để tránh bột không tan, bị vón cục.

Bạn có thể điều chỉnh gia vị, nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

Thành phẩm

Cho bò hầm và rau củ ra tô, rưới nước sốt lên là hoàn tất.

Khi ăn cảm nhận được độ béo của nước sốt hòa quyện cùng thịt giò mềm ngọt và rau củ bùi bùi vô cùng hấp dẫn.

Chân giò lợn hầm thảo mộc là món ăn được yêu thích của người Hàn Quốc. Món chân giò lợn hầm thảo mộc thơm ngon đặc trưng, thảo mộc khi hầm ngấm và chân giờ. Chân giò lợn sau khi hầm mềm mềm, dai dai. Chân giò lợn hầm thảo mộc là món ăn không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Hôm, nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò hầm thảo mộc Hàn Quốc (Cho 3 người)

·       Chân giò 1 kg Hành tây 1/2 củ 

·       Táo 1 quả 

·       Táo tàu 20 g 

·       Hạt mùi 1 thìa cà phê

·       Tiểu hồi 1 thìa cà phê 

·       Đại hồi 2 g 

·       Cam thảo 2 lát 

·       Bột cà phê 1 thìa 

·       Mạch nha 1 thìa cà phê 

·       Nước dừa tươi 500 ml 

·       Rượu trắng 10 ml 

·       Gừng 20 g 

·       Hành lá 4 cây (lấy phần đầu trắng) 

·       Tỏi 20 g 

·       Ớt khô 10 g 

·       Hạt tiêu 1 thìa cà phê

Cách chế biến Chân giò hầm thảo mộc Hàn Quốc

Bước 1: Sơ chế chân giò

Rửa sạch chân giò với nước. Sau đó đặt chân giò vào nồi luộc cùng với một ít gừng và 1 thìa cà phê muối, luộc trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và khử mùi hôi. Dùng dao cạo lông nếu có.

Bước 2: Hầm chân giò

Cho vào túi lọc 1 thìa cà phê hạt mùi, 1 thìa cà phê tiểu hồi, 2g đại hồi, 2 lát cam thảo, 1 thanh quế, 1 thìa bột cà phê và buộc chặt miệng túi.

Cho túi lọc vào nồi chân giò cùng với ớt khô, táo tàu, hành tây xắt múi cau, đầu hành lá, tỏi, gừng, táo tươi để cả vỏ cắt làm bốn.

Sau đó bạn đổ 500ml nước dừa vào cùng với 10ml rượu trắng, 1 thìa cà phê muối, 4 thìa cà phê xì dầu, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu và 1 thìa mạch nha khuấy đều gia vị và hầm trong 1 tiếng.

Lưu ý:

Trong thời gian hầm bạn nhớ lật giò lại để giò heo được chín đều và thấm gia vị.

Châm thêm nước nếu thấy nước cạn.

Thành phẩm

Chân giò sau khi hầm đặt ra dĩa, để bớt nguội và cắt thành những miếng vừa ăn.

Có thể dùng kèm cơm trắng, rau sống và chấm với xì dầu.

Bạn sẽ cảm nhận được độ mềm ngọt của chân giò hòa quyện cùng mùi thơm của quế, cam thảo, hồi. Đây chắc chắn là một món ăn dinh dưỡng cho cả gia đình trong những ngày cuối tuần đấy.

Chân giò hầm thuốc bắc không chỉ đơn thuần được xem là một món ăn thông thường mà nó là một bài thuốc vừa bổ vừa ngon. Cách chế biến món chân giò hầm thuốc bắc không quá phức tạp. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò hầm thuốc bắc (Cho 4 người ăn)

·       Chân giò lợn 1 cái(1kg)

·       Thuốc Bắc 1 gói 

·       Nấm hương 100 g 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Dừa Xiêm 1 trái

Cách chế biến Chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế chân giò

Chân giò mua về bạn rửa sạch. Bạn lưu ý làm thật kỹ phần móng giò để chúng không bị hôi.

Nếu có điều kiện, bạn có thể nướng qua phần móng giò này.

Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt phần móng thành các miếng vừa ăn, chỉ chặt phần móng và để nguyên phần bắp thịt.

Chặt xong đâu đấy, cho cả phần móng và thịt vào chần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi. Sau đó đem rửa giò lợn lần nữa với nước sạch rồi để ráo.

Tiếp đến, bạn cho chân giò vào ướp với hạt nêm, mắm và một chút dầu ăn chừng 15 – 20 phút cho ngấm.

Bước 2: Chuẩn bị thuốc bắc và các loại rau củ

Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch và thái thành các khúc đoạn vừa ăn.

Nấm: Ngâm cho nở, cắt chân rồi đem rửa sạch. Rửa xong, bạn vớt nấm ra và để cho ráo.

Thuốc bắc: Đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi sau đó cũng vớt ra và để cho ráo nước.

Bước 3: Hầm chân giò với thuốc bắc

Cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào trong chiếc nồi hầm. Nếu bạn có nồi đất thì sẽ rất phù hợp, nếu không thì bạn có thể cho vào nồi bình thường cũng được.

Cho thuốc bắc vào xong, bạn cho phần nước dừa xiêm và khoảng 150ml nước lọc vào và đun sôi.

Khi nước sôi và bắt đầu chuyển qua màu đỏ nâu, bạn cho phần chân giò vào và bắt đầu hầm.

Đun nhỏ lửa liên tục như vậy cho đến khi phần thịt chân giò chín mềm thì bạn nêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến, bạn trút phần nấm đông cô, cà rốt vào đun cùng cho tới khi chín hai phần này thì tắt bếp.

Thành phẩm

Món chân giò hầm thuốc bắc này là một trong những món canh rất bổ dưỡng, phù hợp với cả những bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các trường hợp ốm, suy nhược cơ thể. Vì vậy, bạn có thể áp dụng công thức này vào chế biến các món ăn tầm 1 tháng 2 lần.

Yêu cầu của món thịt chân giò hầm thuốc bắc sau khi chín là phải có vị đặc trưng của thuốc bắc nhưng không được quá nồng. Phần thịt phải đảm bảo chín mềm, không bị nát và quyện được đầy đủ hương vị của các loại nguyên liệu.

Món chân giò lợn hầm bắp chuối là một món ăn được nhiều người ưa thích. Món ăn này nấu rất đơn giản, chuối non ăn bùi, vị hơi chát, nước canh thơm béo cùng chân giò cực hấp dẫn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chân giò lợn hầm bắp chuối thơm ngon này nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò lợn hầm bắp chuối (Cho 4 người ăn)

·       Bắp chuối 1 cái (2kg) 

·       Chân giò lợn 400 g 

·       Đường phèn 1 thìa cà phê 

·       Hành lá 1 nhánh (cắt nhỏ) 

·       Hành tím 1 củ (bào mỏng) 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ hạt nêm/ muối/ tiêcu)

Cách chế biến Chân giò lợn hầm bắp chuối

Bước 1: Sơ chế chân giò lợn

Chân giò lợn mua về chặt miếng vừa ăn, rửa sơ qua nước lạnh cho sạch.

Sau đó, bạn cho muối vào một tô to và cho chân giò lợn vào, đổ nước sôi vào ngập phần giò. Chần chân giò lợn trong nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra, rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Sơ chế bắp chuối

Trước tiên, bạn pha 1 thau nước muối loãng, vắt vào thau 1/2 trái chanh.

Bắp chuối mua về bạn bóc bỏ bẹ lá bên ngoài, đến phần bẹ non bọc chặt vào nhau thì cắt miếng vừa ăn cho vào thau nước muối ngâm cho bắp chuối không bị đen.

Phần chuối non giữ các bẹ lá chuối bạn ngắt bỏ phần tim ở phía đầu, cho vào thau nước ngâm cùng bắp chuối.

Bước 3: Hầm chân giò lợn

Bắc nồi 1 lít nước lên bếp, cho chân giò lợn đã sơ chế sạch vào cùng 1 thìa canh muối và 1/2 thìa canh hạt nêm. Đậy nắm hầm chân giò lợn trong khoảng 60 phút trên lửa vừa.

Sau 20 phút, bạn mở nắp thấy nước đã cạn bớt, kiểm tra thấy chân giò lợn đã chín mềm thì cho bắp chuối vào, dìm nhẹ cho bắp chuối ngập vào nước dùng, nêm vào món ăn 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối và một chút tiêu. Khuấy đều cho gia vị hoà tan hết và tăng lửa lớn, tiếp tục đậy nắp nấu bắp chuối trong khoảng 15 phút nữa cho bắp chuối chín mềm.

Sau thời gian hầm, bạn mở nắp kiểm tra các nguyên liệu đều đã chín mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là món ăn đã hoàn thành. Bạn múc canh ra tô, thêm lên trên một chút hành lá cắt nhỏ và hành tím bào mỏng nữa sẵn sàng để dọn ra cùng thưởng thức thôi nào!

Thành phẩm

Chân giò lợn hầm bắp chuối được bày ra vô cùng thơm ngon hấp dẫn. Chân giò lợn được hầm mềm ngọt, thấm gia vị ăn cùng bắp chuối nấu chín tới, vừa mềm vừa giòn, bùi thơm. Nước dùng có màu trắng sữa, mang vị béo nhẹ và thơm mùi chuối rất lạ miệng, độc đáo.

Món ăn càng trở nên ngon miệng hơn khi chấm cùng nước mắm ớt pha thêm chút tiêu xay cay cay, nồng nồng bắt vị. Bạn có thể ăn kèm với bún tươi hoặc với cơm trắng nóng dẻo đều cực kì phù hợp, chắc chắn sẽ khiến bạn không thể ngừng đũa.

Món chân giò lợn hầm củ cải muối là món ăn được nhiều người ưa thích. Món ăn này không chỉ thơm ngon hết ý mà còn đặc biệt giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách làm chân giò lợn hầm củ cải muối nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò lợn hầm củ cải muối (Cho 4 người ăn)

·       Chân giò lợn 1.5 kg 

·       Củ cải muối 400 g (3 - 4 củ) 

·       Dừa xiêm 1 quả (lấy nước) 

·       Hành tím 2 củ (cắt đôi) 

·       Chanh 1 quả (cắt đôi) 

·       Hành lá 4 nhánh (cắt khúc) 

·       Ớt 4 quả 

·       Rau mùi 1 ít 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ Đường/ Bột ngọt)

Cách chế biến Chân giò lợn hầm củ cải muối

Bước 1: Sơ chế chân giò lợn

Chân giò lợn khi mua về, bạn dùng dao cạo sạch phần lông tơ còn sót lại rồi rửa sạch với nước.

Để khử mùi hôi của chân giò lợn, bạn bắc nồi lên bếp rồi cho vào khoảng 1 lít nước lọc, 2 củ hành tím và 1 quả chanh đã cắt đôi, pha thêm 1 thìa cà phê muối, đun sôi ở lửa lớn rồi cho phần chân giò lợn vào chần sơ khoảng 4 phút.

Khi chân giò lợn đã ra bớt phần bọt và cặn thì vớt ra đĩa.

Bước 2: Sơ chế củ cải muối

Cho củ cải muối ra tô và ngâm trong nước lọc khoảng 10 phút cho nở. Sau đó, bạn cắt củ cải thành lát khoảng 1/2 đốt ngón tay.

Củ cải sau khi cắt xong, bạn lại cho vào tô và ngâm thêm 1 lần nước nữa khoảng 30 phút. Để bớt vị mặn và hăng, sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt củ cải ra và vắt mạnh tay cho ráo nước.

Bước 3: Hầm món ăn

Bắc chảo đáy sâu lên bếp, bạn cho vào khoảng 1 lít nước lọc cùng nước của 1 quả dừa xiêm vào và đun ở lửa vừa.

Khi nước đã sôi, bạn cho phần chân chân giò lợn đã sơ chế vào hầm. Nêm thêm 1 thìa cà phê bột ngọt cùng 1 thìa canh đường rồi đảo đều.

Sau khi được 15 phút, bạn cho phần củ cải muối vào, đảo đều và hầm thêm khoảng 30 phút nữa.

Khi thịt giò đã chín mềm, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho hành lá, rau mùi, ớt quả vào và tắt bếp, cho ra tô.

Kinh nghiệm:

Để kiểm tra độ chín của chân giò lợn, bạn dùng đũa hoặc que nhọn đâm vào phần thịt, nếu đâm vào dễ dàng thì chân giò lợn đã chín mềm.

Bạn cũng có thể dùng nồi để hầm chân giò lợn. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể dùng nồi áp suất.

Để nước được trong và ngon hơn, bạn cũng nên vớt bọt trong quá trình hầm.

Thành phẩm

Món canh chân giò lợn hầm củ cải muối khi hoàn thành sẽ có mùi thơm của củ cải và nước dừa. Thịt chân giò lợn ngon ngọt và thấm đều vị, khi chấm cùng ít nước mắm ớt sẽ vô cùng hấp dẫn đấy.

Bạn có thể ăn kèm chân giò lợn hầm với cơm hoặc bún đều sẽ rất ngon.

Chân giò lợn hầm hạt dẻ món ăn phổ biến trong những ngày thời tiết se lạnh. Chân giò lợn cùng hạt dẻ tạo nên món ăn có mùi vị rất đặc biệt, cực kỳ thơm. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chân giò lợn hầm hạt dẻ thơm ngon và bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò lợn hầm hạt dẻ (Cho 4 người ăn)

·       Chân giò 1 kg 

·       Hạt dẻ 200 g 

·       Nước hàng 1 thìa cà phê(nước màu) 

·       Bột canh 1 thìa cà phê 

·       Hạt nêm/ bột ngọt 1 ít

Cách chế biến Chân giò lợn hầm hạt dẻ

Bước 1: Sơ chế chân giò

Để khử mùi hôi của chân giò, bạn dùng dao cạo sạch phần lông trên chân giò. Sau đó, trụng sơ qua nước sôi trong khoảng 2 phút rồi vớt ra ngay, rửa thật sạch với nước. Tiếp đến, chặt thành những khoanh tròn nhỏ vừa ăn nha.

Hạt dẻ rửa thật sạch, sau đó vớt ra để ráo.

Bước 2: Làm nước hầm

Để làm nước hầm, bạn cho vào 1 thìa cà phê nước hàng (nước màu), 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột canh và 1 thìa cà phê bột ngọt.

Sau đó, cho 200ml nước vào và trộn đều để các gia vị hòa tan hoàn toàn.

Bước 3: Hầm chân giò

Cho toàn bộ chân giò vào nồi, đặt hạt dẻ lên bề mặt. Sau đó, đổ toàn bộ nước hầm vào.

Bắc nồi lên bếp, điều chỉnh lửa trung bình và nấu trong khoảng 1.5 giờ, đến khi nước dần sánh lại và chân giò có màu vàng nâu đẹp mắt là được nhé.

Sau 1.5 giờ, nêm nếm lại một lần cuối cho hợp với khẩu vị gia đình bạn và tắt bếp.

Thành phẩm

Món chân giò hầm hạt dẻ sau khi hoàn thành có màu nâu vàng bắt mắt, hương vị cực hấp dân, thơm mùi thơm của hạt dẻ. Đặc biệt, vì chúng ta không sử dụng quá nhiều những gia vị có mùi hăng nên hạt dẻ vẫn giữ được hương vị ban đầu, bùi bùi, thơm thơm cực quyến rũ.

Hoa atiso chế biến được nhiều món ăn, đặc biệt dùng để nấu canh rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Món canh hoa atiso có công dụng mát gan nhuận phổi, tốt cho sức khỏe. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chân giò lợn hầm hoa atiso nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò lợn hầm hoa atiso (Cho 2 người ăn)

·       Chân giò lợn 1 kg 

·       Bông atiso 3 cái 

·       Hành lá và rau mùi 50 g 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Bắp cải trắng 100 g (1 bông) 

·       Ớt sừng 3 quả

Cách chế biến Chân giò lợn hầm hoa atiso

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành khô và tỏi các bạn rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng hình tròn mỏng 0.5cm hoặc tỉa hoa theo sở thích.

Bông cải trắng rửa sạch, tách miếng vừa ăn. Ớt sừng rửa sạch, bỏ cuống, thái lát.

Chân giò lợn làm sạch, cho vào nồi luộc sơ với chút muối, chặt miếng vừa ăn. Khi nước sôi vớt chân giò lợn ra, rửa sạch lại bằng nước lạnh.

Ướp giò với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn trong vòng 15 phút để chân giò ngấm đều gia vị.

Bước 2: Cách sơ chế hoa atiso

Cắt riêng phần bông và phần cọng của atiso.

Phần bông bạn đem rửa sạch, tước hết phần cứng bên ngoài, chẻ làm 4, lấy ra hết phần nhụy bên trong vì nếu để nguyên nhụy nước hầm canh sẽ bị đục và giảm vị ngọt hấp dẫn.

Phần cọng tước bỏ xơ, cắt khúc 3cm.

Bước 3: Nấu canh

Bắc nồi lên bếp, phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhuyễn và 1 ít ớt bột để món canh hầm trở nên hấp dẫn hơn. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi sao cho nước ngập các nguyên liệu kể trên.

Cho chân giò lợn vào nồi hầm với lửa lớn đến khi nước hầm sôi, dùng thìa hớt bọt phía trên để nước hầm được trong, sau đó cho bông atiso, cà rốt, bông cải trắng vào hầm cùng. Nêm vào canh 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt.

Thành phẩm

Cho chân giò lợn hầm hoa atiso ra một tô lớn, cho 1/2 ớt thái lát, ngò rí và một ít tiêu lên trên là bạn có thể thưởng thức món canh này, nên dùng ngay lúc còn nóng để thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn nhé!

Món canh với chân giò hầm bổ dưỡng, mềm ngon luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà nội trong bữa cơm gia đình. Đặc biệt món chân giò sẽ ngon hơn khi hầm với rau củ, giúp nước dùng thêm đậm đà, hấp dẫn. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món chân giò lợn hầm rau củ quả nhé!

Nguyên liệu làm chân giò lợn hầm rau củ (Cho 2 người ăn)

·       Chân giò lợn 1 kg 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Khoai tây 2 củ 

·       Dền 2 củ 

·       Hành tím băm 4 củ 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Rau mùi 2 nhánh 

·       Dầu ăn 4 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ hạt nêm/ bột ngọt/ tiêu)

Cách chế biến chân giò lợn hầm rau củ

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Để loại bỏ mùi hôi của thịt và giúp nước dùng trong hơn khi nấu xong, bạn chặt chân giò lợn thành các khúc vừa ăn rồi cho vào một cái thau, sau đó cho vào 1 thìa cà phê muối cùng với nước sôi để chần sơ trong khoảng 5 phút. Kế đến, rửa sạch lại với nước, để ráo.

Cách sơ chế chân giò lợn sạch, không hôi:

Chân giò lợn mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch.

Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt chân giò lợn thành các miếng vừa ăn.

Sau đó cho giò vào chần qua nước sôi chừng 5 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi.

Vớt ra cho vào thau nước đá khoảng 2 phút rồi vớt ra đem rửa giò lần nữa với nước sạch rồi để ráo.

Bạn gọt vỏ, cắt bỏ đầu, cuống cà rốt. Tiếp theo, gọt vỏ củ dền và khoai tây rồi rửa sạch cả 3 nguyên liệu, để ráo. Khi các nguyên liệu đã ráo nước, bạn cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ để rắc lên món ăn sau khi hoàn thành.

Bước 2: Ướp chân giò lợn

Ướp chân giò lợn với 4 củ hành tím băm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu và thêm 1/2 thìa cà phê bột ngọt (nếu muốn). Sau đó trộn đều hỗn hợp lại với nhau và ướp trong vòng 30 phút cho chân giò lợn thấm gia vị.

Bước 3: Hầm chân giò lợn

Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 4 thìa canh dầu ăn vào nồi. Đun nóng dầu ở lửa vừa, rồi cho chân giò lợn đã ướp vào, đảo đều đến khi thịt săn lại thì đổ khoảng 2 - 2.5 lít nước vào nồi. Đậy nắp lại và hầm ở lửa nhỏ trong khoảng 45 phút cho giò mềm.

Trong quá trình hầm chân giò lợn, bạn nhớ vớt bỏ bọt trắng để nước dùng được trong và châm thêm nước nếu nước dùng trong nồi bị cạn.

Lưu ý:

Nếu có nồi áp suất bạn hầm bằng nồi áp suất sẽ nhanh mềm và ngon hơn nhé.

Bạn có thể sử dụng nước dừa tươi thay cho nước lọc để nước dùng có độ ngọt thanh tự nhiên mà không cần dùng tới đường.

Bước 4: Nấu canh

Sau khi hầm giò chín mềm, bạn cho lần lượt cà rốt và củ dền vào nồi trước, đậy nắp vào nấu trong khoảng 10 - 15 phút do 2 nguyên liệu này có độ cứng và lâu chín hơn so với khoai tây.

Khi củ dền và cà rốt đã mềm, bạn cho khoai tây vào và nấu thêm 10 phút ở lửa vừa rồi nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị gia đình bạn nhé.

Cuối cùng cho hành, rau mùi cắt nhỏ cùng một ít tiêu vào nồi, khuấy nhẹ rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Thử húp một thìa canh bạn sẽ cảm nhận được vị ngon, ngọt từ chân giò lợn và rau củ hòa quyện với nhau. Chuẩn bị thêm 1 chén nước mắm ớt cay nồng ăn kèm với chân giò lợn thì sẽ ngon hơn đấy nhé!

Cháo cá lăng là món cháo đơn giản, dễ làm lại vô cùng thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho gia đình bạn. Cháo cá màu xanh đẹp mắt với mùi thơm hấp dẫn mà không hề bị tanh. Thịt cá mềm ngọt, hạt cháo bung đều, đậm vị chắc chắn sẽ vô cùng kích thích vị giác đây! Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món cháo cá lăng thơm ngon và bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Cháo cá lăng (Cho 4 người ăn)

·       Cá lăng 1 con (khoảng 1 kg) 

·       Gạo tẻ 100 g 

·       Gạo nếp 50 g 

·       Cải bẹ xanh 200 g 

·       Gừng 1 củ 

·       Nghệ 1 củ 

·       Hành tím 5 củ 

·       Hành lá 5 nhánh 

·       Dầu ăn 1 thìa canh 

·       Nước mắm 1.5 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ hạt nêm/ tiêu)

Cách chế biến Cháo cá lăng

Bước 1: Sơ chế cá lăng

Để làm sạch cá lăng, khi mua về bạn rửa sạch, mổ bụng và lấy hết ruột ra. Rửa lại nhiều lần với nước cho sạch máu trong bụng.

Sau khi rửa sạch, bạn cắt phần đầu và lọc xương cá, thịt cá cắt miếng nhỏ vừa ăn khoảng 1 lóng tay.

Để sạch nhớt và khử mùi tanh, bạn bắc nồi nước lên bếp mở lửa lớn nấu sôi, rồi nhúng đầu cá khoảng 2 phút, vớt ra để ráo.

Cách sơ chế cá lăng sạch, khử mùi tanh hiệu quả

Dùng muối và giấm: Với cách này, chỉ cần pha giấm với một ít muối rồi chà xát nhẹ lên thân cá, cá sẽ sạch và giảm được mùi tanh đáng kể.

Dùng nước vo gạo: Cho cá lăng vào ngâm trong thau có nước vo gạo, sau đó dùng tay bóp nhẹ để cá ra sạch chất bẩn, rửa lại với nước sạch.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gừng bạn rửa sạch, cắt đôi và đập dập. Hành lá cắt riêng đầu hành, lá hành cắt nhỏ, hành tím bạn lột bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ 1 củ.

Cải bẹ xanh bạn nhặt bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Nghệ bạn rửa sạch, giã nhuyễn rồi pha với 1 thìa canh nước lọc, lọc qua rây lấy nước cốt nghệ.

Bước 3: Nấu nước dùng

Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, cho 1.5 lít nước vào nồi nấu sôi, thêm gừng, hành tím, đầu hành lá, đầu cá, xương cá vào nồi.

Khi nước sôi lại, bạn chỉnh lửa nhỏ hầm khoảng 30 phút, rồi lọc qua rây lấy nước dùng.

Bước 4: Xào cá

Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 thìa canh dầu ăn, đợi dầu nóng bạn phi thơm hành tím băm.

Khi hành thơm, bạn thêm phần thịt cá vào xào khoảng 5 phút cho săn lại, nêm với 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu.

Bước 5: Nấu cháo

Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi, thêm 100g gạo tẻ, 50g gạo nếp, thêm nước dùng vào, chỉnh lửa nhỏ nấu khoảng 20 - 25 phút cho gạo nở.

Khi thấy hạt gạo đã nở, bạn cho thịt cá đã xào vào nấu chung.

Nêm gia vị thêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước nghệ tươi, đợi sôi lại và nêm nếm lại cho vừa ăn.

Thêm 1 ít tiêu, cải bẹ xanh, hành lá và tắt bếp.

Kinh nghiệm:

Tùy vào sở thích ăn cháo loãng hay đặc, mà bạn căn chỉnh thêm hoặc bớt nước nha.

Nghệ không chỉ giúp khử mùi tanh mà còn làm cho cháo có màu sắc bắt mắt hơn.

Nếu không thích ăn nghệ, bạn có thể không cho vào cháo cũng được nhé!

Thành phẩm

Món cháo cá lăng sau khi hoàn thành có màu sắc hấp dẫn, cuốn hút.

Cháo mềm mịn, thịt cá thơm ngọt kích thích vị giác, hứa hẹn sẽ là món cháo mà gia đình bạn rất thích bởi sự thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng!

Món cháo cua biển nấm có độ đặc sệt vừa phải, cháo có vị ngọt từ nấm cùng thịt cua mặn mặn giúp món cháo thêm hấp dẫn và bổ sung chất dinh dưỡng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món Cháo cua biển nấm thơm ngon và bổ dưỡng nhé!

Nguyên liệu làm Cháo cua biển nấm (Cho 2 người ăn)

·       Cua biển 1 con 

·       Nấm rơm 100 g 

·       Cháo trắng 100 g 

·       Nước mắm 1 thìa cà phê

Cách chế biến Cháo cua biển nấm

Bước 1: Sơ chế cua biển

Cua biển mua về rửa sạch, hấp chín, gỡ lấy phần thịt và gạch cua. Sau đó băm nhuyễn thịt cua rồi cho ra một cái tô đựng.

Bước 2: Sơ chế nấm

Nấm rơm cắt bỏ chân nấm, sau đó đem ngâm trong nước muối khoảng 10 phút và rửa sạch, để ráo. Dùng dao băm nhỏ nấm rơm ra.

Bước 3: Nấu cháo

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 100ml nước lọc, rồi đổ hết phần nấm rơm vào trong nồi. Đậy nắp lại, nấu ở lửa vừa đến khi nước trong nồi sôi thì cho cháo trắng vào trong nồi, trộn đều.

Khi cháo đã nhuyễn ra, nấm rơm đã chín nhừ thì cho thịt cua vào trong nồi, khuấy đều. Nêm nếm thêm 1 thìa cà phê nước mắm, nấu cháo khoảng 5 phút nữa cho cháo có độ đặc, sệt thì hãy tắt bếp nhé.

Thành phẩm

Cháo có độ đặc sệt vừa phải, vị cháo có độ ngọt từ nấm cùng thịt cua mặn mặn giúp món cháo thêm hấp dẫn và bổ sung chất dinh dưỡng

 

Món cháo cua biển rau mồng tơi với phần hạt cháo mềm, thơm. Cháo có vị mặn tự nhiên từ cua biển ăn cùng với rau mồng tơi thơm ngon, bổ dưỡng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món Cháo cua biển rau mồng tơi thơm ngon và bổ dưỡng nhé!

Nguyên liệu làm Cháo cua biển rau mồng tơi (Cho 2 người ăn)

·       Cua 1 con 

·       Cháo trắng 100 g 

·       Rau mồng tơi 100 g 

·       Dầu oliu 1 thìa cà phê 

·       Muối 1/2 thìa cà phê 

·       Tiêu 1/2 thìa cà phê

Cách chế biến Cháo cua biển rau mồng tơi

Bước 1: Sơ chế và luộc cua biển

Cua rửa sạch, đặc biệt là ở các phần mai, yếm và càng cua để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, bắc nồi lên bếp, đổ nước xâm xấp cua, cho khoảng 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu vào nồi luộc. Đậy nắp lại, luộc cua trong khoảng 30 phút cho cua chín, vỏ cua chuyển sang màu đỏ thì tắt bếp.

Bước 2: Tách thịt cua biển

Sau khi cua đã chín thì đầu tiên bạn bẻ càng và chân cua ra khỏi mình cua, vỏ đập dập, gỡ lấy thịt trong càng và chân ra.

Tiếp theo, bóc yếm cua ra, dùng nĩa lấy phần thịt cua và gạch cua từ mai, bóc bỏ một số phần màu xám không ăn được ở bên trong nhé. Sau đó băm nhuyễn thịt và gạch cua cho vào một tô đựng.

Bước 3: Sơ chế rau mồng tơi

Rau mồng tơi nhặt bỏ lá sâu, úa chỉ sử dụng phần lá non và phần đọt, rửa sạch lại với nước, để ráo. Sao đó băm nhuyễn rau ra.

Cách sơ chế rau mồng tơi không bị nhớt:

- Đối với các món luộc từ rau mồng tơi bạn phải đợi nước thật sôi mới cho rau mồng tơi vào. Khi luộc bạn nên cho thêm một ít muối vào nước để rau mồng tơi được xanh và ngon hơn.

- Đối với các món canh thì bạn cần nêm gia vị sẵn trước khi cho rau mồng tơi vào.

Nấu rau mồng tơi ở lửa vừa để rau chín tới, không nấu quá lâu để tránh rau tiết ra chất nhờ, khiến món ăn không được ngon.

Bước 4: Nấu cháo

Bắc nồi lên bếp, cho cháo trắng đã mua sẵn vào nồi, làm nóng hoặc bạn có thể tự nấu cháo để đảm bảo an toàn hơn cho bé nhé.

Cháo sau khi sôi nhẹ thì cho thịt cua băm nhuyễn vào, trộn đều. Kế đến cho rau mồng tơi vào, khuấy đều cho rau hòa quyện với cháo. Cho thêm 1 thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu ăn chuyên dùng cho bé, nấu thêm khoảng 5 - 7 phút thì tắt bếp.

Thành phẩm

Hạt cháo mềm, thơm. Cháo có vị mặn tự nhiên từ cua biển ăn cùng với với rau mồng tơi thơm ngon, bổ dưỡng.

 

Cháo cua biển là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Ngoài ra món cháo còn được kết hợp với rau xanh giúp bổ sung thêm vitamin cho bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu món Cháo cua biển rau ngót thơm ngon và bổ dưỡng cho bé yêu của bạn nhé!

Nguyên liệu làm Cháo cua biển rau ngót (Cho 2 người ăn)

o   Cua biển 1 con 

o   Rau ngót 50 g 

o   Đậu đỏ 100 g 

o   Bột gạo 3 thìa canh

Cách chế biến Cháo cua biển rau ngót

Bước 1: Sơ chế cua biển

Chuẩn bị một nồi nước để luộc chín cua biển, sau đó gỡ lấy phần thịt và gạch cua cho ra tô đựng.

Lưu ý: Nước luộc cua bạn nhớ giữ lại để làm thành nước dùng cho món cháo nhé.

Bước 2: Sơ chế và xay rau ngót

Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước, xay nhuyễn rồi lọc qua rây ép lấy nước, bỏ xác.

Bước 3: Sơ chế, hấp và xay đậu đỏ

Đậu đỏ bạn ngâm với nước trong khoảng 3 - 4 tiếng để đậu mềm, rồi cho vào xửng hấp hoặc nồi cơm điện nấu đến khi đậu đỏ chín nhừ. Kế đến cho đậu đỏ đã nấu chín vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bước 4: Nấu cháo

Bắc nồi lên bếp, cho nước luộc cua và thịt cua vào nồi, khuấy đều, nấu ở lửa vừa đến khi nước trong nồi sôi thì đổ từ từ nước rau ngót vào nồi, vớt bỏ bọt trong quá trình đun sôi.

Tiếp theo, cho đậu đỏ xay nhuyễn vào nồi, khuấy đều cho đậu đỏ tan ra. Pha bột gạo với nước ra chén rồi đổ từ từ nước bột gạo vào, vừa đổ vừa khuấy đến khi hỗn hợp sánh, sệt lại thì tắt bếp.

Thành phẩm

Cháo chín mềm, vị ngọt rau ngót hòa quyện với vị béo bùi từ đậu đỏ ăn cùng với thịt cua vừa lạ miệng, vừa thơm ngon.

 

Chè ba màu là món chè đã in sâu vào trong kí ức tuổi thơ của nhiều người Việt Nam. Cốc chè truyền thống với màu sắc cực bắt mắt, vị ngon, ngọt mịn của các loại đậu quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy, vị mát lạ miệng đến từ rau câu,... Chè ba màu đặc trưng bởi 3 màu sắc: đậu đỏ, đậu trắng và đậu xanh. Khi trộn đều lên, các loại đậu mềm, bùi cùng nước cốt dừa sánh mịn thật là hấp dẫn. Món chè này có cách làm tương đối dễ dàng và đơn giản. Hãy cùng chúng tôi vào bếp và thực hiện những cốc chè hấp dẫn này để cả gia đình mình cùng xua tan cái nắng hè nhé!

Nguyên liệu làm chè ba màu

·       100g đậu xanh không vỏ ngâm qua đêm

·       400g đậu đỏ đóng hộp

·       400ml nước cốt dừa

·       200g đường phèn

·       Đường cát trắng

·       8g bột rau câu

·       1 ống vani

·       Nước lọc

·       Lá dứa

·       Muối

·       Đá

Cách làm chè ba màu

Bước 1: Lấy nước cốt lá dứa

Lá dứa sau khi mua về cũng đem rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào máy xay cùng với 100ml nước lọc. Sau khi xay xong đem hỗn hợp lọc qua rây để lấy nước cốt lá dứa.

Bước 2: Nấu rau câu

Trộn đều 75g đường với 8g bột rau câu và cho vào cùng với nước trong nồi. Khuấy nhẹ và vặn lửa nhỏ để hỗn hợp đường và bột rau câu tan. Nấu khoảng 10 - 13 phút cho hỗn hợp sôi, cho thêm vào ⅛ thìa cà phê muối và tắt bếp.

Đổ phần nước lá dứa đã xay vào. Sau đó, bạn đổ rau câu ra khuôn để nguội hẳn. Sau khi rau câu đã nguội, bạn tiến hành cắt rau câu thành từng khối vừa ăn.

Bước 3: Làm đậu xanh đánh

Đem đậu xanh cà vỏ ngâm qua đêm rửa lại từ 1 - 2 lần với nước sạch sau đó để cho ráo nước.

Sau khi đã ráo nước, cho đậu xanh vào nồi cùng với ⅛ thìa cà phê muối, sau đó cho thêm và 200ml nước lọc và bật bếp, đậy nắp nồi lại cho đậu mau sôi.

Sau khi đậu đã sôi, bạn vớt hết bọt ra và hạ lửa nhỏ nấu khoảng 15 phút. Khi đậu xanh chín, bạn cho thêm vào 75g đường và khuấy lên cho đến khi đường tan hết. Sau đó thêm vào một ống vani và để qua một bên cho đậu xanh nguội.

Bước 4: Nấu đậu đỏ với đường

Đem đậu đỏ đi rửa sạch cho vào nồi và nấu cùng với 75g đường. Vặn lửa nhỏ đến khi nước đậu cạn để đường ngấm vào đậu. Sau khi nước đậu cạn, tắt bếp và để đậu nguội.

Cho 200ml nước vào nồi nấu cùng với 200g đường phèn. Cho một ít lá dứa vào để nước đường được thơm hơn. Chờ khi đường phèn tan thì bạn tắt bếp.

Tương tự cho 400ml nước cốt dừa vào nồi nấu cùng với 2 thìa canh đường. Chờ khi nước cốt dừa vừa ấm lên và đường tan thì tắt bếp.

Thành phẩm

Cho một ít đá vào ly, sau đó cho lần lượt đậu đỏ, rau câu, đậu xanh vào. Cho thêm đậu xanh đánh vào, nước đường và nước cốt dừa vào và thưởng thức thôi bạn nhé.

Thưởng thức

Món chè ba màu với màu sắc bắt mắt và kích thích vị giác. Cùng với đó là mùi thơm của lá dứa và vị bùi bùi của đậu xanh đậu đỏ ăn cùng với nước cốt dừa béo ngậy. Không ai có thể cưỡng lại một món ăn hấp dẫn như vậy.

Chè bưởi là một món chè được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn, dễ ăn. Thế nhưng, nếu chế biến món ăn này tại nhà không đúng cách sẽ khiến chè bưởi bị đắng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè này nhé!

Nguyên liệu làm Chè bưởi (Cho 5 người ăn)

·       Bưởi 1 quả (loại vỏ dày để lấy cùi bưởi) 

·       Đậu xanh bóc vỏ 200 g 

·       Lá dứa 1 ít (lá nếp) 

·       Nước cốt dừa 100 ml 

·       Bột năng 120 g 

·       Đường 145 g 

·       Muối 2 thìa canh (khoảng 30g)

Cách chế biến Chè bưởi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh mua về bạn rửa sạch, nhặt bỏ những hạt lép, hư sau đó ngâm với nước lạnh trong khoảng 4 tiếng.

Tiếp đến, đổ nước ngập đậu xanh và cho đậu vào lò vi sóng, chọn mức công suất 800W và làm chín trong khoảng 10 phút.

Đối với cùi bưởi, bạn dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh rồi cắt cùi bưởi thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Luộc cùi bưởi

Cho cùi bưởi đã cắt vào tô rồi cho 1 bát nước (bát ăn cơm) và 2 thìa canh muối vào. Sau đó dùng tay bóp mạnh cùi bưởi cho hết đắng rồi xả lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch muối.

Tiếp đến, bắc nồi nước lên bếp và đun sôi. Khi nước sôi, cho cùi bưởi vào luộc sơ khoảng 3 - 5 phút rồi vớt cùi bưởi ra, cho vào tô nước lạnh ngâm trong 3 phút. Sau khi ngâm, lấy cùi bưởi ra, vắt ráo nước.

Cho cùi bưởi ra tô, cho thêm 1/2 bát nước (bát ăn cơm) và 3 thìa canh đường (khoảng 45g), trộn đều bằng tay cho cùi bưởi ngấm gia vị rồi để yên từ 2 - 3 tiếng.

Bước 3: Xào cùi bưởi

Sau 2 - 3 tiếng, bắc chảo lên bếp, cho cùi bưởi vào chảo và sên với lửa nhỏ trong 20 phút, sau khi sên xong thì cho thêm 100g bột năng vào, đảo đều tay cho bột năng áo đều cùi bưởi là được.

Tiếp đến, đun sôi một nồi nước khác, cho hỗn hợp cùi bưởi và bột năng vừa sên vào nồi rồi nấu cho đến khi thấy cùi trong lại thì vớt ra, cho vào tô nước đá lạnh để cùi bưởi được giòn.

Bước 4: Nấu chè bưởi

Đun sôi khoảng 2 lít nước, sau khi nước sôi, cho lá dứa vào luộc khoảng 2 - 3 phút để lấy mùi thơm. Sau 2 - 3 phút, vớt lá dứa ra, cho 1/2 bát ăn cơm đường (khoảng 100g) vào nồi.

Tiếp đến, pha đều hỗn hợp 20g bột năng với 1 ít nước lọc. Sau đó, cho hỗn hợp bột năng đã pha vào nồi, vừa cho vừa khuấy đều.

Cuối cùng, cho đậu xanh đã nấu chín và cùi bưởi đã xào vào nồi rồi tiếp tục khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 1 - 2 phút, điều chỉnh lại vị ngọt cho phù hợp với sở thích rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Múc chè bưởi ra bát, rưới thêm một ít nước cốt dừa lên trên là món chè chuẩn vị đã hoàn thành. Chè bưởi thực hiện theo công thức này vừa nhanh chóng lại vô cùng thơm ngon.

Đậu xanh chín mềm, cùi bưởi giòn dai kết hợp cùng vị béo thơm của nước cốt dừa ăn rất thích, bạn có thể ăn món này khi còn nóng hoặc để lạnh đều rất ngon nhé!

Chè chuối vừa thơm ngon vừa lạ miệng, đây là một trong những món ngọt vô cùng hấp dẫn, khiến bạn không thể cưỡng lại. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món chè chuối thơm ngon và hấp dẫn này nhé!

Nguyên liệu làm chè chuối

·       Nửa nải chuối tây chín

·       1/2 thìa cafe muối

·       400 ml nước cốt dừa đóng hộp

·       1/4 bát con đường cát trắng

·       2 thìa cafe hạt trân châu nhỏ (bột báng)

·       Một ít dừa bào sợi (tùy ý thích của bạn)

·       Lạc rang chín.

Lưu ý: Chuối dùng để nấu chè nên chọn quả chuối vừa chín tới. Không nên dùng chuối chưa chín vì khi nấu chè chuối sẽ bị chát.

Cách làm chè chuối

- Lột vỏ, tước bỏ các sợi gân, thái chuối thành các khoanh tròn. Ướp vào bát chuối chút muối và đường trong vòng 15 - 20 phút.

- Lạc rang vàng, giã thô.

- Trân châu đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm vào âu nước lạnh khoảng 15 phút đến khi trân châu nở, đổ ra rổ cho ráo nước.

- Đổ lon nước cốt dừa ra nồi. Nếu không dùng nước cốt dừa đóng hộp bạn có thể mua dừa về bào vụn, sau đó vắt lấy nước cốt dừa.

- Từ từ cho chuối vào đun cùng, để lửa nhỏ, đến khi chuối chín mềm.

- Cho thêm trâu châu vào đun cùng, dùng muôi đảo nhẹ tay để chuối không bị nát, đun đến khi hạt trân châu nổi màu trắng trong. Bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, tắt bếp, múc ra bát, bên trên rắc một ít lạc và dừa bào sợi, dùng nóng hay lạnh tùy thích.

Chè chuối bột báng nước cốt dừa là một trong những món chè rất quen thuộc. Với hương vị ngọt nhẹ từ chuối, một chút béo từ nước cốt dừa và bột báng, thêm một giòn giòn, thơm, bùi từ lạc, tất cả hòa quyện nên một hương vị vô cùng thơm ngon. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè này nhé!

Nguyên liệu làm Chè chuối bột báng nước cốt dừa (Cho 4 người ăn)

·       Chuối 500 g (chuối sứ chín) 

·       Bột báng 30 g 

·       Bột khoai 30 g 

·       Đường trắng 170 g 

·       Nước cốt dừa 400 ml 

·       Lạc 100 g 

·       Đường/ muối 1 ít

Cách chế biến Chè chuối bột báng nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bột báng và bột khoai mua về bạn ngâm trong nước khoảng 2 tiếng cho bột nở rồi vớt ra.

Chuối bạn lột vỏ, dùng dao cắt xéo thành các khoanh nhỏ vừa ăn rồi cho vào bát to, ướp cùng 50g đường và 1 ít muối trong 15 phút cho chuối thấm đều đường.

Bắc chảo lên bếp, đợi đến khi chảo nóng bạn cho lạc vào, rang kết hợp đảo đều với lửa nhỏ khoảng 15 phút cho đậu vàng, chín đều, vỏ nứt ra thì bạn tắt bếp.

Sau đó để nguội rồi đãi đều cho lạc bong hết vỏ ra, cho vào tô và dùng chày giã dập.

Lưu ý:

Để tránh lạc sau khi rang bị lì bạn nên đợi cho chảo nóng rồi mới cho đậu vào rang nhé!

Để bột báng và bột khoai nở nhanh hơn bạn có thể ngâm với nước ấm khoảng 60 độ C.

Để khi ăn cảm nhận được độ bùi thơm ngon của lạc bạn không nên giã lạc quá nhuyễn.

Bước 2: Nấu chè

Bắc nồi lên bếp, cho 700ml nước vào, đợi đến khi nước sôi tăm thì bạn cho 400ml nước cốt dừa và chuối đã ướp vào.

Khuấy đều, nấu với lửa vừa khoảng 5 phút cho chuối chín 70% thì bạn cho bột báng, bột khoai cùng 120g đường vào. Nấu thêm 10 phút nữa đến khi bột báng và khoai nở mềm thì tắt bếp.

Sau cùng bạn lấy chè chuối bột báng nước cốt dừa ra chén, rắc thêm chút lạc giã dập vào nữa rồi thưởng thức thôi!

Thành phẩm

Chè chuối bột báng sau khi hoàn tất sẽ có mùi thơm hấp dẫn của nước cốt dừa. Nước chè thì sóng sánh, béo ngọt thơm lừng. Chuối thì chín mềm, có độ ngọt vừa phải kết hợp với vị mềm, ngon của bột báng và bột khoai.

Còn chờ gì nữa? Cùng vào bếp, thực hiện và thưởng thức món chè thơm ngon này cùng với cả gia đình nào!

Món chè đậu đen nước cốt dừa là món chè thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều người ưa thích, món ăn này còn giúp cơ thể giải nhiệt trong cái nắng và nóng của mùa hè. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè đậu đen nước cốt dừa thơm ngon này nhé!

Nguyên liệu làm Chè đậu đen nước cốt dừa (Cho 3 người ăn)

·       Đậu đen 250 g 

·       Lạc rang 1 ít 

·       Nước cốt dừa 400 ml 

·       Lá dứa 2 nhánh 

·       Bột khoai 100 g

·       Bột bắp 2.5 thìa canh 

·       Vani 1 ống 

·       Đường/ muối 1 ít

Cách chế biến Chè đậu đen nước cốt dừa

Bước 1: Luộc đậu đen

Đậu đen mua về bạn vo 2 - 3 lần với nước cho sạch sau đó ngâm nước khoảng 4 - 5 tiếng, sau đó vớt ra để ráo.

Cho vào nồi 1.5 lít nước và đậu đen đã ngâm vào bắc lên bếp đậy nắp lại nấu với lửa lớn cho thật sôi. Sau đó, bạn mở hé nắp nồi hạ lửa vừa nấu thêm khoảng 20 phút nữa.

Sau khi đậu đen đã chín, bạn đậy nắp kín lại tắt bếp ủ thêm 15 phút cho đậu mềm và ngon hơn.

Kinh nghiệm: Ngâm đậu đen giúp đậu khi luộc nhanh chín mềm.

Bước 2: Luộc bột khoai

Bột khoai bạn rửa sạch vài lần với nước sau đó ngâm nước khoảng 30 phút.

Tiếp theo, cho vào nồi 1 lít nước rồi cho bột khoai đã ngâm vào luộc trên lửa vừa khoảng 10 phút cho bột khoai trong lại chín mềm thì bạn vớt ra để ráo.

Bước 3: Rim đậu đen

Đậu đen đã ủ đủ thời gian bạn vớt ra cho vào chảo, thêm 200gr đường vào trộn đều. Phần nước luộc đậu đen giữ lại nhé!

Tiếp theo, bắc chảo lên bếp rim đậu đen ở lửa nhỏ khoảng 10 phút cho đậu đen thấm hết nước đường hơi sệt lại là được nhé!

Bước 4: Nấu nước cốt dừa

Cho vào nồi 400ml nước cốt dừa, 50gr đường, 1/3 thìa cà phê muối bậc bếp nấu ở lửa nhỏ.

Để tạo độ thơm, bạn cho vào 2 nhánh lá dứa (cuộn lại) sau đó bạn khuấy nồi nước cốt dừa theo 1 chiều nhất định đến khi sôi lăn tăn.

Tiếp theo, bạn pha loãng 1/2 thìa canh bột bắp rồi cho vào nồi nước cốt dừa để tạo độ sánh, nấu thêm 1 phút thì tắt bếp nhé!

Chè đậu trắng là món chè quen thuộc của miền Tây Nam Bộ, được rất nhiều thực khách yêu thích. Bên cạnh vị ngon ngọt đó thì chè đậu trắng lại có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhờ lượng chất xơ, vitamin cao có trong đậu trắng nên hạn chế tình trạng táo bón, tăng cường hệ miễn dịch đấy. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè này nhé!

Nguyên liệu làm chè đậu trắng

·       300g đậu trắng bi

·       200g gạo nếp

·       100ml nước cốt dừa

·       300ml nước dão dừa

·       1 thìa cà phê vani

·       Gia vị: Đường, muối

·       200ml nước

Cách làm chè đậu trắng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn ngâm đậu trắng và nếp trong khoảng 3-4 tiếng cho nở sau đó vớt ra, để ráo.

Cho đậu trắng và nước vào nồi nấu chín sau đó đổ ra rổ rửa lại với nước lạnh để bớt nhớt và chè có màu sắc đẹp hơn.

Bước 2: Nấu nếp

Cho 200ml nước, 200g nếp và 300ml nước dão dừa vào nồi nấu cho nếp chín nở và chuyển sang màu trong. Thỉnh thoảng nhớ khuấy cho nếp đừng bị khét nhé.

Tiếp theo, bạn cho 500g đường, 1/2 thìa cà phê muối vào nồi và khuấy đều cho đường và muối tan hết.

Bước 3: Nếu chè đậu trắng

Cuối cùng cho luôn đậu vào nồi nấu chung, khi nước sôi trở lại thì bạn múc một hạt đậu ra ăn thử, nếu đã mềm thì cho vani vào, trộn đều và tắt bếp.

Bước 4: Thêm nước cốt dừa

Cho 100ml nước cốt dừa đặc vào nồi cùng 1 thìa canh đường và 1/2 thìa cà phê muối rồi nấu sôi. Khi nước đã sôi thì pha một tí bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi để tạo độ sánh đặc cho nước cốt là xong.

Thành phẩm

Múc chè ra chén rồi cho thêm nước cốt dừa lên là món ăn đã sẵn sàng để thưởng thức. Rất đơn giản đúng không nào?

Thưởng thức

Chè đậu trắng béo bùi vị nước cốt dừa lại không quá ngán, khi ăn sẽ cảm nhận được sự ngọt ngào, thơm ngon trong từng hạt đậu và nếp.

Món chè đậu xanh đánh nước cốt dừa ngon mát giải nhiệt cho ngày nóng. Chè đậu xanh đánh nước cốt dừa là món chè quen thuộc với tất cả chúng ta, đây là món ăn ngon từ hương vị, màu sắc và cả sự đơn giản. Đậu xanh đãi vỏ được nấu kỹ hòa quyện cùng nước cốt dừa đặc sánh, béo ngậy vô cùng thơm ngon. Bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để thực hiện làm ngay món chè này để cả nhà cùng giải nhiệt nhé!

Nguyên liệu làm chè đậu xanh đánh nước cốt dừa

·       200g đậu xanh đãi vỏ

·       1 lon nước cốt dừa

·       2 ống vani

·       Đường trắng, bột năng, muối

Kinh nghiệm:
Để chọn mua đậu xanh ngon, bạn nên chọn những hạt đậu chắc, mẩy, vỏ bóng, khi ngửi sẽ có mùi thơm và không có vệt đen trên hạt.
Để món chè ngon hơn thì bạn nên dùng nước cốt dừa vừa mới làm xong, dùng nước cốt dừa này sẽ giúp món chè có độ béo, thơm và rất ngon.

Cách nấu chè đậu xanh đánh nước cốt dừa

Bước 1: Ngâm đậu

Đậu xanh đãi vỏ sau khi mua về các bạn vo sạch, ngâm với nước lạnh trong khoảng 4 tiếng cho đậu nở. Trong quá trình vo và ngâm, bạn nhớ vớt bỏ những hạt đậu nổi lên trên mặt nước nhé.

Bước 2: Nấu và đánh đậu xanh

Sau khi ngâm, vớt đậu xanh ra rồi vo lại một lần. Cho đậu xanh vào nồi và thêm nước vào. Lượng nước nhiều hay ít còn tùy vào khẩu vị của bạn thích ăn đậu xanh đặc hay loãng.

Nấu đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục nấu cho đậu xanh chín nhừ hoàn toàn.

Khi đậu xanh đã chín và nước cạn đi thì bạn nêm đường, thêm vani sao cho thơm ngon vừa ăn. Dùng muôi để đánh đều tay cho nhuyễn đậu xanh đến khi đậu sánh lại và đặc sệt là được. Bạn cũng có thể dùng máy xay để xay nhuyễn, nhưng đánh tay thế này sẽ giúp đậu ngon hơn đấy.

Kinh nghiệm: Trong lúc nấu đậu xanh thì nên khuấy đều tay để đậu không bị dính đáy nồi nhé.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Hòa tan 4 muỗng bột năng cùng 1 chén nước. Để riêng.

Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt dừa và nửa chén nước lọc vào nồi nấu. Khi nấu, cho từ từ hỗn hợp bột năng đã pha loãng vào và khuấy đều. Khi nước cốt dừa đã đến độ sệt vừa ý thì không cho thêm bột nữa. Nêm vào đường, một ít muối cho có vị mặn ngọt vừa ăn.

Chỉ vài bước đơn giản, thì bạn đã biết cách nấu nước cốt dừa ăn chè rồi phải không nào.

Kinh nghiệm: Khi nấu nước cốt dừa bạn chỉ nên nấu ở mức lửa nhỏ để nước cốt không bị khét, ngoài ra bạn phải khuấy đều tay liên tục nhé.

Thành phẩm

Bạn cho đậu xanh đã đánh vào ly hoặc chén. Khi ăn rưới lên nước cốt dừa đặc sánh béo ngậy, thêm một ít đậu phộng rang và dừa khô để tăng hương vị, vậy là món chè đậu xanh đánh nước cốt dừa đã sẵn sàng rồi. Thêm đá, đánh lên cho đều và thưởng thức thôi!

Món chè đậu xanh nước cốt dừa là món ăn mà người lớn hay trẻ em đều mê. Đậu xanh bùi béo, nước cốt dừa thơm nức khiến ai cũng thích. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè đậu xanh nước cốt dừa thơm ngon này nhé!

Nguyên liệu làm chè đậu xanh nước cốt dừa

·       500g đậu xanh đã cà vỏ

·       200g dừa nạo hoặc nước cốt dừa tươi

·       50g bột năng

·       300g đường cát trắng

·       1 ống vani

·       Muối

Cách nấu chè đậu xanh nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước lạnh khoảng 3 - 4 tiếng đến khi hạt đậu nở to ra thì vớt ra rổ, để ráo.

Ngâm dừa nạo với 1 ít nước nóng, sau đó cho vào túi lọc vắt lấy nước cốt.

Bước 2: Nấu chè

Cho đậu xanh vào nồi, thêm nước vào ngập đậu xanh, bắp lên bếp đun sôi. Đậu xanh sôi khoảng 30 phút thì thêm đường, một ít muối, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị, sau đó tiếp tục đun khoảng 20 phút cho đậu nở và mềm hơn.

Cho bột năng vào tô, hòa tan với nước lọc, sau đó đổ bột năng vào nồi chè đậu xanh, khuấy đều đến khi nồi chè sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Cho nước cốt dừa đã vắt vào nồi, hòa tan với một ít bột năng, đường, sau đó bắc lên bếp đun cho đến khi thấy hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại thì cho ống vani vào, khuấy đều rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Khi ăn, múc chè đậu xanh ra chén, cho thêm một ít nước cốt dừa lên trên, trộn đều và thưởng thức.

Chè nha đam là món chè được ưa thích nhất, đặc biệt phù hợp với mọi độ tuổi với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, đặc biệt giúp giải nhiệt ngày hè oi nóng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè này nhé!

Nguyên liệu làm chè nha đam

·       2 cây nha đam/lô hội

·       150 g đường phèn

·       1 bó là dứa

·       1 quả chanh

Cách làm chè nha đam

Bước 1: 

- Cắt khúc nhỏ, sau đó gọt thật sạch hai hàng gai và lớp vỏ bên ngoài

- Lọc phần thịt trong bên trong và ngâm ngay vào chậu nước muối khoảng 4 phút

- Sau đó xả thật sạch với nước. Lặp lại việc ngâm nước muối và xả sạch cho tới khi thấy nha đam không còn nhớt nữa mới được

Bước 2:

- Cắt nha đam thành các khối vuông nhỏ, vắt hết 1 quả canh lấy nước và ướp khoảng 5 phút vào nha đam (chanh có tác dụng tẩy hoàn toàn nhớt của nha đam). Sau đó xả thật sạch lại với nước lạnh.

- Cho lên bếp một chiếc nồi lớn, cho nước vào nửa nồi, đun nước sôi già thả nha đam vào nấu khoảng gần 1 phút, rồi vớt nha đam ra cho vào âu nước đá lạnh

Bước 3:

- Cho nước vào 2/3 nồi , cho đường phèn và lá dứa, đun lửa lớn. Khi đường phèn tan hết cho nha đam ướp lạnh vào đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp

- Ướp lạnh chè nha đam trước khi thưởng thức.

Chúc các bạn thành công và có món chè nha đam thanh mát như ý nhé!

Món chè sương sa hạt lựu với màu sắc bắt mắt, cùng với vị bùi bùi của đậu xanh, lac, dai dai, giòn giòn của hạt lựu, sương sa tạo nên một món chè thanh mát, dịu ngọt cho cả nhà. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món chè sương sa hạt lựu thơm ngon này nhé!

Nguyên liệu làm Chè sương sa hạt lựu

·       300g củ năng lột vỏ sẵn

·       300g đậu xanh cà

·       150g dừa nạo

·       50g bột năng

·       100g lạc rang giã nhỏ

·       1 củ cà rốt

·       1 củ dền

·       1 bó lá dứa

·       1kg đường

Kinh nghiệm:
- Để mua được lá dứa ngon thì bạn nên chọn những lá dài, thân lá to, màu xanh lá đậm vì khi nấu xong sẽ cho hương thơm nhiều hơn. Bạn không nên chọn những lá nhỏ, màu nhạt, lá héo hoặc có dấu hiệu bị sâu.
- Củ năng ngon là những củ nguyên vẹn, cầm chắc tay, không bị mềm nhũn. Khi ấn vào sẽ cảm nhận được độ cứng của củ. Không chọn những củ bị dập vì những củ này dễ nhiễm ký sinh.
- Khi chọn mua đậu xanh cà vỏ thì bạn cần chọn những hạt có màu vàng đẹp mắt, tròn và có hương thơm đặc trưng của đậu xanh. Đối với lạc thì nên chọn hạt to tròn, cầm chắc tay, hạt đều, không bị lẫn hạt lép. Tuyệt đối không chọn đậu xanh và lạc bị mốc, có màu lạ vì đó là đậu hư, sẽ gây hại sức khỏe.

Cách làm chè sương sa hạt lựu

Bước 1: Làm hạt lựu

- Lá dứa rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

- Củ dền gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

- Cà rốt, lá dứa cho vào máy xay sinh tố với một ít nước, xay nhuyễn, sau đó dùng ray bỏ bã, lấy phần nước. Củ dền cho lên bếp đun sôi với nước, sau đó lọc lấy phần nước.

- Củ năng cắt hạt lựu. Chia đều củ năng ngâm vào 3 chén nước màu của cà rốt, lá dứa, củ dền, ngâm khoảng 30 phút.

- Sau khi ngâm, vớt củ năng ra riêng từng loại, rắc bột năng khô vào củ năng. Trộn đều cho bột năng bám vào củ năng.

- Đổ từng chén nước màu vào nồi, đun sôi, cho củ năng vào luộc. Khi thấy bột năng bọc bên ngoài chuyển sang màu trong, vớt ra, xả qua nước lạnh cho các hạt không bị dính.

Bước 2: Làm sương sa

- Đổ nước sôi vào bột năng, nhào bột cho đến khi thành 1 hỗn hợp, dẻo, ko dính tay. Rắc ít bột khô ra 1 tấm thớt, dùng vật tròn, nặng, cán bột mỏng ra, dùng dao cắt thành từng miếng dài.

- Sau đó bắc nồi nước lên bếp, nước sôi cho bột năng vào luộc. Thấy bột năng chuyển sang màu trong, vớt ra, xả qua nước lạnh cho không bị dính.

Bước 3: Làm đậu xanh

- Đậu xanh ngâm khoảng 1 tiếng cho mềm. Cho vào nồi, thêm ít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu mềm. Dùng thìa tán đều đậu xanh cho đến khi mịn.

Bước 4: Làm nước cốt dừa

- Cho nước vào dừa nạo sẵn, vắt dừa lấy nước cốt, bỏ bã. Đun nước cốt dừa lên bếp, cho thêm chút bột năng và đường vào. Đun lửa nhỏ đến khi nước dừa sánh lại thì tắt bếp.

- Nếu không có thời gian, bạn có thể dùng nước cốt dừa đóng hộp, hay bột nước cốt dừa về pha.

Thành phẩm

Khi ăn, cho sương sa, hạt lựu vào ly, cho thêm 1 ít đậu xanh, lạc rang, nước cốt dừa lên mặt, thêm chút đá bào và thưởng thức. Nếu bạn thích ăn sương sáo thì có thể làm bằng bột làm sương sáo với các bước đơn giản dễ thực hiện đấy!

Chè thập cẩm là món ăn được yêu thích trong những ngày mùa hè nắng nóng. Bởi sự kết hợp của nhiều nguyên liệu mà món chè trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món chè thập cẩm miền Bắc thơm ngon, giải nhiệt cho mùa hè nóng bức nhé!

Nguyên liệu làm chè thập cẩm miền Bắc

·       100g đậu đen

·       100g đậu đỏ

·       100g cốm xanh

·       100g đậu xanh

·       400g đường

·       4 thìa canh bột năng

·       1 thìa cà phê muối

·       100g nho khô

·       50g dừa khô

·       50g lạc rang chín

·       20g nước cốt dừa

·       20g rau câu

Cách làm món chè thập cẩm miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn đem đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh đem vo sạch sau đó bỏ vào tô ngâm khoảng 6-8 tiếng để các loại đậu mềm, như vậy nấu đậu sẽ nhanh chín hơn. Sau khi ngâm xong bạn vớt các loại đậu ra vo lại một lần nữa cho sạch.

Riêng phần cốm thì chỉ cần bỏ vào vo sạch và để ráo là được.

Bột năng bạn cho vào 1 chiếc chén sau đó thêm vào khoảng 100ml nước rồi dùng đũa khuấy đều để bột năng tan ra như vậy khi nấu bột năng sẽ không bị vón cục.

Bước 2: Nấu chè đậu

Bạn cho lần lượt 3 loại đậu gồm: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen vào 3 chiếc nồi khác nhau, sau đó cho vào mỗi nồi khoảng 200ml nước rồi nấu cho đậu xôi lên, sau đó vặn nhỏ lửa nấu đến khi cả 3 loại đậu chín mềm. Thời gian nấu đậu khoảng 30-40 phút là đậu chín.

Khi nồi đậu xanh đã chín bạn thêm vào nồi 2 thìa canh đường rồi dùng đũa khuấy đều, tiếp đến bạn cho từ từ ½ chỗ nước bột năng đã pha trước đó vào và tiếp tục khuấy trong thời gian khoảng 3 phút thì tắt bếp và cho ra chén để nguội.

Phần đậu đen đã chín thì bạn chắt nước đậu ra tô, còn phần hạt để lại trong nồi sau đó bạn cho 100g đường vào nồi bật bếp dùng đũa đảo đều để đường ngấm vào đậu cho hạt đậu thấm đường, thời gian đảo khoảng 1-2 phút thì bạn tắt bếp.

Phần chè đậu đỏ cũng làm tương tự như phần hạt đậu đen.

Bước 3: Nấu chè cốm

Bạn cho cốm vào nồi cùng 500ml nước và 1 thìa cà phê muối vào nồi rồi đun sôi cốm, thời gian nấu cốm khoảng 15-20 phút cốm sẽ chín thì bạn thêm vào nồi cốm 100g đường và khuấy đều, tiếp đến đổ nốt phần bột năng đã pha vào và tiếp tục khuấy khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày

Bạn múc tất cả các nguyên liệu đã nấu để ra chén, sau đó cho đá vào cốc, tiếp đến cho lần lượt các nguyên liệu gồm: Chè đậu đen, chè đậu đỏ, chè đậu xanh, chè cốm, rau câu, nho khô, dừa khô, lạc và cuối cùng là nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.

Thành phẩm

Chè thập cẩm miền Bắc không chỉ màu sắc đẹp mắt, mà còn có hương vị thơm ngon, vị ngọt vừa phải, béo béo, thanh mát cực hấp dẫn luôn nhé!

Bạn đã biết cách làm cua biển hấp bia, thịt ngọt thơm lừng chưa? Cua biển hấp bia là một món ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn mọi lứa tuổi, thường dùng để chiêu đãi gia đình hay bạn bè, cách làm lại không hề phức tạp, cua biển hấp bia sẽ là một món chị em nên nhớ ngay công thức để thực hiện. Hãy vào bếp cùng chúng tôi để làm món Cua biển hấp bia cho gia đình của mình thưởng thức nhé!

Nguyên liệu cua biển hấp bia

·       Cua biển: 1-2 con to (có thể thay đổi theo số lượng người ăn)

·       Bia: 1 lon

·       Hành tây: 1 củ

·       Gừng: 1 củ

·       Sả: 2 cây

·       Ớt: 3 trái

·       Gia vị làm muối chấm: muối, tiêu, chanh, lá chanh.

Cách nấu cua biển hấp bia

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua biển sau khi chọn mua mang về vì còn sống nên bạn cần làm tê liệt cua trước bằng cách lật con cua lên, dùng dao gỡ phần yếm cua lên, để thấy rõ một cái lỗ bé trong phần ức cua.

Dùng mũi nhọn của bất kì vật gì sắc nhọn đâm vào, đó chính là tim của cua, nó sẽ bị tê liệt ngay lập tức. Sau đó bạn dễ dàng rửa sạch phần bẩn bám xung quanh thân cua rồi.

Hành tây rửa sạch thái múi cau. Gừng cạo vỏ, thái mỏng hoặc đập dập. Sả rửa sạch đập dập. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 2: Cách làm cua hấp bia

Cho cua vào một nồi rộng. Cho gừng, sả, ớt, hành đã chuẩn bị vào xung quanh. Đổ bia lên trên cua, sau đó đậy vung lại. Để lửa lớn.

Sau 5 phút cho lửa về mức trung bình rồi để yên tầm 15 phút.

Bước 3: Hoàn thành

Sau khi thấy cua đã chín, có màu cam đậm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có ngay món cua hấp bia thơm ngọt, thịt chắc ngọt để thưởng thức ngay rồi.

Thưởng thức

Cách hấp cua biển với bia giúp cua sẽ đỡ tanh, gãy càng. Nhưng để dậy mùi cua, đậm vị ngọt thịt thì nên dùng nước chấm muối ớt xanh!

 

Cua biển luôn là món hải sản được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên. Nếu bạn đang có ý định ăn cua mà không có nhiều thời gian chế biến thì công thức món cua biển hấp sả dưới đây cực kỳ phù hợp dành cho bạn. Nào, chúng ta cùng vào bếp để làm món Cua biển hấp xả thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Cua biển hấp sả (Cho 3 người ăn)

·       Cua biển 3 con (khoảng 1.5 - 2kg) 

·       Sả 12 nhánh 

·       Gừng 1 củ 

·       Quất 1 quả 

·       Tiêu hạt 1 thìa canh 

·       Muối hạt 1 thìa canh 

·       Bia 330 ml 

·       Dầu ăn 2 thìa cà phê 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm)

Cách chế biến Cua biển hấp sả

Bước 1: Sơ chế cua

Bạn giữ nguyên dây buộc trên cua, ngâm cua ngập nước. Để tiến hành gây mê cua, bạn cho thêm nước đá vào và ngâm trong 10 phút.

Sau 5 phút đầu gây mê cua, bạn dùng bàn chải để đánh sạch bùn cát trên từng bộ phận cua.

Cách sơ chế cua biển sạch, đúng cách:

- Sau khi mua cua về, bạn đặt cua ở nơi thoáng khoảng 5 phút rồi cho vào ngâm nước để cua thích nghi với nhiệt độ, không bị sốc nhiệt và chết.

- Khi làm sạch cua, bạn dùng bàn chải đánh thật kĩ vào từng ngóc ngách của cua và đánh dưới vòi nước đang chảy để trôi sạch bùn cát.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Sả bạn rửa sạch rồi dùng dao đập dập.

Gừng gọt sạch vỏ rồi rửa sạch, thái lát nhỏ.

Bước 3: Làm muối chấm

Bạn cho 1 thìa canh tiêu hạt và 1 thìa canh muối hạt vào cối và giã nhuyễn.

Sau đó, bạn cho vào cối thêm 1/2 thìa cà phê bột ngọt rồi trộn đều.

Khi dùng, bạn vắt vào 1 quả tắc là có thể thưởng thức.

Bước 4: Hấp cua

Đầu tiên bạn xếp đều sả và gừng vào xửng hấp, sau đó cho cua lên trên.

Tiếp theo, bạn rắc đều gia vị lên mai cua gồm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường.

Trong nồi hấp, bạn cho vào 1 lít nước lọc cùng 1 lon bia loại tùy thích, sau đó đặt xửng hấp lên. Đậy nắp, bật bếp với lửa nhỏ, bạn tiến hành hấp cua trong 7 phút.

Cua sau khi hết gây tê sẽ di chuyển, vì vậy bạn cần mở nắp ra và sắp xếp lại cua. Đậy nắp và tiếp tục hấp cho thêm 5 phút để cua chín là hoàn thành.

Mách nhỏ: Để cua sau khi hấp vừa đỏ vừa bóng, bắt mắt và hấp dẫn, bạn nên cho 1 ít dầu ăn lên cua và hấp thêm 1 phút trước khi tắt bếp.

Thành phẩm

Món cua biển hấp sả đã hoàn thành và dậy mùi thơm rồi đây.

Với món ăn này, mùi hương của sả và gừng thoang thoảng, kết hợp với thịt cua thơm lừng, ăn cua vào vẫn còn vị ngọt mềm của cua rất hấp dẫn, chấm kèm với nước chấm thì ngon khó cưỡng.

 

Thịt cua với vị thanh ngọt tự nhiên, thớ thịt dày, thêm chút dai dai dễ dàng thu hút được sự yêu thích của bất kì ai. Hôm nay, sẽ chia sẻ cho bạn cách làm món Cua nướng bơ tỏi thơm ngon, cực kì hấp dẫn, thích hợp trở thành món nướng ưa thích tại các bữa tiệc gia đình. Hãy cùng nhau vào bếp thôi nào!

Nguyên liệu làm Cua biển nướng bơ tỏi (Cho 1 người ăn)

·       Cua biển 1 con 

·       Tỏi 1 thìa canh( băm nhỏ) 

·       Bột ớt 1 thìa cà phê 

·       Muối 1/2 thìa cà phê 

·       Bơ thực vật 1/2 thìa cà phê

Cách chế biến Cua biển nướng bơ tỏi

Bước 1: Sơ chế cua biển

Cua biển mua về dùng mũi kéo đâm vào yếm cua, chờ đến khi cua ngừng hoạt động hẳn thì lấy kéo ra.

Chà rửa sạch sẽ hết rêu bám trên thân, rửa sạch để ráo nước. Dùng tay tách mai cua, để riêng chờ chế biến.

Bước 2: Ướp cua

Đặt cua lên trên 1 lớp giấy bạc, ướp cua với 1 thìa canh tỏi băm, 1 thìa cà phê bột ớt, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bơ thực vật, úp phần mai cua lên thân cua và bọc kín giấy bạc lại.

Bước 3: Nướng cua

Cho cua vào lò nướng chỉnh nhiệt độ ở mức 150 độ C, nướng trong khoảng 15 phút.

Thành phẩm

Cua được nướng chín đều trong giấy bạc giúp cua giữ được phần nước thanh ngọt, vị cua thơm ngon thoang thoảng mùi thơm của tỏi, chút vị cay cay mằn mặn thêm chút béo béo từ bơ thực vật. Ăn cua khi còn nóng để cảm nhận vị ngon đúng chuẩn nhé!

 

Cua biển nướng mọi là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của đất rừng Cà Mau, những con cua tươi sống nướng trên bếp than hoa quyện cùng gia vị và nước chấm chua canh sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại vị giác của mình. Thịt cua trắng ngà lấp sau lớp mai vàng xém cạnh và sốt gạch cua sánh đậm rất đáng để thưởng thức đó. Và đặc biệt bạn không phải đi đâu xa mà ngay tại nhà mình bạn cũng có thể cùng gia đình thưởng thức món ngon này. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món Cua biển nướng mọi hấp dẫn này nhé!

Nguyên liệu làm Cua biển nướng mọi (Cho 3 người ăn)

·       Cua biển 3 con 

·       Ớt hiểm 6 trái 

·       Chanh 1/2 trái 

·       Muối hạt 1 thìa canh

Cách chế biến Cua biển nướng mọi

Bước 1: Sơ chế cua biển

Cua biển mua về dùng bàn chải chà xát nhẹ nhàng giúp làm sạch bùn đất, rêu bám trên thân. Sau đó dùng mũi kéo đâm mạnh vào yếm cua, đến khi cua chết, càng cua duỗi thẳng là được.

Bước 2: Nướng cua

Chuẩn bị bếp than hồng, xếp cua lên trên mặt than, nướng đến khi cua bắt đầu chuyển sang màu vàng đỏ thì lật mặt cua tiếp tục nướng thêm khoảng 10 - 15 phút.

Đến khi cua thơm, chín vàng cả 2 mặt thì có thể gắp ra chuẩn bị thưởng thức.

Bước 3: Làm muối ớt

Giã nhuyễn 1 thìa canh muối hạt, 6 trái ớt hiểm, trộn đều. Vắc thêm 1/2 trái chanh, trộn đều chung với hỗn hợp muối ớt.

Thành phẩm

Cua được nướng chín vàng ươm, thơm phức cực kì hấp dẫn. Thịt cua săn chắc, dai dai có vị thanh ngọt tự nhiên chấm thêm nước chấm muối ớt mặn mặn, chua chua thêm chút cay nồng thơm ngon.

 

Cua biển rang me chua ngọt là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị chua dịu của me, ngọt dịu từ sốt với chút mặn mòi từ cua, tạo ra sự tổng hòa hoàn hảo. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm món Cua biển rang me chua ngọt thơm ngon và bổ dưỡng này cho gia đình của mình cùng thưởng thức nhé!

Nguyên liệu làm Cua biển rang me chua ngọt (Cho 1 người ăn)

·       Cua biển 1 con 

·       Me 200 g 

·       Bột chiên giòn 100 g 

·       Bột bắp 15 g 

·       Rau răm 1 ít 

·       Sả 5 nhánh 

·       Ớt 4 quả 

·       Tỏi 6 tép 

·       Gừng 2 củ 

·       Hành tím 4 củ

Cách chế biến Cua biển rang me chua ngọt

Bước 1: Sơ chế, ướp cua

Cua mua về rửa sạch, dùng dao có mũi nhọn đâm vào dưới yếm cua để cua ngừng hoạt động. Dùng kéo tách mai, cắt thân cua ra làm 4.

Ướp cua với gia vị 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê muối, 10g hành tím băm, 10 g tỏi băm.

Bước 2: Chiên cua

Cua sau khi ướp, để khoảng 5 phút cho thấm gia vị. Nhúng cua vào bột chiên giòn sao cho phần bột bám đều vào thịt cua (trừ phần chân cua ra).

Bỏ cua vào chảo dầu ăn đang nóng, chiên giòn. Vớt cua ra cho vào dĩa có lót giấy thấm dầu.

Bước 3: Nấu sốt me

Phi hành tím, tỏi, sả, gừng băm cho thơm. Thêm 200 ml nước sôi, xác me vào nấu chung với ớt hột.

Nêm 5 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê nước mắm, nấu sôi và cho thêm ớt băm tùy khẩu vị.

Hòa tan 15g bột bắp với nước, cho vào chung với sốt me, khuấy đều để tạo độ sệt cho sốt.

Bước 4: Rang cua với sốt me

Cho cua vào, đảo đều cho sốt phủ vào cua (trong lúc rang có thể thêm sa tế nếu muốn ăn cay). Để cho sốt sôi lại thì tắt bếp. Gắp cua ra dĩa, trang trí kèm với rau răm.

Thành phẩm

Món cua biển rang me chua ngọt ăn có vị chua đặc biệt của me, mặn ngọt của gia vị kết hợp rất hài hòa. Đây chắc chắn sẽ là một món ăn lý tưởng cho bữa cơm đầy dinh dưỡng.

 

1 ... 10 11 12 13 14 ... 35
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn