Thịt gà da giòn, ngọt mọng, nước sốt mắm nhĩ vàng nâu thấm
vào từng thớ thịt sánh quyện đậm đà. Món ăn dân dã này được nhiều người dân Nam
Bộ yêu thích.
Nguyên liệu làm Gà hấp mắm nhĩ kiểu Nam
Bộ
·
1
con gà ta (1,3 - 1,5kg)
·
5 củ
hành tím
·
4
tép tỏi
·
1 củ
hành tây
·
Gia
vị: Mắm, đường, tương ớt, hạt nêm, hạt tiêu xay, tiêu xanh (tùy chọn), lá chanh
·
Dầu
màu điều
·
Nồi
rộng cao, đế dày
Cách làm Gà hấp mắm nhĩ kiểu Nam Bộ
Bước
1:
Chọn
gà ta thịt săn chắc, vừa độ 1,3 - 1,5 kg là ngon. Gà sơ chế sạch, chà xát chanh
và muối hạt hoặc hỗn hợp rượu trắng cùng gừng giã dập để khử mùi, rồi rửa lại
nhiều lần cho sạch, để ráo nước. Có thể để nguyên con hoặc rạch dưới phanh bụng,
gập lưng cho nhanh chín. Dùng đầu nhọn của dao hoặc xiên tre châm vào ức, đùi để
giúp dễ thấm gia vị hơn.

Bước
2:
Nguyên
liệu gà hấp mắm nhĩ khá đơn giản và gần gũi. Mắm chọn loại mắm nhĩ màu vàng rơm
nhạt, độ đạm cao, vị ngọt hậu nhẹ và mùi thơm đặc trưng. Bên cạnh mắm nhĩ có đường
để cân bằng làm dịu vị, tương ớt hoặc ớt rim để tăng màu sắc hấp dẫn cho món
ăn. Hành tây, hành tím cắt lát. Lấy một chút hành tím giã nhỏ để ướp gà. Tỏi
băm nhỏ. Ớt để nguyên trái đập dập tạo vị the cay, nếu thích ăn cay hơn điều chỉnh
cho phù hợp. Lá chanh chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, một nửa vò sơ cho ra tinh dầu
thơm, nửa còn lại cắt nhỏ cho vào lúc gần được. Pha hỗn hợp mắm hấp gồm:
1/2 chén nước mắm (bát nhỏ), 3 - 4 muỗng canh tương ớt, 2,5 - 3 muỗng canh đường,
1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu khuấy đều cho tan hỗn hợp.

Bước
3:
Lấy
khoảng 1/3 nước sốt cùng phần hành tím giã rồi đeo găng tay thoa đều khắp mình
gà để ướp 20 - 30 phút cho thấm vị.

Bước
4:
Dùng
nồi đế dày, thành cao. Phi thơm tỏi, hành tím, tiêu xanh (nếu có) rồi trút hỗn
hợp nước sốt mắm nhĩ vào, thêm 2 chén nước và đun sôi. Cho gà vào đun sôi trở lại,
hạ lửa vừa, đậy vung để hấp. Thỉnh thoảng lật trở cho gà chín và thấm vị đều.
Tùy kích thước và từng loại gà, khi gà gần chín thì mở vung, tăng nhiệt để
thoát nước cho sốt sanh sánh lại. Lật trở để sốt bám đều, óng ả và đượm vị các
mặt. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng thêm lá chanh thái nhỏ vào là
được, gắp gà ra thưởng thức nóng. Phần nước sốt trút ra chén nhỏ để chấm gà khi
ăn.

Yêu
cầu thành phẩm: Thịt gà da giòn, ngọt mọng, nước sốt mắm nhĩ vàng nâu thấm
vào từng thớ thịt sánh quyện đậm đà. Món ăn dân dã này được nhiều người dân Nam
Bộ yêu thích.

Chú ý:
Nam
Bộ được xem là ''thủ phủ'' của nhiều loại mắm (mắm nục, mắm ruốc, mắm tôm, mắm
còng, mắm ba khía...). Theo cách chế biến có mắm sống và mắm chín, trong mắm
chín có các cách thức như: mắm chiên, mắm chưng (hấp), mắm kho (lẩu mắm).
Nên
chọn gà ta thả đồi làm món này ngon nhất vì thịt chắc, da giòn.
Nên
sử dụng nồi đế dày, thành cao để khi hấp gà không bị bén đáy và đủ nhiệt để
chín đều.
Tùy
theo khẩu vị mà điều chỉnh hỗn hợp sốt cho vừa vị.
Nếu
sử dụng gà non hoặc gà công nghiệp nhanh chín thì nấu hỗn hợp sốt mắm nhĩ sanh
sánh cho gà vào nấu đủ độ chín, tránh trường hợp nấu lâu làm gà bị mềm bở.