Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
GÓC BẾP

Kỹ thuật áp chảo có lẽ không hề xa lạ với giới đầu bếp chuyên nghiệp. Nhiều người nội trợ hiện nay cũng đã biết áp dụng kỹ thuật áp chảo để chế biến nên nhiều món ăn ngon cho gia đình. Vậy kỹ thuật áp chảo là gì?
Các món ăn được chế biến theo phương pháp áp chảo khá phổ biến tại các nhà hàng Âu. Tuy có vẻ không mấy cầu kì nhưng đây lại là một kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp dễ dàng “hô biến” các món ăn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Với nhiều thực khách sành ăn, các món ăn như: thịt heo áp chảo, cá hồi áp chảo xốt tiêu đen, beefsteak xốt nấm, rau củ áp chảo… thực sự có “ma lực” khó cưỡng không thể bỏ qua.

Kỹ thuật áp chảo là gì?

Trong tiếng Anh, kỹ thuật áp chảo có tên là SEAR. Đây là phương pháp làm chín thực phẩm theo cơ chế truyền nhiệt qua chảo hoặc qua lớp dầu mỡ trong một thời gian ngắn. Trong đó, nhiệt độ được truyền tương đối cao và lượng dầu mỡ sử dụng chỉ cần rất nhỏ.

Kỹ thuật áp chảo được thực hiện như thế nào?

Phương pháp áp chảo được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá phi lê, rau củ quả, trái cây… thành những miếng có độ dày thích hợp. Chẳng hạn với thịt bò, bạn nên cắt dày khoảng 3 – 5cm hoặc 1,5 – 2cm cho thịt nhanh chín. Các nguyên liệu như rau củ quả thì độ dày thường phụ thuộc vào mục đích chế biến món ăn.

Bước 2: Làm nóng chảo

Bắc chảo lên bếp, bật lửa lớn cho chảo khô hoàn toàn và làm nóng chảo. Để kiểm tra độ nóng của chảo đã đủ chưa, bạn có thể búng thử vài giọt nước vào chảo, nếu thấy nước sôi, bắn tung lên là được. Để chảo khô hẳn thì bạn cho vào 1 lớp dầu mỏng, tráng đều bề mặt chảo rồi cho ngay thực phẩm vào. Không để dầu quá nóng nếu không dầu sẽ bị cháy.

Bước 3: Áp chảo thực phẩm

Sau khi đặt thực phẩm lên chảo, bạn không vội di chuyển nó mà để thực phẩm được làm chín từ từ từng phía một. Sau đó bạn có thể di chuyển hoặc lật trở để làm chín mặt còn lại. Ở bước này, bạn cần căn chỉnh lửa cho vừa phải để chảo không quá nóng, khiến thức ăn chuyển màu bên ngoài nhưng bên trong lại chưa chín hết hoặc dầu bị cháy, bốc khói.

Bước 4: Xác định độ chín thực phẩm

Sau một thời gian áp chảo, tùy theo mục đích (áp chảo cho chín tái, áp chảo cho chín kỹ, áp chảo cho dậy mùi thơm, áp chảo cho có màu đẹp mắt) thì bạn có thể dùng nhiều cách để xác định xem thực phẩm đã đạt yêu cầu chưa. Bạn có thể nhận biết điều này bằng cách quan sát bên ngoài hoặc sử dụng nhiệt kế để đo. Nếu thực phẩm đã chín, bạn lấy ra và để thực phẩm nghỉ một lát cho thịt se đều, không bị hấp hơi và giữ được vị ngọt tự nhiên rồi mới thưởng thức hoặc chế biến tiếp.

Những lưu ý để làm món áp chảo ngon

Chọn chảo phù hợp

Để món áp chảo ngon, đầu tiên bạn phải chọn chảo có khả năng dẫn nhiệt tốt. Nên chọn chảo được làm từ nhôm, đồng hoặc chảo gang tráng men, có bề mặt làm bằng thép không gỉ. Như vậy các thành phần có tính axit trong thực phẩm sẽ không bị phản ứng với chất liệu làm chảo, giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, đồ ăn không bị biến chất và cũng dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.

Chỉnh nhiệt độ, lửa và thời gian phù hợp

Nếu bạn canh lửa không đều có thể dẫn đến nhiệt độ quá cao, làm cho thực phẩm bị cháy hoặc chín bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn sống. Do vậy, cần để lửa và căn chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với độ dày mỏng của thực phẩm. Tiếp theo là căn thời gian để áp chảo cho phù hợp, giúp thực phẩm chín đều mà vẫn giữ được kết cấu, độ ẩm và vị thơm ngọt tự nhiên.

Chọn dầu ăn phù hợp

Khi thực hiện phương pháp áp chảo, bạn nên dùng các loại dầu như: dầu hạt nho, dầu đậu phộng hoặc dầu oliu nguyên chất để tăng hương vị cho món ăn.

Có rất nhiều món ăn ngon mà bạn có thể dùng phương pháp áp chảo như: thịt ba rọi áp chảo, gà áp chảo xốt chanh dây, dê tía tô áp chảo, thịt xiên rau củ áp chảo, thịt heo cuộn cá hồi áp chảo, cá hồi áp chảo xốt chanh, tôm áp chảo, sò điệp áp chảo, cá tuyết áp chảo xốt tekiyaki…Với những đầu bếp chuyên nghiệp, kỹ thuật áp chảo còn giúp họ sáng tạo ra hàng trăm công thức món ăn hấp dẫn đa dạng.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những kỹ năng ngành bếp chuyên nghiệp và có thể ứng dụng vào công việc bếp núc của mình.

Đôi khi những thói quen hàng ngày mà bạn không để ý đang vô tình gây lãng phí cho gia đình bạn. Chính vì vậy, dienmay.com sẽ mách cho bạn một vài mẹo nhỏ giúp bạn sử dụng tiết kiệm các đồ dùng trong bếp nhà mình.

1. Xóa bỏ dầu mỡ một cách tiết kiệm

Việc nấu ăn thường xuyên khiến cho mặt bếp nhà bạn bám nhiều dầu mỡ. Vì thế, bạn cần tận dụng những tờ giấy báo cũ hoặc giấy ăn cũ, vò chúng lại và lau sạch vết dầu mỡ bám trên tường và mặt bếp. Sau đó, bạn dùng khăn ẩm lau lại một lần nữa là căn bếp nhà bạn sẽ trở nên sạch sẽ.

Bạn cũng có thể áp dụng cách này với chảo và chén dĩa bám dầu và vết bẩn rồi rửa lại với nước rửa chén. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nước rửa chén hơn so với cách rửa thông thường.

2. Tiết kiệm cho bếp hồng ngoại

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, xoong nồi trước khi nấu ăn. Việc nấu thức ăn một cách liên tục không ngắt quãng sẽ giúp bạn tận dụng tối đa nguồn nhiệt của bếp hồng ngoại, tránh bị lãng phí.

Bên cạnh đó, nồi nấu cũng phải có diện tích đáy không nhỏ hơn mâm nhiệt để tránh bị tiêu hao nhiệt trong quá trình nấu. Trong quá trình nấu, bạn cũng cần điều chỉnh lượng nhiệt phù hợp với từng món ăn. Tới món cuối cùng khi gần chín thì bạn tắt bếp để tận dụng nguồn nhiệt còn lại.

3. Tiết kiệm cho bếp gas

Khóa gas sau khi nấu ăn là cách đơn giản nhất để bạn tiết kiệm nhiên liệu cho bếp gas nhà mình. Với mỗi món ăn, bạn cần xoay núm điều chỉnh lửa phù hợp. Việc để lửa quá to khi nấu sẽ gây lãng phí lượng nhiệt lớn.

Các loại xoong nồi trước khi nấu cần được lau khô ráo, tránh để ẩm ướt sẽ khiến bếp gas của bạn mất đi một lượng nhiệt để làm khô chúng. Bạn cũng cần có kế hoạch nấu nướng cụ thể trong ngày để không bật tắt bếp gas nhiều lần gây lãng phí.

4. Tiết kiệm cho lò vi sóng

Việc sử dụng các vật dụng bằng kim loại trong lò vi sóng rất không tốt vì chúng sẽ hút bớt một phần nhiệt do lò vi sóng phát ra, bên cạnh đó, lò cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm thức ăn chín gây hao điện và còn gây nguy hiểm, cháy nổ. Do vậy, chỉ sử dụng vật dụng bằng thủy tinh, sành sứ hoặc nhựa chịu nhiệt để nấu và hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lau chùi lò vi sóng thường xuyên, để cửa khép kín để lò không bị thất thoát nhiệt ra ngoài.

5. Tiết kiệm cho máy rửa bát

Với máy rửa bát, bạn nên chọn chế độ rửa nhanh khi rửa các loại chén bát ít bị bẩn. Sau khi rửa, bạn cũng nên mở nắp khay để tận dụng không khí làm khô bát thay vì sử dụng chế độ sấy khô của máy.

Những mẹo nhỏ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các vật dụng trong nhà bếp tránh gây lãng phí cho gia đình mình.

Rổ nhựa hỗ trợ việc đựng thực phẩm mỗi khi sơ chế, rửa nguyên liệu,... đã không còn quá xa lạ với mọi căn bếp. Tuy nhiên vệ sinh rổ nhựa không hề dễ dàng tí nào, bởi nếu vệ sinh không đúng cách sẽ để lại mùi hôi trên rổ. Dưới đây là các mẹo vệ sinh rổ nhựa tại nhà.

1. Sử dụng nước rửa chén và nước ấm

Chuẩn bị

1/2 chén nước rửa chén

1/2 chậu nước ấm nhiệt độ khoảng 60 độ C

Bàn chải đánh răng

Cách thực hiện

Đổ nước rửa chén vào chậu nước ấm khuấy đều cho nước rửa chén tan hoàn toàn trong nước.

Cho rổ nhựa vào ngâm trong 5 phút, sau đó lấy khăn vải mềm/miếng bọt biển lau hoặc lấy bàn chải chà mạnh vào vành rổ, các vết ố bám trên rổ, các khe hở sẽ loại bỏ được các vết bẩn dễ dàng.

Trường hợp mắt lưới rổ nhỏ, khó vệ sinh, bạn có thể sử dụng thêm bàn chải đánh răng để làm sạch, khi chà bạn nên chà theo chuyển động hình tròn để chất bẩn dễ bong ra. Cuối cùng rửa sạch dưới vòi nước lạnh xả mạnh và đem cất lên kệ, rổ sẽ sáng đẹp như mới.

2. Sử dụng hỗn hợp muối, giấm, nước ấm và bột giặt 

Chuẩn bị 

1/2 chén muối

1/2 chén giấm

1/3 chậu nước ấm nhiệt độ 60 độ C

1 nắp bột giặt

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn pha trộn các nguyên liệu này vào với nhau theo đúng tỉ lệ trên và khuấy đều cho chúng hòa tan hết.

Sau đó, cho rổ nhựa vào chậu nước ngâm trong 5 phút rồi dùng miếng bọt biển hay khăn vải mềm chà rửa cả bên trong và bên ngoài rổ, rửa lại với nước sạch là rổ sẽ sạch bong, thơm tho, không còn mùi hôi nữa nhé.

Lưu ý: Nếu rổ có nhiều mắt lưới bám đầy chất bẩn, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng để chà rửa thêm nhằm đánh bật mọi vết bẩn đang vướng trong mắt lưới.

3. Sử dụng hỗn hợp nước rửa chén, baking soda, giấm và nước ấm 

Chuẩn bị

1/2 chén nước rửa chén

1/2 chén baking soda

1/3 chậu nước ấm nhiệt độ 60 độ C và 1 ít giấm trắng

Bàn chải đánh răng

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn hãy trộn đều các nguyên liệu vào trong chậu nước ấm. Sau đó, cho rổ nhựa bẩn vào và ngâm khoảng 5 phút rồi dùng khăn vải mềm, bàn chải đánh răng để cọ rửa cho tới khi rổ sạch hết vết bẩn, mùi hôi.

Cắt tỉa rau củ là một kỹ thuật cơ bản và vô cùng quan trọng mà bất kỳ Đầu bếp nào cũng phải nắm rõ.
Mỗi món ăn đều có yêu cầu nhất định về hình dạng của nguyên liệu, do đó tùy thuộc vào yêu cầu của từng món, mà các Đầu bếp sẽ có những cách cắt thái rau củ cho phù hợp. Cắt thái rau củ đúng cách không chỉ thể hiện ở việc thái đúng kiểu mà còn phải thật đều đặn để các nguyên liệu sẽ chín cùng lúc khi chế biến và khi trang trí món ăn cũng đẹp mắt hơn.

Các kiểu cắt thái rau củ cơ bản

Julienne

Julienne là cách thái thành que nhỏ. Với cách thái này sẽ áp dụng cho các loại rau củ như: Ớt chuông, dưa leo, củ cải, bí ngòi… để chế biến các món xào, món cuốn hay salad. Yêu cầu của cách thái Julienne là nguyên liệu khi cắt xong phải có độ dài khoảng 4cm và độ dày 2cm.

Batonnet

Batonnet hay còn gọi cách thái que dày. Kiểu này thường áp dụng để thái các loại khoai lang, khoai tây, su hào, cà rốt… để chế biến các món chiên, xào. Yêu cầu của cách thái này là nguyên liệu sau khi thái phải dài từ 4 – 5cm và dày gần 1 cm.

Slice

Slice là kiểu thái lát, được áp dụng khi thái các loại su hào, khoai lang, khoai tây, dưa leo để chế biến các món chiên giòn, món xào, salad hoặc dùng trang trí món ăn.

Chiffonade

Chiffonade là cách thái sợi nhỏ. Kiểu thái sợi này thường được dùng cho các loại rau, lá như lá chanh để rắc lên gà hay bắp cải để làm salad…

Shred

Shred là cách thái theo kiểu sợi dài hay còn gọi là bào sợi. Thường được dùng để chế biến các món gỏi, salad. Yêu cầu của thái sợi dài là cần sự đồng đều, không bị đứt thành sợi nhỏ.

Large Dice

Large Dice là cách thái hạt lựu lớn, thường được dùng để cắt các loại như cà rốt, khoai tây, củ dền… để chế biến món canh, súp.

Small Dice

Small Dice là kiểu thái hạt lựu nhỏ. Với kiểu thái này thường cũng áp dụng cho các loại rau củ như khoai tây, cà rốt… nhưng có kích thước nhỏ hơn kiểu thái Large Dice và dùng để chế biến các món cháo, súp…

Brunoise Dice

Brunoise Dice chính là cách thái hạt lựu nhỏ nhất. thông thường, người ta sẽ thái theo dạng kiểu que nhỏ rồi thái thành hạt lựu nhỏ nhất này. Các loại rau củ cắt theo kiểu Bruinoise Dice thường được dùng để chế biến các món súp, món viên chiên hoặc trang trí món ăn…

Mince

Mince là kiểu băm nhỏ, thường dùng để băm tỏi, ớt, sả để làm nguyên liệu ướp cá, thịt hoặc để phi thơm, làm nước chấm…

Những lưu ý khi cắt thái rau củ

Trước khi bắt đầu thực hiện cắt thái rau củ, bạn phải chuẩn bị bộ dụng cụ chuyên dụng để cắt thái hoặc cơ bản nhất là thớt và một con dao sắc bén. Và khi cắt thái, bạn phải lưu ý những yếu tố sau:

– Sau khi cắt thái xong một loại rau củ, bạn nên rửa lại thớt và dao, không nên cắt hai hoặc ba loại rau củ một lúc mà không rửa dao và thớt. Vì mỗi loại rau củ có những mùi vị khác nhau, nếu bạn không làm sạch thì hương vị các loại rau củ sẽ lẫn lộn với nhau, đánh mất đi mùi vị đặc trưng vốn có.

– Thêm nữa, mỗi khi cắt xong rau củ, bạn nên sử dụng ngay, không nên để chúng quá lâu trên thớt. Vì nước cốt rau củ có thể bị chảy ra và làm mất đi hương vị của chúng.

– Ngoài ra, đừng ngâm rau củ quá lâu trong nước, vì nó có thể làm rau củ bị mất đi các khoáng chất có lợi.

Với những kiểu cắt thái rau củ cơ bản và những lưu ý trong quá trình thực hiện như trên, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới về kỹ năng ngành bếp và có thể vận dụng chúng vào công việc hằng ngày.

Để trở thành Đầu bếp Âu, bạn phải nắm chắc các phương pháp và kỹ thuật chế biến để tạo ra món ăn đúng khẩu vị của người châu Âu. Bên cạnh đó, kiến thức Ẩm thực Âu sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng lý thuyết vào khâu thực hành, sáng tạo nên sản phẩm an toàn và đảm bảo hương vị được chuẩn xác. Bạn muốn trở thành Đầu bếp Âu? Còn chờ gì mà không trau dồi những kỹ năng quan trọng dưới đây.

Thuần thục cách sử dụng dao – chảo Âu

Người châu Âu rất quan trọng vấn đề vệ sinh và thẩm mỹ, vì vậy các yếu tố liên quan đến việc sử dụng chảo – dao – thớt đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Sự khác nhau về văn hóa, vùng miền cũng ảnh hưởng đến kỹ thuật chế biến trong Ẩm thực. Đầu bếp Âu phải học cách cắt một miếng thịt bò sao cho chuẩn phong cách châu Âu, tìm hiểu những loại thực phẩm có thể sử dụng chung một loại thớt hoặc có nên dùng chảo chống dính khi thực hiện phương pháp áp chảo không.

Nếu bạn muốn làm Đầu bếp Âu, ngay từ đầu bạn phải học tập và làm quen với việc sử dụng rất nhiều loại dao, thớt, chảo tương ứng với từng món ăn khác nhau. Người Đầu bếp phải thuần thục các thao tác cắt, thái, tỉa bằng các loại dao khác nhau cũng như ứng dụng chiên, xào,… trên nhiều kiểu chảo. Ngoài ra, một Đầu bếp Âu chuyên nghiệp cũng biết cách vệ sinh, bảo quản các công cụ, dụng cụ trong Bếp và xử lý sự cố trong quá trình nấu ăn.

Chế biến món ăn “chuẩn Âu”

Ẩm thực châu Âu có nhiều phương pháp và kỹ thuật chế biến khác với Ẩm thực phương Đông: flambé (đốt rượu), confit, đút lò,… đòi hỏi Đầu bếp người Việt phải nắm chắc bí quyết nếu muốn làm nên món ăn chuẩn vị Âu. Nhiều loại nguyên liệu, gia vị như bơ, dầu oliu, phô mai hay các loại thảo mộc,… cũng không thật sự phổ biến ở các nước phương Đông. Ở châu Âu, cấu trúc bữa ăn có phần khác biệt, hầu hết các món ăn đều đi kèm nước xốt, vì vậy bạn luôn phải trau dồi kiến thức về Ẩm thực Âu để có cách nêm nếm, chế biến chuẩn vị nhất.

Trang trí món ăn theo phong cách châu Âu

Món ăn Âu nhìn tuy có vẻ đơn giản nhưng công đoạn trang trí đạt được độ tinh tế thì lại rất cầu kỳ. Để sản phẩm đạt được hai yếu tố thơm ngon và bắt mắt thì người Đầu bếp phải chăm chút tỉ mỉ tạo nên sự hài hòa cho món ăn. Ngoài rèn luyện kỹ thuật chế biến thì Đầu bếp Âu phải học cách décor món ăn, kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu, gia vị, dụng cụ, từ đó tính toán và sáng tạo nên cách trang trí hợp lý.

Trình độ tiếng Anh cũng quyết định con đường sự nghiệp

Thông thường, Đầu bếp Âu sẽ làm việc trong môi trường quốc tế, tiếp xúc nhiều với khách hàng và đồng nghiệp nước ngoài. Một Đầu bếp có trình độ tiếng Anh tốt sẽ dễ dàng giao tiếp, trao đổi công việc, đồng thời là lợi thế tuyệt vời để bạn thăng tiến trong công việc. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu Ẩm thực nước ngoài rất hữu ích cho các Đầu bếp, đặc biệt là Đầu bếp Âu, đòi hỏi bạn phải có trình độ tiếng Anh tốt để tiếp nhận kiến thức một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, việc trau dồi tiếng Anh giúp bạn có thể đọc hiểu và sử dụng tốt các công cụ, dụng cụ, thiết bị trong Bếp.

Trên con đường trở thành Đầu bếp Âu chuyên nghiệp, bạn luôn phải nỗ lực không ngừng và rèn luyện kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho nghề để hòa nhập môi trường làm việc quốc tế.

Đối với bất kỳ một Đầu bếp chuyên nghiệp nào thì việc nắm vững các kỹ thuật chế biến món ăn là nền tảng quan trọng để họ cho ra đời những món ăn chất lượng.

Kỹ thuật chiên ngập dầu

Kỹ thuật chiên ngập dầu là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách cho chúng vào trong dầu ăn ở nhiệt độ cao khoảng 165 – 200 độ C. Tùy vào mục đích của Đầu bếp mà họ có thể sử dụng nhiều loại dầu khác nhau: dầu lạc, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu olive… hoặc bơ, mỡ động vật. Kỹ thuật này phù hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau: rau củ, các loại thịt, cá, hải sản… Với cách làm này, món ăn sẽ chín đều bên trong nhưng thơm ngon, vàng giòn bên ngoài.

Khi đun trong dầu, lượng nước bên trong thực phẩm sẽ sôi và làm chín từ bên trong ra ngoài. Lúc này, hơi nước bị đẩy dần từ trong ra phía bề mặt thực phẩm ngăn cản sự xâm nhập của dầu từ ngoài vào. Ngoài ra, đôi khi đầu bếp còn phủ một lớp bột chiên giòn bên ngoài để làm tăng mùi vị cho món ăn.

Dầu mỡ sử dụng phải là loại đã qua tinh chế, không ôi, khét, phải trong, không cặn bã. Nhiệt độ và thời gian chiên phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu, nhiệt độ bếp và lượng nguyên liệu đưa vào chiên. Nguyên liệu cho vào chiên phải ngập hẳn trong dầu. Lớp nguyên liệu phải thấp hơn mặt thoáng của dầu từ 5 – 10 cm. Trong quá trình chiên, nếu dầu có mùi khét, chuyển màu tối sẫm thì nên thay dầu ngay.

Sau khi chiên, Đầu bếp thường thực hiện quy trình làm nguội cho thức ăn để đảm bảo hương vị và độ ẩm lý tưởng bên trong bằng nhiều cách khác nhau như: dùng quạt gió để không khí lưu thông làm nguội nguyên liệu hoặc dùng thiết bị hút chân không hay nhúng thức ăn vào dầu nguội.

Chiên ngập dầu là một trong những kỹ thuật được các Đầu bếp sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, thực phẩm sẽ bị khô, cháy khét, mất đi hương vị và lượng chất dinh dưỡng vốn có. Do đó, Đầu bếp cần nắm được các phương pháp, kỹ thuật, nguyên tắc, tính chất và nhiệt độ sôi lý tưởng của dầu cho từng loại thực phẩm… để có thể chế biến nên những món ăn thơm ngon, hảo hạng.

Kỹ thuật nướng

Nướng là một kỹ thuật được thực hiện bằng nhiệt tác động trên bề mặt thực phẩm từ phía trên hoặc dưới. Các đầu bếp sử dụng phương pháp nướng để tạo mùi thơm và màu sắc bắt mắt cho món ăn. Các món nướng thường có lớp vỏ vàng giòn nhưng bên trong lại mềm, ẩm, ngọt tự nhiên.

Những loại thực phẩm thường sử dụng phương pháp nướng rất đa dạng: các loại củ giàu tinh bột (khoai tây, khoai lang, sắn..), các loại cá, tôm, thịt, hải sản…Có nhiều thiết bị hỗ trợ cho kỹ thuật nướng từ đơn giản cho đến hiện đại như: lò nướng than, gas, lò quay, lò nướng salamender, lò nướng có thanh đốt nóng bên trên, lò nướng điện… Nhiệt độ nướng và thời gian nướng sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm.

Có hai phương pháp nướng là nướng trong lò và nướng xiên. Trong đó, nướng trong lò là phương pháp phổ biến cho tất cả các loại thực phẩm nguyên con và nguyên khối hoặc các loại bánh mì, bánh ngọt. Ngoài ra, hiện nay, có rất nhiều kiểu nướng độc đáo mới lạ như: nướng trên đá muối Himalaya, nướng ngói làm bằng đất sét nung, nướng giấy bạc, nướng chảo gang, nướng khói, nướng lu… tất cả đều mang đến những hương vị rất lạ miệng và hấp dẫn.

Mùi thơm nức lòng và hương vị đậm đà là những lý do để món nướng trở thành lựa chọn hàng đầu trong nhiều bữa ăn quan trọng. Kỹ thuật nướng “biến hóa” cho thực phẩm để chúng trở thành những món ăn thơm ngon đến khó cưỡng. Tuy nhiên, nướng không đúng kỹ thuật có thể khiến món ăn bị cháy khét, khô cứng, kém hấp dẫn. Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng mà Đầu bếp cần hiểu rõ và nắm vững để tạo nên được những món ăn ngon, hấp dẫn về cả mùi vị lẫn màu sắc.

Kỹ thuật đút lò

Đút lò một cách chế biến món ăn được sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo đó, thực phẩm được cho vào khay và đặt trong lò nướng ở nhiệt độ cao để chín đều từ ngoài vào trong và đảm bảo độ ẩm. Với đút lò, món ăn sẽ chín đều, vàng giòn bên ngoài, thơm ngọt bên trong, hoàn toàn không bị khô cứng, mất chất. Mức nhiệt cho kỹ thuật này thường vào khoảng 200 độ C.

Các nguyên liệu thích hợp cho phương pháp đút lò rất đa dạng và phong phú, từ rau củ đến thịt cá. Đặc biệt, mỗi loại mang trong mình hương vị rất riêng mà không có một phương pháp chế biến món ăn nào có thể làm được. Thực phẩm sử dụng phương pháp đút lò thường có dạng nguyên khối hoặc được pha trộn nhiều loại khác nhau. Đầu bếp sẽ quết dầu hoặc bơ lên thực phẩm trước khi nướng để món ăn không bị khô và bảo vệ lớp ngoài không bị cháy khét. Ngoài ra, Đầu bếp có thể tẩm ướp thêm một số loại gia vị, lá thơm trước khi nướng để gia tăng mùi vị cho món ăn.

Khi thực hiện kỹ thuật đút lò, bạn nên sử dụng khay cạnh thấp, đủ rộng để thực phẩm không bị chảy tràn ra ngoài. Bạn có thể sử dụng giá đỡ để nâng khay thực phẩm lên cao sẽ giúp cho nhiệt tỏa đều hơn trong lò. Thời gian và nhiệt độ có thể sẽ thay đổi tùy theo kích thước của thực phẩm.

Những món đút lò nóng hổi, đậm đà hương vị ngày càng được nhiều người Việt lựa chọn cho bữa ăn của mình. Kỹ thuật đút lò thường được Đầu bếp sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thao tác chế biến món ăn của nhiều nhà hàng, khách sạn… để chinh phục những vị khách khó tính nhất. Món ăn chế biến bằng kỹ thuật đút lò hấp dẫn người ăn từ lớp vỏ bên ngoài đẹp mắt cho đến hương vị thơm ngọt, đậm đà bên trong.

Kỹ thuật confit

Kỹ thuật confit là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi của những người đầu bếp. Confit là làm chín thức ăn trong dầu, chất béo, đường ở nhiệt độ thấp. Với phương pháp confit, thực phẩm được chiên với một lớp dầu hoặc mỡ trong thời gian dài, ở nhiệt độ chỉ khoảng 85 – 90 độ C, thậm chí là làm lạnh.

Các món sử dụng kỹ thuật confit phổ biến thường là thịt như thịt ngỗng, thịt vịt hay những loại thực phẩm có lượng mỡ tự nhiên cao. Trước khi áp dụng confit, thịt cần phải được ướp muối trước và có thể thêm vào một ít thảo mộc, rồi mới được đem nấu chậm cho chín từ từ. Nhiệt độ khi áp dụng kỹ thuật chế biến confit không được phép vượt quá 85 độ C.
Ngoài ra, kỹ thuật confit này còn được áp dụng cho trái cây và được gọi là confit trái cây. Nhưng không phải được làm chín trong mỡ động vật mà trái cây được phủ ngập bởi đường và ngâm trong thời gian dài. Thông thường những loại trái cây áp dụng kỹ thuật này thường là những loại trái cây nhỏ như nho, cherry để tiết kiệm thời gian.

Kỹ thuật đốt rượu

Kỹ thuật đốt rượu hay tên tiếng anh gọi là Flambe là thuật ngữ được áp dụng trong chế biến các món Âu với công dụng giảm bớt mùi hăng của món ăn (đặc biệt là thịt cừu, thịt bò…) và làm dậy mùi thơm hấp dẫn của thực phẩm.

Kỹ thuật đốt rượu được xem như là một phương pháp chế biến món ăn, rượu có công dụng như một chất cồn, thổi bùng ngọn lửa lên trên nguyên liệu, qua đó góp phần làm chín thực phẩm.

Để làm được kỹ thuật chế biến trên thì yếu tố quan trọng để làm nên ngọn lửa cháy to, nhanh dập tắt, tạo hiệu ứng đẹp, mang lại mùi và vị mới hấp dẫn cho món ăn chính là rượu. Rượu dùng để đốt trong chế biến các món ăn phải là loại rượu ngon và chất lượng thì mới giúp tạo được ngọn lửa xanh, đảm bảo lưu lại hương thơm nhẹ nhàng cho món ăn và không vươn lại mùi cồn. Tùy vào nguyên liệu của món ăn đầu bếp chọn loại rượu cho thích hợp. Ngoài ra thì kỹ thuật đốt rượu còn được sử dụng trong kỹ thuật pha chế đồ uống.

Có một số mẹo vặt gia đình hữu ích đã giúp bạn vượt qua một núi việc khổng lồ một cách nhanh chóng; Có thể kể đến như: Làm ướt đầu sợi chỉ sẽ giúp việc đưa chúng qua lỗ kim dễ dàng; hay việc lăn qua lăn lại những viên pin trong chiếc điều khiển ti vi giúp tăng "tuổi thọ" pin... Ở đây, Cleanipedia sẽ tập hợp những mẹo vặt nhà bếp hay ho cần biết để giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bây giờ thì cũng vào bếp thôi nào!

Những mẹo vặt nhà bếp thông dụng nhất

Thủ thuật nhà bếp đã "cứu" bạn trong không ít tình huống "dở khóc dở cười". Bổ sung ngay các thủ thuật nhà bếp dưới đây vào sổ tay để cuộc sống của bạn đã dễ dàng lại càng dễ dàng hơn.

1. Ngăn bọt khí bằng thìa gỗ

Khi hầm xương, bạn thường phải vớt bọt thường xuyên để nước dùng được trong. Chúng ta thường mất khá nhiều thời gian cho công đoạn đó. Mẹo ở đây là, khi nước đang sôi, bạn hãy đặt một chiếc muỗng gỗ ngang qua giữa vành nồi. Bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.

2. Xắt thịt mỏng, đẹp

Hãy rửa sạch và cho nguyên tảng thịt bò, thịt heo... vào ngăn đông tủ lạnh. Khi miếng thịt vừa cứng tới, bạn sẽ dễ dàng thái mỏng chúng để nướng, chiên và làm những món ăn yêu thích. Hãy xem miếng thịt trông hấp dẫn như thế nào khi áp dụng mẹo vặt nhà bếp này nào:

3. Mẹo vặt nhà bếp: Rửa khoai tây nhanh bằng máy rửa bát

Nghiêm túc mà nói, đây là một cách giúp bạn dễ dàng rửa sạch rau, củ... so với việc rửa bằng tay. Bạn chỉ việc xếp khoai tây vào khay để chén trên máy rửa bát. Tất nhiên, trước khi thực hiện mẹo vặt nhà bếp này, bạn phải đảm bảo không có xà phòng trong máy rửa chén.

4. Khử mùi hôi lò vi sóng bằng khăn và nước rửa chén

Bạn hãy tin vào các mẹo vặt nhà bếp mà chúng tôi giới thiệu ở đây. Bạn cho một ít nước rửa chén lên khăn lau chén. Tiếp theo, làm nóng khăn trong lò vi sóng một vài phút và tiếp tục để chúng trong lò vi sóng nửa giờ sau đó. Khi quay lại, bạn dùng chiếc khăn đó lau bên trong lò. Khi đó, mùi hôi trong lò vi sóng sẽ không còn nữa. 

5. Mẹo vặt nhà bếp: Cách đánh bóng xoong, nồi đồng với sốt cà chua

Cho một ít sốt cà chua lên một miếng vải và chà xát nó lên chiếc xoong, nồi bằng đồng của bạn. Sau đó, bạn rửa sạch xoong, nồi trong nước ấm. Vậy là những chiếc xoong, chảo, nồi đồng của bạn đã sạch bóng như mới. Mẹo vặt làm bếp này quá đơn giản phải không.

6. Mẹo làm sạch vỉ nướng bằng giấy bạc

Nếu vỉ nướng của bạn dính nhiều mảng bám mà bạn không thể tìm thấy bàn chải. Hãy vò tờ giấy bạc lớn lại và chà nó dọc theo các thanh vỉ nướng. Nhờ mẹo vặt nhà bếp này, vỉ nướng nhà bạn sẽ mau chóng sạch sẽ ngay thôi.  

7. Cách bóc tỏi nhanh

Mẹo vặt trong nhà bếp chắc chắn sẽ không thể thiếu bí quyết bóc tỏi nhanh. Bạn hãy cho tỏi vào lò vi sóng khoảng 1 phút. Hơi nóng của lò vi sóng sẽ làm khô vỏ tỏi. Khi bóc, vỏ tỏi sẽ dễ dàng bung ra hơn.

8 Mẹo bóc trứng luộc nhanh

Trứng sau khi luộc cần được ngâm với nước lạnh trong khoảng 10 phút để dễ bóc lơn. Nguyên lý ở đây là, nước lạnh sẽ làm cho ruột trứng bị co lại và tách rời ra khỏi vỏ trứng. 

9. Mẹo bảo quản rau bina

Rau bina rất dễ bị dập và hư hỏng. Vì thế, cách bảo quản chúng là một trong những mẹo vặt nhà bếp được nhiều chị em nội trợ muốn biết. Sau khi mua rau bina ngoài hàng, bạn hãy để nguyên chúng trong bịch ni lông và cho ngay vào tầng đông tủ lạnh. Sau đó, bạn có thể dùng chúng để làm món sinh tố bổ dưỡng.

10. Cách gọt vỏ cà chua nhanh

Việt gọt vỏ cà chua tươi sẽ dễ dàng hơn nếu bạn dùng dao cắt chia phần vỏ quả làm 4 phần bằng nhau. Tiếp đó, bạn ngâm chúng vào nước sôi trong 10-15 giây. Sau đó, bạn chỉ cần để chúng nguội, việc bóc vỏ trở nên quá dễ dàng.  

11. Mẹo vặt nhà bếp: Cách bảo quản chuối lâu hư

Bỏ chuối còn nguyên vỏ vào ngăn đông tủ lạnh là điều không nên làm. Bởi vì, bạn sẽ không thể bóc vỏ chúng khi lấy chúng ra khỏi ngăn đông. Mẹo vặt nhà bếp cho cách bảo quản chuối trong ngăn đông ở đây là: Bạn hãy bóc vỏ chuối; sau đó cho chúng vào túi zip; rồi lấy muỗng ghiền chúng ra rồi mới cho vào ngăn đông. Như vậy, bạn mới dễ dàng chế biến món ăn mỗi khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh. 

12. Mẹo kiểm tra độ tươi của trứng

Làm thế nào để biết trứng có còn tươi không hay đã được bảo quản trong thời gian dài? Vâng, có sơ sở khoa học cho mẹo vặt nhà bếp chúng tôi sắp hướng dẫn ở đây. Vỏ trứng để lâu sẽ bị xốp. Khi đó, theo thời gian, không khí sẽ từ từ đi vào bên trong chúng. Không khí trong lòng trứng càng nhiều, nó sẽ nhẹ hơn và nổi lên khi bỏ vào nước. 

13. Giữ khoai tây trắng

Khoai tây sau khi cắt rất dễ chuyển sang màu nâu hoặc xám do một loại tinh bột được giải phóng và bị oxy hóa. Vì thế, để giữ khoai tây luôn trắng thì sau khi gọt hoặc cắt nhỏ, bạn hãy ngâm khoai tây trong nước lạnh trước khi nấu.

14. Làm chậm quá trình thối rữa

Cà chua nếu đã được cắt miếng thì bạn nên bảo quản tủ lạnh để giữ chúng không không bị hư hỏng nhanh chóng. Điều này sẽ ngăn không khí xâm nhập cũng như hơi ẩm thoát ra từ vết cắt. Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều lời khuyên không bảo quản cà chua trong tủ lạnh, tuy nhiên phương pháp bảo quản này không ảnh hưởng nhiều đến hương vị cũng như độ mọng của cà chua.

15. Giữ chuối tươi lâu

Để giữ chuối tươi lâu, bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm để bọc phần cuối của nải chuối. Tốt nhất, bạn hãy tách từng quả chuối. Cách này sẽ giúp chặn khí ethylene giải phóng ra khỏi cuống làm chín trái cây quá nhanh.

16. Tăng tốc độ chín

Bạn có thể biến một quả chuối từ màu xanh lá cây sang màu vàng hoặc một quả đào từ giòn đến mọng nước với sự trợ giúp của một chiếc túi giấy. Bạn chỉ cần cho trái cây vào túi, khí etylen đậm đặc sẽ giúp chúng chín nhanh hơn.

17. Mẹo vặt nhà bếp giữ trái cây cắt khỏi bị thâm

Bạn đã từng nghe nước cốt chanh có thể giữ cho những lát táo trông ngon miệng hơn không? Hoặc bạn có thể hòa hỗn hợp bao gồm 1 phần mật ong với 2 phần nước chanh để giữ cho trái cây không bị chuyển màu nâu sau khi cắt. Hiệu quả này có được là nhờ Axit citric và vitamin C trong nước chanh và một peptide trong mật ong có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa gây ra sự đổi màu.

18. Mẹo vặt nhà bếp: Ngăn chặn đường nâu bị cứng

Bạn có thể giữ đường nâu luôn mềm, dễ xúc bằng cách cho vào hộp đường một vỏ cam hoặc một lát táo. Ngoài ra, để khắc phục đường nâu bị đóng cứng, bạn hãy cho đường nâu vào lò vi sóng và đặt bên cạnh một cốc nước nhỏ. Độ ẩm của nước thoát vào lò vi sóng sẽ giúp phá vỡ khối đường.

19. Mẹo dùng màng bọc nhựa

Sử dụng màng bọc sẽ giúp bảo quản thức ăn tốt nhất, giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng. Nếu bạn thấy khó khăn khi bóc màng nhựa bọc thực phẩm, bạn hãy làm lạnh nó tạm thời để giảm độ dính và bạn sẽ bóc dễ dàng hơn.

20. Thỏa sức sáng tạo với việc bọc thức ăn

Mũ tắm được biết đến với khả năng giữ nếp tóc, giúp mái tóc luôn khô ráo khi tắm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng nó như một cái nắp sạch đậy thức ăn thừa để ngăn không khí tràn vào làm thức ăn bị thiu. Sử dụng mũ tắm để bọc thức ăn sẽ giúp bạn dễ dàng tháo ra so với màng bọc.

21. Mẹo vặt nhà bếp: Kiểm tra xem trứng có còn ăn được không

Chiếc mũi của bạn không phải lúc nào cũng có thể phát hiện trứng còn sử dụng được hay không. Một mẹo vặt nhà bếp để biết trứng hư hỏng là hãy dùng một bát nước lạnh và thả trứng vào. Nếu trứng chìm xuống có nghĩa là còn tươi ngon, còn trứng nổi lên khỏi mặt nước là không còn tươi. Bởi vì, sau một thời gian bảo quản, chất lỏng bên trong trứng sẽ bị bay hơi qua lớp vỏ xốp, để lại bọt khí bên trong, khiến nó nổi lên.

22. Tách hạt ngô dễ dàng

Bạn có thể dễ dàng tách hạt ngô ra khỏi lõi chỉ bằng một cái ống đặt trên chảo. Đầu nhọn của lõi ngô sẽ sẽ đặt lên chính giữa ống và nhẹ nhàng ấn xuống. Chảo vừa làm giá đỡ, vừa để đựng hạt ngô. 

23. Dễ dàng loại bỏ hạt bí

Để tách hạt ra khỏi bí, bạn hãy dùng một chiếc muỗng kem. Cạnh của muỗng khá sắc nên nó có thể cắt qua xơ hay lớp ruột nhão bên trong bí tốt hơn so với việc dùng tay hay các loại muỗng thông thường.

24. Lọc chất béo

Chất béo dư thừa từ các món kho, món hầm và nước sốt có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách cho vào đó một vài viên đá. Đá sẽ giúp chất béo đông lại và bạn hãy dùng thìa để tách nó ra.

25. Tách lòng đỏ khỏi lòng trắng

Để tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng, bạn hãy đập quả trứng vào một cái bát. Tiếp theo, bạn hãy dùng một chai nước rỗng rồi úp lên lòng đỏ. Khi miệng chai tiếp xúc với lòng đỏ, bạn hãy bóp nhẹ để hút lòng đỏ vào chai, để lại lòng trắng. Mẹo vặt nhà bếp này rất hữu dụng và được nhiều người áp dụng đấy!

26. Bỏ hạt anh đào một cách dễ dàng

Bạn hãy đặt quả anh đào lên trên miệng của một chai bia rỗng. Sau đó, bạn hãy dùng đũa và chọc thẳng vào núm quả anh đào. Hạt anh đào sẽ bị đẩy ra ngoài dễ dàng.

27. Lột quả chuối dễ dàng

Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi lột vỏ một quả chuối? Thay vì bạn dùng dao rạch vào đầu cuống, bạn hãy ấn nhẹ nhàng vào phần đáy rồi bóc chuối từ dưới lên.

28. Gọt vỏ gừng

Vỏ củ gừng thực sự rất mỏng nên dụng cụ gọt vỏ cũng không thể dễ dàng loại bỏ nó. Thay vào đó, bạn hãy dùng thìa cà phê để cạo sạch vỏ.

29. Bóc tỏi không cầu kỳ

Trước tiên, bạn hãy tách từng tép tỏi ra khỏi củ. Sau đó, bạn hãy dùng dao đập từng tép, lớp vỏ sẽ dễ dàng bị tách ra.

30. Gọt trái cây họ cam quýt dễ dàng

Khi ăn cam, công việc gọt vỏ có thể khó khăn với bạn. Vậy thì hãy áp dụng mẹo vặt nhà bếp cho trái cam vào lò vi sóng khoảng 1 phút.

31. Gọt khoai tây mà không cần máy gọt vỏ

Bạn có thể lột vỏ khoai tây trong tích tắc bằng cách đun sôi trong vài phút. Sau đó, bạn hãy vớt khoai tây ra và thả vào chậu nước đá. Lớp vỏ sẽ tách ra khỏi ruột và bạn có thể dễ dàng lấy nó ra ngay.

32. Tách trái cây có hạt bằng vòng xoắn

Với những loại trái cây có hạt cứng như mận, đào, nếu bạn muốn tách nó ra khỏi hạt thì cách đơn giản nhất là cắt trái cây thành hai nửa bằng nhau, sau đó xoắn hai nửa theo hướng ngược nhau. Tiếp theo, bạn hãy sử dụng lực của ngón tay cái để tách trái cây ra khỏi hạt. Nếu bạn vẫn không thực hiện được cách này, hãy nhẹ nhàng cạy nó ra bằng dao hoặc cắt trái cây thành 4 phần để tách dễ dàng hơn.

Mẹo vặt khử mùi hôi trong nhà bếp

Sự hỗn tạp của các mùi vị thức ăn sau khi chế biến bám dính trong căn bếp khiến bạn khó chịu. Nếu bạn muốn lấy lại không gian thoáng mát, trong lành cho căn bếp của mình, đừng bỏ qua những mẹo vặt nhà bếp mà Cleanipedia chia sẻ dưới đây.

33. Đừng quên mở cửa sổ trước và sau khi nấu ăn

Trong các mẹo vặt nhà bếp thì mở cửa sổ được xem là cách khử mùi hôi thức ăn sau khi chế biến đơn giản nhất. Đóng cửa kín mít trong khi nấu sẽ làm mùi thức ăn đọng lại trong bếp, tạo nên những mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy, mở cửa khi nấu ăn giúp cho mùi thực phẩm có thể thoát ra ngoài dễ dàng và còn hạn chế mùi hôi tích tụ trong bếp.

34. Thường xuyên lau chùi vật dụng nhà bếp

Các vật dụng làm bếp như: dao, thớt, nồi, chảo, mặt bếp... là những đồ dùng góp phần tạo nên mùi hôi cho căn bếp. Sau khi sử dụng những dụng cụ này, nhiều bạn không có thói quen dùng nước tẩy rửa, chỉ làm sạch qua loa. Các thực phẩm bám trên các dụng cụ này nếu không được làm sạch, lâu dần sẽ gây ra nặng mùi rất khó để xử lý. Điều này cũng tạo cơ hội cho chuột, gián phát triển và làm ổ trong căn bếp.

Do vậy, nước tẩy rửa chuyên dụng chính là mẹo vặt nhà bếp mà bạn cần áp dụng. Hãy hình thành cho mình thói quen rửa các đồ dùng, dụng cụ ngay sau khi nấu nướng. Đảm bảo căn bếp sẽ không bị làm phiền bởi những mùi hôi nữa.

35. Mẹo vặt nhà bếp: Kết thân với chanh, cam để khử mùi hôi trong bếp

Mùi hôi trong căn bếp sẽ không còn là trở ngại nếu bạn áp dụng cho mình mẹo vặt nhà bếp đơn giản này. Bạn cần chuẩn bị cho mình một ít vỏ cam, chanh hoặc bưởi rồi bỏ vào nồi nước và đun sôi khoảng 5 phút. Những mùi tinh dầu này sẽ lan tỏa khắp không gian nhà bếp, lấn át đi những mùi hôi khó chịu.

Nếu không có vỏ cam, chanh hay bưởi thì bạn cũng có thể áp dụng cách làm tương tự với giấm. Chắc chắn những mùi hôi của thực phẩm sẽ được khử sạch hoàn toàn.

36. Sử dụng ngay than hoạt tính để khử mùi nhà bếp

Cách dùng vỏ chanh, cam tuy dễ thực hiện nhưng không phải ngày nào chúng ta cũng có thể tìm thấy được các nguyên liệu này. Do vậy, than hoạt tính chính là một gợi ý không tồi. Cách khử mùi hôi cho căn phòng bếp rất đơn giản: Bỏ than hoạt tính vào một túi nhỏ và buộc lại rồi treo ở góc bếp hay khu vực dễ gây mùi. Những mùi hôi khó chịu sẽ được than thanh lọc, trả lại không gian trong lành cho gian bếp nhà bạn. Vì thế, than hoạt tính là mẹo vặt nhà bếp đang được rất nhiều người nội trợ tin dùng.

37. Mẹo vặt nhà bếp: Cân nhắc đến túi thơm để khử mùi bếp

Nếu như than hoạt tính chỉ có khả năng khử mùi thì túi thơm vừa có khả năng loại bỏ mùi, vừa mang đến hương thơm cho căn phòng. Túi thơm rất thích hợp cho căn bếp có không khí quá nặng nề, khó khử sạch. Tuy nhiên, việc lạm dụng túi thơm sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là hệ hô hấp. Do vậy, bạn nên tham khảo cách khử mùi nhà bếp tiếp theo.

38. Mẹo vặt nhà bếp: Dùng bã cà phê khử mùi hôi bếp an toàn

Sau khi sử dụng cà phê xong, bạn đừng vội vứt bã cà phê đi. Mẹo vặt nhà bếp cho bạn là, hãy tận dụng nguyên liệu này để khử mùi hôi cho căn bếp nhà mình. Cho bã cà phê vào một túi vải có dây rút hoặc dùng dây buộc túm phần đầu túi. Tiếp đến bạn treo túi chứa bã cà phê ở gần khu vực nấu ăn. Với mẹo vặt làm bếp này, không những mùi hôi được loại bỏ mà gian bếp cũng ngập tràn hương cà phê thơm mát.

Với mỗi món ăn, mỗi nguyên liệu, mỗi phương pháp chế biến… sẽ có mẹo khác nhau. Hôm nay, chúng tôi sẽ mách bạn những mẹo vặt trong bếp cực kỳ đơn giản mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

1. Mẹo hấp/kho cá không bị tanh

Cá hấp khi nấu nếu không làm đúng cách thì sẽ làm cho cá bị tanh, thịt cá bị bở và không ngon. Trước khi hấp, bạn nên thoa đều một chút trứng gà lên cá, sẽ giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong cá, thịt cá mềm, thơm và ngon hơn.

Để cá kho có màu vàng đẹp mắt và thơm ngon, bạn nên cho thêm hỗn hợp mỡ gà hòa tan với nghệ vào nồi ướp chung với cá trước khi kho.

Muốn khử sạch mùi tanh của cá, sau khi sơ chế bạn có thể ngâm cá vào dung dịch nước pha thêm 3 muỗng rượu trắng và gừng đập dập.

2. Mẹo làm gà nướng thơm giòn

Thịt gà được chế biến theo nhiều cách khác nhau: nướng, chiên, xào,.. đều thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Để có được món gà nướng giòn νà thơm thì bạn nên phết lên mặt da gà một lớp nước cốt chanh tɾước khi cho νào lò nướng.

3. Mẹo nấu cháo không bị trào ra ngoài

Khi nấᴜ cháo, các bạn nên ngâm gạo trước 1 tiếng saᴜ đó đãi sạch, đun chung cùng với nắm gạo nếp. Đến khi cháo bắt đầu sôi, bạn cho νào nồi một thìa dầᴜ ăn để tránh cháo bị trào ra ngoài đồng thời làm tăng hương vị của món ăn.

Bạn cũng có thể gác một chiếc mᴜỗng gỗ lên tɾên thành nồi để cháo không bị trào ra ngoài và nhớ kiểm tra nồi cháo thường xuyên nhé.

4. Mẹo sơ chế ốc không bị nhớt

Trước khi làm món ốc luộc, xào, hấp, bạn nên sơ chế ốc bằng cách cho vài quả ớt tươi νào chậᴜ nước νo gạo ɾồi cho ốc νào ngâm khoảng 30 phút, ốc không còn nhớt, thịt ốc sẽ giòn νà thơm hơn khi chế biến.

5. Mẹo làm bắp rang ngon thơm giòn

Bắp rang bơ là món ăn dễ làm và được mọi người yêu thích, chỉ với 3 nguyên liệu chính là bắp, đường và bơ (có thể thay thế thế bằng caramel với dầu dừa). Tuy nhiên để bắp chín nhanh và xốp hơn. Trước khi làm bạn nên ngâm bắp trong nước khoảng 10 phút, việc này sẽ bổ sung độ ẩm cho bắp.

6. Mẹo luộc trứng không bị nứt

Trứng không còn là món ăn xa lạ với mọi gia đình, nhưng nếu luộc không đúng cách, trứng sẽ bị nứt và không đẹp mắt. Mᴜốn tɾứng luộc không bị nứt bạn chỉ cần cho νào nồi lᴜộc chút mᴜối hoặc lấy chanh xát xᴜng qᴜanh νỏ tɾứng.

7. Mẹo luộc/xào thịt ngon mềm

Mᴜốn món thịt lᴜộc được trắng, mềm, không hôi thì khi nước sôi, nếu bạn cho νào một mᴜỗng canh giấm khi luộc.

Khi xào thịt nên dùng dầu thực νật νì tɾong dầu có chất khử mùi tanh. Khi xào thịt bò mᴜốn cho thịt mềm, ướp thịt chung với 2 – 3 mᴜỗng cà phê dầu ăn νào trộn đều, để khoảng 10 – 15 phút, thịt khi xào sẽ mềm và không bị dính. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ɾa khỏi chảo ngay.

8. Mẹo nêm gia vị vừa ngon vừa đúng điệu

Theo ngᴜyên tắc vàng tɾong νiệc nêm, nấᴜ thức ăn, loại gia vị nào lâᴜ tan thì nêm trước và ngược lại. Với đường và mᴜối thì bạn nêm muối trước rồi tới đường. Hoặc nêm theo thứ tự: muối, đường, giấm, xì dầᴜ, nước mắm, cᴜối cùng là bột ngọt. Gia vị nào có mùi hương đặc trưng thì thời gian nêm sẽ là khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay để tránh mất chất dinh dưỡng, có vị chua và mất ngon (nước mắm, xì dầᴜ).

Theo quan niệm của người Á Đông, bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà đó còn là nơi Táo Quân cai quản, mang ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.

1. Tại sao cần chú trọng Phong Thủy bếp và chậu rửa?

Nội thất trong phòng bếp khá đa dạng và phong phú như bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh, tủ bếp, bàn ăn,… Trong đó bếp và chậu rửa được xem là có ảnh hưởng chính tới phong thủy nhà bếp, cũng như góp phần ảnh hưởng chung tới vận khí của toàn bộ ngôi nhà.

Như mọi người đã biết, bếp sinh lửa mang năng lượng Hỏa, còn chậu rửa liên quan tới nước, mang nguồn năng lượng của Thủy. Theo quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc thì Thủy khắc Hỏa, dẫn tới bất lợi về mặt phong thủy. Chỉ cần gia chủ lơ là, không chú ý phong thủy bếp và chậu rửa có thể dẫn tới những điều không may mắn cho gia đình.

2. Các lưu ý về Phong Thủy bếp và chậu rửa

Cách bố trí bếp và chậu rửa

Trong thiết kế phòng bếp thì cách bố trí của bếp và chậu rửa mang yếu tố quyết định về mặt thẩm mỹ. Do đó cần thiết kế sao cho vừa đảm bảo về phong thủy mà vẫn đẹp mắt, tinh tế.

Bếp và chậu rửa vuông góc

Cách bố trí bếp và chậu rửa phù hợp phong thủy khá phổ biến hiện nay chính là theo góc vuông góc.

Tại các gia đình có diện tích nhỏ, chung cư hoặc nhà trọ thì kiểu bếp vuông góc với chậu rửa theo hình chữ L được ưu tiên lựa chọn.

Với cách bố trí dạng chữ L này không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn tăng tính thẩm mỹ cho phòng bếp. Đặc biệt phong thủy bếp và chậu rửa vuông góc sẽ giúp gia chủ hóa giải xung khắc, mang lại nhiều may mắn, sức khỏe cho gia chủ.

Phong Thủy bếp và chậu rửa thẳng hàng

Một cách bố trí phong thủy bếp và chậu rửa khác đó chính là để để chúng thẳng hàng, với khoảng cách ít nhất là 60cm. Do yếu tố Thủy và Hỏa xung khắc nên cần có khoảng cách đủ xa như vậy để không gây ra những năng lượng xấu, gây bất lợi về mặt sức khỏe và bất hòa trong gia đạo.

Nếu không gian bếp hẹp không thiết kế được như vậy thì gia chủ có thể tạo một vách ngăn giữa bếp và chậu rửa, để tạo sự tách biệt giữa Thủy và Hỏa.

Khi thiết kế bếp và chậu rửa cách xa nhau thì có thể hóa giải xung khắc, nâng cao vượng khí cho gia chủ. Nhờ đó sẽ tạo ra năng lượng tích cực, gia chủ chế biến được những món ăn ngon, tăng cường sức khỏe cho gia đình, dễ dàng thu hút tài lộc, may mắn.

Lưu ý: Cần tránh đặt bếp đối diện với bồn rửa vì trong cách bố trí này bếp mang hành Hỏa sẽ bị khắc bởi Thủy. Nếu gia chủ lắp đặt như vậy dễ gây bất hòa trong gia đạo.

Vị trí và hướng Phong Thủy bếp và chậu rửa

Để lắp đảm bảo phong thủy bếp và chậu rửa, gia chủ không chỉ cần chú ý tới cách bố trí của chúng mà còn phải đặc biệt chú ý tới vị trí và hướng của 2 thiết bị này.

Vị trí và hướng đặt bếp theo Phong Thủy

Trước tiên gia chủ cần biết được thế nào hướng bếp. Hướng bếp được xác định một cách đơn giản đó chính là hướng lưng của người nấu ăn. Ví dụ khi bạn nấu ăn, mặt quay hướng Đông, lưng quay về hướng Tây thì hướng bếp chính là hướng Tây.

Theo quan điểm của Phong Thủy Mạnh Hải Feng Shui, lựa chọn hướng bếp phải tuân theo quy tắc “Tọa hung – Hướng cát”, có nghĩa là đặt bếp ở vị trí các cung xấu và nhìn ra hướng thuộc cung tốt. Nếu lựa chọn cung tốt để đặt bếp có thể sẽ “thiêu rụi” cả may mắn, tài lộc. Ngược lại, đặt bếp ở cung xấu thì có tác dụng tiêu trừ xui xẻo.

Ví dụ: Đặt bếp ở cung Tuyệt mệnh sẽ tránh được tai họa về sức khỏe, không lo mắc bệnh tật. Bếp đặt ở cung Lục Sát sẽ tránh được tai họa sát thân, gia đình yên ấm, hạnh phúc…

Vị trí và hướng chậu rửa theo Phong Thủy

Dựa trên phong thủy đặt bếp hợp bản mệnh và cách bố trí bếp dạng vuông góc hay thẳng hàng mà ta có thể chọn được vị trí và hướng đặt chậu rửa như sau: 

Trường hợp bếp và chậu rửa vuông góc với nhau: Chậu rửa thuộc hành Thủy nên đặt ở các hướng Bắc, Đông hoặc Đông Bắc. Trong khi vị trí phù hợp đặt bếp thuộc hành Hỏa là ở phía Nam, Đông hoặc Đông Nam.

Bếp và chậu rửa thẳng hàng nằm dọc theo tường phía Tây: Nên đặt chậu rửa hướng Bắc và bếp hướng Nam.

Bếp và chậu rửa thẳng hàng nằm dọc theo tường phía Đông: Nên đặt chậu rửa phía hướng Nam còn bếp ở hướng Bắc.

Bếp và chậu rửa thẳng hàng dọc theo tường phía Bắc: Cần đặt chậu rửa hướng Tây còn bếp ở hướng Đông.

Bếp và chậu rửa thẳng thành nằm dọc theo tường phía Nam: Lựa chọn chậu rửa hướng Đông, bếp ở phía hướng Tây.

3. Hóa giải bếp và chậu rửa phạm Phong Thủy

Nếu thiết kế phòng bếp của bạn hiện nay không chuẩn theo phong thủy thì đừng quá lo lắng. Ngay sau đây Phong Thủy Mạnh Hải Fengshui sẽ hướng dẫn bạn cách hóa giải đối với từng trường hợp.

Hóa giải bếp đối diện bồn rửa

Dựa vào cơ chế “tham sinh quên khắc” trong quy luật ngũ hành, gia chủ có thể đặt một chậu cây xanh ở khoảng giữa bếp và bồn rửa. Do Thủy – Mộc tương sinh nên lúc này Thủy khí sẽ tập trung sinh Mộc mà không còn khắc hỏa nữa.

Trường hợp không phù hợp đặt cây xanh, gia chủ có thể ốp gạch bếp và tường bếp mang màu của hành Mộc, tức là màu xanh lá. Hoặc họa tiết trên gạch là cỏ cây đều phù hợp.

Có thể làm vách ngăn bằng thủy tinh để ngăn bếp và chậu rửa đối diện trực tiếp với nhau.

Một biện pháp khác đó chính là đặt một tấm thảm màu xanh lá cây ở vị trí giữa bếp và chậu rửa cũng có tác dụng hóa giải xung khắc Thủy và Hỏa.

Hóa giải bếp cạnh bồn rửa

Khi thiết kế nên để bếp và chậu rửa cách xa nhau tối thiểu 60cm. 

Nếu diện tích phòng bếp hẹp không đáp ứng được khoảng cách 60cm thì gia chủ có thể đặt một chậu cây xanh nhỏ ở khoảng giữa 2 thiết bị.

Tạo vách ngăn để ngăn cách giữa bếp và chậu rửa cũng giúp hóa giải sự xung khắc Thủy và Hỏa.

4. Cải thiện Phong Thủy bếp và chậu rửa hàng ngày

Bếp và chậu rửa sạch sẽ, gọn gàng sẽ giúp cho gian bếp thêm phần tươi sáng, từ đó giúp tăng sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ. Nếu để hai thiết bị này bám bẩn thì dễ sinh uế khí, làm giảm sút sức khỏe cũng như tiêu hao tài lộc. Gia chủ cần luôn chú ý bảo dưỡng 2 thiết bị sao cho chúng luôn sạch sẽ và hoạt động tốt, đảm bảo mặt phong thủy bếp và chậu rửa.

Vệ sinh bếp và chậu rửa

Sử dụng chanh tươi để chà sát lên bếp và chậu rửa. Sau 15 phút thì dùng khăn ẩm lau sạch. Axit trong chanh sẽ giúp bạn đánh bật các vệt dầu mỡ và thức ăn cáu lại trên bếp và chậu rửa, đồng thời tạo ra mùi thơm dễ chịu.

Hòa giấm ăn và nước rửa bát thành dung dịch vệ sinh bếp và bồn rửa. Sau vài phút thì lau lại bằng nước sạch. Đây là cách dễ dàng để làm sạch triệt để bếp và bồn rửa khỏi thức ăn thừa và dầu mỡ bám lại.

Một cách dễ dàng hơn để cải thiện phong thủy bếp và chậu rửa đó là dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Chỉ cần vài giọt dung dịch là có thể đánh bay mọi vết bẩn do thực phẩm hay gỉ sét.

Vệ sinh dụng cụ bếp và bồn rửa

Bên cạnh chú trọng vệ sinh bếp và chậu rửa, các bạn cần chú ý làm sạch dụng cụ bếp hàng ngày để đảm bảo sức khỏe khi nấu ăn và làm phòng bếp thêm gọn gàng, sạch đẹp.

Hiện trên thị trường có sẵn rất nhiều loại nước rửa chén phù hợp để làm sạch và khử mùi tanh trên dụng cụ. Nếu là người thích sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên thì bạn có thể sử dụng chanh và rượu để tiến hành làm sạch chậu rửa và các dụng cụ bếp nhanh chóng.

Phong thủy nhà bếp không chỉ mang đến sự tiện nghi, thoải mái trong nấu nướng mà còn được tin mang đến may mắn về sức khỏe, tài chính và sự hưng vượng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố chính trong phong thủy nhà bếp và lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công bếp.

1. Phong thủy nhà bếp có vai trò gì?

Với người Á Đông, bếp là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất về phong thủy của ngôi nhà. Bêp với người Việt không chỉ là nơi nấu nướng mà còn đại diện cho sức khỏe - tài lộc (của ăn của để) và cả vượng khí, trạch vận của gia đình.

Việc bố trí phòng bếp hợp phong thủy trước hết giúp việc nấu nướng thêm thuận tiện, sau là mang đến may mắn. Đó chính là lý do tại sao mọi gia đình đều đặc biệt quan tâm đến phong thủy nhà bếp. Phong thủy là bếp là vấn đề sâu và rộng, tùy mỗi gia chủ, tùy theo đặc điểm ngôi nhà lại có cách xử lý riêng, tuy nhiên cần lưu ý một số yếu tố cơ bản sau.

2. Các xác định phong thủy bếp và hướng đặt bếp 

Hướng bếp sẽ là hướng ngược với mặt người nấu hoặc là hướng lưng người nấu. Tùy vào từng con giáp lại có hướng bếp tốt khác nhau.

2.1. Đặt hướng bếp theo tuổi 

Dưới đây là những lưu ý khi đặt hướng bếp theo tuổi mà gia chủ cần quan tâm 

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Tý

·       Gia chủ tuổi Mậu Tý nên đặt bếp hướng tốt như: Đông Nam, Nam, Đông, Bắc đây được xem là hướng đưa củi vào bếp mang đến phúc lộc dồi dào, gia đình hưng vượng.

·       Gia chủ tuổi Canh Tý: Đặt bếp nhìn về hướng tốt như: Bắc, hướng Đông, hướng Nam, hướng Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Tý: Hướng Đông Nam, hướng Đông, hướng Nam và hướng Bắc được xem là hướng đẹp nhất dành cho tuổi này.

·       Gia chủ tuổi Bính Tý: Nên đặt hướng Bắc, hướng Đông, Nam và Đông Nam.

·       Tuổi Giáp Tý: Chú ý đặt bếp tọa hướng tốt như: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Tây.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Sửu

·       Gia chủ tuổi Ất Sửu hướng tốt là Tây, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc

·       Gia chủ tuổi Quý Sửu chọn hướng bếp Đông, Đông Nam, Bắc, Nam

·       Gia chủ tuổi Tân Sửu nên chọn hướng bếp Nam, Bắc, Đông Nam, Đông

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Dần

·       Gia chủ tuổi Bính Dần: Nên đặt hướng tốt như: Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, Nam.

·       Gia chủ tuổi Canh Dần: Chọn hướng Đông Bắc, Tây, Tây bắc, Tây Nam.

·       Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Giáp Dần: Hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Đông Bắc được xem là hướng tốt nhất.

·       Hướng bếp cho gia chủ tuổi Nhâm Dần: Đặt bếp nhìn về hướng tốt như: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Tuổi Mậu Dần: Hướng tốt là Tây bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Mão

·       Tuổi Ất Mão nên đặt bếp hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Đông Bắc

·       Tuổi Đinh Mão hướng đẹp nhất để đặt bếp là Nam, Đông Nam, Bắc, Đông.

·       Tuổi Kỷ Mão chọn hướng bếp nhìn về hướng Nam, hướng Đông Nam, hướng Bắc hoặc Đông sẽ tốt lành.

·       Gia chủ tuổi Quý Mão hợp hướng Nam, Đông, Bắc và Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Tân Mão nên chọn hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam sẽ mang đến may mắn.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Thìn

·       Gia chủ tuổi Bính Thìn: hướng đặt bếp tốt là Tây Nam, Tây bắc, Đông Bắc, Tây.

·       Gia chủ tuổi Canh Thìn: Nên đặt bếp hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.

·       Gia chủ tuổi Giáp Thìn: Chọn hướng Đông, Bắc, Đông Nam và Nam

·       Gia chủ tuổi Mậu Thìn: Nhằm hướng Nam, Bắc, Đông Nam và Đông để chọn hướng bếp

·       Gia chủ tuổi Nhâm Thìn: Hướng Nam, Đông Nam, Bắc và Đông được xem là hướng tốt mang lại may mắn cho gia chủ.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Tỵ

·       Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Ất Tỵ: Nên chọn hướng tốt là Tây Nam, Tây, Tây Bắc và Đông Bắc.

·       Với gia chủ tuổi Đinh Tỵ hướng tốt là Tây bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Với gia chủ tuổi Kỷ Tỵ: Nên chọn hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Với gia chủ tuổi Quý Tỵ: Có thể chọn hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam.

·       Gia chủ tuổi Tân Tỵ: Nên chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Ngọ

·       Gia chủ tuổi Bính Ngọ hướng tốt là Tây Bắc, Tây Nam, Tây, Đông Bắc.

·       Gia chủ tuổi Canh Ngọ nên chọn hướng Nam, Bắc, Đông và Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Giáp Ngọ chọn hướng tốt là Đông Nam, Nam, Đông và Bắc.

·       Gia chủ tuổi Mậu Ngọ đặt bếp nhìn về hướng Bắc, Đông, Nam và Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Ngọ chọn hướng bếp Đông Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Mùi

·       Gia chủ tuổi Đinh Mùi có thể chọn các hướng bếp tốt như Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam.

·       Gia chủ tuổi Ất Mùi hướng tốt là Đông, Bắc, Nam, Đông Nam.

·       Gia chủ tuổi Kỷ Mùi có thể tham khảo các hướng tốt Nam, Đông Nam, Bắc, Đông.

·       Gia chủ tuổi Tân Mùi nên tham khảo các hướng tốt: Đông, Bắc, Đông Nam, Nam.

·       Gia chủ tuổi Quý Mùi đặt bếp nhìn ra các hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Thân

·       Gia chủ tuổi Bính Thân tham khảo các hướng bếp tốt như: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.

·       Gia chủ tuổi Canh Thân có 4 hướng bếp đẹp là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Gia chủ tuổi Mậu Thân nên chọn hướng Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc.

·       Gia chủ tuổi Giáp Thân có thể chọn các hướng như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Thân nên chọn hướng Đông, Bắc, Đông Nam, Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Dậu

·       Gia chủ tuổi Quý Dậu đặt hướng nhìn bếp về Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và Tây

·       Gia chủ tuổi Tân Dậu có thể đặt bếp nhìn về hướng Nam, Đông Nam, Bắc và Đông.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Tuất

·       Gia chủ tuổi Bính Tuất hướng bếp đẹp là Nam, Đông Nam, Bắc, Đông

·       Gia chủ tuổi Canh Tuất chọn hướng bếp tại Tây Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc

·       Gia chủ tuổi Giáp Tuất chọn hướng bếp nhìn về hướng tốt như Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc.

·       Gia chủ tuổi Nhâm Tuất chọn hướng bếp nhìn về Đông, Bắc, Đông Nam, Nam.

Hướng đặt bếp cho gia chủ tuổi Hợi

·       Gia chủ tuổi Đinh Hợi nên đặt bếp nhìn về hướng Tây Bắc, Tây Nam, Tây, Đông Bắc.

·       Gia chủ tuổi Kỷ Hợi nên chọn hướng bếp đẹp là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây.

·       Gia chủ tuổi Quý Hợi hướng bếp tốt là Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.

·       Gia chủ tuổi Ất Hợi chọn hướng bếp nhìn về Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Tây

·       Gia chủ tuổi Tân Hợi nên chọn hướng Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc.

2.2. Đặt hướng bếp theo hướng nhà 

Hướng Đông:

·       Hướng Đông Nam: Nhà hướng này nên đặt bếp hướng chính Tây được xem là tốt nhất, phù hợp với phong thủy.

·       Hướng Đông Bắc: Gia chủ nên đặt bếp hướng Đông Nam sẽ giúp mang lại thuận hòa, sức khỏe, các thành viên trong gia đình được sức khỏe.

Hướng Tây

·       Hướng Tây Bắc : Nên đặt bếp hướng Tây hoặc hướng Nam sẽ mang đến điều tốt lành, may mắn.

·       Hướng Tây Nam: Nên đặt hướng Đông Nam. Sau nhà nên trồng thêm cây cao, sân nhỏ hoặc khu đất trống để hóa giải bất lợi từ hướng nhà.

Hướng Nam: 

·       Nên đặt hướng chính Tây

Hướng Bắc: 

·       Nên đặt bếp hướng Nam, hướng Đông Nam và hướng Đông.

3. Những lưu ý khi bố trí nhà bếp để mang lại tài lộc sức khỏe cho gia chủ

3.1 Hướng nhà bếp 

Trước đây, hướng bếp là hướng cửa bếp lò, hiện nay cuộc sống hiện đại, sử dụng bếp từ, bếp ga, bếp điện có sự thay đổi khi xác định hướng nhà bếp. Theo đó, bếp từ, bếp điện trở nên ưu thế nhưng không có lửa nên không được xem là táo vị. Hướng bếp chuẩn nhất là hướng nhận thao tác của người nấu. Nếu lưng người nấu bếp quay về hướng nào thì đó là hướng bếp.

3.2 Vị trí đặt bếp nấu

Vị trí đặt bếp nên đặt hướng dữ nhìn về hướng tốt để mang đến may mắn, tiếp nguồn năng lượng. Nên đặt bếp nấu vị trí góc nhà nhưng tránh góc nhọn. Như vậy tầm nhìn không bị hạn chế, không gian nấu thông thoáng. Ngoài ra, bếp cũng nên đặt nơi tránh gió để tụ khí, tốt cho việc nấu nướng, tránh nhìn thẳng ra cửa chính, tránh gần vòi nước, chậu rửa, ống nước ngầm.

3.3 Không gian bếp

Không gian bếp cần được bố trí linh hoạt dựa trên diện tích và loại hình nhà ở. Nếu ở chung cư bạn nên bố trí vách ngăn với các phòng khách để đảm bảo tính kín đáo. Với nhà ở mặt đất, không gian rộng nên bố trí không gian thoải mái với bàn ăn, quầy bar...Tuy nhiên, dù diện tích lớn hay nhỏ thì phòng bếp đều phải duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ...tránh hấp hơi nước, ẩm ướt ảnh hưởng không tốt đến phong thủy phòng bếp.

3.4 Màu sắc và ánh sáng của bếp

Nhà bếp thuộc hành Hỏa nên sơn màu sơn thuộc yếu tố mộc: Xanh (xanh lá, xanh rêu, xanh dương…). Gam màu này không chỉ tốt theo phong thủy mà còn mang lại cảm giác tươi mát, xua đi cái nóng nực trong quá trình nấu nướng. Gia chủ nên tận dụng ánh sáng tự nhiên từ hệ thống cửa và đèn trang trí để mang đến năng lượng cho không gian nấu nướng.

3.5 Nội thất cho nhà bếp

Nội thất bếp bao gồm tủ lạnh, lò vi sóng, bếp nấu và tủ bếp...ngoài việc sắp xếp nội thất ở vị trí hợp lý, dễ sử dụng, thuận tiện trong quá trình nấu nướng thì gia chủ nên chú ý tránh đặt vòi nước gần bếp đun sẽ khiến Thủy - Hỏa đối nhau, tạo xung khắc, mất đi vượng khí. Tránh đặt tủ lạnh đối diện với hướng bếp nấu vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống đối diện với hành Hỏa sẽ khiến mọi thứ tiêu tan. Nguyên lý khi thiết kế nội thất bếp là: bếp - bồn rửa - tủ lạnh nên tạo thành hình tam giác.

Phong thủy bếp là tổng hòa các yếu tố về vị trí, nội thất, màu sắc...để mang đến vẻ đẹp và sự may mắn như mong đợi.

Phong thủy nhà bếp cần được bố trí, sắp xếp linh hoạt tùy theo các yếu tố tuổi - mệnh gia chủ, đặc điểm thiết kế nhà và nhu cầu sử dụng...để có được phòng bếp đảm bảo thẩm mỹ - phong thủy và công năng, chủ đầu tư nên tìm chọn dịch vụ thiết kế uy tín, chuyên nghiệp hoặc kết hợp với dịch vụ tư vấn phong thủy để hoàn toàn yên tâm trong quá trình thi công và sử dụng.

Phong thủy nhà bếp đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người với mong muốn đem đến những vận khí tốt và may mắn đến cho gia đình nhỏ của mình. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách bố trí nội thất nhà bếp sao cho không phạm phong thủy cũng như các điều tối kỵ mà bạn nên tránh khi chọn các nội thất nhà bếp. 

Nội thất nhà bếp với tông màu trầm ấm kết hợp với nguồn sáng tự nhiên đem đến không gian thoáng đãng đồng thời thu hút tài lộc cho gia chủ.

Phong thuỷ phòng bếp đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Theo quan niệm của người Việt Nam, nhà bếp là một trong những vị trí quan trọng của toàn bộ ngôi nhà. Đây là nơi tất cả các thành viên thưởng thức những món ăn ngon hoặc cùng nhau quây quần sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy, nhà bếp còn được xem là “trái tim” của ngôi nhà.

Phòng bếp, phòng ăn được thiết kế với không gian mở đẹp và hiện đại, thích hợp cho những buổi sum họp gia đình. 

Mặt khác, theo phong thủy Dương Trạch, nhà bếp thuộc một trong ba yếu tố quan trọng trong nhà ở – bao gồm cổng chính, phòng ngủ và nhà bếp. Vì nhà bếp mang nguồn năng lượng Hỏa nên sẽ xóa bỏ những sinh khí tốt lành của căn nhà. Do đó, phong thủy nhà bếp luôn được gia chủ ưu tiên khi thiết kế nội thất nhà ở.

Không những vậy, phong thủy nhà bếp còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự thịnh vượng, hậu vận và con đường tài lộc của gia chủ. Đồng thời, sự nghiệp và sức khỏe của các thành viên trong gia đình có tốt hay không cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố này.

Ngoài ra, để có được một căn bếp vừa đẹp, vừa hợp với phong thủy, bạn cần chú ý những điều như sau:

·       Bố trí các nội thất khoa học, thông minh nhằm thuận tiện cho việc sinh hoạt.

·       Bếp phải nằm ở vị trí lý tưởng trong không gian của ngôi nhà.

·       Đáp ứng được tính thẩm mỹ đồng thời tránh phạm phải các điều kiêng kỵ trong phong thủy.

Những lý do trên đây đã cho thấy tầm quan trọng của phong thủy nhà bếp quan trọng như thế nào. Vì thế bạn cần nắm rõ những điều kiêng kị cũng như cách bố trí nhà bếp một cách hợp lý nhất để thu hút tài lộc và sức khỏe dễ dàng hơn. 

Cách xác định hướng đặt bếp hợp phong thuỷ

Xác định hướng nhà bếp theo hướng nhà

Dựa trên hướng nhà sẽ giúp bạn lựa chọn được hướng nhà bếp sao cho phù hợp và thuận phong thủy. Cụ thể như sau:

Nhà hướng Nam: nên đặt bếp ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam, kỵ hướng Nam và hướng Bắc.

Nhà hướng Đông: nên đặt bếp ở hướng Đông Nam, hướng Bắc hoặc hướng Nam.

Nhà hướng Đông Nam: hướng Tây sẽ là hướng phù hợp để đặt bếp.

Nhà hướng Đông Bắc: nên đặt bếp đặt ở hướng Đông Nam là tốt nhất. Đặc biệt kiêng kỵ hướng bếp ở hướng Tây và hướng Tây Nam bởi có thể sẽ mang lại tai họa cho gia chủ.

Nhà hướng Tây: nên đặt bếp ở hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam hoặc hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Tây Bắc: nên đặt bếp ở hướng Nam hoặc hướng Tây.

Nhà hướng Tây Nam: là hướng nhà rất xấu, do đó bạn có thể hóa giải chúng bằng cách đặt bếp ở hướng Đông Nam.

Chọn hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với mệnh tuổi gia chủ

Bên cạnh đặt hướng nhà bếp theo hướng nhà, tùy vào mệnh tuổi của gia chủ cũng sẽ có cách chọn hướng đặt bếp sao cho phù hợp nhất. Trong phong thủy của nhà bếp, bạn nên tránh chọn hướng bếp nằm vào các cung Cô Quả, Bại Tuyệt,…vì những cung này có thể mang đến sự xui xẻo, chia ly và khắc khẩu trong cuộc sống gia đình.

Ngoài ra, theo thuyết âm dương ngũ hành, nếu nhà có vợ chồng thì hướng bếp phong thủy nên đặt theo tuổi của chồng bởi chủ nhà thường là người đàn ông. Tuy nhiên, nếu bạn theo chủ nghĩa độc thân và là gia chủ nữ thì hướng đặt bếp cũng có thể được lựa chọn dựa trên tuổi của bạn.

Những nguyên tắc và điều tối kỵ khi bố trí phong thuỷ nhà bếp

Sau đây là những nguyên tắc cũng như các điều tối kỵ bạn nên tránh khi bố trí nhà bếp sao cho hợp phong thủy:

·       Không nên đặt nhà bếp ngay đối diện nhà vệ sinh vì theo phong thủy điều này sẽ khiến các luồng khí xấu, khí độc hay chất bẩn từ nhà vệ sinh dễ dàng nhiễm vào trong thức ăn của gia đình. Bên cạnh vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe thì những khí xấu này còn có thể khiến cho gia chủ dễ bị hao tài, gia đình dễ xảy ra lục đục và không hòa thuận. 

·       Không nên đặt nhà bếp ở ngay trung tâm của ngôi nhà vì không những gây mất thẩm mỹ, khó khăn cho việc đi lại mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

·       Không nên đặt nhà bếp chính diện cửa ra vào vì mùi thức ăn khi nấu nướng có thể phát tán ra khắp ngôi nhà gây ra nhiều năng lượng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

·       Không đặt nhà bếp đối diện hay dưới phòng ngủ vì có thể khiến gia chủ cảm thấy khó chịu cũng như ảnh hưởng đến tâm lý muốn được nghỉ ngơi khi phải ngửi những mùi thức ăn bay từ bếp vào phòng.

·       Tránh đặt nền bếp cao hơn các phòng khác trong nhà vì theo phong thuỷ điều đó sẽ khiến hung khí tập trung nhiều vào nhà, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của gia chủ.

·       Không nên đặt nhà bếp dưới thanh xà ngang vì sát khí của xà ngang rất mạnh, do đó có thể khiến người nhà bị đau ốm, đặc biệt là nữ giới trong nhà, bởi sách cổ có dạy: “Dưới xà nhà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.

·       Không nên đặt đầu giường sát với nhà bếp bởi bếp là nơi để nấu nướng, do đó những tiếng động, lửa sẽ khiến bạn cảm thấy không dễ chịu, đồng thời hay rơi vào trạng thái nhức đầu, mất ngủ. 

·       Không nên sử dụng ban công để đặt nấu nướng vì ban công là nơi có thể mang đến tài lộc cho mái ấm gia đình, nếu nấu nướng sẽ gây hao tài, ngăn chặn điềm may của gia chủ đến với ngôi nhà của mình.

·       Bếp nấu không nên đặt cạnh tủ lạnh và bồn rửa vì bếp thuộc Hỏa, tủ lạnh và bồn rửa lại thuộc Thủy, đây là hai yếu tố xung khắc với nhau nên có thể làm cho gia chủ tổn hại về sức khỏe cũng như tiền bạc.

·       Không để sau bếp là khoảng trống vì bếp cần có một điểm dựa vững chãi. Hơn nữa nếu ánh sáng chiếu vào phía sau bếp quá nhiều cũng không tốt cho gia chủ bởi sẽ dễ gây đau ốm, mệt mỏi,...

Một số vật dụng trang trí cho nhà bếp hợp phong thuỷ với gia chủ

Máy hút khói, tủ lạnh

Máy hút khói và bếp là bộ đôi luôn đi cùng với nhau. Trong đó, máy hút khói được xem như là lá phổi của nhà bếp bởi nó giúp hút không khí bụi bặm và hơi dầu mỡ ra ngoài. Đồng thời, máy hút khói còn tạo sự đối lưu không khí, giúp không khí trong lành từ ngoài vào dễ dàng hơn. Do đó, bạn nên đặt máy hút khói và bếp nấu cùng hướng với nhau để tạo ra sự hài hòa phong thủy.

Bên cạnh đó, tủ lạnh được coi là vật dụng không thể thiếu trong các hộ gia đình hiện nay. Mặc dù vậy, đây cũng là thiết bị tích tụ nhiều khí lạnh nên bạn phải chọn đúng hướng để đặt tủ lạnh sao cho thuận tiện khi sử dụng và hợp với hướng điều hòa phong thủy. Bạn có thể đặt tủ lạnh theo hướng Bắc để thu hút tài lộc vào nhà, đồng thời giúp gia chủ thịnh vượng, phát tài. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tủ theo hướng hợp với tuổi của bạn để đem lại nhiều may mắn hơn.

Bồn rửa bát, tủ nướng

Tủ nướng và lò viba là các thiết bị thường phải tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn để làm chín đồ ăn, đồng thời đa phần chúng còn được làm từ kim loại. Vì thế, bạn nên đặt các vật dụng này ở hướng nam vì đây là hướng sinh nhiệt lượng lớn, tượng trưng cho nơi chốn của mặt trời, lửa hay các vật sắc nhọn. Đó cũng là cách để nguồn nhiệt lượng này luôn luôn được nuôi dưỡng và liên tục sinh ra.

Bồn rửa thường được đặt sát tường hay bố trí gần bếp để thuận lợi cho bạn khi làm bếp. Bên cạnh đó, nếu bồn rửa bát nhà bạn không nằm cạnh cửa sổ thì phía trên bồn cần phải đủ sáng để năng lượng chiếu vào. Do đó, bạn nên xoay về hướng tây nam nếu bồn rửa bằng đá, xoay về hướng tây bắc đối với bồn bằng kim loại như inox.

Tủ bếp, bếp nấu

Tủ bếp thường có thiết kế bằng gỗ và thường được đặt theo hướng Đông hay hướng Đông Nam để phát huy được yếu tố phong thủy mạnh nhất, đem đến nhiều sự may mắn, bình an cho gia chủ, đồng thời tạo ra sự sạch sẽ và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý sự liên kết về chất liệu giữa tủ đứng bên dưới và tủ treo để tạo ra quá trình cộng hưởng năng lượng chung trong bếp.

Bếp nấu được xem là “trái tim” của căn bếp, là nơi làm chín thức ăn và sử dụng rất nhiều năng lượng. Nguồn năng lượng này có thể đến từ bếp ga hay từ bếp điện. Vì thế, bạn nên bố trí thùng ga hay phích cắm bếp điện hướng về phía hợp với tuổi của mình nhằm lấy được năng lượng cho bếp.

Gương, tranh phong cảnh trong bếp và đồng hồ treo tường

Theo phong thuỷ, để giúp gia chủ thu hút được nhiều tiền bạc, sức khỏe và may mắn cũng như cảm thấy yên bình hơn khi vào bếp, bạn nên đặt một chiếc gương hoặc có thể sử dụng một vài bức tranh phong cảnh treo lên tường để thay thế gương. Chúng còn có thể giúp trang trí cho căn bếp của bạn thêm sinh động, bắt mắt hơn.

Đồng hồ treo tường không chỉ là vật dụng trang trí, mà còn giúp mang lại nhiều tiện lợi cho gia chủ như giúp chị em nội trợ căn chỉnh thời gian nấu ăn phù hợp, thu hút điềm may,... Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng đồng hồ đẹp và phù hợp với mọi phong cách của nhà bếp. Trong đó, kiểu dáng hình tròn của đồng hồ đại diện cho sự thịnh vượng và trọn vẹn. Vậy nên, việc trang trí một chiếc đồng hồ hình tròn trong không gian bếp sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. 

Mang cây xanh vào không gian bếp

Nếu bạn yêu thích một không gian bếp xanh mát, tươi mới và gần gũi với thiên nhiên, hãy thử trang trí bếp bằng những chậu cây xanh nhỏ. Chúng không chỉ mang lại nhiều sinh khí cho không gian bếp mà còn có khả năng thanh lọc không khí cũng như khử mùi hiệu quả. Đối với các mẫu nhà bếp được thiết kế theo phong cách tối giản, những chậu cây xanh sẽ là điểm nhấn nổi bật cho cả không gian. Bạn nên lựa chọn những loại cây hợp mệnh với tuổi của mình để có thể thu hút nhiều tài lộc, may mắn cho bản thân và gia đình.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phong thủy nhà bếp cũng như một số điều cấm kỵ trong phong thủy mà các gia chủ cần lưu ý để tránh mang lại những điều không may mắn cho gia đình mình và những người xung quanh. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để sắp xếp và bố trí nội thất trong căn bếp hợp lý theo đúng phong thủy nhất.

Không chỉ nội thất phòng khách mà phong thủy nhà bếp cũng là một yếu tố rất quan trọng có tác động đến sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vậy khi làm nhà bếp, nên bố trí phòng bếp hợp phong thủy nên như thế nào để thuận lợi? Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chuẩn xác nhất.

Phong thủy nhà bếp tác động thế nào đến đời sống gia đình?

Phong thủy nhà bếp đóng một vai trò quan trọng và không thể xem nhẹ trong đời sống gia đình. Nhà bếp không chỉ là nơi chế biến thức ăn, mà còn là trung tâm của sự hòa hợp, tình thân, và sức khỏe trong gia đình.

Nói đơn giản, nhà bếp là nơi chúng ta chia sẻ những bữa cơm gia đình, nơi sum họp sau một ngày làm việc căng thẳng. Ở đây, những món ăn ngon được nấu, là cách thể hiện tình thương và cũng là nơi gia đình tụ tập để nói chuyện, chia sẻ, và cùng tạo dựng những kỉ niệm đáng nhớ.

Ngoài ra, phong thủy nhà bếp cũng ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia đình. Những yếu tố phong thủy, như cách bố trí nội thất và hướng nhà bếp, có thể ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và hạnh phúc của gia đình. Một nhà bếp được thiết kế hợp phong thủy có thể thu hút tài lộc và năng lượng tích cực, trong khi tránh xa khỏi các yếu tố tiêu cực có thể gây rối loạn và xung đột.

Tóm lại, nhà bếp không chỉ là nơi nấu nướng, mà còn là trái tim của ngôi nhà và sự gắn kết của gia đình. Phong thủy nhà bếp đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian ấm áp, hạnh phúc và thịnh vượng cho cuộc sống gia đình. Do đó mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố phong thủy khi xây dựng và bố trí khu vực bếp. 

Những quy tắc quan trọng khi đặt hướng bếp theo phong thủy

Việc chọn hướng đặt bếp là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất của ngôi nhà, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn liên quan đến phong thủy và ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chọn hướng đặt bếp theo phong thủy:

Xác định hướng bếp nấu theo phong thủy

Nhiều người thường lầm tưởng hướng bếp chính là hướng cửa bếp nhưng cách xác định này không đúng. Hướng bếp là hướng lưng người nấu, tức là nếu bạn đứng ở bếp và sử dụng bếp để nấu ăn thì hướng bếp chính là hướng phía sau lưng của bạn. 

Hướng bếp hợp phong thủy

Để đặt bếp hợp phong thủy, bạn cần hiểu rằng phong thủy nhà bếp nhấn mạnh vào việc tạo "hung và hướng cát." Điều này nghĩa là bạn cần đặt bếp ở vị trí xấu (hung) và quay về hướng tốt (cát). Mục tiêu là sử dụng tính chất của hỏa (được tạo ra từ bếp) để đốt cháy những yếu tố xấu trong ngôi nhà và thu hút sinh khí tốt. Bạn có thể đặt hướng bếp theo hướng nhà hoặc theo tuổi của gia chủ. 

Phong thủy hướng bếp dựa trên hướng nhà

Hướng nhà là hướng chính của ngôi nhà và có thể ảnh hưởng đến việc đặt hướng bếp. Dựa vào hướng nhà, bạn có thể xác định hướng bếp thích hợp như sau:

Nhà hướng Đông: Bạn có thể đặt bếp hướng Đông Nam, Đông, Bắc hoặc Nam. Tuy nhiên, Đông Nam thường được xem là hướng tốt nhất để thu hút tài lộc.

Nhà hướng Đông Nam: Bếp nên đặt hướng Tây.

Nhà hướng Đông Bắc: Bếp nên đặt hướng Đông Nam.

Nhà hướng Tây: Bếp nên đặt hướng Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.

Nhà hướng Tây Bắc: Bếp nên đặt hướng Tây hoặc Nam.

Nhà hướng Tây Nam: Bếp nên đặt hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Nam: Bếp nên đặt hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Bắc: Bếp nên đặt hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Đông.

Nhìn chung về phong thủy đặt bếp thì vị trí tốt nhất là hướng Đông Nam, hướng Đông và hướng Nam

Phong thủy nhà bếp theo tuổi

Một cách khác để xác định hướng đặt bếp là dựa trên tuổi của chủ nhà. Bạn có thể đặt hướng bếp theo tuổi của người chồng trong gia đình, vì theo thuyết âm dương ngũ hành, người đàn ông thường đại diện cho ngôi nhà.

Phong thủy nhà bếp: một số điều nên làm

Để phong thủy nhà bếp được hài hòa, bạn hãy chú ý đến những cách bố trí nhà bếp dưới đây: 

Lựa chọn không gian thoáng đãng

Nhà bếp thường là nơi sản xuất và chứa nhiều năng lượng tiêu cực như mùi thức ăn, dầu mỡ, và hơi nước. Khi không gian bếp không thông thoáng, năng lượng xấu này có thể dễ dàng tích tụ và lan tràn ra các phòng khác trong ngôi nhà, gây ra sự cản trở trong cuộc sống và công việc.

Việc lắp đặt thêm cửa sổ cho nhà bếp không chỉ giúp loại bỏ năng lượng tiêu cực mà còn tạo ra dòng khí tốt. Điều này có thể giúp cân bằng năng lượng trong ngôi nhà và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng không gian này. 

Không đặt bếp và bồn rửa gần nhau

Theo quan niệm phong thủy, bếp nấu thuộc hỏa, nước thuộc thủy, thủy hỏa tương khắc. Nên vị trí bếp nấu và bồn rửa cần đặt xa nhau là hợp lý, sẽ tránh mang đến điều xấu, sự xung đột cho gia đình. Trong trường hợp không có quá nhiều diện tích, thì có thể đặt cách nhau khoảng 60cm nếu dáng bếp I, hoặc để ở 2 cạnh góc vuông nếu bếp hình chữ L.
Bên cạnh đó, tủ lạnh cũng là yếu tố thuộc thủy, vì vậy không nên để tủ lạnh quá gần hoặc đối diện với tủ bếp. Theo phong thủy thì vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất là hướng Bắc hoặc Đông Nam để gia đình có nhiều sức khỏe và tài vận. 

Lựa chọn màu sắc của khu vực bếp hợp phong thủy

Xét về màu sắc, nhà bếp là nơi lưu giữ lửa nên rất mạnh về yếu tố Hỏa. Do đó, khi chọn màu sơn nhà bếp, chúng ta nên chọn các tone màu thiêng về nhóm Mộc như xanh, xanh tím để cân bằng năng lượng. Gam màu này vừa nhẹ nhàng, tươi mát, vừa giúp thúc đẩy tương sinh cho gian bếp nhà mình. 

Ngoài ra, màu trắng và màu ghi cũng là màu rất thích hợp với phong thủy nhà bếp.

Những điều phong thủy nhà bếp cần tránh

Khi thiết kế không gian sống, có một số nguyên tắc bạn cần tránh nếu muốn kỵ vào phong thủy bếp. Điều này sẽ có thể làm mất cân bằng, gây ra sự xáo trộn trong nhà. 

Không đặt bếp ở hướng Tây

Hướng Tây thuộc hành Kim, trong khi bếp đại diện cho hành Hỏa. Sắp xếp bếp ở hướng Tây được coi là xung khắc, vì hai hành này không hòa hợp. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong âm và dương, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng của gia đình.

Không đặt bếp đối diện cửa chính

Xây nhà bếp đối diện cửa chính có thể làm cho năng lượng tốt của nhà vào và ra một cách nhanh chóng, gây mất tài lộc. Nó cũng có thể tạo ra cảm giác thiếu riêng tư trong không gian nhà bếp.

Không nên đặt bếp đối diện hoặc dưới phòng ngủ

Bếp thường đại diện cho năng lượng lửa và nhiệt độ cao, trong khi phòng ngủ thường liên quan đến yên bình và thư giãn. Đặt bếp đối diện phòng ngủ có thể tạo ra xung đột năng lượng, làm mất đi sự yên tĩnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, đặt bếp dưới phòng ngủ có thể tạo ra nguy cơ về sức khỏe và an toàn. Khí độc từ bếp hoặc khói có thể vào phòng ngủ và gây hại cho sức khỏe của bạn trong thời gian dài. Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ hoặc rò rỉ khí cũng có thể tăng lên.

Không đặt bếp đối diện hoặc dưới nhà vệ sinh

Đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh có thể tạo ra sự xung khắc giữa hai năng lượng trái ngược. Nhà vệ sinh thường được coi là nơi chứa năng lượng xấu, trong khi bếp đại diện cho năng lượng tích cực. Sự kết hợp này có thể dẫn đến xung đột và không hòa hợp trong phong thủy phòng bếp.

Hơn nữa, bếp là nơi chế biến thức ăn và yêu cầu vệ sinh cao. Đặt bếp gần nhà vệ sinh có thể tạo ra nguy cơ lây truyền vi khuẩn và mùi không mong muốn từ nhà vệ sinh vào bữa ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình và tạo ra một môi trường không hợp lý cho nấu ăn.

Không đặt hướng bếp trùng hướng nhà

Trong phong thủy, mỗi hướng của ngôi nhà sẽ tương ứng với một trong năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; mỗi hướng sẽ có nguồn năng lượng riêng. Bản thân bếp mang nguồn năng lượng khác với năng lượng của ngôi nhà, nên khi đặt bếp trùng với hướng nhà có thể gây ra sự xung đột năng lượng. Ngoài ra, mục tiêu chính của phong thủy là tạo ra sự cân bằng và thịnh vượng trong ngôi nhà. Hướng bếp phong thủy trùng với hướng nhà có thể gây ra sự mất cân bằng trong năng lượng và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của gia đình.

1 2 3 4
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn