Thứ năm, Ngày 19/09/2024 (Âm lịch: 17/08/2024)T5, 19/09/2024 (ÂL: 17/08/2024)
Tìm kiếm
CẨM NANG

Cải xoong là loại rau lá xanh, nhỏ, thân tròn ăn được và có vị hơi cay nồng. Cải xoong chung họ hàng với cải xoăn, cải Brussels và bắp cải. Từng được coi là cỏ dại, thực tế rau cải xoong có giá trị dinh dưỡng đáng kể.

1. Rau cải xoong là rau gì?

Rau cải xoong (có tên khoa học là Nasturtium Officinale) là một loại thực vật sống thủy sinh, sống thời gian lâu năm và có một tốc độ sinh trưởng “kinh khủng”. Cải xoong còn có các tên gọi khác tùy thuộc vào nơi mà chúng được sinh ra ví dụ như cải xà lách xoong, có nguồn gốc từ Châu Âu và đã trở thành một món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Cải xoong có phần thân mảnh, phần lá nhỏ, tròn, có màu xanh đậm. Hoa cải xoong màu trắng xanh. Cây cải xoong trưởng thành cao tới khoảng 50 – 100cm hoặc mọc sát mặt đất. Cải xoong khi ăn sẽ có vị hơi cay và nồng nhẹ. Cải xoong có thể dùng để ăn trực tiếp, luộc, xào hoặc nấu canh đều ngon.

Trước đây, cải xoong chỉ được coi là cỏ dại vì chúng có thể mọc ở mọi địa hình và sống trong mọi điều kiện thời tiết. Thêm vào đó, cải xoong có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Ngày nay, cải xoong được xếp họ hàng chung với cải xoăn, cải Brussels và bắp cải. Cải xoong được gieo trồng bằng hạt giống, có thời gian thu hoạch chỉ mất khoảng 25 ngày, đây là loại cải ngắn ngày.

2. Lợi ích sức khỏe ấn tượng của cải xoong

Nghiên cứu cho thấy trong cải xoong có rất nhiều vi chất có lợi, đáng kể nhất là: Vitamin C, Iod, lutein, Ca, P, zeaxanthin,... Tỉ lệ tinh dầu của cải xoong khá hạn chế, chỉ khoảng 0,05% nhưng chúng lại đem đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người.

Tác dụng tuyệt vời của rau cải xoong

Theo một nghiên cứu mới đây của CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thì rau cải xoong được công nhận là thực phẩm lành mạnh nhất thế giới. Và nếu nhìn vào những tác dụng tuyệt vời dưới đây, bạn sẽ hiểu vì sao tổ chức uy tín trên lại đưa ra khẳng định này.

Điều hòa huyết áp

Zeaxanthin và lutein là hai thành phần hoạt chất chiếm tỷ lệ cao trong rau cải xoong. Chúng được biết đến với khả năng loại bỏ mỡ thừa, ngăn ngừa và giảm thiểu hiện tượng xơ vữa động mạch, từ đó giúp điều hòa huyết áp. Không chỉ vậy, bộ ba: Ca, K và Mg trong cải xoong cũng đem đến tác dụng tương tự, ngoài ra còn giúp hạn chế tập kết tiểu cầu và kiểm soát tình trạng rối loạn chức năng nội mô.

Phòng ngừa tai biến, đột quỵ

Trong cải xoong hàm chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: Vitamin C, carotenoid, lutein, zeaxanthin,... Những thành phần này đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp cơ tim hoạt động bền bỉ hơn, làm giảm lượng mỡ xấu trong máu và hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, vitamin B9 có trong thực phẩm này còn ngăn chặn hiệu quả nguy cơ đột quỵ. Vậy nên thường xuyên sử dụng rau cải xoong là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn phòng ngừa các tai biến liên quan đến bệnh tim mạch.

Hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp

Như đã nhắc đến ở trên, Iod là một trong những thành phần nổi bật của rau cải xoong. Vi chất này tham gia vào cấu tạo của hormon tuyến giáp (T3, T4), từ đó giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Bởi vậy nếu bạn đưa thực phẩm này vào thực đơn hằng tuần thì sẽ ngăn ngừa được nguy cơ suy giáp.

Giúp xương chắc khỏe

Thành phần chính của xương là Ca, P và cả hai khoáng chất này đều có mặt trong thành phần của rau cải xoong. Vậy nên nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm này, hệ vận động của bạn sẽ ngày càng chắc khỏe, tránh được tình trạng loãng xương, yếu xương. Ngoài ra, vitamin K trong cải xoong còn giúp giảm thiểu nguy cơ gãy xương do thành phần này quá giòn và xốp.

Tốt cho mắt

Vitamin A trong cải xoong có tác dụng rất tích cực trong việc cải thiện thị lực đồng thời chặn đứng nguy cơ thoái hóa điểm vàng từ giai đoạn sớm. Trong một diễn biến khác, cải xoong còn rất giàu vitamin C và thành phần này được xem là tấm khiên giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng đục thủy tinh thể. Vậy nên nếu muốn sở hữu một đôi mắt sáng khỏe thì bạn nên “kết thân” với rau cải xoong càng sớm càng tốt.

Phòng chống ung thư

Khả năng phòng chống ung thư của rau cải xoong được các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao. Nhiều bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh loài thực vật này làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột kết. Đặc biệt, bên cạnh việc ngăn ngừa thì chúng còn ức chế quá trình lan rộng của tế bào ung thư tới các cơ quan khác (di căn xa).

Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C cao ngất ngưỡng trong cải xoong vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch nói chung, vừa làm gia tăng hiệu quả chống ung thư nói riêng. Chưa hết, isothicyanate - hợp chất được tìm thấy trong rau cải xoong còn giúp bất hoạt Matrix Metalloproteinase 9 (MMP-9), một loại enzym kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các khối u. Từ đó làm chậm diễn tiến của bệnh lý nguy hiểm này (đặc biệt là với ung thư vú).

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Khả năng điều chỉnh đường huyết của rau cải xoong có được là nhờ thành phần ALA. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong thực vật này cũng làm tăng độ nhạy của insulin, hormon giúp chuyển hóa đường trong máu thành dạng đường tích trữ trong gan và cơ. Không những vậy, hàm lượng axit amin và chất xơ cao trong rau cải xoong cũng tham gia tích cực vào việc kiểm soát đường huyết.

3. Những ai không nên ăn rau cải xoong?

Rau cải xoong tốt là vậy nhưng đây không phải là thực phẩm toàn năng và tương thích với mọi cơ địa. Vậy bạn có biết những ai không nên ăn rau cải xoong?

Để biết những ai không nên ăn rau cải xoong, chúng ta cần dựa vào thành phần hoạt chất của thực vật đang xét và kiểm tra xem chúng là nhân tố “tối kỵ” trong những trường hợp bệnh lý nào.

- Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng không nên ăn cải xoong để tránh đầy hơi, khó tiêu, đau bụng làm bệnh thêm trầm trọng.

- Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong vì trong cải xoong có hàm lượng Iod cao nên những ai bị cường giáp sẽ khiến cho bệnh tình của người sử dụng ngày càng trở nên trầm trọng. Vậy nên rau cải xoong không phải là lựa chọn phù hợp dành cho đối tượng này.

- Những người cơ địa dị ứng cải xoong không được ăn. Những người bị suy thận nặng ăn cải xoong sẽ làm trầm trọng bệnh hơn. 

4. Cách chọn mua rau cải xoong tươi ngon

Công đoạn chọn mua được rau cải xoong tươi ngon là cực kỳ quan trọng. Đây chính là cách chọn rau cải xoong tươi ngon bạn có thể tham khảo nhé:

Kiểm tra bên ngoài rau: Bạn nên chọn những cây cải xoong phần lá có màu xanh tươi, mịn màng và không bị dập nát, héo úa hay thối ủng.

Kiểm tra rễ cây rau: Rễ cây rau cải xoong tươi xanh cần có màu vàng nhạt hoặc màu trắng và không thấy dấu hiệu bất thường hay hư thối nào.

Cảm quan hương vị rau: Bạn đưa rau cải xoong lên sát mũi và ngửi nhẹ để cảm nhận mùi hương. Cải xoong tươi xanh có mùi thơm khá dễ chịu và không hôi hay có mùi tạo sự khó chịu cho bạn

Thời điểm mua cải xoong: Tránh mua cải xoong trái vụ, vì rau cải xoong trái vụ sẽ ăn không ngon và sẽ có giá cả không hợp lý

Nguồn gốc và chất lượng: Bạn hãy mua rau cải xoong tại các địa chỉ bán rau củ uy tín để đảm bảo nhất có thể chất lượng của rau.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn có thể trồng cải xoong ngay tại nhà. Đây cũng là một cách tốt để đảm bảo chất lượng cho bữa ăn của bạn và người thân.

Cây sâm đất được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như sỏi thận, bàng quang, chữa tiểu đường, cao huyết áp, làm liền sẹo, trị chứng khó tiêu , táo bón... Hiểu được những đặc tính và cách chế biến, sử dụng cây sâm đất hiệu quả sẽ đem lại những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.

1. Đặc điểm cây sâm đất

Cây sâm đất còn được gọi với các tên khác như sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm... Nó có tên khoa học là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam, nhưng với công dụng và lợi ích mang lại cho sức khỏe mà cây này được dân gian đặt tên là sâm đất.

Đặc điểm

Về thân cây: Thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.

Về lá cây: Mọc so le, có hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, hơi mập và bóng cả hai mặt, mép lá có hình dạng như lượn sóng.

Về hoa: Đặc điểm đặc trưng là hoa thường nhỏ, màu hồng tím. Thường xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Thời điểm ra hoa vào tháng 6-7.

Về quả và hạt: Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Thời điểm ra quả vào khoảng tháng 9-10.

Khu vực phân bố

Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.

Ở nước ta, nó sinh trưởng và phát triển khắp các vùng miền trên cả nước. Cây thường phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi và người dân tại đây thường dùng loại cây này để làm thức ăn hàng ngày. Tại Trung Quốc, củ của cây sâm đất được bào chế để làm thuốc bổ. Ngoài ra, cảnh bởi cây dễ chăm sóc, đặc biệt là hoa rất đẹp nên cây sâm đất còn được dùng làm cây cảnh.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây bao gồm lá thân và củ đều được sử dụng.

Cách thu hái

Với đặc tính ưa đất ẩm nhưng nhiều ánh nắng, rất dễ trồng nên có thể thu hoạch cây sâm đất quanh năm để nấu canh ăn hàng ngày hay phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc bổ, điều trị ho. Ngoài ra, còn có thể trồng sâm đất trong các chậu kiểng vì cây cho hoa bé xinh, phớt hồng rất đẹp.

Thành phần hóa học

Trong cây sâm đất có chứa hoạt chất pectin, và một số hoạt chất khác.

Tính vị

Sâm đất có vị ngọt và tính bình. Tác động vào hai kinh là tâm và phế.

2. Công dụng, cách dùng của cây sâm đất

Ở nước ta, cây sâm đất được dùng chủ yếu để làm rau ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp sâm đất với các vị thuốc khác sẽ tạo nên những bài thuốc hay, có tác dụng trị bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt. Một số tác dụng chính của cây sâm đất bao gồm:

·       Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi

·       Điều trị ho, hen suyễn

·       Điều trị tiểu đường

·       Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ

·       Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan

·       Điều trị bệnh huyết áp cao

·       Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch

·       Mạnh gân xương, điều trị bệnh về xương khớp

·       Trị chứng viêm khớp, có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.

·       Trường hợp ăn uống khó tiêu, giúp giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

·       Điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang hiệu quả.

Trong các bài thuốc được lưu truyền hiện nay, cây sâm đất thường được sử dụng để chữa các bệnh như:

Cây sâm đất có tác dụng bồi bổ cơ thể: Trong trường hợp suy nhược, ra nhiều mồ hôi, tăng giảm huyết áp đột ngột thì có thể sử dụng sâm đất để hỗ trợ điều trị.

Cách thực hiện: Dùng lá sâm đất tươi hoặc khô để đun lấy nước uống hàng ngày.

Sâm đất giúp giảm đau, tiêu viêm: Khi gặp phải tình trạng đau khớp, sưng khớp... dùng lá hoặc phần rễ, củ cây sâm đất làm sạch và đun lấy nước uống hằng ngày. Giúp giảm viêm sưng và giảm đau trong những khớp xương.

Củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, làm long đờm nhuận tràng, giảm cơn ho và hen suyễn.

Làm mát gan: Dùng củ sâm đất ngâm rượu uống hay dùng lá nấu canh ăn giúp thanh giải thử nhiệt cơ thể.

Sâm đất giúp chữa một số bệnh về da: Đối với một số bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào... đun nước lá và rễ sâm đất uống, sau đó dùng bã đắp vào phần da bị tổn thương. Để trị mụn nhọt và các vết đứt: Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo keo như thạch có thể dùng để đắp với liều dùng 10-25 gram khô/ngày, dạng thuốc sắc.

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Khi gặp tình trạng sỏi thận, sỏi bàng quang hay viêm thận, dùng liều 10-25 gram khô/ngày, dạng thuốc sắc, có thể tán bột uống hoặc pha uống như trà với 10 gram trong 1 lít nước sôi, nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gram bột rễ trong 1 ngày.

Trị các bệnh về đường ruột: Khi bị khó tiêu, sâm giúp làm giảm trừ khí trong hệ tiêu hóa từ đó giảm đau bụng, ngoài ra còn dùng làm bài thuốc trị giun sán. Sâm đất còn có công dụng giảm táo bón.

Dùng cho phụ nữ sau sinh: Người dân Thái Lan thường sâm đất dùng cho phụ nữ hậu sản với mục đích kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung sau khi sinh.

Nấu canh

Lá rau sâm có thể dùng để ăn sống, luộc chấm nước mắm hay nước kho cá đồng và phổ biến nhất là nấu canh. Có thể nấu canh với thịt bò, thịt lợn thăn, thịt bằm nhưng ngon, ngọt nước và thanh mát nhất vẫn là nấu với tôm vừa ngon vừa lạ miệng. Canh rau sâm đất ăn vừa có vị ngọt vừa có vị chua giống như bạn đang ăn rau mồng tơi nhưng không nhớt như rau mồng tơi.

Rau sâm chọn lá tươi, non, rửa sạch và để ráo nước. Tôm tươi làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, giã thô. Ướp tôm với muối, hạt nêm, đường, hành, tiêu, tỏi khoảng mươi phút cho tôm thấm gia vị. Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho tôm vào đảo đều để thịt tôm săn lại, chín, dậy hương thơm thì thêm nước dùng. Nước sôi cho rau sâm vào, nấu chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Canh rau sâm nấu tôm vừa đơn giản trong cách chế biến lại rất ngon, lạ miệng với vị ngọt, béo, thơm của tôm, chua dịu của rau sâm, nước canh vừa thơm vừa ngọt, thanh mát. Món ăn này rất thích hợp dùng trong bữa cơm gia đình ngày nắng.

Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng, cây sâm đất được ứng dụng trong chữa bệnh mới chỉ đơn thuần là các bài thuốc dân gian truyền miệng. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu cụ thể về các thành phần và công dụng của nó một cách bài bản.

Theo Đông y, với tính hàn với vị hơi đắng, cay, cây sâm đất có thể gây độc nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách:

·       Lá sâm đất hơi độc vì vậy không nên dùng quá nhiều vì có thể gây choáng váng, khó thở

·       Không dùng sâm đất cho phụ nữ đang mang thai

·       Do đó, khi sử dụng cây sâm đất, nhất là trong chữa bệnh cần hết sức lưu ý, không được tuỳ tiện sử dụng. Tốt nhất, nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ sâm đất.

Rau sam là một loại cây thân cỏ, có vị chua, không độc, có tính lạnh và giàu giá trị dinh dưỡng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại rau này ở hầu hết các tỉnh thành, tại vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ... Đây không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều món ăn ngon, mà đây còn là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị một số bệnh lý thường gặp. Cùng tìm hiểu rau sam có tác dụng gì ngay trong bài viết sau đây.

1. Cây rau sam là loại cây như thế nào?

Rau sam là một loại cây thân cỏ, thuộc họ Rau sam, có tên khoa học là Portulaca oleracae L.Trong dân gian, có một số cách gọi khác cho loại cây này như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái...

Rau sam có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc nhưng hiện nay, nó sống được ở rất nhiều nơi, thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau. Tại Việt Nam, rau sam xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, thường mọc dại ở vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ...

Rau sam có vị chua, không độc, có tính lạnh và giàu giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của cây như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng được trừ phần rễ. Có thể kể đến một số món ăn thơm ngon từ rau sam như: rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, nộm rau sam... Đây không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều loại thức ăn ngon mà đây còn là một vị thuốc có nhiều công dụng. Có thể dùng rau sam ở dạng tươi hoặc phơi khô, dùng dần.

Thông thường, rau sam được thu hái vào mùa hè và mùa thu và chỉ sử dụng loại sam có thân to, đỏ. Tuy nhiên, nếu dùng với mục đích chế biến món ăn, có thể tìm thấy rau quanh năm. Việc giã nát rau với ít muối và đắp trực tiếp vào chỗ bị thương hoặc vắt lấy nước uống thường được áp dụng. Ngoài ra, còn có thể giã nát rồi phơi khô để dùng dần. Khi được sơ chế khô, để giữ được lâu nhất cần đặt rau vào trong các túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

2. Cây rau sam có đặc điểm gì?

Rau sam là loài thực vật thân cỏ, thuộc loại cây mọng nước với tỷ lệ nước là 93%.Thân cây có màu đỏ tía, bò sát đất, trơn nhẵn và chiều dài trung bình khoảng 20cm.

Lá của cây màu xanh lục trơn bóng, có dạng hình bầu dục và thường không có cuống. Lá rau sam rộng trung bình 11mm và dài khoảng 1 – 2cm. Lá mọc vòng và bao quanh các đóa hoa sam. Hoa thường mọc ở đầu ngọn, không có cuống, nhỏ và có 5 cánh màu vàng. Cây thường ra hoa vào cuối xuân đến giữa mùa thu. Sau nở hoa sẽ tạo quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt màu đen bóng.

Rễ rau sam được cấu tạo đặc biệt, gồm có một rễ cái to và nhiều rễ con dạng sợi. Nhờ vậy, loài cây này có thể phát triển kể cả ở những vùng đất cứng, khô hạn và nghèo dinh dưỡng.

3. Tác dụng của cây rau sam

Theo nghiên cứu, rau sam là một loại cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích. Cụ thể, rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ,vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác.. Các loại vitamin và khoáng chất có trong rau như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic... Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.

Y học cổ truyền Trung Quốc xem rau sam là một “vị thuốc trường thọ” với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhất. Với thành phần hóa học đa dạng và có dược tính cao như trên, cây rau sam có tác dụng như sau:

3.1. Tác dụng chống viêm

Nhờ vào tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất có ích, rau sam có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt là giảm đau và các cảm giác khó chịu khác trên đường tiết niệu và tiêu hóa.

3.2. Tác dụng chống oxy hóa

Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.

3.3. Tốt cho da, cơ và xương

Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao... Chính điều này đã giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.

Không chỉ vậy, hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau sam còn giúp bảo vệ màng tế bào và tránh khỏi các tác nhân gây hại.

3.4. Chống nhiễm trùng

Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn gây lỵ, thương hàn. Bên cạnh đó, còn có một số bệnh nấm và đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Cồn chiết xuất từ dược liệu còn có tác dụng ức chế trực khuẩn E. coli. Ngoài ra, rau sam còn có tác dụng thải trừ độc tố bisphenol A giúp nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng miễn dịch.

3.5. Tác dụng trên tim mạch

Omega 3 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim...

Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.

3.6. Hỗ trợ tiêu hóa

Trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, tránh được các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, rau sam còn được sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón, vì hàm lượng chất xơ cao và dự phòng ký sinh trùng đường ruột.

Đặc biệt, rau sam còn được xem như là phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể, bằng cách này có thể giúp bạn giảm cân.

3.7. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

3.8. Tác dụng hạ đường huyết

Rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, điều này đã được đề cập trong Dược thư Cổ của Anh Quốc.

4. Các lưu ý khi sử dụng ram sam?

Rau sam là một loại thực phẩm và dược phẩm có nhiều công dụng hữu ích đến đời sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng rau sam:

Rau sam thường được dùng tươi, sắc uống hoặc dùng ngoài da. Nếu dùng rau sam tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày.

Rau sam có tính hàn nên phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng, vì có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến sẽ khiến rau bị mất đi các chất dinh dưỡng.

Những người bị tiêu chảy nặng, cấp tính không nên dùng rau sam hoặc nếu có thì nên kết hợp thêm các loại thuốc có vị cay, ấm.

Trong rau sam có chứa 2 thành phần nitrate và oxalate nên những người có tiền sử bệnh sỏi thận nên tránh sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Khi chế biến rau sam, có 3 thứ tuyệt đối không nên dùng chung với rau sam là: thịt ba ba, rùa và trứng vịt lộn. Nếu dùng chung, nó có thể gây ra ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài công dụng là nguyên liệu thì rau sam còn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Để tăng hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ thì người dùng cần lưu ý một số cách dùng nêu trên. Tốt nhất là khi sử dụng rau sam điều trị bệnh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.

Rau sắn là một loại rau xanh quen thuộc trong bữa cơm của nhiều người dân Việt Nam với hương vị thơm ngon cực đặc trưng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách chúng ta rất dễ bị say và ngộ độc.

Nếu bạn đang tò mò về rau sắn, với những công dụng và cách chế biến như thế nào cho ngon và đúng điệu thì hãy đọc ngay bài viết này nhé! Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Rau sắn là gì?

Rau sắn là bộ phận lá của cây sắn, hay còn gọi là cây sắn dây. Cây sắn dây là một loại cây bụi, có nguồn gốc từ miền Nam Châu Mỹ và cũng đã xuất hiện từ rất lâu trước kia tại Việt Nam.

Lá sắn là lá đơn, mọc trên thân cây khá đặc biệt vì lá thứ nhất cho đến lá thứ năm cùng mọc trên một nhánh. Một phiến lá sẽ thường có khoảng 5 - 10 thuỳ với nhiều hình dạng khá phong phú từ cong dài, oval, mũi mác cho đến elip.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của lá sắn đó chính là mặt dưới lá có màu xanh nhạt và mặt trên lại mang màu xanh thẫm hơn, cuống lá trông khá dài (có thể lên đến 30 - 40 cm tuỳ loại).

Lưu ý: chỉ có rau sắn trắng lá xanh (sắn nếp) mới có thể ăn được, còn loại sắn lá tre, có màu hơi tím thì không nên ăn vì sắn đó độc hơn, ăn vào rất dễ bị say. Ngày xưa, trong thời buổi còn đói khổ, dường như món rau sắn chỉ dành cho nhà nghèo hay những người nông dân tại đồng quê.

Ăn rau sắn có tốt không?

Như chúng ta đã biết, củ sắn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp nguồn calo dồi dào cho cơ thể. Vậy còn rau sắn thì như thế nào? Thực tế loại rau này là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Trong 100g rau sẽ có chứa khoảng 3,5g chất xơ, chiếm 12% nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành.

Nếu biết ăn rau sắn đúng cách với một mức độ nạp vào cơ thể hợp lý thì nó cũng hoàn toàn không thua kém bất cứ loại rau đắt tiền nào khác đâu nhé! Bởi lẽ, rau sắn mang đến khá nhiều công dụng cho cơ thể con người như:

Tốt cho hệ thiêu hóa: Chất xơ dồi dào giúp điều hoà và thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động ổn định, ngăn ngừa bệnh táo bón…

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Vitamin C có trong rau sắn là một chất chống oxy hóa khá mạnh, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Magie có trong rau sắn có khả năng làm điều hoà huyết áp, hạn chế các bệnh xấu về tim mạch.

Bật mí kinh nghiệm ăn rau sắn ngon

Thời gian thích hợp để ăn rau sắn

Tuy là một giống cây hầu như cho lá quanh năm nhưng không phải bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thưởng thức rau sắn một cách chuẩn vị nhất đâu nhé! Thực tế, rau sắn ngon nhất là vào mùa hè, lúc này rau sẽ có màu xanh đậm và vị ngọt nhẹ, thanh mát rất dễ ăn.

Cứ mỗi độ tháng 3 Dương lịch, khi những mầm cây sắn đã bắt đầu xanh tốt, những người dân chân chất nơi đây lại cùng nhau ra vườn thu hoạch rau sắn. Theo kinh nghiệm là họ chia sẻ, muốn có một bó rau sắn ngon nhất thì không nên hái ở bãi trồng, mà họ sẽ thường hái ngọn sắn ở bờ rào. Bởi vì những cây sắn mọc ở đây sẽ có lá rất ngọt, mềm và không hề bị chát khó ăn.

Chế biến rau sắn đúng cách

Rau sắn sau khi hái về phải được nhặt và bỏ đi những cuống già. Sau đó, người dân dùng tay vò cho rau được mềm một chút để nhựa sắn có thể tiết ra. Nên nhớ, vò sao cho thật kéo léo để rau đều nguyên chứ không bị nát và đứt thành từng đoạn.

Kết tiếp, ta cho phần rau sắn này vào một chiếc chum hoặc vại sành cùng với nước và muối rồi đậy lại để như thế trong 2 - 4 ngày. Khi thấy rau đã chuyển sang màu vàng nhạt, có mùi chua toả ra thì lúc đó đã có thể lấy ra và chế biến món ăn rồi đấy! (Lưu ý, đây là cách chế biến rau sắn phổ biến được sử dụng để nấu một vài món chua)

Rau sắn được sử dụng để làm ra rất nhiều món ăn ngon lành. Có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ vì độ hấp dẫn và phong phú này đấy, một số món ăn từ rau sắn phải kể đến đó là: Rau sắn chua nấu canh cá, rau sắn nấu cùng cua đồng hoặc tôm riu, cá kho dưa sắn, rau sắn xào, hoặc đơn giản chỉ là luộc rau sắn tươi rồi chấm với muối vừng thôi cũng rất ngon và bùi rồi.

Những lưu ý nên nhớ khi ăn rau sắn

Tương tự như củ sắn, người sử dụng khi chế biến và thưởng thức rau sắn cần đặc biệt lưu ý một vài điều để không bị say hoặc thậm chí là ngộ độc:

Không ăn rau sắn sống

Việc ăn rau sắn sống rất dễ gây ra ngộ độc, kể cả khi nó đã được muối chua cũng cần phải chế biến ở nhiệt độ cao và chín kỹ. Bởi lẽ, trong rau sắn sống có chứa nhiều cyanhydric - loại chất khi tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, thậm chí có thể gây tử vong nếu quá nghiệm trọng.

Ngoài ra, chất này khi đi vào máu cũng sẽ gây ức chế men cytocrom oxydase hoạt động, gây ra thiếu oxygen ở các mô. Mặt khác, cyanhydric còn ảnh hưởng đến trung tâm điều hoà nhiệt ở não vào trung tâm hệ hô hấp trong cơ thể.

Lượng axit cyanhydric có thể gây ngộ độc với người trưởng thành (có cân nặng khoảng 50kg) là 20mg và gây tử vong vào khoảng 50mg. Đối với đối tượng người già và trẻ em thì liều lượng này có thể sẽ thấp hơn. Tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng rau sắn sống mà bạn ăn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, hãy nhớ là không được ăn rau sắn khi chưa được nấu chín.

Đối tượng nên hạn chế ăn rau sắn

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Rau sắn có thể gây kích thích dạ dày, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người có các bệnh về huyết áp thấp: Tuy rau sắn có nhiều chất xơ hoà tan nhưng nếu tiêu thụ với một lượng quá lớn có thể khiến huyết áp hạ quá mức, gây nguy hiểm.

Chỉ ăn rau sắn sau khi đã được chế biến kỹ

Rửa sạch rau sắn trước khi ăn: Điều này giúp loại bỏ đi bụi bẩn, vi khuẩn… đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Nấu chín kỹ rau sắn: Rau sắn sống có chứa độc tố, cần nấu chín kỹ trước khi ăn để tránh việc ngộ độc.

Không ăn rau sắn quá nhiều: Chứa nhiều chất xơ, vì vậy khi chúng ta ăn rau sắn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Cây tầm bóp là một loại cây mọc dại ở các vùng quê của Việt Nam và rất phổ biến. Loại cây này từ lâu đã được dùng như một loại rau ăn và làm thuốc chữa bệnh. Trong đông y, tầm bóp có nhiều công dụng chữa bệnh nên nhiều gia đình thường trồng dự phòng trong vườn nhà để dùng khi cần.

1. Cây tầm bóp, rau tầm bóp là gì?

Tên và nguồn gốc của cây tầm bóp

Cây tầm bóp còn được gọi bằng những cái tên khác như cây thù lù, cây lồng đèn, cây bôm bốp, cây bùm bụp…, có tên khoa học là Physalis Angulata, thuộc họ Cà.

Cây tầm bóp là loài cây mọc dại ở nhiều nơi và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.

Đặc điểm của cây tầm bóp

Vì cây tầm bóp cũng thuộc họ Cà nên có các đặc điểm tương tự như cây cà. Cụ thể, cây tầm bóp có những đặc điểm sau:

Thân cây: Cây tầm bóp thuộc loại cây thân thảo, thân cây mọc nhiều cành nhánh và cao từ 50-90 mét.

Lá cây: Lá tầm bóp có màu xanh, hình bầu dục và mọc so le nhau.

Hoa: Hoa tầm bóp mọc đơn lẻ từ nách lá chứ không mọc thành cụm, có cuống hoa hơi mảnh.

Quả: Cây tầm bóp có quả nhỏ và tròn giống như quả cà, được bao bọc bằng một lớp vỏ mỏng xanh nhìn giống như lồng đèn, khi bóp quả tầm bóp sẽ nghe được tiếng nổ nhỏ. Khi chín màu của quả sẽ chuyển thành màu đỏ, có vị chua chua ngọt ngọt.

Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cây tầm bóp không chứa độc tính. Thân và quả tầm bóp được dùng để làm dược liệu.

Cây tầm bóp chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, trong 100gr quả cây tầm bóp có chứa hàm lượng các chất sau:

·       11gr alkaloid và carbohydrate

·       1.5gr protein

·       0.5gr chất xơ

·       0.5gr chất béo

·       12mg canxi

·       8mg magie

·       39mg photpho

·       1.3mg sắt

·       0.1mg kẽm

·       Các loại vitamin như 1.6 mg vitamin A, 28mg vitamin C...

2. Những tác dụng chữa bệnh của cây tầm bóp

Cây tầm bóp được biết đến có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như:

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Tầm bóp có chứa lượng vitamin C dồi dào, chất này có tác dụng tốt trong việc chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Nhờ đó điều hòa mạch máu, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Cùng với vitamin A trong trong cây có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp cải thiện bệnh lý về máu.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Mọt trong những công dụng tuyệt vời của cây tầm bóp là khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Các thành phần trong tầm bóp, nhất là vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng,...

Tốt cho mắt

Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A có tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Sử dụng tầm bóp đúng cách cũng là một giải pháp tăng cường sức khỏe của đôi mắt.

Hạ sốt, chữa cảm lạnh

Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.

3. Những bài thuốc từ cây tầm bóp

Người dùng có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản sau trong hỗ trợ điều trị bệnh:

Bài thuốc cho người tiểu đường

Sử dụng rễ cây tầm bóp cùng với chu sa và tim lợn nấu lên dùng liên tục trong 7 ngày với liều lượng mỗi ngày 1 lần. Vị thuốc này có tác dụng tốt đối với người tiểu đường hoặc sỏi niệu. Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, nhất là kiêng khem và uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.

Thuốc chữa bệnh hô hấp

Với người có biểu hiện ho khan, viêm họng, có thể áp dụng bài thuốc sau: dùng tầm bóp khô, sắc mỗi lần khoảng 20gr, sắc lấy nước uống trong 4 ngày. Tình trạng sưng đau họng, ho có thể thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người bị thủy đậu, ban đỏ, là bài thuốc lợi tiểu khá hữu hiệu.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Tầm bóp tươi rửa sạch với nước muối loãng, đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Còn bã dùng để đắp trên nhọt, đinh râu,... Đây là bài thuốc chữa nhọt rất hiệu quả và an toàn, tác dụng khá nhanh. Nước tầm bóp giúp thanh nhiệt, giải độc. Bã tầm bóp có thể giúp nhọt bớt sưng, mau lên mủ và mau khỏi.

4. Một số lưu ý khi sử dụng tầm bóp

Cây tầm bóp là cây dược liệu lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cũng cần phải thận trọng. Liều dùng và cách dùng phải theo chỉ định của bác sĩ hay những người từng có kinh nghiệm. Dùng tầm bóp để hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường, tránh việc lạm dụng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cần lưu ý những điều sau đây:

Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.

Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,... cần dừng lại ngay.

Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.

Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.

Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Bà bầu ăn rau tầm bóp có được không?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường rất nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm và luôn phải cẩn thận trong việc lựa chọn thức ăn dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi. Rau tầm bóp với nhiều thành phần dinh dưỡng không những không có hại cho bà bầu mà còn đem lại nhiều tác dụng tốt.

Theo Đông y, rễ cây tầm bóp có tác dụng cải thiện chỉ số đường trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường - căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Vitamin C có trong rau tầm bóp sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu tránh được các bệnh vặt dễ mắc phải như sổ mũi, cảm cúm…

5. Phân biệt cây tầm bóp với cây lu lu đực

Bởi có những đặc điểm khá giống nhau về hình dáng giữa cây tầm bóp và cây lu lu đực nên mọi người thường hay nhầm lẫn hai loại cây này với nhau. Dưới đây là cách phân biệt hai loại cây này:

Hoa: Hoa của cây lu lu đực mọc và nở ra thành chùm và mọc ở phía trên của nách lá chứ không phải mọc đơn lẻ như hoa của cây tầm bóp, khi nở các cách hoa vươn rộng ra.

Quả: Quả cây lu lu đực tròn và mọc thành chùm, quả non có màu xanh thuần khiết và chuyển sang màu tím đến đen tím khi chín. Trong khi đó, quả cây tầm bóp có màu xanh nhạt và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ, được bao bọc bởi lớp vỏ cùng màu bên ngoài, các quả cũng mọc riêng lẻ nhau.

Vị quả: Quả cây lu lu đực có vị đắng pha lẫn vị ngọt, quả tầm bóp có vị chua chua ngọt ngọt và theo cảm nhận của nhiều người thì còn có chút vị chát.

6. Cách chọn mua rau tầm bóp tươi ngon

·       Rau tầm bóp ngon có lá có màu xanh đậm, mặt trên của lá rất bóng và mướt.

·       Nên chọn mua những lá còn nguyên vẹn, lành lặn, không bị trầy xước.

·       Không mua rau có dấu hiệu héo úa, dập nát, cuống lá bị thâm đen.

Nhắc đến cái tên rau tiến vua thì không phải ai cũng biết, hoặc có nghe tên nhưng cũng không biết cụ thể đây là loại rau gì có công dụng như thế nào. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin thú vị để giúp bạn hiểu hơn về rau tiến vua và cách chế biến món ăn ngon từ loại rau này nhé

1. Rau tiến vua là gì?

Tên gọi khác : Rau công sôi, rau cần biển, rau câu, rau cung đình hay rau cần khô

Tên khoa học : Mountain Jelly Vegetable hoặc Gongcai.

Xuất xứ : Trung Quốc

Đây là rau có thân mềm, hơi dai, chiều dài có thể lên tới 40-50cm, kích cỡ bề ngang bằng ngón tay hoặc hơn. Tháng 4 âm lịch là thời điểm để trồng rau tiến vua và thu hoạch sau 1 năm trồng trọt. Rau chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, nên rất tốt cho sức khỏe, là món ăn hàng đầu trong quá trình giảm cân vì chứa lượng calo thấp. Ở nước ta, có những vùng biển trồng rau tiến vua nhưng thu về số lượng ít đó là Nghệ An, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại rau tiến vua:

Rau tiến vua khô: Loại rau này sau khi thu hoạch sẽ được sấy khô đóng thành túi. Khi bạn ăn bạn bỏ vào ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng, rau sẽ nở to ra, dùng để chế biến các món ăn

Rau tiến vua muối chua: Loại rau này là loại rau tươi được muối chua bỏ bịch để bán ra thị trường.

2. Công dụng của rau tiến vua

Rau Tiến vua có rất nhiều công dụng trong đó đặc biệt có những công dụng dưới đây:

Tốt cho tim mạch

Theo phân tích của viện rau quả thuộc viện khoa học Trung Quốc thì rau tiến vua có giá trị dinh dưỡng cao có tới 20 loại khoáng chất, các loại axit amin thiết yếu. Ăn nhiều rau tiến vua hạn chế nguy cơ bị đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thiếu máu não.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo một số sách y học Trung Quốc có nhắc đến rau tiến vua với công dụng thanh nhiệt, giải độc, … Rau tiến vua giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa trứng khó tiêu, táo bón.

Làm đẹp da

Rau tiến vua rất giàu vitamin E nên khi ăn loại rau này sẽ giúp chị em có được làn da sáng mịn, loại bỏ nếp nhăn và giúp trẻ hóa làn da.

Phòng chống ung thư

Trong y học, nhiều nghiên cứu chỉ ra chất phytonutrients có trong rau tiến vua giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc ung thư: Vú, dạ dày và tá tràng.

3. Cách chọn rau tiến vua ngon 

Chọn rau tươi : 

Cọng rau đồng đều, có màu xanh đặc trưng không bị chuyển sang màu vàng xám

Khi mở túi rau có mùi thơm, không bị ẩm ướt 

Chọn rau khô : 

Rau khô có màu xanh xám nhẹ, nhìn còn giữ được độ tươi ngon

Các cọng rau đều nhau, không bị ẩm mốc 

Có mùi thơm nồng của rau, không xuất hiện mùi lạ

4. Cách bảo quản rau tiến vua

- Để có các món ăn ngon với rau tiến vua, ngoài cách chọn rau tiến vua ngon, bạn cần chú ý đến khâu bảo quản rau tiến vua. Rau tiến vua thực ra rất dễ bảo quản. Bạn chỉ cần chú ý một chút là được.

- Với rau tươi, bạn nên sử dụng và ăn trong ngày để đảm bảo chất lượng.

- Với rau tiến vua khô, bạn chỉ cần bọc kín rau lại, để nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu cần, có thể cho rau vào ngăn mát tủ lạnh. Thỉnh thoảng mở rau ra kiểm tra xem rau có bị mốc, hỏng hay không.

- Rau tiến vua sau khi ngâm nở mà không sử dụng hết thì nên bỏ đi. Không nên phơi khô tiếp vì rất khó bảo quản, nhanh hỏng.

Dọc mùng (bạc hà) là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè. Cây dọc mùng dùng để nấu canh chua, canh cá đều rất đưa cơm và được y học hiện đại chứng minh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.

Dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Bên cạnh đó, cứ trong khoảng 100g dọc mùng thì chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng cũng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một số chất khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, cản trở quá trình hấp thu các chất này ở trong ruột.

Dược tính của dọc mùng

Theo y học cổ truyền, dọc mùng vị nhạt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải khát. Trong Đông y thường dùng dọc mùng phơi khô héo gọi là phùng thụ can. Phùng thụ can tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt.

Một số căn bệnh có thể sử dụng dọc mùng làm thuốc để trị như:

- Chữa bệnh cảm sốt: Khi bắt đầu những triệu chứng cảm sốt như ho, đau họng dùng phùng thụ can sắc kỹ thật đặc, uống khi còn nóng.

- Chữa bệnh sởi: Dùng 40g phùng thụ can sắc kỹ lấy nước cho người bệnh uống.

Ngoài ra, nên tăng cường ăn dọc mùng đối với những bệnh nhân béo phì, huyết áp cao, đái tháo đường.

Tác hại của dọc mùng

Dọc mùng nếu ăn sai cách cũng sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe:

Ăn dọc mùng khi chưa sơ chế và chế biến kỹ sẽ gây ngứa

Không như các loại rau khác, rau bạc hà cần được sơ chế và nấu thật chín kỹ nếu không chúng sẽ tiết ra các chất gây ngứa họng, vô cùng khó chịu. Để tránh ngứa khi ăn bạc hà, các gia đình cần lột sạch vỏ, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho tới khi dọc mùng mềm. Cuối cùng vắt kiệt nước trong bạc hà là có thể dùng được.

Người bệnh gút, khớp cần kiêng ăn dọc mùng

Giới chuyên gia thường khuyên rằng, những người bệnh gút nên tránh ăn các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.

Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những ai ăn nhiều dọc mùng sẽ có làm tăng thêm 15% acid uric trong máu so với người không ăn. Vì thế, người mắc bệnh gút và khớp nên kiêng ăn dọc mùng kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Người có cơ địa dị ứng không nên ăn rau dọc mùng

Những người mang cơ địa dị ứng, mang gene đặc biệt thì nên tránh ăn rau dọc mùng vì có thể dẫn tới sốc phản vệ, nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng thì tắc phế quản, ngạt thở, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch và có thể gây tử vong.

Triệu chứng của dị ứng dọc mùng thường đi kèm với dấu hiệu ngứa miệng, phát ban, sưng môi, lưỡi, khó thở... Trường hợp nặng sẽ là phù nề đường hô hấp, sưng họng, mất ý thức... bệnh cần được phát hiện xử trí kịp thời, nhanh chóng trước khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách chọn mua dọc mùng (bạc hà) giòn ngon

·       Bạn nên chọn mua dọc mùng có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ.

·       Dọc mùng ăn được là dọc mùng được trồng ở nơi có nước, giữa cuống lá có chấm đỏ. Nếu là chấm trắng thì bạn không nên mua vì đó là loại ngứa, không ăn được.

·       Hạn chế mua dọc mùng đã bị cắt ra hoặc bị dập, thâm.

Rau dền là loại rau quen thuộc có thể chế biến các món canh, món xào… ngoài ra nó còn có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Rau dền còn có vị ngọt thanh mát, đây cũng là một trong những lí do khiến rau dền được đa số người dân tin dùng vào mùa hè khi tiết trời nắng nóng.

Rau dền được bán rất nhiều ở các chợ, siêu thị, rau dền có hai loại chính gồm rau dền đỏ và rau dền xanh, vậy chúng ta nên chọn loại rau dền nào?

Sự khác biệt giữa hai loại rau dền này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và rất dễ phân biệt. Nhưng chúng tôi đoán rằng không nhiều người thắc mắc về sự khác nhau giữa hai loại rau dền này. Có phải hai loại rau dền chỉ khác nhau về màu sắc? Chúng có khác nhau về hương vị và dinh dưỡng không? Nên mua loại rau dền nào?

Hôm nay chúng tôi sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu sự khác nhau giữa rau dền đỏ và rau dền xanh. Sau khi đọc nó, bạn sẽ biết nên chọn loại rau dền nào, vì vậy đừng mua một cách mù quáng nữa khi biết đầy đủ thông tin.

Hương vị

Trước hết, về hương vị, rau dền đỏ có vị tương đối mềm, hơn nữa do rau dền đỏ tiết ra nhiều nước nên càng thích hợp nấu canh. Và vì màu của rau dền đỏ cũng rất đẹp, có màu đỏ tía, vắt lấy nước cốt để làm vỏ bánh bao, làm bún… cũng rất ngon. Đây là một loại thuốc nhuộm tự nhiên rất đẹp và bổ dưỡng. Rau dền xanh giòn và chắc hơn, thích hợp để làm món xào hơn.

Dinh dưỡng

Về mặt dinh dưỡng, rau dền đỏ và xanh có giá trị dinh dưỡng riêng:

- Rau dền đỏ có lợi cho người bị thiếu máu. Dền đỏ có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị mụn nhọt… Rau dền đỏ chứa hàm lượng vitamin A rất cao, nhiều vitamin B1, B6, B12. Hàm lượng sắt và canxi trong dền khá cao nhưng lại ko có axit oxalic, nên hai chất này được cơ thể hấp thụ và tận dụng dễ dàng. Hàm lượng sắt rất lớn trong rau dền sẽ giúp tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Bởi vậy đây là loại rau rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.

- Rau dền xanh có vị ngọt, tính hàn, được biết đến với tác dụng trị táo bón, bỏng da, viêm họng, vôi hóa cột sống. Theo y học cổ truyền, dền xanh có công dụng giải nhiệt, làm mát gan, nhuận tràng, thông tiểu, lợi khí, trừ thấp, khai khiếu. Mỗi bộ phận của cây được dùng với mục đích trị bệnh khác nhau. Thân cây được dùng làm thuốc trị bỏng nhẹ, làm tiêu mụn nhọt, lợi sữa. Lá kích thích tiêu hóa, điều trị táo bón, long đờm, giảm ho, viêm họng và một số vấn đề về đường hô hấp. Hạt làm thuốc đắp trị gãy xương, băng bó chấn thương

Ta có thể nhận thấy rau dền đỏ và rau dền xanh tuy cùng là một loại cây nhưng hương vị và dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau. Sự khác biệt về hương vị sẽ không quá lớn, bạn có thể lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của bản thân. Nhưng xét về mặt dinh dưỡng thì bạn có thể cân nhắc xem mình muốn chọn mặt tốt ở khía cạnh nào hơn. Từ đó bạn có thể chọn rau dền đỏ hay xanh mà không do dự mỗi lần ra chợ.

Đều là rau cần nhưng do sinh trưởng trong những điều kiện khác nhau nên tính chất và tác dụng của cần ta và cần tây không hề giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cần ta và cần ta khác cần tây như thế nào nhé.

Một trong những món rau có lợi, nhất là vào mùa đông được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đó chính là rau cần. Tuy chúng vị không đậm đà như một số loại rau khác, nhưng chính cái vị ấy lại mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người cao huyết áp, tiểu đường được cải thiện bệnh đấy. Rau cần có hai loại: cần ta và cần tây. Cần ta sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt, thường được trồng ở các ruộng nước, nên còn có tên gọi khác là “cần nước”. Còn cần tây mọc ở trên cạn, nên còn gọi là “cần cạn”. Để dùng đúng trong chữa bệnh, ta nên biết rõ tính năng của từng loại nè.

1. Rau cần ta là gì?

Rau cần ta (Oenanthe stolonifera (Roxb.) Wall) hay còn gọi là rau cần nước, cần cơm hay cần ống, thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Rau không những chữa đầy bụng, nôn mửa ở trẻ em mà còn điều trị việc tiểu ra máu, tiểu buốt, rắn cắn, bò cạp đốt,...

Đặc điểm

Cần ta thuộc cây thân thảo nhẵn, có chiều cao từ 20 – 60cm. Thân cây xốp, mềm, màu trắng, xanh nhạt hoặc huyết dụ và được chia làm nhiều đốt. Phần thân giữa ở các đốt sẽ rỗng ở bên trong, còn những đốt trên ngọn thường chỉ mang một lá.

Lá cần ta màu xanh đậm, mọc so le và chia thành nhiều thùy. Hai bên mép có hình răng cưa và có bẹ lá to ôm lấy thân, mọc bò dài ngập trong bùn, bén rễ ở những mấu. Cuống lá thì dài từ 3 – 8cm, những lá gần ngọn thường không có cuống. Từ các kẽ lá có thể mọc ra những nhánh con có thể phát triển thành cây mới.

Phần gốc cần ta già thì sẽ cứng và dai hơn. Nó dính liền với chùm rễ và ăn sâu vào lớp bùn để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Ngoài ra, rễ cây còn mọc rải rác ở một số đốt. Mùa hoa quả sẽ rơi vào dịp tháng 4 – 6, quả mang dáng hình trụ – thuôn và có 4 cạnh lồi.

Phân bố

Rau cần ta có nguồn gốc từ khu vực Đông Á. Ngoài Việt Nam thì cây còn được trồng phổ biến ở các nước khác như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ hay Ý để làm lương thực và dược liệu chữa bệnh.

Chúng ưa sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ (tầm 15 – 20 độ), ẩm ướt, khu vực có nhiều nước và bùn như sông, hồ, ao, ruộng. Đây là loại cây sinh sản vô tính, phát triển bằng cách đâm chồi ở các kẽ lá.

Bộ phận dùng

Toàn cây (dùng tươi hoặc phơi khô) đều có giá trị dược liệu và được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Thành phần hoá học

Rau cần ta chứa 0,066% tinh dầu; 1,4% tro; 1,51% Protein; Sắt; 0,28% chất béo; Canxi; 2,47% Carbohydrate; đạm; đường; Photpho; Caroten; axit hữu cơ cùng các loại vitamin như: A, B1, B2, P và C.

2. Tác dụng của rau cần ta

Rau cần ta có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người, phải kể đến như:

- Chống viêm gan: Rau cần ta có các hoạt chất giúp hạn chế sự nhân lên của virus viêm gan B. Rau cần ta rất tốt cho những bệnh nhân bị tổn thương gan cấp, xơ gan, gan nhiễm mỡ,...

- Thanh nhiệt

- Hạn chế đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn

- Chữa các triệu chứng sốt, cảm

- Rau cần ta giã nát còn có tác dụng điều trị áp xe, rắn cắn, bò cạp đốt,...

3. Rau cần ta khác cần tây như thế nào?

Về đặc điểm, phân bố

Khác với cần ta, rau cần tây chủ yếu sống trên cạn. Thân mọc đứng cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, chỉ chia là ba thùy, dạng hình tam giác. Các lá giữa và ở ngọn sẽ không có cuống, cũng chia ba thùy, xẻ 3 hoặc không chia thùy luôn. Hoa có màu trắng hay xanh lục và được xếp thành tán.

So với cần ta có nguồn gốc vùng Đông Á thì cần tây lại đến từ vùng ôn đới ẩm. Cây ưa khí hậu ẩm mát, chịu được lạnh, không chịu được nắng nóng nên sau khi di nhập vào nước ta, chúng chỉ phát triển tốt trong các mùa đông – xuân.

Về công dụng

- Rau cần ta

Hạ huyết áp: Cần ta chứa nhiều chất xơ, không chất béo, lại ít đường nên rất tốt cho bệnh cao huyết áp. Người bệnh có thể dùng bằng cách nấu cháo ăn 2 – 3 bữa/tuần, sau một thời gian huyết áp sẽ ổn định hơn.

Giải độc cơ thể: Hàm lượng Albumin có trong cần ta là một chất rất ít có trong các loại rau khác. Nó có thể chống tiêu khát, giải độc cơ thể, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Bạn có thể dùng nước ép cần ta cả rễ sẽ có tác dụng tốt hơn.

Cải thiện chứng thiếu máu: Cần ta có chứa một hàm lượng chất sắt, Photpho tương đối nhiều giúp cho những người bị chứng thiếu máu được cải thiện. Bạn có thể dùng chúng xào với thịt bò càng có hiệu quả hơn.

Giảm ho, viêm phế quản: Bệnh này rất hay gặp vào mùa đông, nhất là trẻ em và người già. Để điều trị bệnh nhẹ, bạn có thể dùng nước ép cần ta hòa thêm chút muối rồi hấp cách thủy cho nước nóng thì uống sẽ có tác dụng.

Lưu ý: Người mắc chứng ngứa hoặc vẩy nến thì không nên dùng nhiều bởi nó có chứa Arachidon – chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn.

- Rau cần tây

Dưới đây là các công dụng của cần tây:

Giảm lượng cholesterol cao: Cần tây có chứa một loại hợp chất “độc nhất vô nhị” gọi là 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh) có tác dụng làm giảm lượng lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) trong cơ thể đó.

Phòng tránh lở loét: Điều này thì đa số mọi người ít biết đến về cần tây nè. Nó có thể giúp ngăn ngừa và giảm hình thành các vết loét gây đau đớn. Theo nghiên cứu năm 2010, cần tây được cho rằng có chứa chiết xuất Ethanol, vì thế, đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ thành ống tiêu hóa khỏi tình trạng lở loét.

Hỗ trợ giảm cân: Cần tây đặc biệt rất ít calo và là thực phẩm quý giá giúp bạn giảm cân đấy. Nó không những giàu dinh dưỡng mà còn giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất béo lipid, hỗ trợ việc giảm cân một cách hiệu quả.

Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư: Cùng với cà rốt, thì là, ngò tây và củ cải, cần tây có chứa các hợp chất ngăn ngừa tổn thương tế bào gọi là Polyacetylene. Nó đã được chứng minh việc giảm độc tố và chống lại các nguyên nhân hình thành ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột và bệnh bạch cầu.

4. Cách sử dụng rau cần ta

Chế biến món ăn

Ra cần ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, vừa tạo thêm hương vị cho món ăn, vừa tốn cho sức khỏe: bò xào, mực xào, miến trộn, nộm, bún cá, canh sườn non...

Nước ép rau cần ta

Bạn có thế lấy rau cần ta ép lấy nước để uống, vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe. Nước ép rau cần ta giúp hạn chế tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, mất ngủ, ngủ không ngon,...

5. Lưu ý khi sử dụng rau cần ta

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu thêm về hai loại rau cần phổ biến ở nước ta: cần ta và cần tây. Do sinh trưởng ở điều kiện khác nhau nên tính chất và tác dụng cũng khác nhau. Để dùng đúng trong chữa bệnh, ta nên biết rõ tính năng của từng loại nhé.

Dưa lưới là loại quả thường có hình bầu dục, da quả màu xanh, khi chín thường ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là dưa vân lưới (gọi ngắn là dưa lưới).

Thịt quả dưa lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ, có vị ngọt thanh. trọn lượng quả dưa lưới rơi vào khoảng 1.5 - 3.5 kg.

Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt.

Dưa lưới cung cấp rất nhiều tiền vitamin A (β-carotene), vitamin C, các loại dinh dưỡng như vitamin E và axit folic là những chất chống oxy hóa quan trọng trong quá trình biến dưỡng dinh dưỡng của con người.

1. Các loại giống dưa lưới phổ biến hiện nay

1.1. Dưa lưới ruột xanh


Dưa lưới ruột xanh thuộc họ bầu bí, tên khoa học là Cucumis melo. Dưa lưới ruột xanh có dáng tròn hoặc dài tùy từng giống, mỗi quả nặng từ 1.5 - 3.5kg, lớp vỏ bên ngoài có màu xanh đan xen với các đường vân nổi màu trắng như có một lớp lưới bọc bên ngoài. Phần ruột bên trong của dưa có màu xanh nhạt, vị ngọt thanh và giòn.

Tuy nguồn gốc từ Châu Phi và Ấn Độ nhưng hiện nay dưa lưới ruột xanh đã được trồng rộng rãi trên khắp thế giới bởi vị ngon và những giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại cho sức khỏe.

1.2. Dưa lưới vàng ruột xanh


Dưa lưới vàng ruột xanh có màu sắc lớp thịt bên trong tương tự như dưa lưới ruột xanh, nhưng lớp vỏ ngoài có màu vàng nhạt và nhiều đường gân trắng sáng tạo thành lớp lưới bọc bên ngoài.

Giống dưa lưới này có dáng tròn và nặng khoảng 1.5 - 2.5kg, khá dễ trồng, thuộc loại thân leo và ra quả quanh năm, sinh trưởng tốt ở nhiều loại khí hậu khác nhau nên rất được ưa chuộng.

Dưa lưới vàng ruột xanh chín có vị ngọt và mềm kèm theo hương thơm nhẹ nhàng, ăn dưa lưới vàng ruột xanh giúp cho hệ tim mạch được khỏe hơn và giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.

1.3. Dưa lưới ruột xanh Nhật Bản


Đây là một giống dưa lưới được nhiều người biết đến, được thu hoạch hàng năm tại Nhật Bản và có giá thành cao hơn so với các loại dưa lưới khác, nhưng chất lượng quả của chúng được đánh giá rất cao.

Dưa lưới ruột xanh Nhật Bản có thịt dày và rất giòn, mỗi quả nặng trung bình khoảng 1.3 - 1.4kg, chúng tự thụ phấn và cho năng suất cao khoảng 3 - 4 vụ/ năm.

1.4. Dưa lưới Ananas


Đây là loại dưa thuộc giống xạ hương, nguồn gốc từ Trung Đông. Giống dưa lưới Ananas mang hương vị đặc trưng của dưa lưới, có mùi thơm dịu và đậm vị ngọt.

Dưa lưới Ananas có hình bầu dục, vỏ ngoài khá dày, có màu vàng và nhiều đường vân lưới đan xen vào nhau. Ruột của quả dưa lưới Ananas có các màu từ trắng kem đến cam nhạt.

1.5. Dưa lưới Apollo


Với vẻ ngoài bắt mắt, mùi thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh rất ngon nên dưa lưới Apollo khá phổ biến trên thị trường. Dưa lưới Apollo khá giống với loại dưa vàng nhưng có màu sắc sáng hơn, thịt mềm và nhiều nước hơn.

1.6. Dưa lưới ruột vàng (Giống Mỹ)


Dưa lưới ruột vàng có thịt màu vàng cam, mùi thơm nồng đậm và vị ngọt thanh tự nhiên rất hấp dẫn và là loại dưa lưới phổ biến nhất hiện nay. Dưa lưới ruột vàng rất mọng nước nên được dùng như là một loại trái cây giải nhiệt, dưa có vỏ mỏng, thịt dày và nặng khoảng từ 1.5 - 4kg/quả.

1.7. Dưa lưới ruột vàng (Giống châu Âu)


Dưa lưới ruột vàng giống châu u cũng có mùi thơm, thịt ngọt có màu vàng cam đặc trưng và quả tròn như những giống dưa lưới khác.

Lớp vỏ bên ngoài của loại dưa lưới giống châu u này có màu xanh đậm và đan xen với các đường gân trắng sáng, bên cạnh đó, trên thân vỏ còn xuất hiện các đường rãnh kéo dài từ đầu đến đuôi quả, chia quả thành những múi cau giống nhau.

1.8. Dưa lưới Gallia


Dưa lưới Gallia được phát triển từ Israel và được trồng phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á, nó còn có cái tên khác là Sarda. Dưa lưới Gallia có dáng tròn, lớp vỏ bên ngoài được bao bọc bởi những lớp gân sần sùi và sẽ chuyển sang màu vàng khi chín, có thịt ngọt và thơm.

Mỗi quả dưa lưới Gallia nặng khoảng 1kg, phần thịt có màu vàng cam, xanh nhạt hoặc màu trắng tùy vào từng giống cụ thể nhưng đều có vị ngọt và thơm.

1.9. Dưa lưới Hami


Bởi vì có nguồn gốc từ Hami của tỉnh Tân Cương, Trung Quốc nên dưa lưới Hami còn có cái tên khác là dưa lưới Hami Trung Quốc, hiện nay trên thị trường đã có hơn 100 giống dưa lưới Hami khác nhau. Dưa lưới Hami có dáng hình bầu dục, thịt giòn và có vị rất ngọt.

1.10. Dưa lưới New Century Melon


Dưa lưới New Century Melon có xuất xứ từ Đài Loan, dáng thuôn dài hình bầu dục, vỏ mỏng và có gân mịn hơn so với những loại dưa lưới khác, vỏ và thịt của dưa lưới New Century Melon đều có màu vàng cam, vị ngọt đậm và mùi thơm hấp dẫn.

1.11. Dưa lưới Santa Claus


Có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, dưa lưới Santa Claus còn được gọi là dưa Giáng sinh hay Piel de Sapo (Da cóc). Dưa lưới Santa Claus có hình trứng, dáng bầu dục và hơi dài, vỏ dày màu xanh sẫm với các đường vân nằm ngang.

Thịt của dưa lưới Santa Claus có vị ngọt khá giống với trái dưa lê và có màu từ trắng sang xanh nhạt theo hướng từ trong ra ngoài.

1.12. Dưa lưới Select Rocket


Đây là loại dưa lưới có nguồn gốc từ vùng New Zealand, thịt ngọt thanh mát và có mùi thơm đặc trưng, được sử dụng khá nhiều để làm món tráng miệng, các loại đồ uống giải nhiệt cho mùa hè.

1.13. Dưa lưới Skyrocket


Dưa lưới Skyrocket được sử dụng phổ biến hơn hẳn so với giống dưa lưới Select Rocket, có thời gian thu hoạch ngắn và dễ trồng. Giống dưa lưới này có dáng quả tròn, màu xanh lá cây hoặc màu vàng, vị ngọt đậm và hương thơm tươi mát.

1.14. Dưa lưới ngọt


Dưa lưới ngọt là loại thường dùng để làm các món salad, có dáng tròn hoặc thon dài hình bầu dục tùy theo từng loại giống, nặng từ 3 - 9kg/quả.

Dưa lưới ngọt có vỏ ngoài mịn màu xanh nhạt và vị ngọt thanh nhẹ nhàng.

1.15. Dưa lưới Valencia Melon


Dưa lưới Valencia Melon có tên gọi khác là dưa Mùa đông Valencia, là loại dưa lâu đời và rất phổ biến, thích hợp để bảo quản lâu ngày bởi nó có vỏ ngoài khá dày, thậm chí có thể giữ nguyên mùi vị và chất lượng nếu được bảo quản tốt trong mùa đông.

1.16. Dưa lưới Nhật Reiwa


Dưa lưới Nhật Reiwa còn được gọi là dưa lưới Lệnh Hòa Nhật Bản, có dáng tròn đều, vỏ ngoài màu xanh nhạt với các đường gân nổi trắng xám. Thịt quả có màu vàng cam đậm, mềm và dày, vị ngọt đậm rất mọng nước và hương thơm thoang thoảng.

2. Cách chọn và bảo quản dưa lưới ngon

Cách chọn dưa lưới ngon

Dưa lưới có rất nhiều loại trên thị trường hiện nay và hương vị cũng không giống nhau, nhưng bạn hãy tham khảo cách chung để chọn được dưa lưới ngon sau đây nhé:

Dưa lưới nên có màu xanh đan xen với các đường vân trắng xám, vân càng nổi rõ thì dưa càng ngọt.

Bạn nên chọn những quả có trọng lượng vừa phải, không quá nặng cũng không quá nhẹ.

Hãy chọn những quả dưa lưới có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng của dưa lưới, không nên chọn những quả có mùi khác lạ, vì chúng có thể đã bị hỏng.

Khi chọn dưa lưới, bạn hãy thử lắc nhẹ quả dưa rồi đưa sát ngay tai để nghe, nếu có âm thanh phát ra tức là dưa lưới đã chín, có thể chọn mua.

Cách bảo quản dưa tươi ngon

Để giữ cho dưa lưới được ngon và sử dụng được lâu hơn, bạn hãy tham khảo một số cách bảo quản sau đây nhé:

·       Dưa lưới chín có thể bảo quản được trong nhiều ngày nếu để ở nơi khô ráo, nhưng bạn không nên để dưa lưới mới mua về vào tủ lạnh nhé, vì nó có thể để lại mùi hương làm ảnh hưởng đến các thực phẩm khác đấy.

·       Để bảo quản dưa lưới chín, bạn hãy dùng màng nhựa bọc dưa lưới lại rồi cho vào hộc đựng hoa quả trong tủ lạnh, thêm vào đó, bạn nên bảo quản dưa lưới ở nhiệt độ từ 0-15 độ C sẽ giúp dưa có được độ tươi ngon mong muốn. 

1 ... 6 7 8
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn