Thứ năm, Ngày 19/09/2024 (Âm lịch: 17/08/2024)T5, 19/09/2024 (ÂL: 17/08/2024)
Tìm kiếm
GÓC BẾP

Trong nhà của bạn thì phòng bếp cũng có vai trò quan trọng không kém gì phòng khách do vậy bạn cần biết cách sắp xếp phòng bếp sao cho hợp phong thủy để rước tài lộc vào nhà. Dưới đây là kinh nghiệm sắp xếp phòng bếp hợp phong thủy mà bạn không nên bỏ qua.

Để sắp xếp phòng bếp hợp phong thủy gia chủ cũng cần có nghiên cứu, tìm hiểu và bố trí thật kỹ lưỡng chẳng hạn như hướng đặt bếp, bày biện bồn rửa, thậm chí là tủ lạnh…. sao cho tốt cho vượng khí trong nhà của bạn. Nếu như còn chưa có kinh nghiệm về phong thủy thì bạn hãy tham khảo cách sắp xếp phong thủy nhà bếp được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hướng bếp

Theo quan niệm phong thủy thì hướng Đông hay Đông Nam là phía nhà bếp lý tưởng nhất. Tuyệt đối không đặt hướng nhà bếp ở phía Nam vì đây là hành hỏa, lửa thêm lửa sẽ gây hỏa hoạn. Bạn cũng không nên dùng không gian giữa nhà làm nhà bếp vì đây nơi đây cần được sạch sẽ, không được ám mùi thức ăn.

2. Vị trí bếp

Bếp tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc của cả gia đình vì vậy nên đặt bếp ở nơi có chỗ dựa, không đặt bếp ở giữa nhà bếp, cũng không đặt đối diện với nhà vệ sinh vì dễ bám mùi xú uế, ngoài ra không đặt bếp gần phòng ngủ vì dễ sinh mùi dầu mỡ, ám mùi vào phòng ngủ. Trường hợp phía sau nhà bếp là phòng ngủ như các nhà trung cư, nên phân cách nhà bếp với phòng ngủ bằng 1 tấm gỗ để ngăn cách 2 phòng ra.

Để tụ được khí tốt bếp nên đặt ở nơi tránh gió, phía trên bếp không nên có cửa sổ, hoặc nhìn thẳng ra cửa chính vì nếu đặt ở vị trí này sẽ khiến gió nhiều không giữ được lửa, thổi bay tiền bạc. Ngoài ra lửa là hành hỏa không nên đặt gần các yếu tố thủy như vòi nước, ống nước ngầm, chậu rửa...

3. Màu sắc và ánh sáng của bếp

Nhà bếp là hành Hỏa vì vậy màu sắc thích hợp nhất để sơn cho nhà bếp sẽ là: màu xanh lá, xanh rêu,… mang lại không gian yên bình, nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn gam màu xanh- trắng hoặc màu trung tính để mang đến một không gian bếp sung túc, ấm áp.

4. Bố trí nội thất cho không gian bếp

Đối diện với bếp bạn không nên đặt ống nước vì nước khắc hỏa khiến gia đình bất hòa, bạn cũng không nên đặt ống nước gần bếp vì theo quan niệm dân gian nước để gần bếp có thể nhấn chìm ông táo.

Không nên đặt máy giặt trong bếp vì dễ khiến bếp nhà bạn bị ẩm ướt, không được sạch sẽ, khô thoáng. Các dụng cụ dao, thớt cũng cần đặt ở vị trí an toàn để tránh nguy hiểm cho mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ.

Theo quen niệm dân gian thì tủ lạnh là nơi đại diện cho sự sống, nơi cất giữ nếu như đặt đối diện với bếp sẽ bị Hỏa thiêu rụi cũng đồng nghĩa với việc tiền tài và sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị lửa thiêu cháy. Vì vậy không nên đặt tủ lạnh đối diện với bếp.

Ngoài ra tủ lạnh thuộc hành Kim, bồn nước thuộc hành Thủy, bếp thuộc hành Hỏa. Nhưng Hỏa khắc cả Kim và Thủy vì vậy tốt nhất bạn không nên để các thiết bị này gần nhau, lựa chọn lý tưởng cho bạn là áp dụng nguyên lý: bếp – tủ lạnh – bồn rửa chén tạo nên thành một hình tam giác.

Các thiết bị như: tủ bếp, kệ bếp, đồ dùng nhà bếp,…nên ưu tiên các đồ bằng gỗ vì Mộc sinh Hỏa sẽ giúp căn bếp của bạn luôn ấm cúng, yên bình. Nếu bạn muốn hút tài lộc vào nhà thì hãy bố trí thêm những cây có lá rộng để ở hướng Đông bếp.

5. Sắp xếp không gian bếp

Không gian bếp hút tài lộc vào nhà cần được hấp thụ đầy đủ ánh sáng tự nhiên, luôn sạch sẽ, ngăn nắp, không bị ẩm ướt hay hấp thụ bởi hơi nước, cần có chỗ đứng nấu thoải mái nếu rộng bạn có thể bố trí thêm bàn ăn, tủ bếp còn nếu nhỏ thì bạn cũng cần ngăn riêng bếp riêng ra bằng tấm mica, nhựa...

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm sắp xếp gian bếp của mình hợp phong thủy nhằm hút tài lộc, may mắn về nhà. Chúc bạn và gia đình luôn gặp những điều may mắn, ấm áp yêu thương nhé!

Với những nồi, chảo bình thường và không chống dính, sau khi đun nấu xong, bạn có thể rửa ngay khi còn nóng và cảm thấy việc rửa dễ hơn, sạch hơn, thức ăn bong tróc nhanh hơn. Tuy nhiên, đây lại là điều tối kỵ với nồi chảo chống dính. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nhé!

1. Tại sao không được rửa chảo chống dính ngay sau khi nấu?

Một cái chảo đang nóng mà bị đổ nước lạnh vào sẽ khiến nó bị sốc nhiệt dẫn đến cong vênh chảo, nếu tình trạng kéo dài liên tục sẽ giảm tuổi thọ chảo.

Ngoài ra, do lòng chảo chống dính thường gồm nhiều lớp, việc đổ nước lạnh vào lòng chảo dễ khiến các phân tử ở lòng chảo co giãn không đều - lớp chống dính tiếp xúc với nhiệt độ lạnh co lại, trong khi các lớp kim loại bên trên vẫn đang ở nhiệt độ nóng, phân tử vẫn đang giãn ra.

Do sự co giãn không đều đó khiến lớp chống dính dễ bị bong tróc, biến dạng, từ đó phân phối nhiệt không đồng đều, mất khả năng chống dính, thức ăm bám dính khó chùi rửa hơn, đồng thời không đảm bảo vệ sinh khi vụn chống dính lẫn vào thức ăn. Vì thế, hãy chờ nồi chảo nguội rồi mới rửa nhé.

2. Làm thế nào để bảo vệ lớp chống dính bề mặt chảo?

Vệ sinh chảo mới mua về bằng vải mềm và nước rửa chén. Quét lớp bột cà phê lên mặt chảo và hâm nóng, tái bảo dưỡng như thế sau 10 - 12 lần dùng.

Nên đổ dầu hay bơ thực vật vào chảo trước khi bắc lên bếp, không nên đợi chảo nóng mới cho vào dễ khiến chảo bị sốc nhiệt gây bong tróc lớp chống dính.

Không nêm mắm hay muối trực tiếp vào mặt chảo đang nóng sẽ làm rỗ bề mặt chống dính.

Không dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại hay có độ sắc nhọn trên mặt chảo chống dính.

Luôn vệ sinh bằng miếng cọ rửa mềm, không có thành phần kim loại.

Tránh để các dụng cụ hay nồi chảo khác trên mặt chảo chống dính.

Dù sử dụng chảo chống dính chất lượng tốt nhưng lớp chống dính thường cũng chỉ có tuổi thọ khoảng 3 năm (nếu được bảo quản tốt). Vì vậy, sau khoảng thời gian này người dùng nên thay mới chảo chống dính để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Chảo chống dính nấu ăn tiện lợi, đẹp mắt, lại khá dễ vệ sinh. Tuy nhiên, người dùng nên ghi nhớ không nên rửa nồi chảo chống dính ngay sau khi nấu.

Chế biến là giai đoạn rất quan trọng trước khi thức ăn được đưa vào sử dụng. Có nhiều hình thức chế biến để tạo nên các món ăn khác nhau, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa ẩm thực. Vậy đâu là tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến? Làm thế nào để biết món ăn đã đạt đúng chất lượng sau khi chế biến hay chưa? Những ghi chú dưới đây sẽ giúp quá trình nấu ăn của bạn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều đấy.

1. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt là làm cho thực phẩm được chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để dễ hấp thụ và thơm ngon hơn.

Làm chín thực phẩm trong nước

Luộc

Luộc là cách làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. Tùy theo yêu cầu của món ăn và loại thực phẩm, có thể cho thực phẩm vào lúc nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi.

Với phương pháp này, yêu cầu là nước luộc trong, thịt chín mềm, không dai và không nhừ. Bên cạnh đó, với các rau củ thì cần luộc chín tới, rau thì cần có màu xanh, còn củ quả có bột phải chín bở hoặc chín dẻo mới được xem là đạt yêu cầu.

Nấu

Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị. Thực phẩm sau khi nấu cần phải chín mềm, và không dai hay bở, nát. Bên cạnh đó, màu sắc cũng cần bắt mắt nếu muốn món ăn thêm phần hấp dẫn.

Kho

Kho là cách làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. Một món kho đúng chuẩn thì thịt phải mềm, nhừ nhưng không nát. Bên cạnh đó, nước kho cần phải ít, hơi sánh và có mùi vị đặc trưng từ các nguyên liệu của món ăn.

Làm chín thực phẩm bằng hơi nước

Hấp là phương pháp làm chín thực phẩm quen thuộc bằng hơi nước nóng. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến, đơn giản với những yêu cầu thành phẩm như thực phẩm chín mềm, ráo nước hoặc rất ít nước. Ngoài ra, việc cố gắng giữ lại màu sắc đặc trưng của món ăn sau khi hấp cũng là một điểm cộng cho món ăn của bạn.

Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa dưới, mà thường là than củi. Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần nướng hai bên mặt của thực phẩm cho đến khi vàng và chín đều, không dai. Lưu ý, tránh để thực phẩm bị khét để không ảnh hưởng đến mùi vị cũng như thẩm mỹ của món ăn sau khi nướng.

Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

Rán/Chiên

Rán/Chiên là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm. Tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến này chính là thực phẩm cần giòn, xốp, ráo mỡ và chín kĩ. Hơn thế nữa, món ăn sau khi chiên/rán sẽ có được hương vị thơm ngon khi có lớp màu vàng nâu bao quanh, không cháy sém hay vàng non.

Rang

Rang là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng rất ít chất béo hoặc không cần chất béo, đảo đều trong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong. Với cách chế biến này, chỉ cần bạn chú ý cho thực phẩm khô và dậy lên mùi thơm là đã thành công rồi đấy!

Xào

Đây là phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn. Để có một món xào ngon, thành phẩm của bạn cần phải chín mềm, không dai hay quá cứng, quá mềm. Bên cạnh đó, nên còn lại ít nước sau khi xào, nước xào hơi sệt và giữ được màu sắc tươi ngon của thực phẩm.

Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Trộn dầu giấm

Trộn dầu giấm là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng. Nếu món ăn giữ được độ tươi của rau, không bị nát với vị chua dịu pha chút ngọt và béo là bạn đã thành công. Ngoài ra, món trộn dầu giấm cũng cần thơm mùi gia vị và không còn mùi hăng ban đầu.

Trộn hỗn hợp

Đây là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Món này thường được dùng vào đầu bữa ăn. Ở cách chế biến này, thành phẩm cần giòn, ráo nước với màu sắc hấp dẫn. Hơn thế nữa, khi dung hòa đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, món trộn hỗn hợp của bạn sẽ trở nên vô cùng hoàn hảo.

Muối chua

Cuối cùng, muối chua là cách làm thực phẩm thực vật lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm. Với những đầu bếp, một món muối chua đạt chuẩn sẽ đảm bảo độ giòn của nguyên liệu, mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men với vị chua dịu, vừa ăn.

Lựa chọn đồ gia dụng thế nào để tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. 8 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tối ưu chi phí khi mua đồ gia dụng.

1. Lên danh sách những món cần mua và ngân sách

Cần cân nhắc thật kĩ đối với từng món đồ, nhất là những sản phẩm có giá trị cao. Hãy làm phép so sánh giữa thứ bạn cần và thứ bạn muốn.

Do đó, trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách những món đồ cần mua. Đồng thời, dự trù ngân sách bạn có để lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mình.

Việc này sẽ giúp bạn tránh việc mua sắm những món đồ không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc.

2. Sử dụng model cũ

Đồ gia dụng được cải tiến liên tục với mẫu mã đẹp và tính năng ưu việt hơn. Nhưng nếu bạn không có nhu cầu sử dụng nhiều chức năng, lựa chọn model cũ là một cách khôn ngoan.

Khi các model mới ra đời, model cũ sẽ được giảm giá so với trước kia, giúp bạn tiết kiệm chi phí.

3. Lựa chọn các thiết bị đa năng

Nếu thấy các thiết bị tích hợp nhiều chức năng quá đắt đỏ, hãy thử làm một bài toán so sánh về độ tiện dụng và chi phí khi mua từng sản phẩm với tính năng riêng lẻ.

Ví dụ:

Với Bộ bào rau củ đa năng 12 chi tiết thì chúng ta có thể làm vô số món ăn nhờ nó. Khi sử dụng xong thì cất vào chỗ để rất gọn gàng nhờ thiết kế dạng module lắp ráp.

Hay với hiếc máy xay hấp 4 in 1 bao gồm 4 chức năng: hấp, xay, rã đông và hâm nóng có giá thị trường vào khoảng 4 triệu đồng. Sản phẩm thay thế chức năng của một chiếc máy xay sinh tố, một chiếc nồi hấp mini và một lò vi sóng. Đây là một giải pháp tiết kiệm không gian cũng như tối ưu chi phí cho gia đình bạn.

Mặt khác, sử dụng thiết bị đa năng mang lại sự tiện dụng trong khâu vệ sinh cũng như vận chuyển, tiết kiệm tối đa thời gian dọn dẹp cho các bà nội trợ bận rộn.

4. Tham khảo đánh giá từ người dùng và chuyên gia
Nhờ có Internet, bạn hoàn toàn có thể tham khảo trải nghiệm của người dùng khác đối với sản phẩm đó. Bạn có thể dễ dàng tìm những chuyên trang về đánh giá sản phẩm để xem các bình luận trước đó cũng như ý kiến của chuyên gia.

Bước này sẽ giúp bạn có những đánh giá khách quan về sản phẩm trước khi quyết định mua.

5. Nắm rõ chính sách bán hàng
Hiện nay, nhiều siêu thị điện máy đưa ra các chính sách chiết khấu cao khi mua số lượng lớn, chính sách vận chuyển miễn phí, chính sách bảo hành hấp dẫn… Vì vậy, cần cân nhắc và lựa chọn mua hàng tại địa điểm phù hợp nhất.

6. Xem xét thông số kỹ thuật và tính toán chi phí vận hành
Đôi khi, bạn tưởng rằng mình đã mua được món hời, nhưng chúng lại ngốn điện gấp đôi khiến bạn “ngã ngửa”. Do đó, việc xem xét đến độ bền và điện năng tiêu thụ cũng quan trọng không kém với việc lựa chọn nhãn hàng.

Hãy suy nghĩ về mức giá rẻ nhất và mức giá tốt nhất, vì tuổi thọ trung bình của một sản phẩm thường là từ 10 – 15 năm. Bạn phải chi thêm vài triệu đồng cho một chiếc máy giặt lồng ngang nhưng sẽ tiết kiệm được hóa đơn tiền điện nước trong hàng chục năm so với máy giặt lồng đứng.

7. Tuân thủ hướng dẫn lắp đặt để tránh bị từ chối bảo hành

Đối với một số sản phẩm không có hỗ trợ lắp đặt, bạn phải trả thêm tiền cho công lắp đặt hoặc tự lắp. Điều quan trọng cần ghi nhớ là tuân thủ các hướng dẫn lắp đặt và vận hành. Bạn có thể sẽ bị từ chối bảo hành nếu có lỗi xảy ra trong quá trình lắp đặt dẫn đến không vận hành được và giảm tuổi thọ sản phẩm.

8. Săn hàng giảm giá
Vào dịp cuối năm hay các dịp lễ, các siêu thị điện máy thường đưa ra các mức giá khuyến mãi hấp dẫn để xả kho các mẫu mã cũ. Lựa chọn mua sắm vào những dịp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản nhất định và hưởng nhiều ưu đãi từ các chính sách lắp đặt, bảo hành, vận chuyển.

1 2 3 4
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn