Thứ bảy, Ngày 01/02/2025 (Âm lịch: 04/01/2025)T7, 01/02/2025 (ÂL: 04/01/2025)
Tìm kiếm
MÓN ĂN

Lẩu lòng bò với dứa không còn là cái tên xa lạ với nhiều người. Nồi lẩu nghi ngút khói với lòng bò non giòn hòa quyện cùng nước dùng thơm phức nhanh chóng làm siêu lòng người dùng. Độ giòn sựt của lòng bò, vị ngọt của dứa và vị thơm cay của nước lẩu, ắt hẳn sẽ khiến bạn bị nghiền món lẩu lòng bò mỗi khi có dịp nghe đến. Lẩu lòng bò là món ăn vừa dinh dưỡng lại vừa thích hợp để lai rai nhậu trong những ngày đông lạnh giá. Còn gì tuyệt vời hơn khi tự tay bạn nấu cho cả nhà thưởng thức. Bạn hãy vào bếp để làm món Lẩu lòng bò với dứa nóng hổi đến căn bếp của nhà mình nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu lòng bò với dứa (Cho 4 người ăn)

·       Lòng bò 1 kg 

·       Thơm 1 quả 

·       Dừa 1 quả 

·       Nấm rơm 300 g 

·       Cà chua 3 quả 

·       Bún ăn kèm 1 kg 

·       Bánh tráng mè đen 1 ít 

·       Rau ăn kèm các loại 200 g (xà lách xoong/bắp cải/nấm các loại/cải bẹ xanh/...) 

·       Nước mắm 1 thìa canh 

·       Ớt sa tế 1 thìa cà phê 

·       Ngũ vị hương 1 thìa cà phê 

·       Hành tím 2 củ 

·       Tỏi 6 tép 

·       Ớt 2 quả 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (đường/hạt nêm/tiêu/muối)

Cách chế biến Lẩu lòng bò với dứa

Bước 1: Sơ chế lòng bò

Đầu tiên, bạn rửa sơ lòng bò, rồi tiến hành khử mùi và đem đi luộc.

Sau đó, bạn cắt lòng bò vừa ăn rồi ướp với gia vị: 1 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê bột ngọt + 1 thìa cà phê bột nêm + 1 thìa cà phê đường + 1/2 thìa canh nước mắm + 1 thìa cà phê ớt sa tế + 1 thìa cà phê ngũ vị hương, rồi trộn đều, để ngấm gia vị trong từ 20 - 30 phút.

Kinh nghiệm sơ chế lòng bò không hôi:

Trước tiên, bạn cần lộn trái lòng bò:

Cách 1: Bạn chà sạch lòng bò với chanh và muối (hoặc dùng bột mì), rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó, đem trụng lòng bò trong nước sôi (khoảng 80 độ C) cùng với 1 thìa canh nước mắm (có độ đạm cao) + 1 thìa canh giấm ăn, để khử hoàn toàn chất nhờn và mùi hôi của lòng bò, rồi vớt ra.

Cách 2: Bạn chỉ cần chà sạch với muối, rửa lại với nước sạch, rồi trụng trong nước sôi có sả đập dập (hoặc gừng thái lát). Cuối cùng vớt ra, đem ngâm lòng bò trong chậu nước sôi để nguội với ít chanh tươi cắt lát.

Cách 3: Bạn chà sạch với muối và bột mì, rồi dùng lát chanh chà xát lòng bỏ để loại bỏ chất bám bẩn trước khi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, trụng vào nồi nước sôi có gừng giã nhuyễn + 1 thìa cà phê muối + 1 thìa canh rượu trắng + 1 thìa cà phê giấm. Cuối cùng đem ngâm vào nước lạnh trước khi lấy ra thái lát vừa ăn.
Hãy nhớ, tránh lạm dụng vôi và phèn chua để rửa, khử mùi hôi lòng bò, vì dùng không đúng liều lượng và đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

Nấm rơm gọt bỏ phần đất cho sạch sẽ rồi đem ngâm trong nước muối trước khi rửa sạch.

Bóc vỏ và băm nhuyễn 2 củ hành tím và 6 tép tỏi. Đồng thời băm nhuyễn 2 quả ớt. Gọt vỏ gừng và cắt lát mỏng.

Thơm gọt vỏ, cắt thành làm 4, bỏ đi phần lõi bên trong và cắt từng khúc dày 1 - 2cm. Cà chua rửa sạch, mỗi quả cắt thành làm 4.

Các loại rau ăn kèm nhặt bỏ lá sâu, đem rửa sạch.

Bước 3: Nấu lẩu

Đặt chảo lên bếp, cho dầu (hoặc mỡ heo) vào để phi thơm một ít hành tím và tỏi băm. Sau đó, cho lòng bò vào xào đều đến khi lòng bò săn lại, rồi bắt ra khỏi bếp.

Tiếp theo, bạn lấy một chiếc nồi và đặt lên bếp, cho ít dầu ăn, gừng, tỏi và hành tím vào phi thơm. Khoảng 1 phút sau thì cho ớt băm vào, rồi đổ nước dừa vào nồi để nấu sôi. Sau đó, cho nấm rơm và thơm cắt lát nấu thêm khoảng 3 - 4 phút trước khi cho lòng bò vào với ngọn lửa vừa.

Bạn nấu lòng bò cho đến khi có vị dai vừa ăn, rồi mới cho cà chua và tiêu vào nấu thêm một chút. Tắt bếp và bắt đầu thưởng thức!

Lưu ý: Bạn có thể cho thêm 1 ly (khoảng 330ml) nước lạnh thay vì chỉ cho nước dừa. Nếu dùng hoàn toàn nước dừa, thì lẩu sẽ ngon và đậm vị hơn. Tuy nhiên, nước dừa quá ngọt thì sẽ cũng ảnh hưởng đến khẩu vị của người ăn, vì ăn ngọt dễ bị ngán!

Thành phẩm

Vậy là bạn đã nấu xong lẩu lòng bò dứa thơm ngon, với mùi hương hấp dẫn từ lòng bò và ngũ vị hương, cùng với vị ớt sa tế siêu cay ăn cùng các loại rau ăn kèm và chén bún tươi vào những ngày mưa thì còn gì bằng.

 

Lẩu là một trong những món khoái khẩu của người Việt Nam, đối với lẩu ta có thể chế biến với đa dạng các nguyên liệu khác nhau. Bạn đã biết cách nấu lẩu lòng gà thơm lừng hấp dẫn cho ngày cuối tuần chưa? Hãy cùng vào bếp với chúng tôi để làm món Lẩu lòng gà thơm ngon nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu lòng gà (Cho 6 người ăn)

·       Lòng gà 300 g(1 bộ) 

·       Trứng gà non 600 g 

·       Hạt sen tươi 100 g 

·       Tỏi 5 tép 

·       Hành tím 6 củ 

·       Hành tây 2 củ 

·       Ớt sừng 2 quả 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Nấm kim châm 150 g 

·       Nấm đông cô 5 cái 

·       Rau ngò gai 3 nhánh 

·       Rau nhúng lẩu 1 ít(rau muống/ rau cải) 

·       Nước mắm 3 thìa canh 

·       Dầu ăn 3 thìa canh 

·       Muối hạt 1 thìa canh 

·       Giấm 1 ít 

·       Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu xay)

Cách chế biến Lẩu lòng gà

Bước 1: Sơ chế lòng gà và trứng gà non

Lòng gà mua về bạn đem bóp thật kĩ với 1 thìa canh muối hạt rồi rửa sạch dưới vòi nước chảy xong để ráo rồi đem cắt thành những miếng vừa ăn.

Trứng gà non đem đi rửa dưới vòi nước chảy để dễ dàng trôi hết các chất nhầy, sau đó đem khử mùi bằng cách rửa với 1 ít giấm pha loãng, vớt ra rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành tím, tỏi lột vỏ, đập dập và băm nhuyễn. Hành lá, ngò gai bỏ rễ, nhặt bỏ những lá héo úa, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.

Hành tây bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi đem cắt múi cau. Ớt sừng bỏ cuống, cắt khúc.

Hạt sen rửa sơ với nước rồi cho ra bát tô.

Nấm đông cô, nấm kim châm cắt bỏ châm nấm, rau muống, rau cải bạn nhặt sạch rồi đem ngâm với nước muối rồi rửa sạch lại rồi vớt ra để ráo.

Giò sống bạn vo tròn thành các viên vừa ăn.

Bước 3: Nấu nước dùng lẩu

Bắc nồi lên bếp, đun sôi 3 thìa canh dầu ăn và phi thơm phần hành, tỏi băm. Sau đó cho vào 2 lít nước dùng xương (hoặc nước lọc) và cho 100gr hạt sen tươi vào và ninh trong vòng 30 phút.

Tiếp đến, bạn thêm vào nước dùng, 1 thìa canh hạt nêm, 1/2 thìa canh bột ngọt, 1/2 thìa canh tiêu, 3 thìa canh nước mắm.

Lúc này, bạn cho tiếp phần hành tây, ớt sừng và hành lá đã sơ chế vào và đun ở lửa vừa thêm 10 phút nữa.

Kinh nghiệm: Nước dùng xương bạn có thể ninh từ xương gà hay xương heo đều được, nếu sử dụng nước lọc để nấu thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng nhé!

Bước 4: Nấu lẩu lòng gà

Sau khi đã nấu xong phần nước dùng, bạn cho giò sống, rồi thêm lòng gà, trứng non vào nấu trong 10 phút.

Tiếp theo, bạn thêm vào nồi lẩu nấm hương, nấm kim châm cùng rau muống, rau cải, nhúng cho chín và cho vào 1 gói mì tôm nữa là nữa có thể chuẩn bị ăn ngay được rồi.

Thành phẩm

Lẩu lòng gà khi hoàn tất sẽ có mùi thơm lừng, nước lẩu sôi ùng ục cùng các nguyên liệu chín mềm cực kì hấp dẫn.

 

Một món ăn khác cũng rất phù hợp để thưởng thức khi quây quần bên gia đình, bạn bè, đặc biệt vào những ngày se lạnh chính là món lẩu mắm cá tra.
Cá tra nấu lẩu sẽ rất mềm và ngọt thịt, nước lẩu cá chua chua ngọt ngọt đậm đà, ăn kèm với bún hoặc rau sống thì đảm bảo ăn là ghiền. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món lẩu mắm cá tra thơm ngon và hấp dẫn này nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu mắm cá tra (Cho 4 người ăn)

·       Cá tra 1 con 

·       Mắm cá sặc 300 g 

·       Cà tím 2 quả 

·       Khổ qua 3 quả 

·       Đậu bắp 300 g 

·       Rau ăn lẩu 1 ít (rau muống/ bông súng) 

·       Sả 10 nhánh 

·       Hành tím 2 củ (cắt lát) 

·       Ớt sừng 2 quả (cắt lát) 

·       Ớt hiểm 5 quả 

·       Tỏi băm 3 tép 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt)

Cách chế biến Lẩu mắm cá tra

Bước 1: Sơ chế cá tra

Cá tra mua về bạn dùng dao cạo lớp da ngoài để bỏ lớp nhớt, sau đó làm sạch, cắt khúc khoảng 2 lóng tay rồi để ráo.

Cách khử mùi tanh cá tra

Cách 1: Dùng nước cốt chanh hòa với nước ấm đem ngâm cùng cá 5 - 7 phút, mùi tanh sẽ biến mất ngay.

Cách 2: Ngâm cá với nước muối 5 - 10 phút hoặc chà xát muối vào thân cá, không những khử mùi mà còn loại bỏ nhớt rất hiệu quả.

Cách 3: Dùng rượu hoặc giấm trắng pha loãng ngâm trong vòng 5 phút với cá rồi rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

Cà tím rửa sạch chẻ đôi rồi cắt khúc khoảng 2 lóng tay. Khổ qua bóc bỏ ruột cắt khúc khoảng 1 lóng tay, đậu bắp rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.

Các loại rau nhúng lẩu, bạn rửa sạch để ráo. Sả rửa sạch, 1/2 phần sả đem đập dập, phần còn lại băm nhuyễn. Ớt hiểm băm nhỏ 3 quả.

Bước 3: Nấu nước dùng

Cho vào nồi 500ml nước rồi cho mắm cá sặc và sả đập dập vào, bắc lên bếp nấu ở lửa vừa khoảng 10 phút cho mắm cá sặc nhừ ra.

Sau đó, bạn lọc bỏ xương cá và lấy phần nước mắm cá. Cho nước lọc mắm cá vào nồi thêm 2 lít nước vào nấu sôi.

Bước 4: Xào sả và ớt

Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn và bật lửa vừa, đợi dầu nóng thì cho hành tím cắt mỏng và tỏi băm vào phi thơm.

Sau đó cho sả băm và ớt băm vào chảo xào đều tay cho sả vàng thơm thì tắt bếp.

Bước 5: Nấu lẩu

Cho vào nồi nước dùng ớt hiểm và ớt sừng cắt lát, và 1/2 phần sả ớt xào vào. Tiếp theo cho cá tra và nêm thêm 2 thìa canh đường và 1/2 thìa canh bột ngọt, nấu lửa vừa khoảng 10 phút. Khi cá chín bạn nêm thêm 1/2 thìa canh muối, thử lại cho vừa khẩu vị gia đình bạn.

Cuối cùng, bạn vớt cá ra, cho khổ qua và cà tím vào nấu chín, rồi cho đậu bắp vào nấu thêm 2 - 3 phút thì bạn cho phần sả xào ớt còn lại vào nồi rồi tắt bếp nhé!

Thành phẩm

Nồi lẩu mắm cá tra thơm phức, nóng hổi, ăn kèm với các loại rau tăng thêm hương vị thơm ngon vô cùng. Cá tra béo ngậy không tanh, nước lẩu cay nhẹ rất kích thích vị giác.

Bạn có thể ăn kèm lẩu với bún tươi sẽ làm cho món ăn thêm ngon hơn!

Lẩu riêu cua bắp bò là món lẩu khoái khẩu của nhiều người bởi vị ngọt thanh, thơm mềm và hương thơm lôi cuốn. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay vào bếp cùng chế biến nồi lẩu riêu cua bắp bò siêu hấp dẫn, bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu riêu cua bắp bò (Cho 4 người ăn)

·       Bắp bò 500 g 

·       Cua đồng xay 500 g 

·       Gạch cua 50 g 

·       Đậu hũ chiên 100 g 

·       Nấm rơm 50 g 

·       Cà chua 2 quả 

·       Sợi bánh đa 500 g 

·       Hành tím băm 1 thìa canh 

·       Hành phi 1 thìa canh 

·       Hành lá 1 nhánh 

·       Rau ăn kèm 1 ít(rau muống bào/ hoa chuối bào/ mùng tơi) 

·       Mắm tôm 1 thìa canh 

·       Nước mắm 2 thìa canh 

·       Giấm bổng 3 thìa canh 

·       Đường phèn 1 thìa canh 

·       Dầu ăn 1 thìa canh 

·       Dầu màu điều 1 thìa canh 

·       Hạt nêm/ bột ngọt 1 ít

Cách chế biến Lẩu riêu cua bắp bò

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bắp bò bạn rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn, cho vào ngăn mát tủ lạnh đến khi dùng.

Rau ăn kèm bạn rửa sạch, nhặt bỏ phần hư, sâu rồi cắt khúc vừa ăn. Cà chua bạn rửa sạch, cắt múi cau.

Nấm rơm bạn cắt bỏ chân nấm, rửa sạch.

Bạn cho 500g cua đồng xay vào tô, thêm 2 lít nước, bạn đảo đều rồi lọc qua rây lấy phần nước.

Bước 2: Làm riêu cua

Bạn cho phần nước lọc cua vào nồi, thêm 1 thìa cà phê muối, bạn bắc lên bếp mở lửa nhỏ nấu sôi 20 phút, lúc này sẽ thấy riêu cua đóng thành mảng.

Tiếp đó bạn tắt bếp và dùng rây vớt phần riêu cua ra tô, phần nước bạn để lại nấu nước lẩu.

Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 thìa canh dầu ăn đợi nóng, khi dầu nóng bạn cho 1 thìa canh hành tím vào phi thơm rồi cho gạch cua vào xào lửa nhỏ 5 phút.

Sau cùng bạn cho phần gạch cua vừa xào và 1 thìa canh hành phi vào tô riêu cua là hoàn thành rồi.

Bước 3: Nấu nước lẩu

Bạn dùng lại chảo vừa xào gạch cua, bắc lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 thìa canh dầu màu điều, dầu nóng bạn cho 1 thìa canh hành tím băm vào phi thơm rồi cho cà chua vào xào khoảng 2 phút cho mềm.

Bắc nồi nước dùng cua lên bếp mở lửa lớn nấu sôi, thêm cà chua vừa xào, nấm rơm, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường phèn, 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh bột ngọt, 3 thìa canh giấm bổng, 1 thìa canh mắm tôm.

Bạn nấu sôi lại rồi nêm nếm cho vừa ăn, thêm hành lá và tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

Bạn cho nước lẩu vào nồi lẩu điện, khi ăn nhúng thịt bò, riêu cua, bánh đa, đậu hũ chiên, rau ăn kèm và thưởng thức thôi.

Thành phẩm

Vậy là bạn đã hoàn thành xong nồi lẩu riêu cua bắp bò thơm ngon, hấp dẫn rồi, hương vị đậm đà của nước lẩu cùng với thịt bò mềm thơm, riêu cua đậm vị đặc trưng ăn rất khó cưỡng.

 

Từ lâu, lẩu Thái đã trở thành một món ăn quen thuộc với nền ẩm thực Việt bởi hương vị chua cay, ngọt mặn đầy đủ cùng với những biến tấu ngon không tưởng. Lẩu thái có cách làm vừa đơn giản lại có giá rất bình dân mà lại cực kỳ dễ ăn.
Nguyên liệu làm nước lẩu Thái

·       3 bộ xương gà

·       1 củ riềng

·       20 nhánh sả

·       20 củ hành khô

·       Me chín

·       Nấm hương

·       500g lá mùi tàu

·       1 trái bắp

·       Nước cốt dừa

·       Vài lá chanh

·       Gia vị: Đường, hạt nêm, muối, bột ngọt

Cách làm nước lẩu Thái

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn chỉ cần lấy xương gà trần sơ qua với nước sôi, sau đó vớt xương gà ra rửa sạch lại một lần nữa.

Sau đó, bạn băm nhuyễn sả và cắt khúc vừa ăn khoảng 5cm.

Cắt riềng thành từng lát mỏng, hành khô bóc vỏ để nguyên củ.

Nấm hương rửa sạch rồi cắt đôi. Lá ngò gai rửa sạch, cắt làm 3 lát.

Ngâm me trong nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.

Bước 2: Hầm nước dùng

Bạn cho xương gà, sả và riềng thái sợi vào nồi nước. Bật bếp lớn, đun sôi nước dùng xương gà rồi hạ lửa nhỏ, sau đó cho hành khô và nấm đông cô vào.

Sau đó, bạn cho nước cốt me vào đồng thời thêm vào 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt.

Bạn tiếp tục ninh xương trong khoảng 30 phút, cuối cùng cho lá ngò gai vào và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

Vớt bỏ phần cái ra chỉ để lại phần nước rồi bạn thêm vào nước cốt dừa và lá chanh, để lá chanh trong nồi và đảo đều trong 1 phút.

Bước 3: Hoàn thành

Bạn cắt bắp thành từng khúc dài 3 - 4cm rồi cho vào nồi lẩu để nước lẩu Thái được ngọt hơn.

Thưởng thức

Nồi nước lẩu Thái không chỉ có màu đỏ của gấc vô cùng đẹp mắt lại có mùi thơm của các loại gia vị và vị ngọt từ nước hầm xương gà.

 

Lẩu trâu hầm sả luôn để lại ấn tượng bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và đầy dinh dưỡng. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay vào bếp cùng chế biến nồi Lẩu trâu hầm sả hấp dẫn, thơm ngon và bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu trâu hầm sả (Cho 4 người ăn)

·       Sườn trâu 1 kg 

·       Củ cải 1 củ 

·       Nấm rơm 20 g 

·       Dừa tươi 1 quả 

·       Hành tây 1 củ 

·       Sả 5 cây 

·       Tỏi 4 tép 

·       Ớt 1 quả 

·       Lạc lột vỏ 30 g 

·       Rau ăn kèm lẩu 

·       400 g (mướp/cải bắp thảo/rau mồng tơi/cải bẹ xanh) 

·       Dầu ăn 3 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (bột ngọt/hạt nêm/đường/tiêu/muối)

Cách chế biến Lẩu trâu hầm sả

Bước 1: Sơ chế và ướp thịt trâu

Sườn trâu sau khi mua về, bạn rửa sạch rồi chặt khúc vừa ăn và cho vào dĩa. Kế đến, bạn ướp thịt trâu với 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê đường cùng 1 thìa cà phê tiêu.

Tiếp theo, bạn cho 1/2 phần tỏi băm vào cùng, trộn đều và cho sườn nghỉ 30 phút để thấm gia vị.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Củ cải trắng bạn gọt vỏ và cắt thành từng khoanh vừa ăn, dày khoảng nửa lóng tay. Nấm rơm bạn cắt bỏ phần chân nấm, rửa sạch rồi cắt đôi nấm.

Về phần hành tây, bạn lột vỏ rồi cắt thành hình múi cau. Đối với ớt, bạn cắt lát nhỏ.

Kế đến, bạn mang hết 30g lạc đã lột vỏ luộc cho chín mềm trong khoảng 10 - 15 phút rồi để ra chén riêng.

Tiếp theo, bạn cắt đầu xả thành lát mỏng, còn về phần thân sả, bạn đập dập và cắt khúc. Cuối cùng, bạn lột vỏ rồi băm nhuyễn 4 tép tỏi.

Bước 3: Hầm thịt trâu với sả

Ở bước này, bạn chuẩn bị nồi áp suất và cho 3 thìa canh dầu ăn cùng phần tỏi băm lúc nãy vào và phi thơm.

Sau đó, bạn cho hết phần sườn trâu đã ướp vào và đảo đều. Bạn xào thịt trâu khoảng 7 - 10 phút đến khi thịt trâu săn lại, bạn cho nước của một quả dừa vào nấu cùng.

Đến khi nước sôi lại, bạn cho hết phần thân sả cắt khúc cùng 4 chén nước vào, đậy nắp nồi áp suất lại và tiến hành hầm trong khoảng 15 phút.

Bước 4: Nấu lẩu thịt trâu hầm sả

Sau 15 phút hầm sườn trâu, bạn cho lạc, củ cải trắng, sả cắt lát, nấm rơm, hành tây vào và tiếp tục nấu khoảng 7 - 10 phút.

Khi nước sôi lại, bạn cho lẩu ra nồi thường, rồi bắc lên bếp nấu cho nước dùng sôi lại và nhúng các loại rau ăn kèm lẩu vào, bạn nhớ điều chỉnh lửa vừa. Cuối cùng, bạn chỉ cần đợi 5 phút là rau sẽ chín dần rồi đó!

Thành phẩm

Món lẩu trâu hầm sả thơm lừng khắp không gian bếp, nước dùng thì ngọt thanh còn sườn trâu thì được hầm mềm rất ngon miệng. Rau ăn kèm lẩu thì đa dạng, vừa thơm ngon vừa không bị ngán mà lại đủ chất.

Bạn có thể ăn lẩu trâu cùng với mì gói hay bún cũng rất ngon nhé! 

 

Trâu nhúng mẻ là món ngon trứ danh của miền Tây. Thịt trâu có giá trị dinh dưỡng cao, ít mỡ, vị lại đậm đà, thích hợp chế biến nhiều món cho cả gia đình vào dịp cuối tuần. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để làm món Lẩu trâu nhúng mẻ thơm ngon và bổ dưỡng để cho các thành viên trong gia đình của mình thưởng thức nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu trâu nhúng mẻ (Cho 4 người ăn)

·       Thịt trâu 1 kg 

·       Cơm mẻ 1.3 bát (bát dùng để ăn cơm) 

·       Cà chua 3 quả 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Sả 4 cây 

·       Tỏi 1 củ 

·       Hành tím 3 củ 

·       Ớt 1 quả 

·       Gừng 1 củ 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Nước mắm 2 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (bột ngọt/bột nêm/đường)

Cách chế biến Lẩu trâu nhúng mẻ

Bước 1: Sơ chế thịt trâu

Thịt trâu sau khi mua về, bạn mang đi rửa sạch, chà sơ qua một ít muối rồi xả lại với nước cho thật thật. Tiếp đó bạn cắt thịt trâu thành những lát mỏng vừa ăn và cho ra đĩa.

Bước 2: Sơ chế mẻ và các loại củ quả

Trước hết, bạn cho 1/3 bát mẻ cùng 1 bát nước vào máy xay đa năng và xay nhuyễn và cho ra bát riêng.

Kế đến, bạn rửa sạch cà chua rồi cắt múi cau. Cà rốt bào vỏ rồi cắt thành khúc vừa ăn.

Gừng, hành tím và tỏi bạn làm sạch vỏ. Về phần gừng, bạn đập dập và băm nhuyễn, đối với hành tím, bạn cắt thành những lát mỏng, còn tỏi bạn đập dập là được!

Kế đến, bạn cắt hết phần đầu của 4 cây sả thành những lát mỏng, còn phần thân nhỏ phía dưới, bạn để nguyên.

Bước 3: Xào cà chua

Bạn bắc chảo lên bếp và cho khoảng 2 thìa canh dầu ăn vào. Khoảng 1 - 2 phút sau, bạn cho hết phần sả, hành tím đã cắt lát mỏng và tỏi đập dập vào và phi thơm với lửa vừa khoảng 2 - 3 phút.

Đến khi phần nguyên liệu trên đã vàng đều, bạn cho 5 thìa canh cơm mẻ đã xay vào, đảo đều và nêm thêm 2 thìa cà phê bột ngọt, 3 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh đường cùng 2 thìa canh nước mắm.

Tiếp theo, bạn cho hết cà chua vào và đảo đều. Sau khoảng 30 giây - 1 phút, bạn tắt bếp.

Bước 4: Nấu nước dùng mẻ

Ở bước này, bạn chuẩn bị 1 nồi nước lớn (khoảng 3 lít) và bắc lên bếp, rồi cho hết phần cà chua mới xào vào.

Kế đến, bạn cho hết phần mẻ đã xay còn lại cùng cà rốt và ớt vào rồi nêm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm.

Bạn đun nước dùng mẻ khoảng 10 - 15 phút với lửa vừa đến khi nước sôi, bạn tắt bếp là xong. Lúc này bạn múc nước lẩu ra nồi lẩu, đun cho thật sôi rồi sau đó nhúng thịt trâu vào và ăn thôi.

Kinh nghiệm: Để món ăn thơm và hơi béo hơn, bạn có thể nêm thêm 4 - 5 thìa canh nước cốt dừa vào, bạn cũng có thể điều chỉnh lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị nhé!

Thành phẩm

Món lẩu trâu nhúng mẻ với nước dùng ngọt thanh từ cà rốt, chua chua từ mẻ kết hợp cùng những miếng thịt trâu nhúng chín dai mềm sẽ khiến bạn ăn hoài mà không ngán.

Bạn có thể nhúng thêm một ít rau tần ô, hành lá ăn kèm cũng sẽ rất ngon. Vừa nhúng thịt vừa thưởng thức món lẩu và trò chuyện cùng với người thân thì vui biết mấy.

 

Cuối tuần được ngồi cùng gia đình và bạn bè bên nồi lẩu nóng hổi, nghi ngút khói. Nước lẩu ngọt thanh từ xương, hòa quyện với vị chua nhè nhẹ của mẻ, cùng hương thơm cay nồng của gừng, sả.

Nhúng một lát thịt trâu vào nồi lẩu, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt trâu thấm đều vị chua của mẻ, chấm thêm một ít nước xì dầu mặn mặn, cay cay nữa, chắc chắn món thịt trâu nhúng mẻ sẽ khiến bạn đứng ngồi không yên bởi hương vị của nó đấy nhé! Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món lẩu trâu nhúng mẻ thơm ngon khó cưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Lẩu trâu nhúng mẻ (Cho 4 người ăn)

·       Thịt trâu 1 kg 

·       Cơm mẻ 1.3 chén (chén ăn cơm) 

·       Cà chua 3 quả 

·       Cà rốt 1 củ 

·       Sả 4 cây 

·       Tỏi 1 củ 

·       Hành tím 3 củ 

·       Ớt 1 quả 

·       Gừng 1 củ 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Nước mắm 2 thìa canh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (bột ngọt/bột nêm/đường)

Cách chế biến Lẩu trâu nhúng mẻ

Bước 1: Sơ chế thịt trâu

Thịt trâu sau khi mua về, bạn mang đi rửa sạch, chà sơ qua một ít muối rồi xả lại với nước cho thật thật. Tiếp đó bạn cắt thịt trâu thành những lát mỏng vừa ăn và cho ra đĩa.

Bước 2: Sơ chế mẻ và các loại củ quả

Trước hết, bạn cho 1/3 chén mẻ cùng 1 chén nước vào máy xay đa năng và xay nhuyễn và cho ra chén riêng.

Kế đến, bạn rửa sạch cà chua rồi cắt múi cau. Cà rốt bào vỏ rồi cắt thành khúc vừa ăn.

Gừng, hành tím và tỏi bạn làm sạch vỏ. Về phần gừng, bạn đập dập và băm nhuyễn, đối với hành tím, bạn cắt thành những lát mỏng, còn tỏi bạn đập dập là được!

Kế đến, bạn cắt hết phần đầu của 4 cây sả thành những lát mỏng, còn phần thân nhỏ phía dưới, bạn để nguyên.

Bước 3: Xào cà chua

Bạn bắc chảo lên bếp và cho khoảng 2 thìa canh dầu ăn vào. Khoảng 1 - 2 phút sau, bạn cho hết phần sả, hành tím đã cắt lát mỏng và tỏi đập dập vào và phi thơm với lửa vừa khoảng 2 - 3 phút.

Đến khi phần nguyên liệu trên đã vàng đều, bạn cho 5 thìa canh cơm mẻ đã xay vào, đảo đều và nêm thêm 2 thìa cà phê bột ngọt, 3 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh đường cùng 2 thìa canh nước mắm.

Tiếp theo, bạn cho hết cà chua vào và đảo đều. Sau khoảng 30 giây - 1 phút, bạn tắt bếp.

Bước 4: Nấu nước dùng mẻ

Ở bước này, bạn chuẩn bị 1 nồi nước lớn (khoảng 3 lít) và bắc lên bếp, rồi cho hết phần cà chua mới xào vào.

Kế đến, bạn cho hết phần mẻ đã xay còn lại cùng cà rốt và ớt vào rồi nêm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm.

Bạn đun nước dùng mẻ khoảng 10 - 15 phút với lửa vừa đến khi nước sôi, bạn tắt bếp là xong. Lúc này bạn múc nước lẩu ra nồi lẩu, đun cho thật sôi rồi sau đó nhúng thịt trâu vào và ăn thôi.

Kinh nghiệm: Để món ăn thơm và hơi béo hơn, bạn có thể nêm thêm 4 - 5 thìa canh nước cốt dừa vào, bạn cũng có thể điều chỉnh lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị nhé!

Thành phẩm

Món lẩu trâu nhúng mẻ với nước dùng ngọt thanh từ cà rốt, chua chua từ mẻ kết hợp cùng những miếng thịt trâu nhúng chín dai mềm sẽ khiến bạn ăn hoài mà không ngán.

Bạn có thể nhúng thêm một ít rau tần ô, hành lá ăn kèm cũng sẽ rất ngon. Vừa nhúng thịt vừa thưởng thức món lẩu và trò chuyện cùng với người thân thì vui biết bao, trổ tài ngay bạn nhé!

Lẩu trâu thập cẩm là một trong những món lẩu khá dễ ăn và được rất nhiều người yêu thích. Hương vị thơm mềm của thịt trâu, dai ngon của thịt gà, chắc ngọt của tôm, ngọt dịu của ngao, cùng nước lẩu đậm vị nóng hổi, chắc chắn sẽ là trải nghiệm rất tuyệt. Chỉ cần thưởng thức qua một lần sẽ thấy hết được hương vị độc đáo mà món ăn đem này. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm món Lẩu trâu thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình của mình nhé!

Nguyên liệu chế biến món lẩu trâu thập cẩm

·       0,5 kg thịt trâu tươi

·       1 con gà ta khoảng 1,5 kg

·       400 gram nấm nấu lẩu (có thể chọn loại nấm nào bạn thích)

·       0,5 kg tôm

·       0,5 kg ngao

·       Các loại gia vị nêm nếm và ướp thịt: sa tế, sả, tỏi, hành tím, gừng, muối, hạt nêm, dầu ăn, tiêu, đường, nước mắm,…

·       Các loại rau, củ nấu lẩu: rau muống, rau mồng tơi, rau cải, cà chua, cà rốt, rau cần, cải thảo, ngải cứu,…

·       Bún tươi ăn lẩu hoặc mì tôm tùy sở thích

Hướng dẫn cách nấu lẩu trâu thập cẩm

Bước 1: Sơ chế thịt gà

Nếu bạn mua gà đã làm sẵn, về rửa sạch và dùng muối hạt chà sát toàn thân gà để làm sạch lông và giảm mùi hôi.

Nếu bạn mua gà sống thì về cắt tiết, nhúng nước sôi và làm sạch lông.

Các bạn lóc thịt lấy phần xương ở chân, đùi, cổ ức, xương ức,… chặt thành từng khúc vừa cho vào nồi để ninh nước lẩu. Gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt lát cho vào nồi nước ninh xương gà để tạo mùi thơm.

Phần thịt bạn lóc ra, cắt thành từng lát mỏng vừa ăn. Cho một ít sả, gừng băm nhuyễn , hạt nêm, tiêu, ớt, sa tế và một muỗng nước mắm vào ướp thịt.

Bước 2: Cách sơ chế thịt trâu, tôm và ngao và các nguyên liệu rau củ nấu lẩu

Thịt trâu rửa sạch. thái lát mỏng vừa ăn. Ướp thịt trâu với gừng, tỏi băm nhuyễn. Thêm một ít hạt nêm trộn cho gia vị thấm đều từng miếng thịt.

Ngao các bạn ngâm với nước vo gạo cùng một vài lát ớt để ngao nhả bùn và nhớt. Rửa lại với nước sạch và để ráo.

Tôm, bỏ đầu và rút chỉ đen trên sóng lưng. Có thể để vỏ hoặc bóc vỏ đều được.

Cà rốt gọt vỏ,rửa sạch cắt lát tròn. Cà chua rửa sạch cắt múi câu.

Các loại rau nhặt và rửa sạch để ráo nước. Nấm cắt bỏ gốc và ngâm với nước muối loãng. Sau đó rửa nhiều lần với nước sạch, để ráo.

Bước 3: Cách nấu nước dùng lẩu trâu thập cẩm thơm ngon đậm đà

Cho xương gà vào nồi, đổ lượng nước đủ dùng và đun sôi. Khi nước sôi, các bạn để lửa nhỏ ninh khoảng 45 – 60 phút cho xương mềm, nước ngọt. Trong thời gian ninh xương, các bạn nên vớt bọt thường xuyên để nước lẩu trong hơn.

Phi thơm hành, tỏi băm nhuyễn, sả đập dập. Khi có mùi thơm, các bạn cho cà chua vào xào, nêm nếm một ít gia vị. Đổ từ từ phần nước hầm xương gà vào, tiếp tục đun sôi. Cho sa tế, ớt vào nồi nước lẩu. Tuy vào độ ăn chua cay mà điều chỉnh lượng sa tế phù hợp.

Nước dùng sau khi sôi lại, các bạn nêm nếm lại cho vừa ăn. Chia nước dùng ra nồi nhỏ, đặt lên bếp điện hoặc bếp cồn.

Hoàn thành

Đặt nồi lẩu giữa bàn, khi nước sôi lại cho thịt gà, tôm, ngao và các loại rau vào. Riêng thịt trâu, khi ăn bạn hãy nhúng và dùng liền để cảm nhận được vị ngọt của thịt.

Cuối cùng bạn chỉ việc thưởng thức lẩu trâu thập cẩm ăn kèm bún tươi.

 

Thịt lợn dường như là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, nó có mặt khắp mọi nhà, mọi hàng quán hay các chợ,… từ những món ăn hằng ngày đến những món trong các bữa tiệc long trọng. Vậy có bao giờ bạn nghe đến món thịt lợn nướng giả cầy chưa? Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm món lợn nướng giả cầy nguyên con nhé!

Nguyên liệu làm Lợn nướng giả cầy nguyên con (Cho 4 người ăn)

·       Lợn sữa 1 con 

·       Mắm tôm 4 thìa canh 

·       Tương hột 3 thìa canh 

·       Chao 2 thìa canh 

·       Sa tế 2 thìa canh 

·       Nước riềng 2 thìa canh 

·       Tỏi băm 1 thìa cà phê 

·       Ớt băm 1 thìa canh 

·       Giềng tươi 1 củ 

·       Ớt sừng 3 trái 

·       Chanh 1/2 trái 

·       Sả 3 nhánh 

·       Dầu ăn 2 thìa canh 

·       Rau ăn kèm 1 ít (lá mơ/ rau thơm) 

·       Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ bột ngọt)

Cách chế biến Lợn nướng giả cầy nguyên con

Bước 1: Sơ chế thịt lợn

Lợn nguyên con mua về, bạn mổ ruột rồi rửa kĩ với nước muối nhiều lần, sau đó rửa nước sạch lại, để ráo.

Để quá trình ướp dễ hơn, bạn cắt dọc từ phần đuôi đến cổ rồi ép thịt lợn ra làm mảng phẳng (lưu ý không tách rời 2 bên).

Kinh nghiệm: Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua lợn được làm sẵn tại cửa hàng, siêu thị và chợ nhé!

Bước 2: Ướp thịt

Ướp thịt với 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng canh ớt băm, 2 muỗng canh chao, 3 muỗng canh tương hột, 2 muỗng canh sa tế, 1 muỗng canh mắm tôm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh nước riềng, trộn đều để gia vị quyện vào nhau.

Tiếp đến, cho toàn bộ hỗn hợp gia vị vào trong thịt lợn, dàn đều xung quanh cho thịt lợn thấm vị.

Bước 3: Sơ chế rau ăn kèm

Lá mơ rửa sạch, lượt bỏ lá héo, lá hư rồi để ráo. Củ riềng cạo vỏ, rửa sạch cắt lát mỏng vừa ăn.

Rau thơm, bạn cũng đem rửa với nước, để ráo. Ớt bỏ cuống, rửa sơ, cắt lát. Sả rửa sạch, thái lát mỏng.

Bước 4: Nướng thịt lợn

Bạn chuẩn bị 1 vài khúc tre để đặt buộc lợn lên và quay với lửa vừa khoảng 20 - 30 phút, đến khi thấy 2 mặt thịt lợn chuyển sang màu nâu cánh gián là được.

Kinh nghiệm: Để lợn được ngon và thấm vị hơn, bạn nhớ vừa nướng vừa rướt nước ướp vào thường xuyên.

Bước 5: Hoàn thành

Khi thịt lợn đã chín, bạn lấy ra và cắt nó thành các miếng vừa ăn.

Chuẩn bị chén nước chấm với 3 thìa canh mắm tôm, thêm vài lát ớt, sả và nước cốt của 1/2 quả chanh vào, trộn đều để gia vị quyện vào nhau.

Thành phẩm

Thịt lợn nướng giả cầy nguyên con khi chế biến xong có hương thơm hấp dẫn, thịt lợn vừa chín, mềm, đậm đà gia vị.

Chấm thịt cùng nước chấm cay cay chua chua, thêm chút hương vị của rau thơm, lá mơ cùng củ riềng thì càng ngon, khiến bạn ăn 1 lần sẽ không thể nào quên được.

Lườn ngỗng sốt cam là món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Bạn đã biết cách làm món ăn này chưa? Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món lườn ngỗng sốt cam thơm ngon và bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Lườn ngỗng sốt cam

·       2 Miếng lườn ngỗng

·       1 quả cam vàng, bào vỏ

·       80ml nước cốt từ cam vàng, 1 quả chanh

·       Bơ hoặc dầu dừa

·       10ml dầu hào, mật ong

·       10 ml dầu oliu

·       Hoa hồi, tỏi, hành tím khô, hạt tiêu, bột quế

·       Đường 1 thìa, muối 1 thìa

Cách làm lườn ngỗng sốt cam

Bước 1: Sơ chế lườn ngỗng sốt cam

- Lườn ngỗng mua về rửa sạch với nước muối pha loãng cho thịt bớt mùi hôi sau đó lấy giấy lau khô, tiếp đến đem ướp lườn ngỗng với muối, hạt tiêu, bột hoa hồi. Trộng đều tay lườn ngỗng với gia vị cho thấm đều vào thịt.

- Cam rửa sạch sau đó bào vỏ, gọt phần cùi trắng sau đó tách múi để làm nước sốt.

- Tỏi, hành khô đêm bỏ vỏ đập dập và băm nhuyễn.

Bước 2: Chế biến lườn ngỗng sốt cam

- Cho chảo lên bếp làm nóng sau đó cho dầu oliu cùng hành tím băm nhuyễn vào xào lên cho thơm dậy mùi, tiếp theo cho tỏi, hoa hồi, bột quế vào đảo đều tay. Sau đó cho lườn ngỗng vào (Chúng ta nên úp mặt da xuống trước, mặt có phần thịt úp xuống sau)  lật qua lật lại mỗi bên trong khoảng 3 - 5 phút sau đó khi thấy cả 2 mặt đều đã giòn màu vàng đều, cảm thấy thịt đã chín đều vào trong thì chúng ta sẽ tắt bếp, vớt thịt ra đĩa và để thịt được nguội.

- Trong trường hợp nhà có lò nước chúng ta sẽ cho lườn ngỗng vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10 - 12 phút. Với cách làm này lườn ngỗng sẽ có mùi thơm hơn, màu vàng đẹp hơn. Sau khi thịt đã chín đều chúng ta sẽ gắp thịt ra đĩa cho thịt được nguội và hứng phần nước trong thịt tiết ra. Chắt lấy phần nước đó để nấu phần nước sốt.

- Cho chảo lên bếp làm nóng cho thêm chút dầu ăn, hành tím băm nhuyễn vào phi thơm rồi cho thêm chút mật ong, nước cốt cam, nước cốt chanh vào đảo đều sau đó đun sôi một lúc cho nước bay hơi bớt. Tiếp đến cho thêm bơ hoặc dầu dừa vào khuấy đều cho tan nêm nêm chút gia vị sao cho vừa ăn. Khi hỗ hợp sôi vừa tới và có độ keo sánh thì tắt bếp.

Thành phẩm

Thịt sau khi được làm nguội và chuẩn bị xong phần nước sốt chúng ta cắt nhỏ phần lườn ngỗng ra thành miếng vừa ăn rồi rưới nước sốt cam đã chuẩn bị trước lên trên bề mặt thịt.

Món Lườn ngỗng sốt cam có thể dùng chung với nước chấm mắm ớt chua ngọt, Chúng ta cũng đừng quên trang trí món ăn bằng một lát cam vàng, lá mùi thơm để món ngon được đẹp mắt và trông hấp dẫn hơn nhé!

Cuối tuần gia đình sum họp mà chẳng biết ăn gì vừa ngon, lạ, hấp dẫn thì làm lườn ngỗng xông khói sốt hành tây sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Thịt lườn ngỗng xông khói sau khi chế biến cho vị ngọt và mềm mọng nước bên trong, da vàng giòn bên ngoài, thêm sốt hành tây đậm đà rất ngon. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món thịt lườn ngỗng xông khói sốt hành tây thơm ngon và hấp dẫn này nhé!

Nguyên liệu làm lườn ngỗng xông khói sốt hành tây

·       2 miếng lườn ngỗng xông khói

·       1 trái dưa leo

·       1 trái cà chua

·       1 củ hành tây

·       6 củ hành tím

·       3 tép tỏi

·       5g ngò rí

·       Gia vị: tương ớt, bột canh, bột ngọt, nước tương, tiêu, đường, dầu ăn, dầu hào, dầu điều, nước lọc

Lưu ý: Bạn nên chọn mua miếng lườn ngỗng xông khói có phần thịt dày, khi ăn miếng thịt sẽ mềm, ngọt thịt hơn.

Cách làm lườn ngỗng xông khói sốt hành tây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cà chua mua về rửa sạch, cắt lát. Tỏi, hành tím, hành tây, lột vỏ cắt nhỏ. Hành ngò rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Dưa leo rửa sạch, cắt lát.

Bước 2: Chiên lườn ngỗng và nấu sốt hành tây

Chiên lườn ngỗng trong 500ml dầu ăn ở lửa nhỏ cho đến khi vàng đều và vớt lên để ráo dầu.

Sau đó cắt lát lườn ngỗng và xếp ra đĩa đợi chuẩn bị nước sốt hành tây nữa là xong nhé!

Cho chảo lên bếp, thêm vào 1 thìa dầu ăn, 1 thìa dầu điều, lần lượt cho tỏi băm và hành tím vào xào cho vàng thơm.

Tiếp đến cho hành tây vào tiếp tục xào khoảng 1 phút rồi thêm ½ chén nước lọc và nấu với lửa nhỏ.

Khi sôi cho vào 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa cafe canh, 1 thìa cafe đường vào đảo đều.

Nấu thêm 2 phút để nước keo lại thì tắt bếp và cho ngò rí, tiêu vào cho tăng hương vị.

Thành phẩm

Lườn ngỗng hun khói chiên vàng giòn được cắt thành từng lát vừa ăn, hương thơm của hun khói kích thích vị giác, rưới thêm sốt hành tây đậm đà cho miếng thịt lườn ngỗng vừa vàng giòn bên ngoài, đẫm sốt bên trong mềm ẩm thích mê!

Thưởng thức

Gắp ngay một miếng lườn ngỗng lên chấm đẫm sốt và thưởng thức cùng một chén cơm nóng là chuẩn điểm 10 đó nha! Ngoài ra, để làm nổi bật lên hương vị món chính thì phải kèm theo một đĩa salad dưa leo, cà chua thanh mát ăn kèm.

Mắm cá lóc là một trong những đặc sản của miền Tây sông nước với hương đậm đà vô cùng bắt cơm. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tự tay làm món mắm cá lóc tại nhà nhé!

Nguyên liệu làm Mắm cá lóc (Cho 4 người ăn)

·       Cá lóc 1 con(khoảng 300g)

·       Muối hạt 100 g 

·       Thính gạo rang 100 g 

·       Đường tán 100 g (hoặc đường thốt nốt) 

·       Chanh 2 quả

Cách chế biến Mắm cá lóc

Bước 1: Sơ chế cá lóc

Cá lóc sau khi mua về rửa sạch, bỏ ruột, mang, vảy dưới vây và các mạch máu.

Sau đó rửa thật sạch cá nhiều lần với nước chanh pha loãng để cá bớt tanh và bớt nhớt rồi để ráo.

Cá khi đã ráo, cắt thành 3 - 4 khúc vừa ăn.

Kinh nghiệm: Để khử mùi tanh và nhớt của cá, bạn cũng có thể dùng muối hạt chà xát trực tiếp lên mình cá, sau đó đem cá đi rửa sạch lại nhiều lần với nước.

Bước 2: Ướp cá

Cho cá đã cắt vào hũ thủy tinh, bạn xếp lần lượt 1 lớp cá rồi tới 1 lớp muối, sau đó nhấn xuống để muối lấp đầy các khoảng trống trong hũ.

Dùng cây tre hoặc cây đũa gài chặt cá đã ướp và đậy kín nắp hũ lại, để ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời khoảng 5 - 6 ngày cho cá thấm muối.

Kinh nghiệm: Tùy theo sở thích, nếu không muốn ăn mắm quá mặn, bạn có thể giảm lượng muối lại còn khoảng 70 - 80g để ướp cá. Tuy nhiên không nên giảm lượng muối quá nhiều sẽ làm mắm cá bị nhạt và không bảo quản được lâu.

Bước 3: Trộn thính

Sau khoảng 5 - 6 ngày, muối tan ra và ngấm vào cá thì lấy hũ ra, chắt bỏ nước muối, cho 100g thính gạo rang vào trộn đều cho thính ngấm vào cá.

Khi thính đã ngấm đều vào cá, tiếp tục dùng cây đũa gài chặt cá lại, đậy nắp để ở nơi khô ráo và tráng ánh nắng mặt trời khoảng 1 tháng.

Bước 4: Hoàn thành

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 30ml nước và 100g đường tán, đun đến khi nước đường sôi thì vớt bỏ bọt cho nước trong và giúp mắm cá bảo quản được lâu hơn. Tiếp tục khuấy đều đến khi nước đường sệt lại thì tắt bếp, để nguội.

Lấy hũ đựng cá đã thấm thính sau 1 tháng ra, cho hết nước đường bên trên vào, trộn đều và để ở nơi khô ráo cho đường thấm vào cá.

Sau khoảng 2 - 3 tháng khi cá đã được ủ kĩ, các gia vị ngấm đều vào cá là mắm cá đã hoàn thành. Bạn có thể lấy ra để làm các món ăn ngay.

Thành phẩm

Mắm cá lóc sau khi hoàn thành có màu sắc bắt mắt và hương thơm cực kì đặc trưng. Cá thấm gia vị và săn chắc, bạn có thể chưng mắm dùng ngay hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ngon. Chúc bạn thành công!

Mắm là một món ăn đặc sản của người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là ở miền Tây nói riêng. Trong đó, mắm cá lóc chưng là một món hấp thơm ngon khiến cho mâm cơm nhà bạn thêm đưa vị và ngon miệng hơn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Mắm cá lóc chưng (Cho 2 người ăn)

·       Mắm cá lóc 300 g(1 con) 

·       Thịt ba chỉ 200 g 

·       Trứng vịt 3 quả 

·       Nước ngâm mắm 2 thìa canh 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Gừng 1 nhánh 

·       Ớt sừng 1 trái 

·       Hành tím 4 củ 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ tiêu)

Cách chế biến Mắm cá lóc chưng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để sơ chế thịt ba chỉ sạch, không hôi, sau khi mua thịt về bạn cạo sạch lông, dùng muối chà xát lên thịt, rồi rửa lại qua vài lần nước sạch, sau đó để ráo rồi cắt miếng vừa ăn.

Hành tím củ cắt bỏ rễ, lột bỏ vỏ ngoài rửa sạch, bạn có thể để nguyên củ hoặc cắt lát tùy sở thích.

Hành lá cắt bỏ gốc, loại bỏ lá già úa, rửa sạch, để ráo sau đó cắt nhỏ.

Gừng bạn gọt hoặc cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi.

Ớt sừng bạn rửa sạch rồi cắt lát mỏng.

Bước 2: Nhúng sơ thịt

Bạn đun sôi 500ml nước, cho thịt ba chỉ đã sơ chế ra bát to hoặc đĩa, sau đó bạn cho nước đã đun sôi vào, đảo đều trong 3 phút, vớt thịt ra, rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

Bước 3: Ướp gia vị

Bạn cho thịt ba chỉ đã trụng sơ ra đĩa, xếp thịt nằm đều trên đĩa, sau đó để 300g mắm cá lóc lên trên mặt thịt.

Cho 2 thìa canh nước ngâm mắm, đập 3 quả trứng vịt vào đĩa sao cho lòng đỏ trứng còn nguyên vẹn, thêm gừng cắt sợi, hành lá cắt nhỏ, ớt cắt lát và hành tím củ lên trên.

Sau cùng bạn cho thêm 1 thìa canh đường rải đều khắp đĩa và một ít tiêu xay là có thể mang đi chưng được rồi.

Bước 4: Chưng mắm

Bắc nồi hấp lên bếp, đun sôi nước, sau đó bạn đặt đĩa mắm vào trong nồi, đậy nắp, hấp lửa vừa trong 30 phút.

Sau 30 phút, tắt bếp, bạn có thể dùng kẹp gắp đồ nóng để mang đĩa mắm ra được an toàn hơn nhé!

Thành phẩm

Món mắm cá lóc chưng thịt ba chỉ và hột vịt trong thật hấp dẫn phải không các bạn. Hương vị đặc trưng của mắm cùng với thịt ba chỉ mềm béo, ăn cùng với cơm trắng và ít rau sống sẽ làm nồi cơm nhà bạn cạn nhanh lắm đấy!

Mắm cá lóc chưng tóp mỡ thơm ngậy, cá và thịt mềm tơi hòa quyện với vị gừng, rau thơm sẽ khiến bữa cơm gia đình bạn thêm hấp dẫn đấy. Nhất là trong những ngày trời đông lạnh lạnh, được ăn cơm nóng với mắm cá lóc chưng tóp mỡ đảm bảo sẽ ngon miễn chê. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Mắm cá lóc chưng tóp mỡ (Cho 4 người ăn)

·       Mắm cá lóc 350 g 

·       Gừng 1 củ 

·       Mỡ lợn 200 g (có thể gia giảm theo khẩu vị gia đình) 

·       Hành tím 4 củ 

·       Ớt 2 quả 

·       Xà lách 1 cây 

·       Dưa leo 2 quả 

·       Hành lá 2 nhánh 

·       Gia vị thông dụng 1 ít (Đường / Muối / Bột ngọt / Tiêu xay)

Cách chế biến Mắm cá lóc chưng tóp mỡ

Bước 1: Thắng tóp mỡ

Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng bạn cho phần mỡ lợn vào thắng với lửa vừa. Sau khoảng 5 - 7 phút, phần mỡ lợn tiết dầu thì bạn hạ lửa nhỏ vừa và tiếp tục thắng cho ra hết phần mỡ.

Khi phần tóp mỡ khô, vàng giòn thì bạn tắt bếp và vớt phần tóp mỡ ra.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu

Hành củ bạn lột bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng sợi mỏng.

Hành lá bạn cắt bỏ phần rễ, rửa sạch với nước và cắt nhỏ vừa ăn. Dưa leo bạn gọt bỏ vỏ rồi cắt xéo thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Ớt quả cắt nhỏ, bạn có thể gia giảm lượng ớt tùy theo khẩu vị gia đình nhé.

Bước 3: Chuẩn bị tô chưng mắm

Cho mỡ hành vào đĩa sâu lòng, thêm 1 ít gừng và hành tím thái mỏng vào đĩa. Tiếp đến bạn cho mắm cá lóc lên phía trên.

Thêm tiếp hành lá cắt khúc và gừng xắt sợi lên trên. Thêm tiếp 1/3 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê đường, 1 ít tiêu xay và ớt quả cùng hành tím củ thái mỏng còn lại.

Bước 4: Chưng mắm

Bắc một nồi nước lên bếp, khi nước sôi lăn tăn bạn đặt xửng hấp vào rồi cho đĩa mắm vào rồi đậy nắp. Hấp mắm cá trong vòng 10 phút cho mắm chín mềm.

Tiếp đến bạn thêm hành lá cắt nhỏ và ớt quả cắt nhỏ lên trên mặt cá. Tiếp tục đậy nắp và hấp trong 2 phút nữa cho hành chín. Sau đó bạn tắt bếp và nhấc mắm chưng ra khỏi nồi.

Thành phẩm

Xếp thêm dưa leo và rau xà lách vào đĩa, thêm một chút tiêu xay là bạn đã hoàn thành xong món mắm cá chưng siêu thơm ngon, hao cơm rồi đấy. Làm ngay món ăn này cho gia đình mình nhé!

Mắm cá rô là món ăn dân dã mà người dân Việt Nam rất quen thuộc. Mắm cá rô phi với hương vị đậm đà đặc trưng, rất lý tưởng để dùng kèm với rau hoặc chuối trong bữa cơm gia đình.

Mắm cá rô phi khi làm xong sẽ có màu nâu đỏ và thịt cá dai, ngọt và đặc biệt hấp dẫn. Mắm cá rô rất thích hợp cho bữa cơm gia đình khi ăn với rau sống, chuối chát do hương vị ngon độc đáo.

Nhưng muốn hưởng hết hương vị của mắm thì có thể dùng chung với trái bần chua một đặc sản của miền Tây sông nước. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu làm Mắm cá rô phi (Cho 4 người ăn)

·       Cá rô phi 3 kg 

·       Gạo rang 400 g 

·       Thơm 1 quả

·       Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt)

Cách chế biến Mắm cá rô phi

Bước 1: Sơ chế cá rô phi

Cá rô phi khi mua về bạn đánh cho sạch hết vảy bao quanh cá, sau đó rọc phần bụng của cá rồi cạo hết lớp màng màu đen và loại bỏ phần nội tạng ở phía trong bụng cá.

Ngâm cá với nước muối loãng khoảng 1 tiếng sau đó rửa lại với nước sạch để loại bỏ phần chất bẩn của cá rồi để ráo.

Dùng dao khía cá theo chiều ngang để cá có thể thấm gia vị.

Lưu ý: Khi ngâm cá vào nước muối loãng, theo kinh nghiệm dân gian, cho vài hột cơm nguội vào nước muối pha loãng để thử nồng độ muối, nếu hột cơm nổi trên mặt nước là được.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Đối với quả thơm khi mua về bạn cắt bỏ phần chóp đầu rồi gọt vỏ xung quanh, sau đó dùng dao cắt bỏ đi phần mắt thơm.

Chia quả thơm thành 2 phần bằng nhau, 1 phần bạn dùng dao cắt thành lát mỏng với độ dày khoảng 1 - 2 lóng tay, phần còn lại để riêng ra tô.

Sử dụng 400 g gạo rang nghiền thành bột để dùng làm thính muối cá.

Bước 3: Xếp cá vào hũ lần 1

Trước khi cho cá vào hũ bạn trộn cá theo tỷ lệ 3kg cá với 1kg muối, dùng tay bóp nhẹ và thoa đều muối lên thân cá cho đến khi cá thấm gia vị.

Tiến hành xếp cá vào hũ theo thứ tự 1 lớp cá đến 1 lớp muối mỏng rồi đến 1 lớp thơm cắt lát. Lặp lại quá trình cho đến khi hết cá.

Khi xếp cá vào hũ bạn nên nén chặt cá để loại bỏ bớt không khí, nếu sau khi đã xếp hết cá vào hũ mà vẫn còn thừa chỗ trong hũ thì cho 1 bọc nước hoặc vật nặng như các thanh củi có lót lớp vải lên trên để ngăn bớt không khí.

Đậy kín nắp hũ vào rồi đem đi ủ.

Kinh nghiệm

Hũ đựng cá rửa sạch, tráng qua vài lần và úp lên cho ráo. Nhưng tốt nhất là chần hũ qua nước sôi để tiệt trùng và để hũ ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ để cho nhanh khô.

Đặc biệt, không dùng lọ nhựa vì có thể chứa chất độc như nhựa ABS, PVC, PHSI,...Nếu miệng hũ sành còn dư, thì dùng một bì đựng nước cột chặt miệng bì rồi để lên trên để ngăn không cho không khí tiếp xúc vào cá.

Bước 3: Xếp cá vào hũ lần 1

Trước khi cho cá vào hũ bạn trộn cá theo tỷ lệ 3kg cá với 1kg muối, dùng tay bóp nhẹ và thoa đều muối lên thân cá cho đến khi cá thấm gia vị.

Tiến hành xếp cá vào hũ theo thứ tự 1 lớp cá đến 1 lớp muối mỏng rồi đến 1 lớp thơm cắt lát. Lặp lại quá trình cho đến khi hết cá.

Khi xếp cá vào hũ bạn nên nén chặt cá để loại bỏ bớt không khí, nếu sau khi đã xếp hết cá vào hũ mà vẫn còn thừa chỗ trong hũ thì cho 1 bọc nước hoặc vật nặng như các thanh củi có lót lớp vải lên trên để ngăn bớt không khí.

Đậy kín nắp hũ vào rồi đem đi ủ.

Kinh nghiệm

Hũ đựng cá rửa sạch, tráng qua vài lần và úp lên cho ráo. Nhưng tốt nhất là chần hũ qua nước sôi để tiệt trùng và để hũ ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ để cho nhanh khô.

Đặc biệt, không dùng lọ nhựa vì có thể chứa chất độc như nhựa ABS, PVC, PHSI,...Nếu miệng hũ sành còn dư, thì dùng một bì đựng nước cột chặt miệng bì rồi để lên trên để ngăn không cho không khí tiếp xúc vào cá.

Bước 5: Gắp cá ra ngoài

Sau khoảng 7 đến 10 ngày ủ cá thì kiểm tra xem cá đã cứng lại chưa, tiến hành gắp cá ra ngoài và để ráo nước, hũ bạn đem rửa sạch và lau khô.

Lưu ý: Khi gắp cá ra để cá khô, ráo nước tự nhiên, không rửa lại cá sẽ khiến mắm cá bị hỏng.

Bước 6: Cho cá ăn thính

Tiếp đó bạn cho cá trộn đều với thính đã được sơ chế trước đó và bỏ vào hũ lần lượt cho đến khi hết cá.

Tiếp tục dùng nhiều thanh củi để ấn cá xuống để loại bỏ không khí bên trong rồi đóng nắp hũ lại trong 30 ngày.

Bước 7: Hoàn thành

Sau 30 ngày bạn mở nắp và chắt nước ra, sau đó tiếp tục đậy nắp thêm 30 ngày nữa. Lúc này xương cá đã không còn do đã mềm ra.

Thành phẩm

Mắm cá rô phi khi đã đến ngày hoàn thành sẽ có màu nâu đỏ, thịt cá dai, ngọt và thơm ngon đặc trưng, cực kỳ thích hợp khi ăn cùng với cơm, rau thơm hoặc chuối chát, khế chua.

1 ... 29 30 31 32 33 ... 60
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn