Thứ ba, Ngày 17/09/2024 (Âm lịch: 15/08/2024)T3, 17/09/2024 (ÂL: 15/08/2024)
Tìm kiếm
GÓC BẾP

Mỗi khi xây nhà, nhiều lo lắng về vấn đề có nên đặt bếp gần nhà vệ sinh không và yếu tố Phong Thủy liên quan đặt nhà vệ sinh.

1. Có nên để bếp gần nhà vệ sinh không?

Chắc chắn rằng khi khởi công xây dựng căn nhà của mình mọi người sẽ nghĩ đến việc có nên đặt nhà vệ sinh gần bếp hay không? Có thì lý do là gì và nếu không thì lý do cũng là gì? Nếu muốn biết kỹ hơn nữa thì đọc bài viết này nhé.

Xét theo thẩm mỹ

·       Về mặt thẩm mỹ nếu như chúng ta đặt bếp gần nhà vệ sinh thì có vẻ sẽ không hợp lý bởi khi nấu ăn, khi ăn nhìn vào nhà vệ sinh sẽ không đẹp mắt.

·       Bếp đặt gần nhà vệ sinh cũng khiến bữa ăn trở nên kém ngon miệng

·       Khi bếp được đặt cạnh nhà vệ sinh thì có thể sẽ khiến vi khuẩn ở trong bám vào thức ăn làm cho thức ăn bị nhiễm khuẩn từ đó có thể khiến cho sức khỏe của con người bị ảnh hưởng hay mắc các bệnh vặt

Xét theo Phong Thủy

Về mặt phong thủy khi xây dựng nhà bếp mọi người cần lưu ý như sau:

·       Đặt bếp gần nhà vệ sinh mà trong khi bếp là hỏa nhà vệ sinh là thủy mà hỏa và thủy thì không thể nào kết hợp được với nhau do đó khi đặt cạnh nó có thể gây xung khắc và ảnh hưởng  trực tiếp đến gia đình.

·       Khi bếp được đặt cạnh nhà vệ sinh nó có thể làm giảm tài lộc, vượng khí của gia đình, các thành viên có thể thường xuyên xảy ra xung đột tranh chấp mặc dù chỉ là những điều rất nhỏ nhặt.

·       Tuy nhiên mọi người không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi mọi vấn đề phong thủy xung khắc đều có thể hóa giải nếu như bạn làm đúng cách. Bạn có thể thay đổi cách bài trí các bộ phận và đưa thêm vào những đồ vật mang tính may mắn khác để hạn chế bớt sự xung khắc.

2. Hóa giải thế phạm bếp gần nhà vệ sinh

Nếu như đã trót lỡ xây dựng nhà vệ sinh ở gần bếp thì mọi người cũng đừng lo lắng quá mà hãy thực hiện một trong những biện pháp sau chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều.

Giữ vệ sinh

Việc đặt bếp gần nhà vệ sinh sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có hại dễ dàng lây lan, bám vào thức ăn khiến cho thức ăn, thực phẩm của chúng ta mất vệ sinh. Do vậy để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình bạn cần phải giữ gìn vệ sinh bằng cách:

·       Nấu thức ăn chín và bọc gói thật kín

·       Không đặt thức ăn đã nấu chín hoặc chưa nấu chín ở những vị trí gần với nhà vệ sinh

·       Khi đi vệ sinh xong cần khép cánh cửa nhà vệ sinh lại tránh để vi khuẩn bay ra nhiều

·       Cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên để giữ nó thật sạch sẽ

·       Nhà bếp cũng thường xuyên lau chùi quét dọn để vi khuẩn không bám trụ lại

·       Nên sử dụng quạt thông gió đối với nhà vệ sinh

Dựng vách ngăn hoặc bình phong

Việc sử dụng vách ngăn hoặc bình phong để hóa giải thế phạm khi đặt nhà vệ sinh ở gần bếp cũng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cách làm này có thể sẽ khiến người sử dụng phát sinh thêm một số chi phí cho nên mọi người nên cân nhắc.

·       Dựng vách ngăn hạn chế được một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập sang không gian nhà bếp

·       Sử dụng vách ngăn hoặc bình phong giúp tăng tính thẩm mỹ khiến cho ngôi nhà nhìn trông đẹp mắt hơn

·       Các vách ngăn cũng có nhiều mẫu mã kiểu dáng người dùng có thể thoải mái lựa chọn cho riêng mình

·       Có vách ngăn sẽ khiến cho không gian trở nên thoải mái, sang trọng và tiện ích hơn

·       Tạo nên tính lịch sự nếu như nhà có khách

Sử dụng vật phẩm Phong Thủy

Có nhiều gia đình sau khi xây dựng bếp gần nhà vệ sinh thì họ không chỉ thực hiện những biện pháp tạo vách ngăn, đảm bảo vệ sinh mà còn sử dụng thêm các vật dụng có tính phong thủy.

·       Các vật dụng này giúp cho không gian ngôi nhà thêm sang trọng quý phái giúp cho tính thẩm mỹ được tăng lên rất nhiều

·       Có thêm các vật phẩm phong thủy để thu hút thêm tài lộc, vượng khí giúp cho gia đình thêm nhiều điều may mắn

·       Các vật phẩm phong thủy còn tôn lên được giá trị căn nhà khiến nó trở nên đẹp đẽ trong mắt người khác

·       Ngoài ra nó còn thể hiện được phần nào nét tính cách của gia chủ thông qua cách bài trí sắp xếp các vật phẩm trong không gian ngôi nhà

Như vậy việc có nên đặt bếp gần nhà vệ sinh không là một câu hỏi khá khó để trả lời. Tuy nhiên nếu như trong điều kiện không cho phép bạn đã lỡ đặt nhà bếp cạnh nhà vệ sinh rồi thì chúng ta vẫn có nhiều cách giải quyết khác nhau vì vậy không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Bình đun siêu tốc đôi khi có những trục trặc nhỏ trong quá trình sử dụng như nước không sôi, bình kêu to, có mùi khét hoặc bình không vào điện. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục bình đun siêu tốc khi gặp sự cố nhé!

Khi chọn mua ấm siêu tốc, có một số yếu tố quan trọng bạn nên xem xét để đảm bảo bạn mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng bạn nên xem xét:

Công suất: Công suất của ấm siêu tốc quyết định tốc độ đun nước. Công suất cao thường tạo ra tốc độ đun nước nhanh hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể chọn công suất phù hợp, thường là từ 1500W trở lên.

Dung tích: Dung tích của bình ấm siêu tốc xác định lượng nước mà nó có thể đun một lần. Nếu bạn thường xuyên cần đun nước cho nhiều người sử dụng, nên chọn dung tích lớn. Dung tích phổ biến thường từ 1.5 lít - 1.7 lít.

Chất liệu: Thường có hai loại chất liệu phổ biến cho ấm siêu tốc: thép không gỉ (inox) và thủy tinh. Thép không gỉ thường bền bỉ và dễ dàng làm sạch, trong khi thủy tinh cho phép bạn theo dõi quá trình đun nước.

Tính năng bảo vệ: Kiểm tra xem sản phẩm có tính năng tự tắt khi nước sôi hoặc tự tắt khi không có nước không. Điều này giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.

1. Bình tự ngắt trước khi nước sôi

Nguyên nhân

Rất có thể cặn hoặc tạp chất còn đọng lại ở đáy bình sẽ gây cản trở việc tiếp xúc điện của đế với ấm nước. Nếu cặn bẩn đóng quá dày sẽ khiến rơ le đo nhiệt sẽ không hoạt động chính xác từ đó dẫn tới đo sai nhiệt và làm tắt nguồn.

Cách khắc phục

Để khắc phục được tình trạng này, bạn hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phần đáy của ấm bằng cách vắt trực tiếp giấm hoặc chanh tươi vào nơi bạn muốn vệ sinh và chờ trong 2 tiếng. Sau đó đem chúng đi rửa bằng nước sạch.

2. Bình không tự ngắt nguồn điện dù nước đã sôi

Nguyên nhân

Tình trạng này thường xuyên xảy ra mỗi khi sử dụng bình đun siêu tốc. Đây có thể là do bạn chưa đóng nắp bình chặt, bởi vì nguyên tắc hoạt động của rơ le tự ngắt nguồn điện là chỉ hoạt động khi nắp bình đã được đóng kín.

Cách khắc phục

Bạn kiểm tra nắp bình đã đóng hay chưa? Nếu không phải do nắp bình, bạn có thể kiểm tra bộ lọc ở miệng bình để chắc chắn bạn đã đóng đúng cách.

3. Bình siêu tốc không vào điện

Nguyên nhân

Các trường hợp được nêu dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bình siêu tốc không vào điện:

Dây dẫn bị đứt hoặc bị hở: Sử dụng bình đun siêu tốc với nhiệt độ cao trong một thời gian dài sẽ khiến dây dẫn điện bị đứt hoặc hở. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bình siêu tốc không vào điện.

Tiếp xúc giữa chân đế và thân bình gặp sự cố: Khi bề mặt tiếp xúc giữa chân đế và thân bình bị hở có thể ngăn cản luồng điện chạy qua, làm bình siêu tốc không hoạt động.

Đổ nước vào bình quá hạn mức quy định: Nếu bạn đổ nước vào bình siêu tốc quá mức quy định, nước có thể tràn ra ngoài, sau đó tiếp xúc với các phần điện tử, gây hư hỏng bình. Đây cũng là lý do bình siêu tốc không vào điện.

Đun nước liên tục nhiều lần: Đun nước liên tục nhiều lần mà không có khoảng thời gian nghỉ để bình làm nguội có thể gây quá tải nhiệt và làm hỏng các động cơ bên trong, dẫn đến tình trạng bình siêu tốc không vào điện.

Hai đầu kim loại ở phần đế của ấm siêu tốc bị oxy hóa: Hiện tượng oxy hóa ở hai đầu kim loại của phần đếm ấm siêu tốc thường xảy ra ở các bình đun sử dụng lâu ngày. Hiện tượng này có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của bình đun.

Chân máy bên trong bị ngấm nước: Nếu chân máy bên trong bị ngấm nước, điều này không chỉ gây ra hiện tượng gỉ sét ở phần chân máy mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các sự cố về điện.

Cách khắc phục

Khi gặp các vấn đề trên, bạn có thể tham khảo các cách sửa ấm siêu tốc không vào điện dưới đây để khắc phục:

Dây dẫn bị đứt hoặc bị hở: Kiểm tra dây dẫn và thay thế nếu dây đã bị đứt.

Tiếp xúc giữa chân đế và thân bình gặp sự cố: Kiểm tra và làm sạch vị trí tiếp xúc giữa chân đế với thân bình để đảm bảo rằng chúng được lắp khít với nhau.

Đổ nước vào bình quá hạn mức quy định: Đảm bảo bạn luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng và không đổ nước vượt quá mức cho phép, vừa giúp bình vận hành ổn định, vừa an toàn khi sử dụng.

Đun nước liên tục nhiều lần: Bạn nên hạn chế đun nước liên tục nhiều lần, thay vào đó bạn hãy để bình nghỉ vài phút sau mỗi lần sử dụng.

Hai đầu kim loại ở phần đế của ấm siêu tốc bị oxy hóa: Làm sạch các đầu kim loại bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh kim loại phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa hiện tượng oxy hóa.

Chân máy bên trong bị ngấm nước: Bạn tháo bình ra để hong khô rồi lắp lại. Nếu vấn đề nghiêm trọng, bạn nên liên hệ với thợ sửa chữa có chuyên môn cao để được kiểm tra nhé!

4. Bình đun kêu to, có mùi khét hoặc bị rơi, móp méo

Nguyên nhân

Những cặn bẩn đóng quá dày có thể là nguyên nhân khiến bình đun kêu to, có mùi khét hoặc bị rơi, móp méo. Khi bình xuất hiện những hiện tượng này thì chứng tỏ tuổi thọ sử dụng đã hết.

Cách khắc phục

Bạn có thể cân nhắc mua một chiếc bình mới. Nếu bạn đem chúng ra ngoài sửa không những tốn nhiều tiền mà hiệu quả hoạt động sẽ không được như ý. Trong khi đó, những sự cố về điện có thể xảy ra khi thiết bị hoạt động không an toàn, dễ gây hiểm cho người sử dụng.

5. Bình bị gỉ sét

Nguyên nhân

Sau thời gian dài sử dụng mà bạn không vệ sinh bình thường xuyên, các cặn bã sẽ hình thành và đóng lại ở đáy bình khiến hiệu quả trình nhiệt bị giảm và làm tăng thời gian đun nấu.

Bên cạnh đó, sẽ giảm chất lượng nước sử dụng, gây tốn điện cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng như: Khó thở, tức ngực, thậm chí về lâu về dài còn gây ung thư.

Cách khắc phục

Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên thay ấm siêu tốc mới để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho gia đình.

6. Bình bị rò điện, rò nước

Nguyên nhân

Khi gặp tình trạng bình bị rò điện, rò nước thì nguyên nhân chính là bình đun siêu tốc có thể bị đứt dây hoặc nứt gây ra rò rỉ điện ra bên ngoài sau thời gian dài sử dụng.

Cách khắc phục

Bạn nên thay mới đế tiếp điện và dây điện hay tốt nhất nên thay ấm siêu tốc mới cho an toàn, nếu không người dùng có nguy cơ điện giật cao khi vô tình chạm vào những bộ phận này.

7. Bình vào điện nhưng không sôi

Nguyên nhân

Đứt dây mayso trong mâm nhiệt.

Dây điện từ công tắc đến mâm nhiệt không tiếp xúc hoặc bị đứt.

Rơle bị hỏng, không hoạt động đúng trạng thái đóng.

Tích tụ cặn bẩn dưới đáy ấm do thiếu vệ sinh đều đặn, dẫn đến sai lệch trong cảm biến nhiệt.

Cách khắc phục

Bạn có thể làm sạch bên trong ấm và loại bỏ cặn bám dưới đáy nồi bằng cách sử dụng một hỗn hợp gồm dầu ăn và 1 ít nước cốt chanh, ngâm trong 2 giờ, sau đó thực hiện quá trình vệ sinh lại.

Kiểm tra kỹ lại đường dây điện và làm sạch các điểm tiếp xúc giữa công tắc, rơle, và mâm nhiệt.

Để kiểm tra trạng thái của dây mayso, sử dụng đồng hồ đo điện tử đo Ohm. Nếu trở kháng giữa hai đầu của dây mayso là khoảng 40 ohm, thì dây mayso đang trong tình trạng tốt và hoạt động bình thường.

Trong trường hợp bạn không có đủ thiết bị để tự kiểm tra hoặc không thể tự sửa, hãy đưa sản phẩm đến một cửa hàng sửa chữa thiết bị điện để khắc phục sự cố này.

8. Không thể kích hoạt được nút đun nước

Nguyên nhân

Do sử dụng ấm siêu tốc để đun nước quá nhiều lần, rơ-le bên trong bình đã kích hoạt chế độ tự động ngắt mạch, gây ra tình trạng không thể nhấn nút để sử dụng.

Hoặc nếu lượng nước trong bình quá ít, cảm biến sẽ không phát hiện được và kích hoạt cơ chế an toàn, dẫn đến việc bạn không thể sử dụng ấm được.

Cách khắc phục

Đối với trường hợp dùng ấm để đun nước quá nhiều lần, bạn nên đợi tầm 30 phút - 1 tiếng rồi mới khởi động lại ấm để sử dụng. Để tránh lỗi này xảy ra, nếu muốn đun nhiều nước hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng bình đun nước thay vì ấm đun siêu tốc.

Còn với trường hợp lượng nước trong bình quá ít, bạn hãy thêm nước cho ấm đúng đến mức được đánh dấu trên bình, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, bạn không nên đổ quá đầy nước vào ấm vì khi đun nước, thể tích nước sẽ mở rộng, làm cho dung tích ban đầu tăng lên và có thể dẫn đến tràn nước ra ngoài bình, gây hỏng một số linh kiện bên trong.

Lưu ý khi sử dụng ấm siêu tốc được bền lâu

Không nên nấu nước liên tục: Nấu nước liên tục trong nhiều giờ sẽ khiến cho mâm nhiệt của bình quá nóng, dẫn đến bình bị cháy rất nhanh.

Đổ cạn nước khỏi ấm ngay sau khi nước sôi: Nếu bạn ngay lập tức rút đổ nước ra khỏi ấm thì có thể sẽ khiến mâm nhiệt dễ bị hư, bạn nên để lại nước khoảng 15ml, chờ khi mâm nhiệt nguội rồi hãy làm cạn nước trong ấm.

Không nên dùng ấm siêu tốc để nấu thức ăn: Nếu bạn luộc trứng, nấu canh, hay đun sữa bằng bình sẽ khiến cặn đóng vào thành bình dẫn tới bình nhanh dễ bị hỏng.

Khi đun nước nên đậy nắp thật kín: Nếu bạn không đậy nắp thật kín khi đun nước sẽ bạn mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước và tốn điện. Ngoài ra, đậy nắp không kín sẽ khiến điện không tự ngắt khi nước sôi.

Đổ nước vào bình đun theo lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo: Hầu hết các bình siêu tốc đều có vạch Max (tối đa), Min (tối thiểu) trên thân bình. Lượng nước bạn đổ vào đun nếu trên Max hoặc dưới Min đều gây tổn hại thiết bị.

Vệ sinh bình đun thường xuyên, không để cặn bám dưới bình: Để bình đóng cặn sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt. Nếu bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, khiến khi bình đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi.

Để đảm bảo chất lượng và độ bền, tính an toàn trong sử dụng, bạn nên chọn mua ấm siêu tốc từ các thương hiệu nổi tiếng, có độ uy tín nhất định trên thị trường như Panasonic, Philips, Electrolux,...

Bình đun siêu tốc sau một thời gian dài sử dụng thường đóng cặn bẩn dưới đáy bình. Nếu không được vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, đồng thời làm giảm hiệu suất cũng như tuổi thọ của bình. Sau đây là một số cách làm sạch bình đun siêu tốc nhanh chóng, hiệu quả.

1. Dùng giấm hoặc chanh

Do sử dụng nguồn nước không đủ sạch thì các chất bẩn có trong nước sẽ kết tủa dưới đáy bình và quanh ruột bình. Cần phải vệ sinh thường xuyên tránh trường hợp bình siêu tốc bị hoen gỉ, đảm bảo độ bền cho bình đun siêu tốc và an toàn sức khỏe khi sử dụng.

Vì vậy, dùng giấm hoặc chanh là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Đổ 100 ml giấm hoặc nước cốt chanh vào trong bình, sau đó thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi để nguội 1 tiếng, tiếp đó rửa lại vài lần với nước sạch là được.

2. Baking soda

Baking soda cũng là chất tẩy rửa thường được dùng phổ biến trong nhà bếp. Để vệ sinh cặn bẩn của bình đun siêu tốc, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Cho 1 thìa cà phê baking soda vào bình đun siêu tốc, sau đó thêm nước và đun sôi lên vài phút là cặn bẩn có thể được loại bỏ.

Cách 2: Pha baking soda 1% cùng một ít nước sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó dùng hỗn hợp này để lau nhẹ lên các vết cặn bẩn trong bình và cuối cùng là tráng qua với nước sạch.

3. Vỏ trứng

Trước tiên bạn luộc chín trứng, sau đó tách lấy vỏ trứng, đập vụn và cho vào bình đun siêu tốc. Sau đó, bạn đổ nước vào khoảng nửa bình, dùng đũa khuấy đều, sau đó đun tầm nửa tiếng. Đổ vỏ trứng ra, lau sạch 2 lần là được.

4. Vỏ khoai tây

Bạn rửa sạch khoai tây cho hết bùn đất, sau đó gọt lấy vỏ và cho vào trong bình siêu tốc cùng lượng nước vừa phải. Tiếp đến đun sôi trong 10 phút, đổ hỗn hợp đi và tráng lại với nước sạch, các vết cặn bẩn sẽ biến mất.

5. Xơ mướp

Đừng vội bỏ xơ mướp đi, hãy tận dụng nguyên liệu tự nhiên này để loại bỏ vết cặn bẩn cứng đầu trong bình đun siêu tốc nhé! Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt xơ mướp vào trong bình khi đun nấu nước hàng ngày, tuyệt đối bình sẽ không còn đọng cặn lại nữa.

Lý do là vì xơ mướp sẽ đóng vai trò như một tấm lọc nước, hút hết các cặn bẩn trong nước và trong bình. Tuy nhiên, cần thay xơ mướp định kì 2 tuần/lần và đảm bảo xơ mướp luôn sạch sẽ trước khi cho vào bình.

6. Dùng vỏ khoai sọ

Vỏ khoai sọ là một nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, vì vậy bạn có thể yên tâm dùng chúng để vệ sinh bình đun một cách an toàn mà lại hiệu quả.

7. Dùng muối ăn

Đây là cách vô cùng đơn giản và dễ dàng vì muối là loại nguyên liệu luôn có sẵn ở hầu hết mọi gian bếp. Bạn chỉ cần cho khoảng 1 - 2 thìa cà phê muối ăn vào bình, thêm nước vào và đun sôi, sau đó tráng lại bằng nước sạch là mọi vết bẩn sẽ được loại bỏ chỉ trong tích tắc.

8. Dùng phương pháp nóng lạnh

Phương pháp này tận dụng nguyên lý vật sẽ nở ra khi gặp nhiệt độ cao, co lại khi gặp nhiệt độ thấp. Bạn hãy cho nước vào bình, đun sôi rồi sau đó ngâm ngay bình vào thau nước lạnh, các cặn bẩn sẽ tự bong ra và bạn chỉ việc đổ chúng đi. Nếu cặn bẩn vẫn còn sót lại, bạn có thể thực hiện cách này vài lần nữa nhé!

Lưu ý: Bình đun siêu tốc là thiết bị điện nên bạn cần thật cẩn thận khi áp dụng phương pháp này, tuyệt đối không ngâm đế bình trong nước và phải lau bình thật khô sau khi ngâm trong nước lạnh nhé!

9. Dùng nước Coca Cola

Trong Coca Cola có chứa một lượng nhỏ chất tẩy rửa nên cũng có thể dùng để làm sạch mảng bám hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một lon Coca Cola đổ vào bình và ngâm trong khoảng 1 tiếng, sau đó đổ nước đi và dùng khăn lau sẽ khiến các mảng bám bong ra, giúp bình sạch như mới.

10. Dùng than hoạt tính

Than hoạt tính cũng có tác dụng hút sạch bụi bẩn hiệu quả, bạn chỉ cần mua một chiếc khẩu trang có than hoạt tính tại các tiệm thuốc tây sau đó bỏ vào bình đun sôi để than hoạt tính hút cặn bẩn trong bình là đã có thể khiến bình sạch bong, không còn mảng bám.

Trong quá trình nấu ăn, việc sử dụng thường xuyên các dụng cụ bếp khiến các vật dụng này dễ bị bám bẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng hương vị món ăn cũng như sức khỏe của con người. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cách làm sạch đồ gia dụng bếp nhé!

1. Làm sạch bếp/lò nướng bằng máy vệ sinh bằng hơi nước

Thông thường, bếp hoặc lò nướng là nơi có nhiều vết bẩn như dầu mỡ, vụn thức ăn do luôn được sử dụng nấu nướng mỗi ngày. Nếu không vệ sinh sạch thì sẽ làm giảm tuổi thọ của những thiết bị này cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình làm sạch bếp và lò nướng lại có thiết kế nhỏ, nhiều phụ kiện phức tạp nên người dùng gặp khó khăn.

Đối với trường hợp này, bạn nên dùng máy vệ sinh bằng hơi nước để làm sạch nhanh chóng. Nhờ vào khả năng phun hơi nước ở nhiệt độ khoảng 150 độ C, giúp loại bỏ dầu mỡ và khử mùi hiệu quả mà không cần đến các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, một số loại máy còn được trang bị nhiều đầu vệ sinh phù hợp với từng khu vực cần làm sạch, giúp việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

2. Vệ sinh bồn rửa và vòi nước

Giống như khu vực nấu nướng, bồn rửa chén cũng là nơi tiếp xúc nhiều với dầu mỡ, thức ăn thừa, hoá chất,... và chứa một lượng lớn vi khuẩn độc hại mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Chính vì thế, bạn nên vệ sinh bồn rửa và vòi nước sau mỗi lần sử dụng bằng khăn mềm kết hợp với dung dịch tẩy rửa. Để đảm bảo tiêu diệt sạch hoàn toàn vi khuẩn, bạn có thể sử dụng những thiết bị làm sạch chuyên dụng như máy vệ sinh hơi nước hoặc dùng khăn thấm cồn.

3. Tẩy rửa mối nối

Bạn có thể bắt gặp các mối nối ở sàn nhà lót gạch. Đây là khe hở giữa các miếng gạch và được liên kết bằng hỗn hợp vữa. Do chúng có dạng mảnh nên việc vệ sinh sẽ khó khăn nếu vết bẩn bám vào. Thêm vào đó, chúng có thể hút ẩm nên các mối cũng là nơi sinh sản lý tưởng của vi khuẩn và nấm mốc. Vì thế, bạn cần phải chú ý khi làm sạch.

Có nhiều cách để xử lý bụi bẩn bám trên các mối nối. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng cũ nhúng vào dung dịch tẩy rửa và chà mối nối, sau đó dùng khăn thấm nước lau sạch. Nếu muốn loại bỏ vết bẩn nhanh và diệt sạch vi khuẩn thì máy vệ sinh hơi nước sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Máy có đầu hút bàn chải với lực ma sát lớn, thiết kế lông dày giúp bạn làm sạch các vết bẩn cứng đầu ở các mối nối. Ngoài ra, chế độ phun hơi nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

4. Đánh bật cặn thức ăn bị cháy

Trong quá trình nấu ăn, nếu chẳng may bạn nấu quá nhiệt dẫn đến cặn thức ăn bị cháy bám chặt vào đáy nồi, thì bạn hãy dùng nước nóng đổ đầy vào nồi và ngâm khoảng 1 tiếng để nước làm mềm các mảng bám. Sau đó, bạn dùng miếng chà nồi đã nhúng sẵn nước rửa chén, đẩy sạch các cặn cháy dính ở đáy nồi và rửa nồi lại bằng nước sạch ở bước cuối cùng.

5. Vệ sinh máy hút mùi

Nếu bạn không vệ sinh máy hút mùi thường xuyên sẽ làm cho dầu mỡ, bụi bẩn bám vào bên trong máy, dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất hoạt động và khiến thiết bị nhanh hư hỏng hơn.

Để làm sạch, bạn tháo rời các tấm lưới lọc, đun sôi chúng với nước có pha baking soda để loại bỏ dầu mỡ và khử trùng. Sau đó dùng khăn mềm lau khô và lắp lại vào máy. Trước khi đưa các tấm lưới về vị trí cũ, bạn cũng đừng quên vệ sinh các khe, mép xung quanh chỗ đặt tấm lưới. Nhúng khăn vào dung dịch nước rửa chén sẽ giúp bạn lau sạch các vết dầu mỡ bám trên máy.

6. Làm gương sáng bóng

Đối với việc làm sạch gương, bạn cắt khoai tây thành những lát dày, sau đó dùng nó để chà xát lên bề mặt kính rồi dùng giấy báo để lau lại, gương của bạn sẽ trở nên sáng bóng. Hoặc bạn có thể dùng dung dịch rửa kính xịt trực tiếp vào bề mặt gương và lau khô bằng giấy.

Ngoài ra, còn có một cách nhanh và làm sạch gương tốt hơn. Đó là nhờ đến sự hỗ trợ của máy vệ sinh hơi nước. Bạn chỉ cần bật công tắc khởi động, máy sẽ giúp bạn hoàn thành những công việc còn lại, giúp bạn tiết kiệm thời gian.

7. Lau salon vải

Đối với những loại ghế salon bọc vải thì bạn nên pha loãng nước cồn rồi dùng bàn chải chà lên bề mặt, sau đó dùng máy sấy tóc để sấy khô lại. Còn nếu salon của bạn bị bẩn nhiều thì nên dùng baking soda để tẩy rửa sẽ có tác dụng mạnh hơn.

Ngoài ra, nếu bạn không có đủ thời gian, dùng những thiết bị vệ sinh như máy hút bụi, máy vệ sinh bằng hơi nước,... sẽ giúp bạn xử lý bụi bẩn một cách nhanh chóng, không tốn nhiều sức lực.

8. Làm sạch tủ lạnh

Nếu bề mặt của tủ lạnh luôn sạch bóng thì căn bếp nhà bạn sẽ nhìn trông sạch sẽ và đẹp hơn. Để xử lý những vết bẩn bám xung quanh tủ lạnh thì chỉ cần dùng kem đánh răng bôi lên, sau đó dùng tấm vải mềm lau lại. Ngoài ra, đặt những lát chanh thái mỏng hoặc vài miếng bánh mì vào trong tủ lạnh sẽ giúp thiết bị loại bỏ những mùi hôi khó chịu.

9. Lau chùi đồ gỗ

Có một mẹo khá hay giúp bạn lau chùi đồ gỗ dễ dàng. Đó là dùng khăn chấm sữa tươi và lau trên bề mặt gỗ, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Cách này sẽ giữ cho bề mặt gỗ luôn sáng bóng.

10. Lau bàn bếp

Để cho việc lau bàn bếp thêm hiệu quả, bạn không nên chỉ sử dụng nước. Cắt thêm vài lát củ cải hoặc dưa chuột hòa vào nước, sau đó dùng nước này để lau bàn bếp sẽ có tác dụng tốt hơn.

11. Làm sạch thảm

Thảm là nơi dễ bẩn và rất khó vệ sinh. Để lau chùi thảm hiệu quả, bạn nên sử dụng khăn ướt để lau sơ qua, sau đó rắc muối ăn lên vì muối ăn có khả năng hút chất bẩn rất hiệu quả. Sau đó dùng máy hút bụi để hút sạch lớp muối này.

12. Loại bỏ vết kẹo cao su

Thường thì khi kẹo cao su dính vào bề mặt nào đó sẽ rất khó để bạn cạo sạch. Tuy nhiên vẫn có một mẹo hay để bạn loại bỏ vết bẩn này, hãy sử dụng túi nilon bọc đá lạnh đặt lên trên vết kẹo này, đợi khoảng 30 phút, đến khi kẹo cứng lại là bạn có thể lấy chúng ra dễ dàng.

13. Hạn chế vết bẩn trong nhà bếp

Ở chỗ tường gần bếp hay bị ám khói hay bị vấy bẩn bởi vết dầu mỡ, bạn nên dán miếng nilon lên để bảo vệ tường. Bọc nilon trong suốt nên bạn sẽ không cảm thấy vướng mắt, ngoài ra, sau một thời gian bạn có thể gỡ xuống và thay bằng miếng nilon mới. Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả để bảo vệ tường bếp nhà bạn.

14. Làm mới đồ đạc bằng gỗ

Có rất nhiều cách để bạn tân trang lại đồ gỗ nhà mình. Ví dụ bạn có thể nhỏ sáp lên bề mặt gỗ rồi lau lại bằng khăn sạch, hoặc cũng có thể bôi dầu cá lên và đợi sau một ngày rồi mới lau lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước muối để vệ sinh nhằm tránh cho gỗ bị mục và kéo dài tuổi thọ cho đồ gỗ.

15. Làm sạch ấm chén

Bạn có thể làm sạch ấm chén nhiều hơn bằng cách cho thêm giấm vào trong nước rửa chén, nếu không có sẵn giấm thì bạn có thể thay bằng những lát chanh. Giấm và chanh đều có tính axit cao nên sẽ góp phần tẩy rửa những vết bẩn trên ấm chén hiệu quả hơn.

16. Làm sạch lò vi sóng

Cho một chén giấm đặt vào trong lò vi sóng, cho lò hoạt động với nhiệt độ vừa phải, sau 5 phút thì tắt lò. Hơi nước giấm bốc lên sẽ lan tỏa xung quanh lò vi sóng giúp loại bỏ những vết bẩn ở những kẽ hở rất nhỏ. Bạn cũng có thể thay giấm bằng nước cốt chanh để tạo hương vị dễ chịu hơn.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm được cách làm sạch đồ gia dụng bếp hiệu quả.

Máy xay sinh tố giúp bạn chế biến cực nhanh sinh tố mát lạnh để giải nhiệt trong mùa hè nắng nóng. Bảo quản và vệ sinh máy xay sinh tố đúng cách sẽ giúp máy luôn hoạt động tốt và có độ bền dài lâu.

1. Lắp máy xay sinh tố đúng khớp để máy không bị hư hỏng

Cần chú ý lắp đúng khớp các bộ phận của máy xay sinh tố, nếu không máy sẽ không chạy hoặc chạy không tốt, có thể làm hỏng bánh răng nối giữa thân máy và cối xay, làm máy không hoạt động.

2. Xay thực phẩm phù hợp

Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn nguyên liệu phù hợp cho chiếc máy xay sinh tố. Nếu máy xay chỉ chuyên dùng để xay sinh tố thì không nên dùng nó để xay đá viên, xay thịt, xay tiêu hay các món cứng.

Tham khảo một số thực phẩm mà máy xay được theo công suất:

Công suất dưới 300 W: xay được xoài, dưa hấu, đu đủ... (trái cây mềm)

Công suất 300 trở lên: xay được đá viên nhỏ, cơm dừa non cắt nhỏ... (trái cây hơi cứng)

3. Cắt nhỏ thực phẩm trước khi xay sẽ xay nhanh và mịn hơn

Không cần cắt rau củ quả nát vụn ra, nhưng nên cắt chúng thành khối vừa và nhỏ để cho vào cối xay.

4. Tránh xay quá nhiều thực phẩm cùng lúc để đảm bảo động cơ của máy không phải hoạt động quá sức

Nếu bạn thấy máy xay chạy yếu và không xay nhuyễn thực phẩm, hãy đổ bớt hỗn hợp đang xay ra cốc và xay từng chút một.

5. Dùng đủ chất lỏng để máy vận hành trơn tru

Khi xay sinh tố, nên đổ đủ chất lỏng vào cối xay. Hỗn hợp sinh tố quá đặc sẽ dính vào lưỡi dao khiến nó xoay không hiệu quả hoặc bị kẹt máy, không xay được nguyên liệu.

Tùy vào loại thực phẩm bạn đang chế biến mà tùy chọn chất lỏng như nước lọc, nước quả, sữa tươi, nước dừa, sữa chua …

6. Chọn tốc độ xay phù hợp

Tùy vào độ cứng của thực phẩm mà bạn lựa chọn tốc độ xay mạnh hay nhẹ. Nút “Nhồi - Pluse” dùng để xay trong thời gian ngắn, dùng để trộn nguyên đều nguyên liệu trước khi xay, tránh bị kẹt máy khi bạn cho quá nhiều nguyên liệu.

7. Vệ sinh cối xay sinh tố sau mỗi lần sử dụng

Đổ nước rửa chén, giấm trắng, và nước vào cối xay sinh tố. Bật cối xay trong vài giây để làm sạch vết bẩn trong cối xay.

Tháo cối xay ra, đổ bỏ nước bẩn, tráng kỹ lại bằng nước sạch rồi lắp cối vào vị trí cũ.

Tháo lưỡi dao và rửa sạch đế lắp lưỡi dao bằng nước pha một chút nước rửa chén, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để khô.

8. Lau khô máy xay sinh tố sau khi vệ sinh

Lau khô cối xay và vỏ nhựa của máy xay sinh tố bằng khăn mềm, cẩn thận không chạm vào lưỡi dao. Để máy xay sinh tố khô hoàn toàn mới lắp các bộ phận lại và mang đi cất. Khi lắp lưỡi dao nên chú ý lắp miếng đệm cao su đúng khớp.

Nghệ thuật chế biến món ăn được thể hiện thông qua cách dùng nguyên liệu, phương pháp thực hiện, hương vị và cách trình bày. Đó là lí do vì sao các Đầu bếp luôn chú tâm vào khâu trang trí thành phẩm. Bạn đang theo học nấu ăn? Bạn muốn trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp? Vậy thì cùng tham khảo một số cách trình bày món ăn đẹp mắt sau để làm giàu vốn kiến thức và kỹ năng của mình.

Tại sao phải trình bày món ăn đẹp mắt?

Nghệ thuật trang trí trong ẩm thực không chỉ thể hiện “cái hồn” của món ăn mà còn giúp Đầu bếp khẳng định đẳng cấp của mình. Một món ăn có hương vị thơm ngon vẫn chưa đủ để tạo nên sự hoàn hảo mà còn cần hấp dẫn về mặt hình thức, không nhất thiết phải cầu kỳ kiểu cách nhưng không thể thiếu sự sống động và tinh tế. Trong lĩnh vực kinh doanh, trang trí là yếu tố quan trọng giúp quảng bá nhà hàng, cửa tiệm và giữ chân khách hàng.

Nguyên tắc trình bày món ăn

Đúng mục đích

Tùy theo đối tượng, ý nghĩa, mục đích sử dụng mà người Đầu bếp sẽ tạo hình nguyên liệu và trang trí món ăn theo nhiều phong cách khác nhau. Nếu để quảng cao thì món ăn đòi hỏi phải tạo được sức hút tốt nhất có thể.

Phối hợp hài hòa giữa các họa tiết, nguyên liệu       

Từng họa tiết trang trí của món ăn cần được phối hợp hài hòa, tôn lên giá trị của thực phẩm chính, tạo nên sự cân đối, sống động và tinh tế.

Nguyên liệu đảm bảo

Những loại rau củ quả dùng để trang trí món ăn cần đảm bảo 3 yếu tố: sạch, an toàn và có màu sắc tươi mới.

Nghệ thuật trình bày món ăn đẹp mắt

Dùng loại đĩa thích hợp để trình bày món ăn

Việc chọn đĩa ảnh hưởng rất lớn để hình thức món ăn và cảm nhận của thực khách, cụ thể:

Đĩa tròn: Đây là loại đĩa được sử dụng phổ biến nhất và cách trình bày món ăn trên đĩa tròn cũng đơn giản và đa dạng nhất. Bạn có thể trang trí tập trung tại một góc hoặc xung quanh đĩa để làm nổi bật món ăn bên trong. Cách trang trí tròn xung quanh sẽ tạo cảm giác đĩa sâu hơn.

Đĩa bầu dục: Thông thường, người ta sử dụng đĩa bầu dục để trình bày các món làm từ cá. Cá được đặt dọc theo thân đĩa, tập trung chủ yếu trong lòng đĩa. Vành đĩa bên ngoài và phía đầu cá sẽ có khoảng trống, vì vậy việc trang trí nên tập trung ở đó, vừa che bớt khoảng trống vừa không làm mất giá trị của món ăn.

Đĩa vuông hoặc chữ nhật: Với loại đĩa này, bạn không nên dùng rau, củ quả trang trí theo hình vòng cung hoặc hình tròn vì sẽ tạo ra các góc trống, mang đến cảm giác món ăn không được đầy đặn. Thay vào đó, bạn nên trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh.

Đĩa lá: Loại đĩa này thường dùng cho các món chiên và bạn chỉ nên trang trí ở một góc đĩa, tập trung ở phần cuống.

Trang trí bằng rau củ

Rau củ là thực phẩm được dùng nhiều trong nghệ thuật trình bày món ăn. Một trái cà chua tỉa hoa hồng xinh xắn, cà rốt, ớt tỉa hoa… đều sẽ khiến món ăn trở nên đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Lưu ý: Các loại rau củ dùng trong món ăn và trang trí đều phải tươi, không bị dập, héo để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

Nguyên liệu dùng để trang trí trên bề mặt (hành, ngò, cà chua, dưa leo, hành tây, cà rốt…) có vai trò quan trọng vì không chỉ tạo cảm giác tươi mới, mà còn phải phù hợp với món ăn. Ví dụ, với món hấp hành thì để nguyên phần củ của hành lá, với tô bún bò, phở, mì quảng thì hành phải chẻ ba, chẻ tư…

Hài hòa màu sắc

Món ăn muốn đẹp thì phải hài hòa về màu sắc. Không nên bày nhiều màu trên đĩa thức ăn vì sẽ làm rối mắt. Bạn nên sử dụng những màu nhạt, mát mắt như xanh của dưa chuột, đỏ của cà rốt… vì vừa dễ trang trí vừa mang lại hiệu quả cao. Mức độ trang trí nên dừng ở mức vừa phải.

Cách đặt bếp giữa nhà hầu như không được khuyến khích trong phong thủy cấu trúc ngôi nhà vì làm như vậy có thể tước đi vận may và tài lộc cho gia đình. 

1. Ảnh hưởng của bếp giữa nhà

Bếp giữa nhà trong thiết kế là cách bố trí bếp ở vị trí trung tâm của ngôi nhà – một nơi dễ dàng tiếp cận nhất từ các phòng khác trong nhà. Đây được coi là vị trí cấm kỵ trong phong thủy và gây ảnh hưởng không tốt ở một số khía cạnh.

Tính công năng

Nếu bố trí căn bếp giữa nhà thì các đường thông gió, hệ thống ống nước và gas sẽ phải nối qua các khu vực khác. Điều này khiến quá trình thi công nhọc nhằn hơn và không đảm bảo an toàn trong sinh hoạt. Hơn nữa, việc sửa chữa các đường ống bị rò rỉ trong nhà sẽ rất rủi ro và khó khăn.

Tính thẩm mỹ

Ngôi nhà là sản phẩm của sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần trong thiết kế. Do đó, nếu bếp ở trung tâm của ngôi nhà, việc sắp xếp các phòng khác xung quanh sẽ là vấn đề nan giải. Ngoài ra, việc đi qua nhà bếp để vào phòng sẽ tạo ra một số lối rẽ khác nhau dẫn đến chiếm không gian trong phòng.

Tính Phong Thủy

Việc đặt bếp trong trong không gian trung tâm là điều tối kỵ. Vì khu vực trung tâm là nơi cần tĩnh lặng, yên bình, không vướng mùi thức ăn.

Bố cục của ngôi nhà sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể nếu bếp ở giữa nhà hay nói cách khác nếu trung tâm của ngôi nhà là phòng bếp. Về mặt phong thủy, sự ổn định của vượng khí giúp cho ngôi nhà vững chãi hơn. Sự ổn định này sẽ mang lại cho gia chủ sức khỏe tốt, bình an và giúp họ gặp nhiều may mắn. 

Nếu dòng khí trường (không khí trong căn nhà) bị gián đoạn thì vận mệnh của ngôi nhà và gia chủ sẽ bị tác động ít nhiều. Hơn nữa, căn bếp là khu vực sinh sôi của hỏa khí, khi khí nóng thường xuyên luân chuyển và tích tụ thì sẽ mang đến nhiều điều xui xẻo.

2. Những lưu ý cần nắm được khi đặt bếp

Như đã đề cập ở trên, phòng bếp không chỉ đóng vai trò là khu vực ăn uống mà còn là nơi tích tụ tài vận của gia đình. Do đó, có một số điều mà bạn nên lưu ý khi đặt bếp để tránh ảnh hưởng đến vận may:

Vị trí bếp

Phòng bếp đại diện cho không khí ấm cúng, vui vẻ và an lành của gia đình. Trong quan niệm phong thủy, có một nguyên tắc được gọi là “nhất vị nhị hướng”, nói rằng vị trí là yếu tố quan trọng trên hết, sau là hướng. Chọn hướng tốt mà vị trí xấu cũng vô ích. Vì thế, một số lưu ý về vị trí bếp mà bạn có thể tham khảo:

·       Tránh chọn nơi không có chỗ tựa để đặt bếp, không đặt bếp ở giữa phòng khách, gian bếp và trước cửa sổ thường xuyên mở. Theo quan niệm xa xưa, tránh đặt bếp dưới dầm ngang nhà vì các chấn song sẽ áp vào ông (bà) Táo, điều này sẽ cản trở sự nảy nở tài lộc, vận may cho cả gia đình.

·       Tránh đặt bếp đối diện phòng vệ sinh: Vì bếp là không gian để chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình nên phải đảm bảo sạch sẽ. Nếu không, vi khuẩn sẽ dễ đi vào cơ thể trong quá trình tiêu thụ thức ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ai cũng biết, nhà vệ sinh chứa nhiều bụi bẩn. Hơn nữa, trong phong thủy đây còn là vị trí tụ khí xấu. Do vậy, không nên đặt cửa bếp đối diện nhà vệ sinh.

·       Không nên đặt bếp gần giường ngủ: Bếp sản sinh hỏa khí và khói tỏa ra từ quá trình đun nấu không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tránh đặt bếp cạnh phòng ngủ, nhất là giường ngủ để không gây hại đến sức khỏe đường hô hấp.

·       Vị trí đặt bếp nên là nơi có ánh sáng đầy đủ: Một nơi quây quần, tụ họp thưởng thức bữa ăn của các thành viên trong gia đình không thể tối đen như mực. Điều đó mang lại cảm giác u ám. Gian bếp cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng với hiệu ứng thuận lợi để nâng cao chất lượng bữa ăn và nuôi dưỡng tâm trạng phấn chấn cho cả gia đình. Ngoài ra, việc tận dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà bếp cũng vô cùng tuyệt vời.

Hướng bếp

Thuyết phong thủy cho rằng, vị trí đặt bếp nên là “tọa hung hướng cát”, tức là tọa ở hướng dữ nhưng (núm, cửa bếp) quay về hướng tốt để căn bếp có thể kìm hãm luồng khí không lành cho gia chủ. Dương khí do bếp lửa tạo ra có thể khống chế hiệu quả các loại khí không lành khác, giúp cải thiện phong thủy của ngôi nhà.

Hướng Đông và Đông Nam là hướng bếp tốt nhất. Bởi đây đều là hành mộc, còn bếp là hành thủy và hành hỏa. Thuyết ngũ hành nói rằng, thủy tạo mộc và mộc tạo hỏa, nên 3 yếu tố này có thể bổ trợ cho nhau (mộc ở giữa giúp điều hòa hỏa và thủy vì 2 hành này xung khắc nhau).

Bên cạnh đó, hướng bếp không nên đặt theo hướng thông thẳng với cửa chính. Vì theo quan niệm từ lâu đời, điều này gây ảnh hưởng đến sự sinh sôi, nảy nở của tiền tài.

Hướng bếp cũng không nên là hướng Nam vì đó là hành hỏa, sẽ đối nghịch với hỏa khí trong bếp. Lửa châm thêm lửa có thể dẫn đến đám cháy lớn, tiêu hao vận khí tốt của gia đình. 

3. Cách hóa giải bếp giữa nhà

Trong phong thủy, vị trí bếp ở giữa nhà là điều tối kỵ. Vậy có cách nào khắc phục nếu chẳng may bạn xây nhà theo thiết kế đó không? Nếu để vị trí bếp xấu này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy của toàn bộ ngôi nhà. Chính chúng ta cũng sẽ khó lường trước những điều không may, bất hạnh cho gia đình mình. Sau đây là một vài cách hóa giải bếp giữa nhà mà chủ nhân ngôi nhà có thể tham khảo.

Cải tạo công năng mới

Giải pháp tốt nhất tất nhiên là điều chỉnh và bố trí lại bố cục các phòng cho hợp lý hơn. Bạn nên tránh đặt bếp ở giữa nhà mà thay vào đó là tìm hiểu thêm những vị trí đặt bếp thuận lợi. Điều này không những mang lại sự thuận tiện trong việc di chuyển và sinh hoạt trong nhà mà còn có lợi về mặt phong thủy.

Sử dụng vật phẩm Phong Thủy

Cách hóa giải ở trên là giải pháp tối ưu nhưng không phải ai cũng có điều kiện để sửa sang ngay. Vì thế, nếu không thể thay đổi bố cục trong thiết kế, bạn nên mở cửa sổ thường xuyên và hạn chế mở cửa phòng ngủ hơn. Nhất là trong những lúc nấu ăn. Phương pháp này hỗ trợ kiểm soát hỏa khí và thuyên giảm mùi thức ăn. 

Ngoài ra, việc treo chuông gió 5 nhánh cũng giúp mang lại nhiều năng lượng tích cực. Điều này sẽ hỗ trợ gia chủ xua tan vận rủi.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã lý giải cho bạn đọc hiểu được vì sao đặt bếp giữa nhà là điều tối kỵ cùng các giải pháp tối ưu để hóa giải điều này và một số lưu ý khi đặt bếp. Mong rằng mọi người đã tìm thấy nhiều điều bổ ích sau khi theo dõi những thông tin ở trên. Chúc bạn sở hữu được một ngôi nhà lý tưởng như mình kỳ vọng!

Giữa hằng hà sa số các mẹo tiết kiệm khi mua đồ gia dụng được chị em chia sẻ trên khắp các mạng xã hội. Bạn đã biết được đâu mới là cách tiết kiệm thông minh nhất chưa? Hãy cùng điểm qua những mẹo tiết kiệm dưới đây nhé.

Mua mẫu mã cũ nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia đình

Đồ gia dụng luôn được các nhà sản xuất không ngừng đổi mới về mẫu mã và tính năng. Khi các mẫu mới ra đời cũng là lúc các sản phẩm cũ giảm giá khá nhiều. Vì vậy, đây là cơ hội để bạn mua những sản phẩm này với chi phí tiết kiệm. Bạn cũng nên nhớ rằng đây là mẫu cũ chứ không phải là đồ cũ nên nó vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng, công dụng của một sản phẩm mới.
Khi bạn có nhu cầu mua đồ gia dụng thì không cần thiết phải mua những dòng sản phẩm mới nhất
Khi bạn có nhu cầu mua đồ gia dụng thì không cần thiết phải mua những dòng sản phẩm mới nhất

Bên cạnh đó, nếu một thiết bị gia dụng nào đó trong nhà bạn bị hỏng và bạn có nhu cầu mua cái mới thì cũng không cần thiết phải mua những dòng sản phẩm mới nhất, tiên tiến nhất. Nếu bạn không thể khai thác được hết công dụng của nó thì đó là một sự lãng phí

Mua các thiết bị đa năng

Thiết bị đa năng không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tiết kiệm diện tích bếp. Dụng cụ đa năng, kết hợp nhiều công dụng trong một sản phẩm, giúp công việc làm bếp của chị em ngày càng tiện lợi, thú vị và nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, căn bếp sẽ gọn gàng hơn vì không phải chứa quá nhiều đồ.

Ví dụ như bạn có thể tiết kiệm thời gian chế biến khi mua một chiếc máy xay đa năng kèm theo chức năng ép củ, quả, trái cây. Hoặc chọn mua nồi áp suất điện đa năng, dễ dàng nấu phong phú các món như: cháo, nấu chè, nấu lẩu… thay vì mua nhiều loại nồi phục vụ cho các nhu cầu nấu nướng khác nhau.

Nói “không” với những đồ không cần thiết

Không riêng đồ gia dụng mà đối với nhiều mặt hàng khác, phần lớn chị em nội trợ có thói quen “thấy đẹp thì mua”, “thấy hay thì chọn”. Cách mua sắm này thực sự lãng phí vì những đồ dùng không cần thiết.

Vì vậy, trước khi mua hàng bạn nên kiểm tra lại các vật dụng trong nhà, lên danh sách và tính toán sơ bộ tổng chi phí. Xem xét đồ dùng nào thực sự cần thì mới mua.
Lên danh sách những gì cần mua, bạn sẽ tránh được việc mua những món hàng về để rồi bỏ không một chỗ
Lên danh sách những gì cần mua, bạn sẽ tránh được việc mua những món hàng về để rồi bỏ không một chỗ

Vận chuyển miễn phí

Để tiết kiệm chi tiêu một cách tối ưu nhất, bạn nên hạn chế phát sinh thêm chi phí không cần thiết khi mua một món đồ nào đó. Đơn cử là vấn đề vận chuyển, nhất là đối với đồ gia dụng có kích thước lớn, cồng kềnh. Vì vậy, chọn một địa chỉ giao hàng miễn phí là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn nên chọn nơi bán có thời gian giao hàng linh hoạt, hỗ trợ giao ngoài giờ hành chính, giúp bạn tiện lợi trong việc giao nhận hàng hóa.
Tại Điện máy Xanh, khách hàng có thể đến siêu thị lựa chọn hoặc đặt hàng online để được miễn phí vận chuyển, giờ giao linh hoạt cho khách hàng
Tại Điện máy Xanh, khách hàng có thể đến siêu thị lựa chọn hoặc đặt hàng online để được miễn phí vận chuyển, giờ giao linh hoạt cho khách hàng

Một số cửa hàng thường tung ra chương trình mua sắm combo để bán được nhiều hàng. Như vậy, cửa hàng bán được nhiều sản phẩm, còn người dùng thì mua được sản phẩm mình cần với giá rẻ.

Ai cũng biết hoa là để trang trí, làm đẹp. Thế nhưng các loại hoa dùng làm thực phẩm thì không phải ai cũng biết. Trong nền ẩm thực phong phú và đa dạng, có rất nhiều các loại hoa có thể nấu ăn, từ các món ăn bình dị, dân dã đến các món ăn đắt giá, sang trọng. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá ngay xem đó là những loại hoa nào nhé!

1. Hoa sen

Không kể đâu xa, Quốc hoa của Việt Nam chính là một ví dụ điển hình khi nhắc đến các loại hoa dùng làm thực phẩm. Không chỉ  thế, các món ăn, uống được chế biến từ hoa sen đều mang được nét văn hóa đặc trưng của nền ẩm thực dân tộc Việt. Cùng với đó là tính chất vương giả qua mỗi món ăn.

Hầu hết các bộ phận của cây sen đều có thể dùng làm thực phẩm để ăn và uống. Chẳng hạn như: hạt sen, nhụy sen, tim sen, củ sen hay ngó sen đều rất tốt cho sức khỏe. Riêng hoa sen thì có sẵn vị ngọt, lại lành tính, từng là nguyên liệu cho món vịt hấp hoa sen thuộc hàng cao lương mĩ vị chốn cung đình. Ngoài ra còn có thể kể thêm rất nhiều món ăn ngon từ hoa sen như: cơm sen, nộm sen hay chè sen… rất nổi tiếng và được yêu thích. Tất cả các món ăn đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.

2. Hoa chuối

Tuy không mang vẻ vương giả như hoa sen nhưng hoa chuối cũng lại là một loại hoa được dùng để nấu ăn phổ biến với vẻ dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Hoa chuối màu tím, thường được dùng để chế biến các món nộm, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm… Từ hoa chuối, người ta còn biến tấu ra rất nhiều món ăn bình dị mà lôi cuốn.

3. Hoa atiso

Đây là loại hoa đặc trưng của vùng đất Đà Lạt Việt Nam và vô cùng nổi tiếng vì vừa dùng làm trà uống, vừa dùng làm thực phẩm chế biến món ăn rất giàu dinh dưỡng. Không chỉ vậy, hoa atiso còn được dùng làm thuốc và rất tốt cho sức khỏe. Các món ăn ngon khó cưỡng được nấu cùng hoa atiso không thể không nhắc đến là: Hoa atiso hầm thịt, canh atiso hầm xương…

4. Hoa so đũa

Loài hoa có cái trên khá lạ này có các màu trắng, đỏ, tím và có nhụy bên trong. Các món ăn được làm từ hoa so đũa đều rất tốt cho sức khỏe. Thông thường hoa so đũa có thể dùng ăn kèm lẩu mắm hoặc hấp với cá lóc, nấu canh chua với cá rô… đều rất ngon miệng và hấp dẫn.

5. Hoa bí

Hoa bí cũng là loại hoa quen thuộc tại các làng quê Việt Nam với màu vàng đặc trưng bình dị. Người ta thường dùng hoa bí để luộc, hấp hoặc xào, nấu canh rất đa dạng. Các món ăn từ hoa bí đều có đặc tính hàn, vị ngọt thanh nên có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

6. Hoa bưởi

Hoa bưởi dù không được sử dụng trực tiếp để nấu món ăn nhưng dùng để ướp trà thì lại vô cùng tuyệt vời. Trà hoa bưởi không chỉ thơm ngon, lôi cuốn mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giảm stress hiệu quả.

7. Hoa nhài

Hoa nhài cũng tương tự như hoa bưởi, được sử dụng để ướp trà và có hương thơm rất dễ chịu, lôi cuốn. Trà hoa nhài rất tốt cho sức khỏe.

8. Hoa thiên lý

Hẳn ai cũng biết món thịt bò xào bông thiên lý rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Hoa thiên lý có tính giải nhiệt cao nên được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng khác như: gỏi, nấu canh cùng cua đồng…

9. Hoa điên điển

Hoa điên điển được xem là một trong những đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ. Hoa điên điển được dùng để chế biến nên rất nhiều món ăn ngon như: bông điên điển nấu canh chua, điên điển nấu cá linh, nộm hoa điên điển hay hoa điên điển xào…

10. Hoa ban

Nếu hoa điên điển là đặc sản vùng sông nước thì hoa ban lại là đặc sản của vùng miền núi Tây Bắc nước ta. Hoa ban thường nở rộ vào độ tháng 3. Không chỉ mang màu sắc tươi đẹp làm mê đắm du khách, hoa ban còn được dùng để chế biến thành những món ăn ngon khó cưỡng mà bất cứ thực khách nào đã từng thưởng thức đều khó lòng quên được như: hoa ban xào măng đắng, canh hoa ban, hoa ban nộm, hoa ban hầm móng giò, xào thịt lợn rừng, ban đồ… rất hấp dẫn.

11. Hoa súng

Cũng gần như hoa điên điển, hoa súng cũng được người dân miền sông nước dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Những bông hoa súng sẽ được tước vỏ, cắt khúc khoảng chừng 2 đốt ngón tay để làm rau sống ăn kèm lẩu mắm hoặc trộn gỏi tôm thịt, nấu canh chua với cá đồng, ngâm giấm làm dưa… đều rất hấp dẫn.

12. Hoa oải hương

Nếu các loài hoa trên đều khá quen thuộc với ẩm thực Việt thì hòa oải hương lại xuất hiện nhiều trong các món Âu, kể cả món ăn ngọt và món ăn mặn. Người ta dùng hoa oải hương để làm thành phần bổ sung cho bánh quy, mứt hoặc thạch. Ngoài ra còn dùng để pha các loại nước xốt để ăn kèm thịt vịt, thịt gà hoặc thịt cừu.

13. Nhụy hoa nghệ tây

Là một trong những loại hoa được sử dụng làm thực phẩm có giá đắt đỏ nhất hiện nay, nhụy hoa nghệ tây đang trở thành xu hướng ẩm thực trên thế giới hiện nay. Sở dĩ loại gia vị từ nhụy hoa nghệ tây có giá như vậy vì mỗi năm, người ta chỉ được thu hoạch được nghệ tây vào mùa thu. Màu sắc của hoa nghệ tây có thể nhuộm lên bất kỳ thực phẩm nào mà nó chạm tới còn hương vị thì vô cùng tinh tế. Vậy nên người ta hay dùng chủ yếu trong các món cơm, pilafs trái cây và món ăn cổ điển của Tây Ban Nha, đôi khi cũng dùng trong các món ăn Pháp, Trung Đông. Nó có thể được thay thế bằng củ nghệ và bột nghệ.

Trên đây là 13 loại hoa được dùng trong chế biến món ăn đã giúp các đầu bếp tạo nên không ít món ăn đầy sáng tạo, vừa vô cùng ngon, bổ dưỡng vừa hấp dẫn thực khách. Nếu yêu thích nấu nướng và khám phá ẩm thực, hãy thử thực hiện ngay các món ăn độc đáo từ các loại hoa này nhé!

Bình đun siêu tốc hỏng nên mua mới hay sửa chữa là tình trạng thường gặp ở đa số người dùng. Bạn hãy dựa vào mức độ hư hỏng nặng hay nhẹ, khả năng tài chính và mong muốn sử dụng để đưa ra quyết định phù hợp. Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Tuỳ vào mức độ hư hỏng của bình đun

Mức độ nhẹ 

Bình đun ở mức độ nhẹ thì bạn có thể sửa chữa tại nhà đơn giản, không phải tháo rời các bộ phận. Dưới đây là một số ví dụ về lỗi hư bình đun ở mức nhẹ và cách khắc phục cho bạn tham khảo:

- Nước chưa sôi nhưng ấm đã tự động ngắt trước.

Nguyên nhân: Do tạp chất và cặn bã bám vào đáy bình lâu ngày khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, xác định sai giá trị đo ảnh hưởng đến bộ điều khiển của ấm tự động ngắt nguồn.

Cách khắc phục: Vệ sinh đáy bình đun sôi thường xuyên và làm sạch rơle (2 tuần/1 lần).

- Nước đã sôi nhưng ấm chưa tự động ngắt.

Nguyên nhân: Người dùng không đóng chặt nắp bình.

Cách khắc phục: Bình đun siêu tốc muốn rơ le tự động ngắt điện thì nắp bình phải kín. Vì vậy, trước khi cắm điện bạn chỉ cần kiểm tra và đóng chặt nắp bình.

- Không bấm được công tắc để đun nước:

Nguyên nhân 1: Bình đun chứa ít nước làm cho bộ phận cảm biến của bình không hoạt động khiến công tắc không bấm được.

Khắc phục: Bạn cho thêm nước vào bình đến mức quy định min - max của nhà sản xuất.

Nguyên nhân 2: Bạn đun sôi nước liên tục trong một thời gian khiến mâm nhiệt làm việc quá mức và bị nóng. Khi đó, rơ-le trong mâm nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện và không bấm được.

Khắc phục: Bạn ngừng đun sôi nước liên tục và đợi bình nguội rồi mới đun nước tiếp tục.

Mức độ nặng

Bình đun siêu tốc bị hư hỏng ở mức độ nặng thì bạn không thể khắc phục tại nhà nếu không có kỹ thuật chuyên môn, vì bình cần tháo các bộ phận ra sửa chữa.

Một số biểu hiện của về mức độ hư hỏng nặng của bình như:

Có mùi khét khi sử dụng.

Không đun sôi được nước.

Bình bị móp méo hay chảy nhựa.

Bình bị cháy.

Với các tình trạng này, bạn hãy mang ra trung tâm sửa chữa, bảo hành để được khắc phục nhanh chóng để đảm bảo an toàn. Nếu bình hư hỏng quá nặng, tốt nhất bạn hãy sắm bình đun mới.

2. Bình đun siêu tốc bị hỏng, nên mua mới hay sửa chữa lại?

Tùy mức độ hỏng của ấm là nhẹ hay nặng

Bình đun siêu tốc bị hư hỏng nhẹ với những lỗi nhỏ được đề cập ở trên thì bạn có thể khắc phục dễ dàng ngay tại nhà mà không cần phải mang ra tiệm sửa chữa hoặc mua bình mới.

Trái lại, đối với bình bị hư ở mức độ nặng nhưng có thể sửa chữa thì bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của nhân viên kỹ thuật chuyên môn để đảm bảo an toàn. Nếu bình bị cháy, hư hỏng quá nặng không thể sửa chữa thì bạn hãy sắm một chiếc bình đun mới giúp phục vụ tốt nhu cầu.

Tùy theo khả năng tài chính

Ngoài ra, chi phí sửa chữa bình đun cũng khá tốn kém, mà khi sửa chữa xong thì thiết bị có chắc sẽ hoạt động tốt như lúc đầu. Thế nên, khi mua bình đun siêu tốc mới, bạn sẽ tiết kiệm thời gian sửa chữa và bình làm việc năng suất hơn.

Tuỳ theo mong muốn sử dụng

Bạn muốn sở hữu bình đun siêu tốc có chất lượng đun sôi nước tốt hơn, thì hãy lựa chọn cho mình một chiếc bình mới. Nếu bình bị móp méo, chảy nhựa thì chọn mua chiếc bình mới là giải pháp hoàn hảo.

Một số bình đun siêu tốc không chỉ để đun nước mà còn là vật để trang trí giúp căn bếp của bạn thêm nổi bật. Bạn có thể lựa chọn bình từ chất liệu bằng thủy tinh hoặc nhựa màu sáng bên ngoài có hoa văn để góp phần tô điểm cho không gian bếp thêm sang trọng, hiện đại.

Kích thước bếp phong thủy bao nhiêu hợp lý, tiện sử dụng? Đồng thời, dụng cụ đo đạc gồm những gì đảm bảo độ chính xác và thực hiện nhanh chóng? 

Bên cạnh đó, bạn còn biết được vai trò của không gian bếp, kích thước cho từng kiểu bếp. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện, khách quan, hiểu rõ từng thiết kế. Độc giả muốn nâng cao vốn kiến thức về vấn đề này đừng bỏ qua những phân tích dưới đây.

1. Vai trò của không gian bếp

Bếp là một trong những nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Không gian này giúp bạn có thể tạo ra món ăn ngon chiêu đãi cả gia đình. Đồng thời, tình thương thêm gắn kết, tạo dựng sự vui vẻ, quây quần cho các thành viên.

Công năng, ứng dụng

Trên thực tế, nhà là nơi để trở về, trong đó có gian bếp ấm nóng, chất chứa tình thương. Hơn hết, bạn còn được thưởng thức những món ăn ngon, xua tan cơn đói bụng cồn cào. Do vậy, bếp có công năng, ứng dụng vô cùng quan trọng trong cuộc sống của bất cứ ai.

Sau ngày dài học tập và làm việc miệt mài chắc hẳn bạn muốn trở về nhà. Lúc này, căn bếp được thổi bùng lên với ngọn lửa, nấu chín mọi món ngon cùng hương thơm nghi ngút. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi trò vừa trò chuyện vừa thưởng thức mọi gia vị.

Đặc biệt, không gian bếp còn được ví như “trái tim” của toàn bộ ngôi nhà. Nơi đây tuy diễn ra những hoạt động đời thường nhất nhưng chất chứa trong đó bao nhiêu niềm vui, tình cảm dạt dào.

Như vậy, bếp chính là nơi nấu chín thức ăn, mọi người có cơ hội quây quần bên nhau. Dù tất cả quá đỗi bình thường nhưng trở thành sợi dây liên kết giữa mọi người, hướng tới niềm hạnh phúc viên mãn.

Tính Phong Thủy

Căn bếp trong phong thủy chính là nơi cung cấp năng lượng sống và mang đến sự hưng thịnh của gia đình. Việc lựa chọn kích thước bếp phong thủy hợp lý sẽ “thắp lửa” tài lộc. Đồng thời, những điều may mắn sẽ đến với gia chủ cũng như các thành viên trong nhà.

Ông bà ta từ xưa đến nay đều quan niệm rằng bếp có ấm gia đạo mới an khang. Đặc biệt, đây cũng là nền tảng chào đón những phát triển, thăng tiến vượt bậc. Khi nguồn vượng khí luôn dồi dào việc có cuộc sống thanh nhàn, sung túc là điều tất yếu.

2. Kích thước bếp Phong Thủy có những kiểu nào?

Kích thước bếp phong thủy cần được tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Việc này nhằm đảm bảo sản phẩm có độ hoàn thiện cao. Đồng thời, trong quá trình sử dụng con người luôn cảm thấy tiện lợi, nâng cao cảm hứng nấu nướng.

Kích thước tủ bếp

Kích thước bếp phong thủy bao gồm tủ bếp trên, tủ bếp dưới và cánh cửa. Thông tin cụ thể như sau:

Tủ bếp trên

Tủ bếp trên thường có độ cao tiêu chuẩn từ 45 đến 75cm. Bên cạnh đó, độ sâu trung bình từ 30 đến 35cm. Với thiết kế kể trên bạn dễ dàng lắp đặt thêm các thiết bị chuyên dụng khác. Điển hình như máy hút mùi, máy sấy bát,…

Tủ bếp dưới

Thông số tiêu chuẩn của tủ bếp dưới thường là 80 đến 90cm, chiều sâu từ 45 đến 50cm. Với kích thước bếp phong thủy kể trên con người thuận lợi tiến hành các hoạt động nấu ăn. Đồng thời, các loại máy như máy rửa bát âm tủ, lò nướng âm tủ, bếp từ, bếp điện từ âm tủ cũng dễ dàng lắp đặt.

Kích thước cánh tủ bếp

Trên thực tế, tủ bếp được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Tùy vào tình hình thực tế bạn có thể thiết kế kích thước bếp phong thủy phù hợp. Theo đó, các thông số phổ biến nhất hiện nay như:

Chiều cao cánh tủ bếp từ 70 đến 80cm. Thông số này phù hợp với vóc dáng của người Việt đặc biệt là các chị em phụ nữ.

Chiều rộng của cánh tủ bếp từ 30 đến 37cm đảm bảo độ cứng, vững, không bị biến dạng.

Kích thước từng kiểu bếp

Ngoài ra, kích thước bếp phong thủy còn được xét trên từng thiết kế như song song, chữ U, chữ L. Những thông tin dưới đây sẽ đề cập chi tiết:

Kích thước bếp song song

Nhắc tới một trong những mẫu tủ bếp thịnh hành không thể bỏ qua thiết kế song song. Dòng này được đánh giá cao vì chiếm ít diện tích, sức chứa tốt, di chuyển và thao tác dễ dàng. Đồng thời, bạn nhanh chóng biến tấu, thiên biến vạn hóa không gian bếp thêm sang trọng, bắt mắt.

Tủ bếp trên: Chiều cao 720mm; chiều sâu 350mm, chiều dài tùy thuộc vào từng công trình.

Tủ bếp dưới: Chiều cao 840mm, chiều sâu 580mm, chiều dài tùy từng công trình.

Kích thước bàn bếp khoảng 60mm nhằm đảm bảo cho người dùng không gian đủ rộng để sơ chế đồ ăn nhanh chóng, dễ dàng.

Khoảng cách từ tủ bếp trên đến tủ bếp dưới là 620mm.

Kích thước bếp phong thủy kể trên dựa vào các thông số của các thiết bị như hút mùi, chậu, vòi rửa, máy sấy bát. Đồng thời, căn cứ theo chiều cao trung bình của người Việt để mang đến thiết bị đẹp, sang, tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế của từng gia đình sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Kích thước bếp hình chữ U

Bếp hình chữ U đang trở thành thiết kế “đa zi năng” vì phù hợp với mọi không gian. Từ những căn hộ có diện tích eo hẹp cho tới rộng rãi đều thích hợp bài trí. Theo đó, bếp sẽ được bao quanh bởi 3 mặt tủ cùng phần bếp nấu ăn, khu vực bồn rửa hoặc tủ trưng bày rượu.

Ngoài ra, tủ bếp hình chữ U còn giúp bà nội trợ sắp xếp đồ vật một cách ngăn nắp, gọn gàng. Nhìn vào đó còn thể hiện một người có lối sống khoa học, chăm sóc tốt gia đình.

Không những vậy, thiết kế tủ bếp hình chữ U còn mang lại nét đẹp hiện đại. Đặc biệt, bạn dễ dàng tận dụng được mọi góc cạnh, tiết kiệm tối đa diện tích. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng tận dụng 1 cạnh của tủ bếp để làm quầy bar hoặc bàn ăn thưởng thức các bữa ăn nhẹ nhàng.

Tuyệt vời hơn cả, hình chữ U tạo ra không gian nấu nướng biệt lập. Nhờ đó, người nội trợ dễ dàng sử dụng linh hoạt, thuận tiện, phân chia các khu vực nấu nướng ngăn nắp.

Kích thước bếp phong thủy hình chữ U chuẩn có những thông số như sau:

Tủ bếp dưới: Chiều cao dao động trong khoảng từ 800 đến 900mm; chiều sâu khoảng 500mm đến 550mm.

Tủ bếp trên: Chiều cao khoảng 700 đến 800mm; chiều sâu từ 300 đến 450mm.

Kích thước bếp hình chữ L

Tủ bếp hình chữ L có thiết kế một góc vuông, mở ra hai cạnh. Nhờ đó, khôn gian bếp được tận dụng tối ưu diện tích. Đồng thời, sản phẩm còn mở ra hai phía tạo cảm giác rộng rãi hơn.

Bên cạnh đó, vị trí từ nơi chuẩn bị đồ tới bếp nấu được rút ngắn. Vì thế, việc di chuyển cũng nhanh chóng hơn, tiết kiệm tối đa thời gian. Cùng với đó, bạn dễ dàng mở rộng thêm diện tích gian bếp và đặt bất cứ vật dụng nào khác mà không lo gian bếp trở nên chật chội.

Nếu dành thời gian tìm hiểu bạn sẽ thấy kích thước bếp phong thủy chữ L biến hóa rất đa dạng. Tùy thuộc vào diện tích thực tế, thiết kế cụ thể sẽ có các thông số chi tiết. Tuy nhiên, tất cả đều tuân theo những quy tắc như:

Cạnh ngắn của chữ L có chiều dài ít nhất là 1.5m.

Cạnh còn lại của tủ bếp chữ L có thể bằng hoặc dài từ 3 đến 3.5m.

Tổng chiều cao của bếp tình từ mặt đất cho tới phào tủ trên từ 220 đến 225cm.

Tủ bếp dưới có chiều cao từ 81 đến 86cm; chiều rộng bề mặt từ 60 đến 65cm. 

Tủ bếp trên có chiều cao từ 70 đến 80cm; chiều sâu 35cm.

Phần lối đi trong gian bếp cần có kích thước 90 đến 150cm.

Mặt bếp dưới và tủ bếp trên có kích thước 60 đến 65cm.

Trong trường hợp bạn muốn có thêm bàn đảo bếp cần đảm bảo chiều cao bàn bằng với chiều cao của tủ bếp dưới. Hơn hết, chiều rộng bàn đạt ít nhất 50cm. Điều này giúp cho quá trình sử dụng được thuận lợi và đảm bảo tính thẩm mỹ.

3. Đo kích thước bếp Phong Thủy cần đến dụng cụ gì?

Kích thước bếp phong thủy muốn đo đạc chính xác cần sử dụng đến thước lỗ ban. Thiết bị này được đánh giá cao nhờ khả năng đo chuẩn với từng cung mệnh. Đặc biệt, con số ghi trên đó cũng đúc rút kinh nghiệm từ việc xây dựng hàng ngàn năm của ông cha ta.

Loại thước này được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa và mộ phần. Bên trên có chia kích thước thông thường cũng như tương ứng với các cung tốt, xấu. Qua đó, bạn dễ dàng biết được thông số nên dùng hoặc nên tránh.

Những người Phương Đông tin rằng, kích thước bếp phong thủy sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn. Đồng thời, con đường công danh, sự nghiệp, gia đạo cũng phất lên như diều gặp gió.

Có tới 3 loại thước lỗ ban phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thước lỗ ban 42.9cm dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng, đồ nội thất trong nhà. Đồng thời, loại thước này cũng chuyên dùng để đo bếp mang đến sự chính xác cùng nhiều thông tin quan trọng khác.

Chưa hết, thước lỗ ban có 3 hàng với thông tin cụ thể như sau:

Hàng đầu tiên chỉ kích thước đo với đơn vị tính là cm.

Hàng thứ hai chỉ cung theo kích thước lỗ ban 38.8cm.

Hàng thứ ba thể hiện cung theo kích thước lỗ ban 42.9cm.

Khi tiến hành đo kích thước bếp phong thủy rơi vào cung đỏ sẽ cho thấy thông số tốt và ngược lại. Có thể thấy đây chính là dụng cụ quan trọng giúp bạn xây dựng thuận lợi và hướng tới những điều tốt đẹp.

Là một đầu bếp chuyên nghiệp, mọi kỹ năng ngành bếp liên quan đến nấu nướng dù nhỏ nhất cũng rất quan trọng. Vì nó vừa thể hiện năng lực, cũng vừa thể hiện thái độ và đạo đức nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên, không phải đầu bếp nào cũng chú ý đến kỹ năng sử dụng thớt.

Với nhiều người khi nấu nướng, trong đó có không ít đầu bêp từ không chuyên đến chuyên nghiệp khi nấu ăn, chuyện “ăn sạch” với họ đôi khi chỉ dừng ở thực phẩm, còn việc vệ sinh công cụ dụng cụ nấu nướng như dao, thớt… chưa thật sự được chú trọng. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ bao gồm an toàn mà còn phải kèm cả sự tôn trọng trong cách chế biến dành cho người ăn chay và người bị dị ứng. Mà thớt chính là một trong những công cụ không thể thiếu đồng hành cùng mọi đầu bếp trong quá trình chế biến món ăn. Vậy nên kỹ năng sử dụng thớt có vai trò vô cùng quan trọng.

​Vì sao đầu bếp cần có kỹ năng sử dụng thớt đúng cách?

Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

Trong các lớp dạy nấu ăn, ở những bài học cơ bản đầu tiên, hầu như các đầu bếp đều được lưu ý về nguy cơ nhiễm khuẩn chéo khi sơ chế, chế biến nguyên liệu nấu nướng. Chẳng hạn, khi chế biến các loại thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, hải sản…, vi khuẩn từ chúng có thể bám lại trên thớt. Nếu dùng chính cái thớt ấy để thái đồ ăn chín hay rau củ ăn sống, rất có thể vi khuẩn từ thớt sẽ bám vào, làm nhiễm khuẩn món ăn. Hậu quả có thể gây cho người ăn bị đau bụng, nặng hơn còn có thể là ngộ độc thực phẩm và phải đi cấp cứu… Mặc dù xác suất nhiễm khuẩn chéo không hẳn là 100%. Thế nhưng việc ta rửa kỹ thớt thế nào cho sạch hết vi trùng là rất khó.

Thể hiện sự tôn trọng với người ăn chay

Với nhiều người ăn chay, việc đầu bếp dùng thớt chế biến các loại để xắt rau, nấm, đồ chay… cũng đã khiến các món ăn đó không còn là món chay nữa. Do vậy, nếu phát hiện ra thì khách hàng của bạn sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Và chắc chắn hình ảnh nhà hàng, nơi bạn làm việc sẽ bị ảnh hưởng.

Tránh nguy hiểm cho những người bị dị ứng đồ ăn

Có rất nhiều người bị dị ứng như dị ứng với các loại thực phẩm như: hải sản, dị ứng các loại hạt, gia vị… Vì vậy, việc dùng các loại thớt riêng biệt để chế biến các loại thực phẩm đặc trưng khác nhau sẽ đảm bảo cho sự an toàn này. Chẳng hạn, có những người kiêng thịt, chỉ muốn ăn cá nhưng đầu bếp chế biến cá trên thớt chế biến thịt cũng có thể làm họ bị dị ứng.Chính vì thế, thớt càng ít “chung đụng” thì càng đảm bảo an toàn cho thực khách.

Một món ăn dù có được trình bày đẹp mắt, hấp dẫn trong không gian sang trọng thế nào đi chăng nữa nhưng khâu chế biến nó không đảm bảo thì vẫn có nguy cơ gây nhiễm khuẩn, dị ứng… cho người ăn như thường. Chính vì thế, sử dụng thớt sao cho sạch, cho đúng loại là kỹ năng mà các đàu bếp cần nhớ.

Quy định màu thớt phổ biến và cách phân biệt thớt trong chế biến món ăn

Nếu ở nhà, chúng ta chỉ dùng khoảng 2 – 3 loại thớt để chế biến đồ ăn thì trong các gian bếp chuyên nghiệp, thớt được chia thành nhiều loại để sơ chế, chế biến dựa vào màu sắc của thớt. Theo đó, các đầu bếp cần nắm được cách phân biệt theo màu sắc thớt phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn lớn như sau:

·               Thớt màu đỏ: Dùng để sơ chế biến các loại thịt sống

·               Thớt màu xanh dương: Dùng để sơ chế biến các loại cá

·               Thớt màu vàng: Dùng để chế biến gia cầm.

·               Thớt màu nâu: Dùng cho thực phẩm đã chế biến.

·               Thớt màu xanh lá: Dùng để sơ chế  rau dùng trộn xà-lách và trái cây.

·               Thớt màu trắng: Dùng để sơ chế biến các loại bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa như phô mai.

Quy định màu thớt phổ biến và cách phân biệt thớt trong chế biến món ăn

Nếu ở nhà, chúng ta chỉ dùng khoảng 2 – 3 loại thớt để chế biến đồ ăn thì trong các gian bếp chuyên nghiệp, thớt được chia thành nhiều loại để sơ chế, chế biến dựa vào màu sắc của thớt. Theo đó, các đầu bếp cần nắm được cách phân biệt theo màu sắc thớt phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn lớn như sau:

·               Thớt màu đỏ: Dùng để sơ chế biến các loại thịt sống

·               Thớt màu xanh dương: Dùng để sơ chế biến các loại cá

·               Thớt màu vàng: Dùng để chế biến gia cầm.

·               Thớt màu nâu: Dùng cho thực phẩm đã chế biến.

·               Thớt màu xanh lá: Dùng để sơ chế  rau dùng trộn xà-lách và trái cây.

·               Thớt màu trắng: Dùng để sơ chế biến các loại bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa như phô mai.

Không dùng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo hoặc quá cũ

Đa phần các loại thớt gỗ sau một thời gian dùng sẽ dễ bị thấm nước, bị mùn, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo nhau hoặc bị ẩm mốc… khiến các loại ký sinh trùng gây bệnh dễ bám vào và phát triển. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho đồ ăn rất cao. Tốt nhất là nên thay thớt mới sau 6 tháng sử dụng. Nếu sử dụng nhiều, thời gian  thay thớt cần sớm hơn.

Lưu ý đến chất liệu và nguồn gốc của thớt

Phần lớn thớt gỗ, thớt nhựa không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường thường rất khó đảm bảo chất lượng. Ngoài chất liệu chính là gỗ, nhựa, thủy tinh… nhiều nhà sản xuất còn dùng các chất phụ gia khi sản xuất để thớt chắc, cứng và bóng hơn. Những chất phụ gia này có thể thấm, bong ra trộn lẫn vào trong thực phẩm khi chế biến mà bạn khó có thể kiểm soát được. Vậy nên hãy chọn thớt của những thương hiệu uy tín để biết rõ chất liệu, xuất xứ của thớt để đảm bảo an toàn.

Càng những đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc ở những môi trường đẳng cấp, kỹ năng sử dụng thớt càng không thể hời hợt. Vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng, thương hiệu của nơi họ làm việc và cả bản thân họ.

Hy vọng những chia sẻ về kỹ năng sử dụng thớt trên đây sẽ giúp các đầu bếp và những người làm nội trợ cơ thêm nhiều  kiến thức, thông tin hữu ích trong nấu ăn và phát triển sự nghiệp nghề bếp của mình.

1 2 3 4
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn